Trong những năm vừa qua,quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng,những khu đô thị mọc lên cùng với nó là những sức ép đè nặng.Dân số tập trung quá đông ở những vùng kinh tế phát triển,ngược lại,lại quá thưa thớt ở những vùng nông thôn hay miền núi.Đô thị hóa là một sự chuyển dịch rất tốt song nếu đô thị hóa tập trung quá nhiều ở một khu vực thì chính nó lại tạo ra quá nhiều sức ép,những vấn đề xã hội nổi cộm và chắc chắn lại hao tốn sức lực và tiền của.ở những vùng có địa hình tự nhiên không ưu đãi ,thưa thớt về nguồn vốn đầu tư,thưa thớt về dân số,thưa thớt nhà máy,công trình trong khi đó tài nguyên lại sẵn có và không được khai thác sử dụng hợp lý.Mà thực chất rằng phát triển đô thị nên tìm cách đưa người nghèo vào những cộng đồng bao quanh các khu đô thị mới hơn là sự phân hoá.Sự gần gũi của các tầng lớp nghèo, thu nhập trung bình với khu vực dân cư giàu có hơn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía: Người giàu hưởng lợi từ sự có mặt của lao động rẻ trong khi người nghèo dễ dàng tìm việc bằng việc cung cấp dịch vụ cho những hộ giàu hơn.
Đặt vấn đề này vào thực tế ngay xung quanh chúng ta.Một quá trình đô thị hóa đang diễn ra quá mạnh mẽ cùng với nó là các vấn đề xã hội: Giao thông tắc nghẽn,ô nhiễm trầm trọng với khói bụi,khí thải,hay chất thải từ các nhà máy .Còn ở các vùng miền núi có những nơi còn chưa có đường giao thông,chưa có điện thắp sang,dân trí thấp kém,tài nguyên đươc sử dụng lãng phí chỉ đơn thuần phục vụ lợi ích cá nhân, Nếu chúng ta có một cơ cấu đầu tư hợp lý hơn,có chính sách phát triển đúng hướng cho các địa phương thì sẽ nhanh chóng phát triển được toàn vẹn lãnh thổ.
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích định lượng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận chuyển và luân chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải đạt tốc độ cao.
Với những lợi thế phát triển của từng vùng, và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những vùng khó khăn, mức độ đóng góp vào GDP của cả nước trong các vùng như sau:
Bảng 8: Mức độ đóng góp vào GDP của từng vùng
Đơn vị: %
Cơ cấu vùng lãnh thổ GDP (%)
1990
1995
1999
Chuyển dịch cơ cấu vùng 10 năm 1991-2000
Chuyển dịch cơ cấu vùng 5 năm 1991-1995
Chuyển dịch cơ cấu vùng 5 năm 1996-2000
Tây Bắc Bộ
2,0%
1,5%
1,2%
-0,8
-0,5
-0,3
Đông Bắc Bộ
10,2%
7,4%
6,3%
-3,9
-2,8
-1,1
ĐB Sông Hồng
18,6%
20,5%
20,3%
+1,7
+1,9
-0,2
Bắc Trung Bộ
9,1%
9,1%
7,8%
-1,3
0,0
-1,3
DH miền trung
8,4%
8,0%
8,2%
-0,2
-0,4
+0,2
Tây nguyên
3,2%
2,8%
3,6%
+0,4
-0,4
+0,8
Đông nam bộ
24,6%
31,5%
32,3%
+7,7
+6,9
+0,8
ĐBS Cửu Long
23,8%
19,2%
20,2%
-3,6
-4,6
+1,0
Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân được nâng lên, khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng 70 - 80%, diện tích rừng được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được khoảng 65-70 vạn ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều).
