Tỷ số đảm bảo dòng tiền cho 3 năm 2006-2008 bé hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bội của công ty LSS không đủ để duy trì cổ tức và đảm bảo tăng trưởng, chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiền mặt. Mức tiền mặt của 3 năm có thể khiến công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Tỷ số này bé hơn 1 cũng cho thấy trung bình trong 3 năm này công ty tài trợ cho tăng trưởng bằng nguồn vốn bên ngoài khá nhiều và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn bên ngoài. Tuy nhiên với một công ty đang tăng trưởng và cần nhiều nhu cầu đầu tư như LSS thì điều này cũng bình thường.
Tính cho 3 năm 2007-2009 thì tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn 1, điều này là do dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến trong năm 2009 nhờ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng tự tài trợ cổ tức và tăng trưởng bằng nguồn tiền nội bộ. Tuy nhiên, do tỷ số này bé hơn 1 đối với 3 năm 2006-2008 và lớn hơn 1 đối với 3 năm 2007-2009 nên vẫn chưa thể khẳng định được khả năng tự tài trợ của công ty có bền vững hay không, hay chỉ là do dòng tiền vào đột biến của năm 2009, sang năm 2010 lại quay lại như cũ. Do đó cần phải quan sát và tính toán số liệu tỷ số đảm bảo dòng tiền cho các năm tiếp theo trước khi kết luận về khả năng tự tài trợ bằng nguồn tiền nội bộ của công ty.
96 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đầu tư tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộp tăng. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng chính sách tín dụng, dùng lợi nhuận trả bớt các khoản nợ phải trả ( hoặc có thể nhà cung cấp thắt chặt tín dụng, công ty mất bớt những ưu đãi tín dụng từ nhà cung cấp, tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra hơn vì tình hình kinh doanh công ty đang tốt thì có lẽ điều khoản tín dụng cũng không có lý do gì mà bị thắt chặt). Lưu chuyển tiền thuần giảm nhưng lợi nhuận tăng nên không phản ánh một sự xấu đi trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cho thấy công ty đã thanh toán bớt những khoản nợ và nghĩa vụ, đây là một điều tốt. Tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm đến lưu chuyển tiền thuần nếu nó giảm thấp quá, đồng thời phải quan tâm đến chất lượng của thu nhập khi mà thu nhập nhiều nhưng tiền mặt lại ít.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương do bên cạnh việc chi đầu tư tài sản cố định và chi cho vay, mua các công cụ nợ, công ty có nguồn thu từ thu hồi cho vay và bán các công cụ nợ của đơn vị khác.
Năm 2007 dòng tiền từ đầu tư âm mạnh do công ty chi cho vay, mua các công cụ nợ đồng thời chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. So với năm 2006, công ty đầu tư thêm vào trái phiếu chứng khoán ngắn hạn (19,4 tỷ đồng), tăng cho vay dài hạn thêm gần 10 tỷ đồng, làm khoản cho vay dài hạn lên đến 11,1 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản vay của Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn. Đồng thời công ty tăng mạnh đầu tư góp vốn thêm 130 tỷ đồng vào Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương tín ( 46,07% tổng vốn đầu tư 2007), Chứng chỉ quỹ đầu tư Vietnam Tiger Fund (18,35%), Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (14,01%), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (10,71%), Công ty cổ phần mía đường Sơn La (6,81%) và một số công ty khác như Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ TPHCM, Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn…Dòng chi đầu tư chủ yếu là chi đầu tư tài chính, do đó phản ánh phần nào rủi ro của công ty.
Năm 2008 công ty giảm chi cho vay và giảm đầu tư vào công cụ nợ, đồng thời giảm chi đầu tư góp vốn. Công ty tăng đầu tư vào trái phiếu nhưng giảm mạnh tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống đồng thời trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Năm 2009 dòng tiền đầu tư thuần âm mạnh trở lại do năm 2009 thị trường tài chính dần phục hồi, công ty tăng đầu tư vào các công cụ tài chính ( tăng từ 23,376 tỷ lên 48,9 tỷ) đồng thời tăng đầu tư vào tài sản cố định. Dòng tiền thu từ các công cụ tài chính cũng giảm ( 77,6 tỷ năm 2008 còn 18,65 tỷ năm 2009).
