Đề tài Phân tích điều kiện và khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam (cả trực và gián tiếp)

Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng, đồng thời triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài của nước sở tại.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích điều kiện và khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam (cả trực và gián tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP KINH TẾ ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI: Phân tích điều kiện & khả năng huy động vốn đầu tư  nước ngoài ở Việt nam (cả trực và gián tiếp) I: Lý luận chung về vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Các khái niệm. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau: - Đầu tư trực tiếp Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Đầu tư phát triển kinh doanh. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. - Đầu tư gián tiếp Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán;Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Hoạt  động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ  phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá  khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan Vai trò của việc huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng bởi: Huy động vốn đầu tư nước ngoài sẽ bổ sung vốn cho việc kiến thiết và cấu trúc lại nền kinh tế Tăng luồng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế, từ đó giúp chính phủ điều chỉnh được cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá đồng nội tệ với các đồng tiền mạnh Tăng luồng giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Thông qua việc đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam học tập kinh nghiệm quản lý, điều hành của các công ty, các tập đoàn lớn trên thế giới Tăng cường tình hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới; hội nhập kinh tế thế giới. II: Điều kiện huy động vốn đầu tư nước ngoài Thu hút vốn ĐTNN luôn được Đảng và Nhà nước trú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là trong điều kiện các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có nhiều điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, …. Tuy nhiên, để các nhà ĐTNN biết đến Việt Nam, thấy được cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, và có được lòng tin đối với đất nước, Đảng va Nhà nước ta phải xác định những điều kiện cơ bản, tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh với nước bạn về việc thu hút vốn ĐTNN. Dưới đây là một số điều kiện cần thiết để huy động vốn ĐTNN - Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế. Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng, đồng thời triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài của nước sở tại. - Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Ổn định giá trị tiền tệ bao gồm kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế; ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái Thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư. Cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư gắn liền với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về đầu tư và xây dựng. Các cơ chế chính sách đầu tư phải thống nhất, đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế. Coi trọng các hoạt động kế toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành mạnh, chống tham nhũng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả: Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kih tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài Đa dạng hoá và hiện đại hoá các hình thức và phương tiện huy động vốn Chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện - Duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên 80 triệu dân. - Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách  hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). - Công tác vận động xúc tiến đầu tư phải được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch. - Xây dựng cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng để khuyến khích nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư. - Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cần được sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ, nhất quán, ổn định, nhằm tạo sự yên tâm cho các nhà ĐTNN. - Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành công nghiệp bổ trợ phải phát triển. Trình độ công nghệ và năng suất lao động, chi phí sản xuất,… cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh trong việc thu hút vốn ĐTNN. III: Khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong việc huy động vốn đầu tư nước ngoài về: - Vị trí  địa lý:  Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía  Đông giáp biển Đông. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Về điều kiện kinh tế:  Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong suốt khoảng thời gian từ 2000-2009, Việt Nam luôn đạt được mức tăng trưởng khá từ 7-9%/năm; các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, chính sách kinh tế vĩ mô được kiểm soát và tương đối ổn định Tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn. Với dân số hơn 80 triệu người, Việt nam có và có thể trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các công ty tập trung vào bán hàng trong nước. Tỷ lệ FDI trong các ngành định hướng vào thị trường trong nước như công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng, bất động sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng vv… đạt ở mức tương đối cao. Cơ sở  hạ tầng đồng bộ và phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống giao thông vận tải đã  được tập trung đầu tư phát triển. Các tuyến giao thông huyết mạch và trọng yếu được nâng cấp mở rộng và làm mới, bảo đảm thông suốt trong cả nước. Hệ thống điện và truyền tải được triển khai rộng khắp,đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu điện công nghiệp của đất nước. Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng đa dạng đặc biệt là  sự mở rộng của mạng Internet và điện thoại di động Hệ thống khu công nghiệp: Nhiều khu công nghiệp với công nghệ hiện đại được đưa vào hoạt động. Các khu công nghiệp, khu chế xuất luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo; tài nguyên thiên nhiên phong phú là nền tảng cho đầu tư phát triển trong tương lai. Về điều kiện chính trị: Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nền chính trị ổn định, ôn hoà. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Việt Nam trong điều kiện khủng bố, biểu tình diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới Việt Nam có nhiều lợi thế cả về vị trí địa lý, về kinh tế và chính trị, tuy nhiên việc thực hiện thu hút vốn ĐTNN còn nhiều bất cập, làm giảm tính hấp dẫn đối với nhà ĐTNN trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN ngày càng diễn ra gay gắt trong khu vực. Do   Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về ĐTNN đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi ĐTNN là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm  nản lòng nhà ĐTNN. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ. Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt. Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam. Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp. Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm  ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh doanh. IV: Thực trạng huy động vốn đầu tư nước ngoài Trong hai năm 2008 – 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả khá cao. Tính chung trong 5 năm 2006 – 2010, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2005 - 2006; trong đó 2 năm 2006 – 2007 đều đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước gấp hơn 1,7 lần, riêng năm 2008 gấp gần 3,4 lần so với năm 2007 (71,7 tỷ USD). Trong 5 năm ước thực hiện khoảng 658,5 nghỉn tỷ đồng, gấp hơn 1,4 lần so với kế hoạch đề ra. Kể cả phần đóng góp trong nước, 5 năm ước thực hiện gần 45 tỷ USD, vượt 77% kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh nguồn cung vốn ODA dành cho các nước đang phát triển đã có phần suy giảm và không đạt được các cam kết như dự kiến, trong khi nhu cầu về vốn ODA của các nước đang phát triển lại rất lớn, Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Vốn ODA cam kêt của các nhà tài trợ không ngừng tăng lên qua các năm. Tổng vốn ODA cam kết thời kỳ 2006 – 2010 ước đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra (19-21 tỷ USD), trong đó đã ký kết các điều ước quốc tế với tổng giá trị ước đạt xấp xỉ 21,6 tỷ USD, vượt khá xa mục tiêu đề ra (12,35 – 15,75 tỷ USD); giải ngân ước đạt khoảng 13 tỷ USD, vựơt 8,4% so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu nguồn vốn ODA đã đề ra, trong đó ODA ký kết trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị vượt mục tiêu đề ra. Trong 4 tháng đầu năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,6 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 4 tháng đầu năm  ước đạt 11,25 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng . Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN ước đạt xuất khẩu 9,46 tỷ USD tăng 44% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 4 tháng đầu năm ước đạt 10,24 tỷ USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ . Theo các báo cáo nhận được, trong 4 tháng đầu năm 2010 cả  nước có 263 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 5,59 tỷ USD. Tổng vốn  đầu tư cấp mới tăng 58,5% so với cùng kỳ  2009. Đây là con số khá cao trong bối cảnh kinh tế  hiện nay. Trong 4 tháng đầu năm 2010, có 92 dự án đăng ký  tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký  tăng thêm là 325 triệu USD, bằng 7,3% so với cùng kỳ  năm 2009. Số lượng dự án và quy mô vốn  đầu tư tăng thêm  trong 4 tháng đầu năm 2010 thấp hơn nhiều lần so với cùng kỳ. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 5,92 tỷ USD, bằng 74,3% so với cùng kỳ 2009, tăng gấp 2,76 lần so với 3 tháng đầu năm 2010. Theo lĩnh vực đầu tư: Việc cấp mới 1 dự án đầu tư trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, vận hành nhà máy nhiệt điện than 1200MW với quy mô vốn 2,1 tỷ USD tại Quảng Ninh đã đưa lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa vươn lên dẫn đầu. Lĩnh vực này có tổng vốn đầu tư 2,15 tỷ USD chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà  đầu tư nước ngoài với 94 dự án đầu tư, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm 1,55 tỷ  USD, chiếm 26,2% tổng vốn đầu tư đăng ký  trong 4 tháng đầu năm Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,25 tỷ  USD vốn cấp mới và tăng thêm, chiếm 21,1% tổng vốn  đầu tư đăng ký trong 4 tháng đầu năm.Trong đó, cấp mới chiếm tỷ lệ lớn với 6 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 1,245 tỷ  USD. Trong số  các dự án cấp mới trong 4 tháng năm 2010, đáng chú  ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ,  mục tiêu XD, KD Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại KKT Dung Quất với tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, dự án Công ty TNHH đầu tư Daewon - Bình Khánh để kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư  120 triệu USD. Theo đối tác đầu tư: Trong 4 tháng đầu 2010, có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ  có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà  đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,15 tỷ  USD chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng  thứ 2 với tổng vốn  đầu tư đăng ký là 1,09 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ  đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là  1,02 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư  vào Việt Nam/ Theo địa bàn đầu tư: Quảng Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong 4 tháng đầu 2010 với 2,147 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là  Nghệ  An, Bà Rịa Vũng Tàu,TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi với quy mô vốn đăng ký lần lượt là  1 tỷ USD, 902 triệu USD, 508 triệu USD và 340 triệu USD. III. Kết luận Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến công tác tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cơ cấu danh mục đầu tư nước ngoài phù hợp để đảm bảo cân đối, hài hoà với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi cũng như thế mạnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thực tế đã đạt được những kết quả lớn ( vẫn duy trì được dòng vốn đầu tư nước ngoài trong khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn tác động nặng nề đến nền kinh tế thế giới). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong việc hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch kinh tế vùng, quy hoạch kinh tế theo ngành, … có xét tới sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài trong trung và dài hạn. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị về vấn đề này như sau: Xem xét lại định hướng quy hoạch vùng – ngành kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao nhằm giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động, tạo động lực cho ngành công nghiệp của nước ta phát triển, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển; Không nên khuyến khích nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp đầu tư mạnh vào khu vực tài chính (ngân hàng – chứng khoán – bất động sản) vì lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, các tổ chức trong nước chưa thực sự đủ mạnh, pháp luật chưa hoàn chỉnh, hơn nữa đây lại là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nền kinh tế; do đó, nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất có thể làm lũng đoạn thị trường này, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô Tăng hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải các dự án ODA nhằm tránh gánh nợ cho thế hệ tương lai Hệ thống tiền tệ, chính sách tỉ giá cần phải được điều chỉnh linh hoạt, có định hướng lâu dài trong tương lai để không chỉ ổn định hệ thống tiền tệ của quốc gia, tăng dự trữ ngoại hối mà còn để điều hoà, khuyến khích nguồn vốn từ bên ngoài vào nước ta. Việt Nam cần có cơ quan dự báo kinh tế chính xác hơn để đối phó với các tình huống xấu trong tương lai, khi mà các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng nhiều. Hy vọng những kiến nghị này có thể đóng góp một phần vào quá trình hoạch định, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam một cách an toàn, hiệu quả!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26671.doc
Tài liệu liên quan