Các vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh.Kinh tế vùng ngày càng thể hiện một vai trò rất lớn trong nền kinh tế.Đóng góp vào tăng trưởng mỗi vùng đã có nhiều cải thiện.Ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Được sự hỗ trợ của nhà nước với nguồn vốn đầu tư phát triển các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên,tiếp tục có những bước phát triển khá,đời sống kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể.Sau đây là những con số đáng được kể đến:
Vùng
1999-2000
2001-2003
2005
Tỷ trọng %
100
100
100
Vùng núi và trung du Bắc Bộ
7,5
6,23
5,54
Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
20,3
23,32
23,45
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
16
14,65
13,75
Vùng Tây Nguyên
3,6
4,04
3,57
Vùng Đông Nam Bộ
32,3
32,7
35,06
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
20,2
19,06
18,65
Bảng 10: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng
III. Đánh giá chung những tác động của hoạt động đầu tư đến các vùng kinh tế
1.Những tác động tích cực
1.1 Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng,hình thành các vùng sản xuất hàng hóa:
Trong những năm qua Nhà nước ta đã có chính sách phân bổ cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý. Hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên với nguồn vốn đầu tư rất lớn. Các công trình này đều được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của vùng và còn phát huy đươc lợi thế so sánh. Các công trình như Thủy điện Sơn La, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu,hóa dầu,hóa chất…phát huy được lợi thế của vùng và đóng góp lớn cho kinh tế đất nước. Ngoài ra các vùng có tiềm lực khác nhau lại được đầu tư để phát triển những ngành nghề sản phẩm khác nhau. Như trung du và miền núi phía Bắc dễ dàng chuyên môn hóa về cây trồng và chế biến cây công nghiệp,Tây Nguyên ,Đông Nam Bộ phát triển các vùng Công nghiệp sản xuất hàng hóa bởi thế mạnh là vùng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long thì chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm,là 2 vựa lúa lớn nhất cả nước nên chú trọng đầu tư vào đã đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư..
Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh.
Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng và đi vào vận hành theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Hiện tại số khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ngày càng cao. Nhìn chung các khu công nghiệp triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng.
Khoáng sản được chú trọng nhiều ở những địa phương nào có thế mạnh về nó.Như than ở quảng Ninh thì ở đó được đầu tư xây dựng các hầm mỏ,nhà máy để khai thác chế biến.Gang thép ở Thái Nguyên ,….và rất nhiều những lợi thế về tài nguyên ở mỗi vùng mang lại lợi ích kinh tế lớn.Đầu tư phát triển giúp mỗi vùng có thể phát triển kinh tế bền vững,liên kết với các vùng miền địa phương khác tạo thành một chỉnh thể đồng nhất cùng phát triển.
1.2 Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng trưởng” của nền kinh tế
Trong thời gian qua,ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước thời kỳ 1996-2000 và tăng lên 63,16% vào năm 2005.đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 73% về thu ngân sách nhà nước,75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ.
Ta có thể thấy rõ sự phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm qua bảng sau:
Đơn vị : %
Các vùng
2003-2006
2010(dự tính)
2020(dự tính)
Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc
21
23-24
28-29
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
5
5,5
6,5
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam
36
40-41
43-44
Bảng : Tỷ trọng đóng góp vào GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm
1.3 Tạo điều kiện phát triển các vùng khó khăn:
Đầu tư trong những năm qua đã góp phần giải quyết phần nào sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng miền.Một điều rất rõ ràng đồng bằng có lợi thế phát triển kinh tế xã hội hơn nên thu hút được lượng vốn đầu tư lớn.Phát triển kinh tế rất nhanh. Các vùng miền núi với địa hình phức tạp,điều kiện tự nhiên không ưu đãi rất khó khăn trong phát triển kinh tế do đó việc cung cấp vốn hay thu hút đầu tư là tương đối khó.Song hoạt động đầu tư trong những năm qua đã đến với từng vùng miền,từng địa phương trong cả nước.Ở mỗi nơi dù với lượng vốn ít hay nhiều cũng đã góp phần làm tăng thu nhập của vùng và phát triển kinh tế.Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu,những con đường như những cầu nối huyết mạch giúp giao lưu kinh tế giữa các địa phương.Các vùng miền núi,hải đảo là những vùng với vị trí địa lý phức tạp do đó phát triển những ngành thế mạnh,những ngành với nguồn lực tự nhiên sẵn có.Kết hợp với một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi đầu tư.Các dự án đầu tư đến lượt nó sẽ giải quyết được phần nào vấn đề việc làm cho những lao động trong vùng,sẽ tạo nên những cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho nền kinh tế,từng bước đưa địa phương phát triển.
Theo số liệu thống kê từ năm 1991 đến 2005 lượng vốn đầu tư cho những tỉnh miền núi tăng và đóng góp vào GDP của các tỉnh này cũng tăng đáng kể.Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự chuyển dich đáng kể,những vùng miền núi không còn là gánh nặng của đất nước mà đã có đóng góp đáng kể vào Tổng sản phẩm quốc gia.
2.Những tác động tiêu cực
2.1 Làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng
Tuy những năm gần đây vốn đầu tư đã được chú trọng hơn cho các vùng miền núi,những vùng kém phát triển song thực tế còn chưa cao.Vốn tập trung quá nhiều cho những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi đôi khi trở thành theo phong trào và dần dần sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao.Nguồn lực ở mỗi địa phương là có hạn,vì thế phải biết mở rộng ra những vùng khác tận dụng thế mạnh của từng vùng.
Mặc dù những năm qua đã cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%). Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương.
Địa phương
GDP bình quân (nghìn đồng, giá hiện hành)
Khoảng cách so với tỉnh Hà Giang (lần)
Năm tỉnh, thành phố giàu nhất
Bà Rịa – Vũng Tàu
Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội
Bình Dương
Đà Nẵng
Năm tỉnh nghèo nhất
Lào Cai
Sơn La
Lai Châu
Bắc Cạn
Hà Giang
50.710,3
14.516,0
11.504,4
8.224,2
7.031,8
2.334,2
2.028,3
1.992,9
1.753,3
1.721,2
29,46
8,43
6,68
4,78
4,09
1,36
1,18
1,16
1,02
1,00
Bảng : GDP bình quân đầu người các địa phương
Bảng trên thể hiện sự thiếu cân đối trong phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trong những năm vừa qua,quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng,những khu đô thị mọc lên cùng với nó là những sức ép đè nặng.Dân số tập trung quá đông ở những vùng kinh tế phát triển,ngược lại,lại quá thưa thớt ở những vùng nông thôn hay miền núi.Đô thị hóa là một sự chuyển dịch rất tốt song nếu đô thị hóa tập trung quá nhiều ở một khu vực thì chính nó lại tạo ra quá nhiều sức ép,những vấn đề xã hội nổi cộm và chắc chắn lại hao tốn sức lực và tiền của.ở những vùng có địa hình tự nhiên không ưu đãi ,thưa thớt về nguồn vốn đầu tư,thưa thớt về dân số,thưa thớt nhà máy,công trình…trong khi đó tài nguyên lại sẵn có và không được khai thác sử dụng hợp lý.Mà thực chất rằng phát triển đô thị nên tìm cách đưa người nghèo vào những cộng đồng bao quanh các khu đô thị mới hơn là sự phân hoá.Sự gần gũi của các tầng lớp nghèo, thu nhập trung bình với khu vực dân cư giàu có hơn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía: Người giàu hưởng lợi từ sự có mặt của lao động rẻ trong khi người nghèo dễ dàng tìm việc bằng việc cung cấp dịch vụ cho những hộ giàu hơn.
Đặt vấn đề này vào thực tế ngay xung quanh chúng ta.Một quá trình đô thị hóa đang diễn ra quá mạnh mẽ cùng với nó là các vấn đề xã hội: Giao thông tắc nghẽn,ô nhiễm trầm trọng với khói bụi,khí thải,hay chất thải từ các nhà máy….Còn ở các vùng miền núi có những nơi còn chưa có đường giao thông,chưa có điện thắp sang,dân trí thấp kém,tài nguyên đươc sử dụng lãng phí chỉ đơn thuần phục vụ lợi ích cá nhân,…Nếu chúng ta có một cơ cấu đầu tư hợp lý hơn,có chính sách phát triển đúng hướng cho các địa phương thì sẽ nhanh chóng phát triển được toàn vẹn lãnh thổ.
2.2 Mối liên hệ giữa các địa phương,vùng còn chưa cao,mỗi địa phương đều có chính sách riêng nhưng nhìn tổng thể lại mâu thuẫn,cạnh tranh nhau:
Mỗi địa phương đều tự tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng phải trong định hướng phát triển chung của đất nước.Nguồn vốn ngân sách là có hạn vì vậy việc phân bổ cho các vùng sao cho hợp lý là việc khó khăn.Không thể phân bổ một cách dàn trải,và không theo định hướng phát triển của mỗi vùng.Do đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển mỗi địa phương phải có những chính sách thu hút đầu tư riêng.Tuy nhiên trong những năm gần đây,thiếu sự đồng bộ trong chính sách phát triển ở mỗi địa phương.Địa phương nào cũng muốn phát triển mà không mấy quan tâm xem đầu tư như thế nào cho phù hợp với tiềm lực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương mình.Nguồn vốn đầu tư có hạn nếu tập trung đầu tư cho địa phương này đồng nghĩa với mất cơ hội vốn đầu tư cho địa phương khác.Vì vậy phải chọn một phương án đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn.
Sự chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội là hết sức cần thiết.Cần có sự liên kết giữa các địa phương vùng miền trong cả nước để hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cao hơn.Tránh sự trùng lặp nơi cần thì thiếu nơi không cần thì lại nhiều.
Phần C. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
I. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam trước đổi mới
Trước đổi mới, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong đó kinh tế quốc doanh ( các doanh nghiệp nhà nước) là chủ đạo, kinh tế tư nhân, cá thể bị kỳ thị, không được khuyến khích phát triển. Nhà nước chỉ huy nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung với những chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống. Tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường. Quan niệm rằng, để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đầu tư không dồi dào, tích lũy cho đầu tư không đáng kể (đầu tư/GDP chỉ chiếm khoảng 7-8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (chỉ 3% đến trên 3%), tuy nhiên tỷ lệ lạm phát lại rất cao, thậm trí giữa thập kỷ 80, tỷ lệ lạm phat ở mức 3 con số. Như vậy, mức tăng trưởng thực còn dừng ở mức khiêm tốn hơn nữa . Tình trạng nghèo đói bên cạnh sư bất công bằng trong xã hội đã làm phân hóa sâu sắc giữa người giàu và người nghèo. Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề về công cuộc đổi mới nền kinh tế là thực sự cấp thiết. Cuối năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đó là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, và các công cụ khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà từ đại hội IX của Đảng, đã gói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội IX của Đảng khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát cuả nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội X của Đảng đề ra nhiệm vụ “ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
II. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế Việt Nam sau Đổi mới
1.Các thành phần kinh tế Việt Nam sau đổi mới
Đại hội VI của Đảng đã quán triệt chủ trương phát triển một nền kinh tế đa thành phần dựa trên chế độ đa sở hữu.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta tồn tại đồng thời 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân, Kinh tế cá thể và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2.Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế đước đánh giá thông qua sự thay đổi cơ cấu GDP tính theo các thành phần kinh tế
Nhìn chung, giai đoạn 1995-2007, Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực theo hướng: thu hẹp tỷ trọng của khu vực nhà nước và tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong nội bộ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tỷ lệ đóng góp của kinh tế tư nhân tăng trong khi 2 thành phần phần còn lại giảm. Đây là xu hướng tích cực theo chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham vào nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy những mức độ chuyển đổi của ta còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.Tỷ trọng của thành phần kinh tế cá thể còn rất lớn. Cụ thể trong từng phân đoạn như sau:
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (tính theo giá thực tế)
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Năm
Tổng số
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
1995
40.18
53.52
10.06
7.44
36.02
6.03
1996
39.93
52.68
10.03
7.40
35.25
7.39
1997
40.48
50.45
8.91
7.22
34.32
9.07
1998
40.00
49.98
8.90
7.24
33.83
10.03
1999
38.74
49.03
8.84
7.26
32.93
12.24
2000
38.52
49.03
8.58
7.31
32.31
13.28
2001
38.40
47.84
8.06
7.95
31.84
13.76
2002
38.38
47.86
7.99
8.30
31.57
13.76
2003
39.08
46.45
7.49
8.23
30.73
14.47
2004
39.10
45.77
7.09
8.49
30.19
15.13
2005
38.40
45.61
6.81
8.89
29.91
15.99
2006
37.39
45.63
6.53
9.41
29.69
16.98
2007
36.43
45.91
6.19
10.11
29.61
17.66
Tốc độ gia tăng GDP tính theo thành phần kinh tế(tính theo giá so sánh 1994)
Năm
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1995
9.42
8.87
4.48
10.50
9.78
14.98
1996
11.28
6.60
3.56
10.62
6.58
19.41
1997
9.67
5.18
2.64
6.15
5.63
20.76
1998
5.56
3.77
3.50
5.74
3.40
19.10
1999
2.55
4.24
6.04
4.89
3.63
17.56
2000
7.72
5.04
5.46
9.70
3.88
11.44
2001
7.44
6.36
3.24
13.43
5.49
7.21
2002
7.11
7.04
4.91
12.92
6.07
7.16
2003
7.65
6.36
3.43
10.20
6.06
10.52
2004
7.75
6.95
3.83
12.30
6.21
11.51
2005
7.37
8.21
3.98
14.01
7.49
13.22
2006
6.17
8.44
3.51
14.85
7.56
14.33
2007
6.02
9.39
3.47
16.85
8.19
12.81
(nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
Giai đoạn 1995-1999: Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế diễn ra nhanh do những tác động mạnh mẽ của các chính sách đổi mới đất nước. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao. Nhưng năm 1999 tỷ trọng của khu vực này đã giảm 1.44% so với năm 1995. Trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế cá thể giảm mạnh; từ 36.02% năm 1995 xuống còn 32.93% năm 1999 (giảm 3.09 %). Cho thấy tính chất manh mún, nhỏ lẻ của nền kinh tế giảm đi nhanh chóng trong giai đoạn này. Kinh tế tập thể giảm 1.22% (10.06% năm 1995 xuống còn 8.84% năm 1999). Tuy nhiên thành phần kinh tế tư nhân trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng thấp hơn 2 thành phần còn lại thậm chí còn có xu hướng giảm (mặc dù giảm nhẹ: 0.18% trong 5 năm). Điều đó cho thấy giai đoạn này kinh tế tư nhân chưa thực sự được tạo điều kiện để phát triển. Đặc biệt phải nói đến trong giai đoạn này là sự chuyển mình mạnh mẽ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ trong 5 năm, tỷ trọng GDP của khu vực này đã tăng lên hơn 2 lần. Đây là do tác động rất tích cực của Luật đầu tư nước ngoài (1987).
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không thể hiện một xu hướng nhất định do những biến động của điều kiện kinh tế xã hôi trong nước và quốc tế. Trong nửa đầu của giai đoạn này tốc độ gia tăng GDP của 2 khu vực này ở rất mức cao. Nhưng đến 2 năm 1998,1999,tình hình tăng trưởng có dấu hiệu chững lại một cách rõ rệt. Đặc biệt khu vực nhà nước GDP vào năm 1999 chỉ tăng 2.55% so với năm trước. Riêng khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhìn chung tốc độ gia tăng GDP chậm dần qua các năm. Nguyên nhân là do sau khủng hoảng kinh tế Đông Á, tuy không chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp song chính phủ nhấn mạnh sự ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng,với phương châm “chậm mà chắc”. Chính phủ tiếp tục quản lý các lĩnh vực chính của nên kinh tế như hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng rất cao (luôn ở mức 2 con số).
Giai đoạn 2000-2005: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra giữa khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP. Năm 2005 tỉ trọng GDP của khu vực nhà nước rất ít thay đổi, chỉ giảm 0.1% so với năm 2000. Trong khi đó khu vực ngoài nhà nước giảm từ 49.03% năm 2000 xuống còn 45.61% năm 2005(giảm 3.42%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vị thế,vai trò trong nền kinh tế khi tỉ trọng liên tục tăng qua từng năm. Kết quả là sau 5 năm tỉ trọng của khu vực này đã tăng 2.71%. Một nét tích cực nữa là trong bản thân khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có sự thay đổi. Kinh tế tư nhân bắt đầu có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong khi 2 thành phần còn lại tiếp tục giảm mạnh. Kinh tế cá thể vẫn là khu vực có mức giảm mạnh nhất(2.4%).
Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này của tất cả các thành phần nhìn chung đều tăng. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh nhất. So với giai đoạn trước tốc độ ổn định hơn.