Ba quý đầu năm 2010 dòng tiền đầu tư rất dương so với dòng tiền đầu tư âm của 3 quý đầu năm 2009. Dòng đầu tư dương không phải vì công ty không có dự án đầu tư. Trong ba quý năm 2010, công ty đang tiến hành các dự án:
Hệ thống tưới ngầm (Netafim-Israel)
Khu VH-TT LS
Trường cao đẳng nghề Nam Kinh
Dự án làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn
Khách sạn Lam Sơn
Nâng cấp hai nhà máy đường
Dự án dịch hèm cô đặc….
Dòng tiền đầu tư thuần dương là do công ty thu hồi khoản vay, bán các công cụ nợ và thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ:
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS biến động rất phức tạp. Năm 2006 dòng tài trợ thuần dương do công ty nhận được khoản vay lớn và nhận vốn góp bằng tiền của cổ đông 118,75 tỷ ( Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2007- mục V25_Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu).
Năm 2007 dòng thu từ nhận vốn góp và vay giảm, công ty nhận được 51,148 tỷ vốn góp bằng tiền. Đồng thời công ty chi trả nợ gốc vay, làm cho dòng tiền tài trợ âm. Trong năm 2007 công ty tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 33,326 tỷ và chi trả bằng tiền 10,028 tỷ đồng.
Đơn vị: ngàn đồng
Năm 2008 dòng tiền tài trợ rất âm do công ty không nhận được thêm vốn góp cổ đông và công ty tiến hành chi ra 93,93 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông (số tiền chi ra trong năm 2008). Nghị quyết Đại Hội cổ đông thường niên năm 2008 họp ngày 26 tháng 04 năm 2008 đã thống nhất quyết nghị việc chi trả cổ tức năm 2007 bằngtiền mặt với tỷ lệ chi trả cổ tức 20%/vốn cổ phần (2.000 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông và số tiền cổ tức đã chia cho các cổ đông là 57,41 tỷ đồng. Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị số 691/NQ/ĐLS-HĐQT ngày 14/11/2008 công ty đã chia cổ tức năm 2008 bằng tiến mặt với tỷ lệ 15% mệnhgiá (1.500 đồng/cổ phiếu). Công ty đã thực hiện chi trảcổ tức năm 2008 và tiền cổ tức đã chia cho các cổ đồng là 44,26 tỷ đồng.
Năm 2009 dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng do khoản vay nhận được tăng và giảm chi trả cổ tức, công ty tiếp tục chi trả nợ gốc vay. 3 quý đầu năm 2009 dòng tài trợ dương do lúc này công ty chưa chi trả cổ tức nhiều, cổ tức chủ yếu được chi trả vào cuối năm.
Sang 3 quý đầu năm 2010, dòng tiền thuần từ tài trợ lại âm trở lại gần như mẫu hình của năm 2008. Điều này do khoản vay nhận được trong năm 2010 giảm và công ty tăng chi trả cổ tức. Trong 3 quý đầu 2010 công ty nhận được 189,17 tỷ đồng tiền vay ( so với 313,27 tỷ của năm 2009) và tiến hành chi trả 50,698 tỷ đồng cổ tức ( so với cả năm 2009 chỉ chi trả 23,39 tỷ đồng cổ tức).
