Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ

Hoạt động thanh toán quốc tế có mối quan hệ mật thiết với hoạt động TTXNK, góp

phần thúc đẩy hoạt động TTXNK phát triển. Do đó, để có thể phát triển hoạt động

TTXNK, trước hết EIB Cần Thơ cần có những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt

động thanh toán quốc tế phát triển.

Trước hết, ngân hàng cần tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng: tư vấn là

một công cụ hữu hiệu để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng. Vì thế ngân hàng

cần tạo ấn tượng riêng biệt cho mình bằng cách tư vấn tận tình hơn nữa cho khách hàng

trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp cảm thấy yên tâm hơn

trong quá trình giao thương với các đối tác nước ngoài và ngân hàng sẽ xây dựng được

niềm tin cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi các nhân

viên của ngân hàng phải có trình độ cao do đó ngân hàng cần phải thường xuyên tổ chức

các lớp tập huấn để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức thanh toán quốc tế cho nhân viên

của mình

pdf109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi trên sổ tiết kiệm của mình thông qua sử dụng sản phẩm “thấu chi tài khoản cá nhân” như một tiện ích gia tăng. Ngoài ra, ngân hàng còn tổ chức nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng như: gửi tiền trúng tiền, … đã thu hút được nhiều khách hàng tham dự. Với những biện pháp trên thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất khả quan, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế mà không cần nhiều từ nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi của dân cư luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 tăng 162,23% so với năm 2006, còn năm 2008 tăng 46,35% so với năm 2007. Điều này cho thấy khối khách hàng cá nhân của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao. Nhờ vào sự chủ động tiếp thị những khách hàng có tiềm năng về tiền gửi, đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng phong cách phục vụ và chế độ ưu đãi đặc biệt. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng; sự biến động về lãi suất lớn, lãi suất tiền gửi cao; sự biến động bất thường của thị trường bất động sản; sự lên xuống của giá ngoại tệ… là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế năm 2007 tăng khá cao, tăng đến 154,79% (đạt 343.294 triệu đồng), cho thấy ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại giảm mạnh so với năm 2007, giảm tới 4,43% (chỉ đạt 358.511 triệu đồng) nguyên nhân là do Eximbank là một ngân hàng có uy tín và tiềm lực mạnh nên nguồn vốn có thể huy động nhiều từ Hội sở vì thế mà ngân hàng không cần tăng lãi suất để huy động vốn mà vẫn cân đối được luồng tiền. Trong khi đó, các ngân hàng khác trong khu vực thiếu vốn vì vậy họ GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang36 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. chấp nhận lỗ để huy động vốn với lãi suất cao do đó luồng tiền gửi của Eximbank bị chuyển vào các ngân hàng đối thủ cạnh tranh có lãi suất cao hơn như: NH Nông Nghiệp, NH Đông Á… Nhìn chung thì nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng vẫn tăng qua 3 năm 2006 – 2008, mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu là nhờ ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn như: sử dụng biên độ cho phép để thương lượng với khách hàng có yêu cầu tăng lãi suất so với lãi suất công bố, chi thêm tiền và tặng quà ngoài lãi suất đối với một số khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân có số dư tiền gửi cao và thường xuyên chăm sóc giữ mối liên hệ thân thiết với khách hàng. - Về vốn điều chuyển: Hầu hết tất cả Ngân hàng chi nhánh không riêng gì EXIMBANK Cần Thơ nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển là vốn mà ngân hàng Hội sở chuyển xuống cho các ngân hàng chi nhánh trong cùng hệ thống của mình nhằm giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn cung cấp cho khách hàng. Nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Nhận thức được điều này, EXIMBANK Cần Thơ đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường công tác huy động vốn nhằm giảm dần tỷ trọng của vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và đã thu được kết quả rất tốt. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là 27,62%, năm 2007 là 12,79% và năm 2008 đạt kết quả tốt nhất là 0%. Việc giảm nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở là do nguồn huy động tại chổ qua các năm tăng khá cao đã đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Đặc biệt trong năm 2008 để hạn chế lạm phát thì nhà nước đưa ra chính sách lãi suất cao nhằm hạn chế vay vốn nên chi nhánh không cần nhiều vốn điều chuyển từ hội sở. Tóm lại, vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, trong xu thế GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang37 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao giá trị nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời cho người dân cũng như cho toàn xã hội. - Về vốn khác: các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn khác là các khoản vốn ngân hàng tạm giữ lại trong thanh toán, các khoản phải trả, vốn thừa chưa xử lý… 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Vốn khác Vốn huy động Vốn điều chuyển Biểu đồ 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA EXIMBANK - CẦN THƠ. 3.3.2. Phân tích tình hình cho vay và thu nợ của Ngân Hàng qua 3 năm. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng ngân hàng trở thành nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế địa phương phát triển. Do có vai trò quan trọng như vậy nên ngân hàng EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ đã tích cực mở rộng, phát triển một cách đa dạng và linh hoạt các hoạt động tín dụng với những sản phẩm cho vay hiệu quả hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể,… ở nhiều ngành nghề khác nhau: sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, tiêu dùng, buôn bán nhỏ,… Từ năm 2006 đến năm 2008, hoạt động tín dụng của ngân hàng có những thay đổi đáng kể, được thể hiện ở bảng 2: GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang38 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ Đvt: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Tín Dụng ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ) GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % 1. DSCV 1.594.740 100,0 6.626.405 100,0 7.918.451 100,0 5.031.665 315,52 1.292.046 19,5 - Ngắn hạn 1.546.666 96,99 6.456.602 97,44 7.807.420 98,6 4.909.936 317,45 1.350.818 20,92 - Trung & dài hạn 48.074 3,01 169.803 2,56 111.031 1,4 121.729 253,21 -58.772 -34,61 2. DSTN 1.416.774 100,0 6.126.806 100,0 7.861.350 100,0 4.712.032 332,59 1.734.544 28,31 - Ngắn hạn 1.374.693 97,03 6.017.750 98,22 7.721.252 98,22 4.643.057 337,75 1.703.502 28,31 - Trung & dài hạn 42.081 2,97 109.056 1,78 140.098 1,78 66.975 159,16 31.042 28,46 3. Dư nợ 493.385 100,0 991.420 100,0 1.095.639 100,0 498.035 100,94 104.219 10,51 - Ngắn hạn 410.853 83,27 859.922 86,74 964.263 88,01 449.069 109,30 104.341 12,13 - Trung & dài hạn 82.532 16,73 131.498 13,26 131.376 11,99 48.966 59,33 -122 -0,09 4. Nợ quá hạn 21.129 100,0 18.347 100,0 64.378 100,0 -2.782 -13,17 46.031 250,89 - Ngắn hạn 2.454 11,61 1.030 5,61 43.159 67,04 -1.424 -58,03 42.129 4.090,19 - Trung & dài hạn 18.675 88,39 17.317 94,39 21.219 32,96 -1.358 -7,27 3.902 22,53 39 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ Kết quả số liệu ở bảng 2 cho thấy, tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm phát triển tốt. Do nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và việc mở rộng cho vay, không ngừng thu hút khách hàng của ngân hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng để giao dịch và xin vay vốn. Ngoài doanh nghiệp, EXIMBANK Cần Thơ còn cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Thêm vào đó, EXIMBANK Cần Thơ đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh nên doanh số cho vay của EXIMBANK Cần Thơ qua 3 năm đã tăng nhanh nhưng không đều. Cụ thể: - Về doanh số cho vay: Cho vay là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một lượng tiền để khách hàng sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi theo một thời gian nhất định. Doanh số cho vay là tổng lượng tín dụng mà ngân hàng chi ra để cung cấp cho khách hàng đến xin vay. Doanh số cho vay cao tức là hoạt động tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại. Doanh số cho vay của ngân hàng ở bảng 2 cho thấy năm 2007 là 6.626.405 triệu đồng, tăng 5.031.665 triệu đồng, tức tăng 315,52% so với 2006. Sự tăng trưởng nhảy vọt này là do năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta nhận được các ưu đãi khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, đặc biệt chúng ta không còn bị hạn chế về số lượng khi xuất khẩu vào các thị trường lớn trên Thế giới. Do đó, ở vùng ĐBSCL phong trào nuôi cá tra, cá basa xuất khẩu nở rộ từ đó làm nảy sinh nhu cầu vay vốn để đào ao nuôi cá, thành lập công ty xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đây là giai đoạn nền kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh, đời sống người dân được nâng cao làm sức mua của thị trường tăng lên đã tạo ra một thị trường rất hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh, từ đó nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao. Đó là chưa tính đến