Giai đoạn 2006-2007: Đây là 2 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 (2006-2010). Nhìn chung có thể thấy những dấu hiệu tích cực hơn của việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước năm 2007 (theo ước tính)giảm 1.97% so với năm 2005(nhiều hơn mức giảm của cả giai đoạn trước ). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đà phát triển của giai đoạn trước, tỉ trọng vẫn liên tục gia tăng qua 2 năm. Tỉ trọng của khu vực tư nhân lần đầu tiên đạt mức 2 con số. Luật doanh nghiệp 2005 bắt đầu phát huy hiệu lực mang lại nhiều bứt phá cho khu vực này.
Về tốc độ tăng trưởng, chỉ có khu vực ngoài nhà nước giữ được nhịp độ tăng qua 2 năm. Khu vực nhà nước, tốc độ tăng GDP 2 năm đều giảm. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007, tốc độ tăng cũng chậm lại.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo các thành phần kinh tế
Nhìn chung, nếu xét trên cả giai đoạn nghiên cứu, có thể thấy sau đổi mới cơ cấu đầu tư xét theo thành phần kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến đúng hướng theo chủ trương của Đảng và nhà nước:khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, động viên mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội.Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước giảm, đồng thời tỷ trọng của 2 khu vực còn lại tăng.Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu phát triển của đất nước.Có thể phân tích cụ thể điều đó thong qua việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu là cơ cấu vốn đầu tư và tốc độ gia tăng vốn đầu tư đối với mỗi thành phần kinh tế qua từng giai đoạn phát triển của nước ta.
Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
Đơn vị:%
Năm
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng
vốn ngân sách nhà nước
Vốn vay
vốn của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác
1995
42.03
18.74
8.37
14.92
27.61
30.37
1996
49.08
22.36
9.47
17.24
24.94
25.97
1997
49.43
21.75
11.72
15.96
22.61
27.96
1998
55.52
22.45
15.71
17.36
23.73
20.75
1999
58.67
24.21
18.83
15.63
24.05
17.28
2000
59.14
25.80
18.37
14.97
22.88
17.97
2001
59.81
26.74
16.85
16.22
22.59
17.60
2002
57.33
25.09
17.46
14.78
25.29
17.38
2003
52.90
23.82
16.30
12.78
31.09
16.01
2004
48.06
23.79
12.25
12.03
37.73
14.21
2005
47.11
25.63
10.48
11.00
38.00
14.89
2006
45.74
24.76
9.14
11.84
38.05
16.21
2007
39.89
20.36
7.86
11.67
35.33
24.78
(nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
Năm
Tốc độ phát triển của vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1995
11.9
11.8
5.0
19.0
1996
14.9
34.2
3.8
-1.7
1997
19.2
20.1
8.1
28.3
1998
2.6
15.3
7.8
-23.8
1999
9.8
16.0
11.2
-8.5
2000
15.3
16.2
9.7
19.9
2001
12.5
13.7
11.0
10.2
2002
14.3
12.0
20.2
14.9
2003
12.7
10.1
21.9
8.8
2004
13.5
10.1
25.0
7.7
2005
13.0
9.6
17.4
16.9
2006
13.7
9.9
16.0
22.0
2007
25.8
7.3
17.4
93.2
Giai đoạn 1995-2000: Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước tăng nhanh (từ 42.03% năm 1995 lên 59.14% năm 2000.Trong đó, tỷ trọng vốn vay của khu vực này tăng rất nhanh, từ 8.37% (1995) lên 18.37% năm 2000, chiếm gần 1/5 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và lớn hơn tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó tỷ trọng của 2 khu vực còn lại giảm:khu vực ngoài nhà nước giảm 4.37%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh 12.4%. Nếu xét ở khía cạnh tốc độ tăng trưởng có thể giải thích rõ hơn điều này. Thứ nhất, về giá trị tuyệt đối, thành phần kinh tế nhà nước có xuất phát điểm lớn hơn hẳn 2 thành phần còn lại. Mặt khác, trong thời kì này lại có tốc độ phát triển nhanh và ổn định hơn. Ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHOM 6 chuyen dich co cau.doc
- slide.in.ppt