Như vậy qua phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ của LSS, ta có thể nhận thấy dòng tiền thuần tài trợ của LSS chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động đi vay và hoạt động chi trả cổ tức. Dòng tiền chi trả nợ gốc vay gần như không biến động nhiều. Do đó ta có thể nói rằng chính sách đi vay và chính sách cổ tức của LSS là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động tài trợ. Ta nhận thấy là năm nào công ty tăng đi vay thì năm đó công ty cũng giảm khoản chi trả cổ tức. Điều này khá hợp lý vì một công ty không nên dùng khoản vay để chi trả cổ tức, cổ tức chỉ nên được chi trả hcông ty có lợi nhuận và cổ tức lấy từ lợi nhuận, không dùng nguồn tài trợ bên ngoài, trừ trường hợp bất khả kháng công ty đi vay để chi trả cổ tức nhằm duy trì mức cổ tức, tránh tạo tín hiệu xấu cho cổ đông.
Với tình hình kinh doanh khá tốt trong các năm qua của LSS thì việc tăng giảm khoản vay, theo quan điểm người phân tích, là xuất phát từ chiến lược của công ty, chứ không phải do ràng buộc của nhà cung cấp tín dụng.
Khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm khá lớn, cho thấy công ty sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khá nhiều.
Biểu đồ sau cho thấy chiến lược đi vay và chi trả cổ tức của công ty:
Đơn vị: ngàn đồng
Các tỷ số dòng tiền chuyên biệt:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền là thước đo khả năng tạo ra lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và chia cổ tức tiền mặt, tức là đo lường liệu tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh có đủ để duy trì hoạt động kinh doanh hiện hữu hay không. Để có thể loại trừ tác động ngẫu nhiên và tác động chu kỳ, ta tính tỷ số này theo 3 năm:
Tổng tiền mặt từ hoạt độộng trong ba nămTổng chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba năm
Khi tính tỷ số này, đầu tư vào các khoản mục vốn luân chuyển khác như khoản phải thu được bỏ qua vì các khoản này được tài trợ bằng các khoán tín dụng ngắn hạn. Đồng thời trong các năm hàng tồn kho sụt giảm, chênh lệch giảm được xem như bằng 0 khi tính tỷ số này. Ta có bảng các giá trị cho LSS như sau
2006
2007
2008
2009
Tổng 3 năm 2006-2008
Tổng 3 năm 2007-2009
Dòng tiền thuần từ SXKD
19,185,315
99,646,419
27,918,959
176,128,676
146,750,693
303,694,054
Dòng chi tiêu vốn (Mua thêm TS dài hạn)
40,093,138
20,161,510
35,927,181
47,072,298
96,181,829
103,160,989
Dòng tiền mua thêm hàng tồn kho
32,356,530
0
20,513,748
6,751,648
52,870,278
27,265,396
Dòng chi cổ tức tiền mặt
40,179,802
10,028,669
93,930,334
23,394,895
144,138,805
127,353,898
Tỷ số đảm bảo dòng tiền
(2006-2008)
0.5005295
Tỷ số đảm bảo dòng tiền
(2007-2009)
1.178112
Đơn vị: ngàn đồng
Tỷ số đảm bảo dòng tiền cho 3 năm 2006-2008 bé hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bội của công ty LSS không đủ để duy trì cổ tức và đảm bảo tăng trưởng, chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiền mặt. Mức tiền mặt của 3 năm có thể khiến công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Tỷ số này bé hơn 1 cũng cho thấy trung bình trong 3 năm này công ty tài trợ cho tăng trưởng bằng nguồn vốn bên ngoài khá nhiều và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn bên ngoài. Tuy nhiên với một công ty đang tăng trưởng và cần nhiều nhu cầu đầu tư như LSS thì điều này cũng bình thường.
Tính cho 3 năm 2007-2009 thì tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn 1, điều này là do dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến trong năm 2009 nhờ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng tự tài trợ cổ tức và tăng trưởng bằng nguồn tiền nội bộ. Tuy nhiên, do tỷ số này bé hơn 1 đối với 3 năm 2006-2008 và lớn hơn 1 đối với 3 năm 2007-2009 nên vẫn chưa thể khẳng định được khả năng tự tài trợ của công ty có bền vững hay không, hay chỉ là do dòng tiền vào đột biến của năm 2009, sang năm 2010 lại quay lại như cũ. Do đó cần phải quan sát và tính toán số liệu tỷ số đảm bảo dòng tiền cho các năm tiếp theo trước khi kết luận về khả năng tự tài trợ bằng nguồn tiền nội bộ của công ty.
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt:
Tỷ số tài đầu tư tiền mặt là thước đo tỷ lệ đầu tư vào tài sản, cho thấy phần trăm tiền mặt từ dòng tiền hoạt động kinh doanh được giữ lại và tái đầu tư vào việc thay thế tài sản đảm bảo tăng trưởng hoạt động kinh doanh.
Tỷsốtáiđầutưtiềnmặt
=Dòng tiền từ hoạt động SXKD-Cổ tức tiền mặtTổng TSCĐnguyên giá+Bất động sản đầu tư+Tài sản khác+Vốn luân chuyển
2006
2007
2008
2009
Dòng tiền từ HĐSXKD
19,185,315
99,646,419
27,918,959
176,128,676
Chi cổ tức tiền mặt
40,179,802
10,028,669
93,930,334
23,394,895
Tổng TSCĐ theo nguyên giá
1,191,782,239
1,057,228,313
1,108,532,902
1,071,722,854
Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
Tài sản dài hạn khác
2,901,782
6,284,392
4,486,875
3,363,796
Tổng tài sản ngắn hạn
477,648,180
499,097,229
368,797,387
585,057,706
Tổng nợ ngắn hạn
210,436,136
213,898,067
200,001,339
265,452,359
Vốn luân chuyển
267,212,044
285,199,162
168,796,048
319,605,347
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt
-1.44%
6.64%
-5.15%
10.95%
Theo bảng trên ta thấy tỷ số tái đầu tư tiền mặt của LSS biến động rất bất thường. Trong hai năm 2006 và 2008 tỷ số tái đầu tư tiền mặt âm, nguyên nhân là do số tiền chi trả cổ tức lớn hơn dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy trong hai năm này công ty chi trả cổ tức bằng nguồn thu được từ đầu tư (thu hồi vốn góp, bán công cụ nợ…). Trong hai năm này dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thấp nhưng chi trả cổ tức lại cao. Dòng tiền hoạt động kinh doanh biến động khá mạnh phản ánh phần nào rủi ro kinh doanh của công ty trong những năm này.
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt trong năm 2007 và năm 2009 khá tốt: 6,64% và 10,95%, cho thấy công ty nguồn tiền mặt tốt cho nhu cầu tái đầu tư đảm bảo tăng trưởng hoạt động kinh doanh.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI
Phân tích doanh thu:
Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty:
Các nguồn doanh thu chính của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm:
Doanh thu từ sản phẩm đường và cồn của công ty cổ phần Lam Sơn (chiếm 86.65%), đóng góp 95.69% lợi nhuận.
Doanh thu từ phân bón của công ty CTCP Phân bón Lam Sơn (chiếm 8.05%) đóng góp 3.56% lợi nhuận.
Doanh thu từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng (chiếm 5.29%) đóng góp cho lợi nhuận 0.75% lợi nhuận.
Trong đó, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành mía đường là hoạt động sản xuất kinh doanh chính và chủ yếu của LSS, chiếm khoảng 10%-12%thị phần đường Việt Nam.
Nguồn doanh thu mà LSS có được từ các nhóm sản phẩm chính của công ty bao gồm đường luyện và sản phẩm cồn. Trong đó nhóm sản phẩm đường luyện chiếm khoảng 78% doanh thu, cồn 8.7% doanh thu, phân bón 8.05% doanh thu và các sản phẩm khác chiếm khoảng 5.29%(số liệu năm 2009).