một lượng lớn các hộ kinh doanh gia nhập ngành, làm cho nhu cầu vay vốn tăng mạnh. Nắm bắt được xu hướng thị trường, EXIMBANK Cần Thơ đã tích cực hơn trong việc khai thác thị trường bằng việc tung ra nhiều sản phẩm tiện ích hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Nhưng bước qua năm 2008 thì doanh số cho vay có sự chững lại, chỉ đạt 7.918.451 triệu đồng, tăng 1.292.046 triệu đồng, tức là tăng 19,5% so với năm 2007 do khủng hoảng tài GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang40 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. chính Thế Giới đã ảnh hưởng gián tiếp đến Việt Nam, để hạn chế lạm phát nhà nước đã đưa ra chính sách lãi suất cao đối với các ngân hàng. Vì vậy, hạn chế sự vay vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 95%). Điều này cho thấy hướng phát vay của ngân hàng như hiện nay là khá tốt. Vì khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay thì vòng quay vốn tín dụng sẽ nhanh hơn, ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hành nguồn vốn và chủ động trong việc ký hợp đồng cho vay mới trên cơ sở tính toán vòng quay vốn để thu hồi nợ và phát vay. Cho vay ngắn hạn là việc ngân hàng bổ sung vốn tạm thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cho mục đích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình trong vòng một năm. Đây là loại hình cho vay ít rủi ro và khả năng quay vòng vốn nhanh. Nền kinh tế trong nước từ khi gia nhập WTO có nhiều thay đổi, khi kinh tế thế giới tràn sang Việt Nam thì hàng loạt những tiến bộ theo sau đòi hỏi các doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế phải chạy theo để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cần phải mở rộng vi mô kinh doanh, đầu tư thêm trang thiết bị, dây truyền sản xuất, cơ sở hạ tầng,… Vì thế mà tín dụng trung và dài hạn năm 2007 tăng lên. Nhưng ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như năm 2008 thì ít có doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào mạo hiểm để mở rộng hay đầu tư thêm trong sự biến động của thị trường đầy rủi ro, thêm một lý do khác nữa là sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình thường và cho vay tài trợ xuất khẩu không nhiều, do đó không hấp dẫn được doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cho vay dài hạn của năm 2008 chỉ đạt 111.031 triệu đồng, giảm 58.772 triệu đồng, tức là giảm 34,61% so với năm 2007. - Về doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay là sự tăng lên của doanh số thu nợ. Thu nợ năm 2007 là 6.126.806 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 4.712.032 triệu đồng tức tăng 332,59%. Đặc biệt, mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn của năm 2008 giảm nhưng thu nợ của thành phần này lại tăng là do tình hình cho vay trung và dài hạn của năm 2007 cao. Cụ thể là đạt 140.098 triệu đồng, tăng 31.042 triệu đồng, tức là tăng GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang41 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. 28,46% so với năm 2007. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay đã cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng có hiệu quả cao. Đồng thời còn phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả nên họ có thể trả nợ cho ngân hàng. - Về dư nợ: trong 3 năm qua thì doanh số dư nợ có sự biến động như sau: năm 2007 đạt 991.420 triệu đồng, tăng 498.035 triệu đồng, tức là tăng 100,94% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này số lượng tín dụng ngắn hạn tăng lên, những khoản tiền đó chưa đến hạn thu hồi. Nhưng đến năm 2008 thì doanh số dư nợ có sự chững lại tăng chậm chỉ đạt 1.095.639 triệu đồng, tăng 104.219 triệu đồng, tức chỉ tăng 10,51% so với năm 2007. Đặc biệt là dư nợ trung và dài hạn trong năm nay có sự giảm xuống 0,09% so với năm trước. Sự giảm mạnh về doanh số dư nợ trong năm qua là do một số nguyên nhân sau: + Giảm dư nợ của doanh nghiệp tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá.  Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực theo hợp đồng Chính Phủ đã thực hiện xong, tiền về tất toán nợ trong năm 2008. hiện vẫn chưa được phân chỉ tiêu mới, trong khi việc xuất khẩu gạo theo hợp đồng thương mại gặp nhiều khó khăn do bị khống chế giá sàn.  Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản rất khó tìm đầu ra do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.  Thời điểm cuối năm, tỷ giá USD biến động tăng mạnh, trong khi chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình thường và cho vay tài trợ xuất khẩu không nhiều, do đó không hấp dẫn được doanh nghiệp. + Mặc dù lãi suất cho vay những tháng cuối năm có giảm, song lãi suất của EIB vẫn không cạnh tranh được với một số Ngân hàng như: NH đầu tư, NH Nông Nghiệp, NH Vietcombank nên khó phát triển khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ Nhưng nhìn chung thì dư nợ trong 3 năm qua vẫn tăng. Nếu xét với doanh số cho vay đã tăng thì những khoản dư nợ trên tăng là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý. GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang42 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. - Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng sử dụng vốn vay của Ngân hàng, nó cho biết các khoản tiền đến hạn mà Ngân hàng phải thu hồi do khách hàng không có khả năng chi trả. Do đó, chỉ tiêu này càng thấp càng thể hiện hiệu quả của công tác thẩm định khách hàng và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ quan tâm nên các cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng theo dõi chặt chẽ và tích cực đôn đốc các khoản nợ nhờ vậy mà nợ quá hạn năm 2007 có sự giảm sút tuy không đáng kể chỉ còn 18.347 triệu đồng, giảm 13,17% so với năm 2006. tuy nhiên đến năm 2008 thì nợ quá hạn tăng cao là 64.378 triệu đồng, tăng 250,89% so với năm 2007 do tình hình đóng băng của bất động sản, khách hàng không bán được tài sản để trả nợ ngân hàng. Mặc dù vậy, các khoản nợ quá hạn đều có tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi vốn. 0 2000 4000 6000 8000 10000 2006 2007 2008 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay Nợ quá hạn BIỂU ĐỒ 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA EXIMBANK CẦN THƠ Nhìn chung qua 3 năm, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã thu được những kết quả khả quan. Mặc dù trong điều kiện nhiều rủi ro như năm qua nhưng tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ ngày càng phát huy tốt lợi thế cạnh tranh, không ngừng cải tiến phát triển GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang43 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. nghiệp vụ, công tác tiếp thị khách hàng thu được hiệu quả cao nên được sự tín nhiệm của khách hàng. 3.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Để hoạt động có hiệu quả trước hết ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng TMCP EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và Ban lãnh đạo, hoạt động kinh doanh trong ba năm qua tại chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Tổng doanh thu 59.548 134.232 316.843 134.232 225,42 182.611 136,04 Tổng chi phí 51.645 114.901 286.586 63.256 122,48 171.685 149,42 Lợi nhuận 7.903 19.331 30.257 11.428 144,60 10.926 56,52 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP EXIMBANK Cần Thơ) Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng thu nhập của EXIMBANK Cần Thơ qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 134.232 triệu đồng, tăng 134.232 triệu đồng (tức tăng 225,42%) so với năm trước. Với kết quả này là nhờ vào sự phấn đấu không ngừng của toàn thể chi nhánh, đặc biệt là do sự lãnh đạo của ban giám đốc và các chính sách phù hợp giúp chi nhánh đạt được những kết quả đáng kể. Ngoài ra, tình hình kinh tế phát GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang44 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. triển trong năm tạo điều kiện cho hoạt động vay và cho vay của ngân hàng có hiệu quả hơn. Năm 2007 các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hầu hết đều có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường đầu tư thì nhu cầu về vốn tăng cao, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao làm cho lãi thu từ hoạt động này tăng mạnh đồng thời phát triển các loại thẻ trong nước và quốc tế… Đến năm 2008, tổng doanh thu đã lên đến 316.843 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 182.611 triệu đồng, tốc độ tăng là 136,04% chủ yếu thu nhập từ thu lãi cho vay và lãi tiền gửi do lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng, cùng với chương trình tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng dư nợ. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận BIỂU ĐỒ 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ Biểu đồ trên cho thấy lợi nhuận của EXIMBANK Cần Thơ không ngừng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch đã làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng nên tổng thu nhập của Ngân hàng tăng theo. Các khoản thu của ngân hàng từ nhiều hoạt động như thu phí bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,... trong đó thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt trong năm 2008, lợi nhuận tăng cao rõ rệt đạt 30.257 triệu đồng tăng 56,52% so với năm 2007 là do tỷ giá ngoại tệ, vàng trong những tháng đầu năm biến động mạnh, chênh lệch giá mua và giá bán lớn nên lợi nhuận GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang45 