Dưới đây là biểu đồ thể hiện các tỷ trọng doanh thu chính của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn:
Tính bền vững của doanh thu:
Như đã thấy trong các số liệu ở phần trên thì đường là sản phẩm chính của công ty, chiếm khoảng 78% tổng doanh thu. Dưới đây là phần so sánh doanh thu của công ty qua các năm.
Tăng trưởng doanh thu (ĐVT: 1,000,000 đ):
2006
2007
2008
2009
3 quý 2010 (điều chỉnh)
Doanh thu thuần
835,863
951,893
1,131,768
1,099,578
974,511
Giá trị biến động tuyệt đối
116,029
179,874
-32,189
-125,067
% thay đổi
13.88%
22%
Chỉ số doanh thu
114%
135%
132%
117%
Tăng trưởng doanh thu lũy kế 3 quý: (ĐVT: 1000đ)
2008
2009
2010
Doanh thu
925,424,373
814,723,911
893,301,970
Thay đổi giá trị tuyệt đối
-110,709,034
78,578,059
Tình hình năm 2010: (ĐVT: 1000đ)
3 quý đầu năm
Kế hoạch
Doanh thu
893,301
1,143,000
% hoàn thành kế hoạch
78%
Nhìn vào các biểu đồ doanh thu ta nhận thấy rằng doanh thu của LSS gần như biến động cùng xu hướng với sản lượng. Tuy nhiên năm 2008, tuy sản lượng có sụt giảm so với năm 2007 nhưng do giá đường trên Thế giới và Việt Nam tăng khá mạnh nên doanh thu của năm 2008 cao hơn các năm còn lại. Và với đà tăng giá liên tục của giá đường từ năm 2008 đến nay đã làm cho doanh thu của LSS vẫn giữ ở mức ổn định. Có những sự sụt giảm trong sản lượng của công ty các 1 vài năm gần đây là do nguồn nguyên liệu có sự bất ổn dưới tác động của tự nhiên, thời tiết như nắng hạn kéo dài hoặc rét đậm, mưa bão kéo dài, nên mặc dù công ty có diện tích vùng nguyên liệu lớn nhưng các yếu tố tự nhiên là các rủi ro hệ thống, gần như không thể phòng ngừa, đã có tác động bất lợi đến sản lượng của công ty.
So sánh doanh thu 3 quý của năm 2010 với các năm 2008 và 2009, ta có cái nhìn khả quan cho doanh thu toàn năm 2010. Có thể nói được điều này là vì 3 tháng cuối năm nhu cầu đường trên thị trường thường tăng cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất bánh mứt mùa tết nên nếu công ty vẫn duy trì được đà phát triển như 3 quý trước thì dự báo doanh thu của năm 2010 sẽ không thua kém năm 2008(năm có doanh thu cao nhất) nhiều.
Ngoài ra, doanh thu 3 quý đầu năm 2010, công ty đã hoàn thành 78% chỉ tiêu đề ra của năm dù rằng năm 2010 là năm mà các hiệp định thuế quan bắt đầu có hiệu lực đã gây không ít khó khăn cho ngành mía đường trong nước ( thuế nhập khẩu đường chỉ còn 5%)
Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho:
Mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu:
ĐVT: triệu đồng
2006
2007
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
835,863
951,893
1,131,768
1,099,578
893,301
Khoản phải thu
107,366
152,840
174,463
159,196
69,371
% so với doanh thu thuần
12.85%
16.06%
15.42%
14.48%
7.77%
Vòng quay khoản phải thu
7.79
6.23
6.49
6.91
12.88
So sánh với số liệu các công ty trong ngành tỷ số khoản phải thu/ doanh thu:
2006
2007
2008
2009
2010
LSS
12.85%
16.06%
15.42%
14.48%
7.77%
BHS
11.11%
20.00%
11.50%
20.30%
16.44%
SBT
6.00%
19.27%
26.59%
17.31%
25.27%
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ khoản phải thu/ doanh thu của LSS khá ổn định và có xu hướng giảm, trong khi công ty BHS và SBT lại biến động khá nhiều qua các năm và có xu hướng tăng. Ngoài ra, ta còn thấy được 1 sự tương quan cùng chiều ở một mức nhất định giữa các biến động trong doanh thu và khoản phải thu. Điều này cho thấy công ty đã duy trì được một chính sách tín dụng khá ổn định và đã nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản vì doanh thu của công ty trong các năm tuy có giảm nhưng vẫn giữ được mức cao hơn mức doanh thu năm 2006. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong các kế hoạch đầu tư của mình.
Doanh thu và hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho của LSS ổn định và cao hơn so với 2 công ty trong ngành là BHS và SBT, tuy vào cuối quý 3 năm 2010 vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh nhưng điều này không đáng lo ngại lắm vì hàng tồn kho tăng là do công ty tăng mua hàng hóa, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cung cấp hàng hóa trong dịp cuối năm tết đến.
Hàng tồn kho 3 quý đầu năm 2010: 154,398
Hàng mua đang đi đường: 11,990
Nguyên liệu, vật liệu: 33,149
Công cụ, dụng cụ: 1,718
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 15,285
Thành phẩm: 91,652
Hàng hóa: 604
Đơn vị tính: triệu đồng.
2006
2007
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
835,863
951,893
1,131,768
1,099,578
893,301
Hàng tồn kho
142,068
103,290
118,578
124,490
154,398
% HTK so với DT
17.00%
10.85%
10.48%
11.32%
17.27%
Vòng quay hàng tồn kho
5.88
9.22
9.54
8.83
5.79
2006
2007
2008
2009
2010
LSS
5.88
9.22
9.54
8.83
5.79
BHS
11.88
5.94
4.78
5.91
3.57
SBT
4.47
4.33
2.41
2.57
6.85
Nhận xét sơ bộ: Qua các đánh giá như ở trên về tình hình doanh thu, cơ cấu doanh thu, mối quan hệ giữa doanh thu và các yếu tố như hàng tồn kho và khoản phải thu ta thấy LSS có một mức doanh thu khá ổn định với các chính sách tín dụng và điều tiết hàng tồn kho khá tốt, luôn duy trì được ở mức tốt hơn các công ty trong ngành dù rằng công ty vẫn chịu các tác động không tốt của toàn ngành và của nền kinh tế vĩ mô.
Phân tích chi phí:
Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm: Chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác…
2006
2007
2008
2009
3Q/ 2010
Chi phí nhân viên
7,840,417
6,257,620
5,951,798
6,872,316
5,844,459
Chi phí vật liệu, bao bì
525,768
134,814
113,914
130,623
11,120
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
0
595,139
441,153
105,411
358,931
Chi phí khấu hao TSCĐ
1,805,103
1,596,093
1,032,737
1,327,422
926,696
Chi phí dịch vụ mua ngoài
10,140,378
11,547,978
9,456,426
9,309,274
5,918,440
Chi phí bằng tiền khác
5,747,867
2,464,149
1,382,988
1,841,346
1,639,759
Tông chi phí bán hàng
26,059,534
22,595,794
18,379,015
19,586,392
14,699,405
Tông chi phí quản lí doanh nghiệp
31,289,945
25,431,302
30,202,327
51,289,418
72,845,525
Doanh thu thuần
835,863,793
951,893,740
1,131,768,597
1,099,578,644
893,301,970
% chi phí bán hàng/ doanh thu
3.12%
2.37%
1.62%
1.78%
1.65%
% chi phí bán QLDN/ doanh thu
3.74%
2.67%
2.67%
4.66%
8.15%
Đơn vị tính: 1000 VND
Biến động trong từng khoản mục của chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, do vậy chi phí bán hàng cũng có xu hướng giảm dần qua các năm do công ty có những chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi phí hợp lí. Dù chi phí được cắt giảm nhưng doanh thu thì lại có xu hướng tăng dần qua các năm điều này là do: 2006-2008: năng suất và sản lượng có xu hướng tăng dần; riêng năm 2008 sản lượng mía tăng vượt trội nhờ công ty áp dụng kĩ thuật canh tác mới; 2008-2009: giá đường tăng.
Trong năm 2009, nhờ tận dụng tốt các giải pháp kích cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ ; thị trường, giá bán đường cũng có nhiều thuận lợi do thiếu hụt nguồn cung đường của Thế giới cũng như trong nước... đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó chi phí quản lí doanh nghiệp cũng ít biến động, riêng năm 2009 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng cao hẳn do công ty thục hiện chính sách đổi mới bộ máy quản lí nhân sự.
Nhìn chung, các chi phí bán hàng và chi phí quản lí chiếm tỉ lệ nhỏ, và ổn định do đó ảnh hưởng không đáng kể đến doanh thu. Do đó, nếu muốn tăng doanh thu ở một mức độ nào đó thì mức độ tăng theo của chi phí sẽ tương đối thấp. Điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh thu.
Chi phí nợ xấu:
2006
2007
2008
2009
3Q/2010
Khoản phải thu dài hạn
3,146,799
1,748,332
4,542,760
7,295,267
9,599,602
Khoản phải thu ngắn hạn
107,366,774
152,840,835
174,463,134
159,196,539
290,052,582
Dự phòng giảm giá khoản phải thu
890,477
481,878
702,319
897,340
1,067,530
Tỉ lệ dự phòng/ Khoản phải thu
0.83%
0.32%
0.40%
0.56%
0.37%
Đơn vị tính: 1000 VND
Khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi biến động khá nhiều qua các năm. Nhìn chung tỉ lệ nợ phải thu khó đòi trên khoản phải thu tương đối ít biến động qua các năm, và tỉ lệ nợ khó đòi trên các khoảng phải thu khá thấp (dưới 1%), đặc biệt là so với mía đường Biên Hoà, công ty này có tỉ lệ nợ xấu khá cao và biến động bất thường. Điều này cho thấy mức độ các khoản khó đòi tương đối thấp so với các khoản phải thu gộp, vì vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu tương đối cao. Do đó rủi ro thất thoát các khoản phải thu khá thấp. Công ty có thể mở rộng tín dụng thương mại để tăng doanh số, từ đó cải thiện doanh thu.
Trong quý III năm 2010, khoản phải thu đặc biệt là phải thu ngắn hạn có vẻ tăng cao hơn so với năm 2009 nhiều, do đó khoản dự phòng nợ khó đòi cũng tăng, tuy nhiên mức tỉ lệ nợ khó đòi khá thấp. Có vẻ như mức tín dụng của cong ty đang dần được nới lỏng.
Chi phí tài chính:
Chi phí TC
2006
2007
2008
2009
3Q/2010
Vay ngắn hạn
89,682,660
107,654,401
103,667,130
83,515,668
38005050
Vay dài hạn
178,903,841
93,854,619
72,920,251
22,165,644
20981154
Tổng nợ vay
268,586,501
201,509,020
176,587,381
105,681,312
58986204
Chi phí lãi vay
27,034,446
13,998,980
16,328,529
15,815,761
8555071
5.96%
8.64%
11.21%
10.39%
Đơn vị tính: 1000 VND
(*): Lãi suất có hiệu lực bình quân được tính theo công thức sau:
Lãi suất có hiệu lực= Chi phí lãi vay/ [(Nợ vay năm nay+ Nợ vay năm trước)/2]
Lãi suất có hiệu lực bình quân có xu hướng ngày càng tăng mạnh những năm gần đây trong khi tổng vay ngắn hạn và dài hạn ngày càng giảm đáng kể do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận khả quan nên đã trả dần những khoản nợ vay. Mặt khác, công ty chủ động giữ lại một phần lợi nhuận để tăng vốn cổ phần nhằm tăng khả năng độc lập cao về tài chính
Tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu trên tổng nguông vốn qua các năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn %
65,26
42,81
34,63
31,83
29,03
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn %
31,56
54,18
60,21
62,84
67,03
Đơn vị tính: %
Trong Quí III/2010, tổng nợ vay đã giảm đáng kể, bên cạnh đó với mức lãi suất khá biên động hiện nay, thì chi phí lãi có thể biến động nhiều.
Lãi suất có hiệu lực ngày càng tăng đó là do trong những năm gần đây đặc biêt là năm 2008, lãi suất tăng vọt do biến động của thị trường. Đặc biệt so với một số công ty đường khác như đường Biên Hoà (11.65% năm 2008) thì mức lãi suất này tường đối thấp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi (25%) của công ty chỉ được áp dụng trong thời gian dự án đầu tư được hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2006 là năm cuối cùng Công ty được ưu đãi giảm thuế TNDN thì từ năm 2007-2009 công ty chuyển sang áp dụng thuế suất thuế TNDN hiện hành là 28% từ năm 2009 trở đi công ty sẽ được áp dụng mức thuế suất là 25%.
Tuy nhiên trong năm 2008, Công ty đã trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính số tiền trích lập là 80,3 tỷ đồng điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế giảm tương ứng 80,3 tỷ đồng, nhờ đó chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dần.
2006
2007
2008
2009
3Q/2010
Chi phí thuế thu nhập hiện hành
9,592,757
31,723,564
17,453,256
49,020,353
65,661,817
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
189,759
2,732,108
-3,323,632
357,685
2,959,160
Lợi nhuân trước thuế
72,810,936
116,507,429
93,698,225
211,981,556
266,437,850
Thuế suất có hiệu lực
13.44%
29.57%
15.08%
23.29%
25.75%
Đơn vị tính: 1000 VND
Qua các năm, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, lợi nhuận trước thuế đều biến động không ngừng, là do mức thuế suất có hiệu lực dao động mạnh. Trong những năm tới, mức thuế suất dần được giảm dần (từ 28% xuống còn 25%), do đó lợi nhuận sau thuế có xu hướng ngày càng được cải thiện.
Trong 3 quí đầu 2010, lợi nhuân trước thuế tích luỹ đã tăng cao hơn so cuối năm trước, có khả năng lợi nhuận năm này sẽ vượt hơn năm trước, vì quí tới sẽ cần một lượng đường khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong Tết. Do đó, một phần thuế thu nhập tăng đáng kể phải nộp cho nhà nước.
Với những phân tích chi phí trên, ta nhận thấy doanh nghiệp có một số bất lợi về chi phí như chi phí tài chính tăng do gần đây lãi suất tăng vọt do biến động của thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty lại có những thuận lợi nhất định như: các chi phí bán hàng và chi phí quản lí chiếm tỉ lệ nhỏ, và ổn định; chi phí nợ xấu thấp do tỉ lệ nợ phải thu khó đòi trên khoản phải thu khá thấp và tương đối ít biến động qua các năm; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ngày cảm giảm do mức thuế suất dần được giảm dần (từ 28% xuống còn 25% sau năm 2009). Tóm lại, những thuận lợi vượt trội hơn bât lợi có thể là một dự báo tốt khả năng sinh lợi tốt trong tương lai của mía đường Lam Sơn.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản):
Ở đây tỉ suất sinh lợi được đánh giá trên góc độ tổng nguồn vốn đầu tư hình thành nên tổng tài sản, hay nói cách khác, tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư chính là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Chỉ số ROA cho ta biết lợi nhuận nhận được là bao nhiêu khi đầu tư 1 đồng vào tài sản. Ta tính toán ROA để xác định khả năng sinh lợi của tổng tài sản của công ty đối với chủ sở hữu dựa vào công thức sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
ROA= TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản
Từ BCTC hợp nhất đã kiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đầu tư tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.docx