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. tăng. Ngoài ra do doanh số mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp tham gia chương trình tài trợ xuất nhập khẩu cao. Qua biểu đồ 4 ta thấy cùng với sự tăng lên của doanh thu là sự gia tăng chi phí. Chi phí tăng với tốc độ chậm hơn doanh thu đã làm lợi nhuận tăng cao với tốc độ nhanh hơn doanh thu và chi phí. Năm 2007, doanh thu của ngân hàng tăng khá cao, tăng đến 225,42% so với năm 2006 thì chi phí không tăng đáng kể, tăng 122,48% nên làm lợi nhuận tăng đến 144,60%. Bước sang năm 2008, doanh thu của ngân hàng chỉ tăng 136,04% so với năm 2007 nhưng trong khi đó chi phí đã tăng đến 149,42% và lợi nhuận trong năm này chỉ tăng 56,52%. Chi phí tăng là do ngân hàng đầu tư cho việc quảng bá, củng cố cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tư vào việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại ở các phòng giao dịch trên địa bàn và chi nhánh nhằm nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng. Do yếu tố từ thị trường như: nền kinh tế lạm phát nên lãi suất thị trường cao, mà vốn huy động trong năm 2008 tăng 31% so với năm 2007, vì vậy mà việc trả lãi vốn điều chuyển tăng do chi nhánh nhận vốn từ Hội sở theo chương trình tài trợ xuất nhập khẩu; mặc khác lạm phát làm biến động về tỷ giá ngoại tệ, vàng rất lớn nên chi phí tăng cao. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng vào những dịp kỷ niệm đặc biệt như tặng quà cho khách hàng vào ngày sinh nhật, lễ tết... Sự gia tăng của chi phí bên cạnh sự gia tăng của thu nhập chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng thu hút khách hàng và ngày càng tạo được lòng tin vững chắc của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn chi trả cho các hoạt động khác nhằm duy trì sự tồn tại của mình như: tiền lương, thuế, chi phí khấu hao, chi dự phòng rủi ro... 3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA EXIMBANK - CẦN THƠ. 1.4.2. Thuận lợi. Ngân hàng EXIMBANK - Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, trụ sở và cơ sở vật chất của chi nhánh hiện đại và tiện nghi, phòng ốc rộng rãi thông thoáng hơn so với các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng, nhất là những khách hàng có nhu cầu gửi tiền. GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang46 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh thuờng xuyên đuợc sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc, sự hỗ trợ về mọi mặt từ hội sở chính. Có quan hệ rộng rãi trong thanh toán với các Ngân hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín trên thị trường nên đã thu hút được nhiều khách hàng thanh toán, chuyển tiền qua Ngân hàng Tập thể cán bộ công nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, nhiệt tình và năng động trong công việc. Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng. Vai trò, uy tín của Ngân hàng từng bước được nâng cao, đi đôi cùng với hiệu quả hoạt động, nên đã tranh thủ được tín nhiệm, niềm tin, sự hậu thuẩn quý báu của cấp ủy, chính quyền và các ngành ở địa phương, giúp cho hoạt động của Ngân hàng luôn thuận lợi. 2.4.2. Khó khăn. Tình hình kinh tế quốc tế và trong nuớc diễn biến phức tạp. Giá vàng, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón…liên tục tăng. Giá USD liên tục giảm đã làm cho nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái. Việc ngân hàng nhà nuớc ra quyết định hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản đã làm cho thị truờng bất động sản trở nên trầm lắng, qua đó cũng gây ảnh huởng nhất định đến hoạt động ngân hàng. Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch chưa hợp lý, tăng truởng còn thấp hơn tiềm năng thực tế. Khủng hoảng tài chính thế giới đã làm một số ngành xuất khẩu khó khăn như: thuỷ sản, may mặc, giày da… Các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn không ngừng mở rộng mạng luới, tăng cuờng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và các tiện ích dịch vụ ngân hàng nên áp lực cạnh tranh giữa các Tổ Chức Tín Dụng ngày càng gay gắt. Hoạt động marketing chưa đủ mạnh: việc khuyến mãi trong hoạt động huy động vốn khá thực tế (bằng tiền và tăng lãi suất huy động đúng đối tượng), tuy nhiên còn hạn GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Phạm Thị Phuơng Giang47 Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ. chế ở công tác tuyên truyền, giới thiệu về ngân hàng và chính sách của ngân hàng chưa tốt. 3.5. ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Định hướng chiến lược phát triển chung của ngân hàng Eximbank là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng EXIMBANK Chi nhánh Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan