Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông Tổng công ty thép Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện

Lời mở đầu 1

Chương I. Một số cơ sở phương pháp luận về phân tích hiệu quả kinh doanh 3

I- Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh. 3

1- Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 3

2- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3

2.1- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả - điều kiện sống còn của các doanh nghiệp. 4

2.2- Hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị. 4

3- Phân loại hiệu quả kinh doanh. 5

3.1- Hiệu quả kinh tế xã hội. 5

3.2- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận 5

3.3- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn 6

II- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 6

1- Nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. 6

1.1- Nhân tố quản trị doanh nghiệp. 6

1.2- Trình độ phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. 7

1.3- Lực lượng lao dộng. 8

1.4- Vốn kinh doanh. 8

2- Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 8

2.1- Môi trường chính trị – luật pháp. 8

2.2- Môi trường kinh tế. 9

2. 3- Thị trường cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh. 9

III- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. 10

1- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 10

2- Các chỉ tiêu bộ phận. 11

2.1- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: 11

2.2- Chỉ tiêu hiệu quả lao động: 12

3- Các chỉ tiêu xã hội. 12

IV- Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 13

1- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. 13

2- Tăng cường chiến lược kinh doanh. 14

3- Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. 14

4- Tổ chức tốt công tác quản trị. 15

5- Tăng cường mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội. 15

Chương II. Giới thiệu Tổng quan về ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam (VSC). 16

I- Tổng quan về ngành thép việt nam. 16

1- Quá trình phát triển ngành thép. 16

2- Tình hình cung cầu các sản phẩm thép. 18

2.1- Quy mô sản xuất thép trong nước: 18

2.2- Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép. 19

2.3- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thép. 20

3- Dự báo phát triển ngành thép Việt Nam. 21

II- giới thiệu chung về tổng công ty thép việt nam. 23

1- Một vài nét về Tổng công ty thép Việt Nam: 23

2- Chức năng nhiệm vụ, các mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 24

2.1- Chức năng nhiệm vụ. 24

2.2- Các mặt hàng kinh doanh chính của Tổng công ty. 25

3- Bộ máy tổ chức ở Tổng công ty Thép Việt Nam. 27

Chương III: thực trạng hiệu quả kinh doanh khối lưu thông tổng công ty thép việt nam. 30

I- Tiềm lực kinh doanh của khối lưu thông Tổng công ty thép Việt Nam. 30

1- Đặc điểm về vốn và tài sản. 30

1.1- Nguồn vốn sản xuất kinh doanh: 30

1.2- Cơ cấu tài sản: 31

1.3- Cơ cấu vốn lưu động: 31

2- Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ KD. 33

3- Tình hình nhân sự. 34

4- Mạng lưới tổ chức kinh doanh. 35

II- Kết quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông VSC qua các năm. 37

1- Tình hình hoạt động kinh doanh các sản phẩm kim khí chính . 37

2- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông VSC. 41

III- Phân tích Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khối lưu thông VSC. 44

1- Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các yếu tố đầu vào. 44

1.1- Hiệu quả sử dụng lao động. 44

1.2- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 47

1.3- Hiệu quả quá trình kinh doanh: 50

2- Phân tích hiệu quả hệ thống các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 51

2.1- Nhóm chỉ tiêu về khă năng thanh toán. 51

2.2- Nhóm chỉ tiêu về đầu tư và kết cấu vốn: 54

2.3- Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động. 56

2.4- Nhóm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 59

III- Đánh giá chung về thực trạng kinh doanh. 61

1- Đánh giá khả năng cạnh tranh với khối KD thép ngoài VSC. 61

2- Kết luận và đánh giá chung về khối lưu thông VSC. 63

2.1- Ưu điểm và tồn tại. 63

2.2- Nguyên nhân của những tồn tại: 65

Chương IV. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao HQKD của Tổng công ty thép Việt Nam. 67

I- Định hướng phát triển của Tổng cổng ty Thép Việt Nam. 67

1- Nguyên tắc mục tiêu của tổ chức kinh doanh thép. 67

1.1- Nguyên tắc. 67

1.2- Mục tiêu tổ chức kinh doanh thép. 67

2- Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2003. 68

II- Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKD. 69

1- Đổi mới cơ chế và phương thức mua bán hàng. 69

1.1- Cơ chế và phương thức mua bán hàng trong kinh doanh thép nội: 69

1.2- Cơ chế và phương thức mua bán hàng trong kinh doanh thép nhập khẩu. 72

2- Giải pháp để tăng cường và phát triển kênh tiêu thụ. 73

3- Phát triển quản lý, đào tạo nguồn nhân lực. 74

4- Tăng chất lượng dịch vụ và khả năng sinh lời trong KD. 75

5- Giải pháp thu thập, xử lý và trao đổi thông tin. 76

6- Đầu tư tăng cường năng lực cạnh tranh. 76

III- Một số kiến nghị với nhà nước. 77

Kết luận 78

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông Tổng công ty thép Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hút khách hàng chưa thực sự được chú trọng. Giao dịch buôn bán hàng hoá được thực hiện chủ yếu bằng cách gặp trực tiếp hoặc bằng các phương tiện viễn thông như FAX, điện thoại. Các Công ty đang nghiên cứu triển khai nối mạng vi tính toàn công ty để tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh. Ngoài số vốn lưu động, nhà nước còn giao cho khối lưu thông VSC quản lý một số lượng lớn tài sản kho bãi và các cửa hàng. Tuy nhiên hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản hàng hoá và lưu thông còn lạc hậu và đã xuống cấp nhiều. Lao động thủ công bốc dỡ hàng hoá còn chiếm tỷ lệ cao. Việc bốc dỡ cơ giới hoá mới chỉ được thực hiện ở các kho bãi và cửa hàng lớn. Các đơc vị đã sử dụng một phần cơ sở hạ tầng này để đầu tư sản xuất các sản phẩm kim khí như thép cán, thép dây kéo đen, dây mạ kẽm hoặc cho thuê để tăng thêm thu nhập. Hệ thống kho bãi, các cơ sở hạ tầng khác và một số trang thiết bị chủ yếu tạo nên một tiềm lực cạnh tranh đáng kể trong các hoạt động kinh của khối lưu thông. 3- Tình hình nhân sự. Nếu như vốn và mô hình tổ chức kinh doanh có vai trò quan trọng không thể thiếu thì vấn đề nhân lực lại đóng vai trò quyết định cho kết quả thành bại của các hoạt động kinh doanh chung của khối lưu thông VSC. Bảng 4: Thống kê nguồn nhân lực của khối lưu thông VSC Năm 2001 Năm 2002 Tên đơn vị Trình độ Đại học Trình độ Trung cấp Tổng số lao động Trình độ Đại học Trình độ Trung cấp Tổng số lao động 1. CT KK Bắc Thái 55 63 155 57 62 155 2. CT KK HN 65 148 416 96 136 362 3. CT KD thép HN 147 89 426 161 80 376 4. CT KK Quảng Ninh 20 29 124 20 29 124 5. CT KK HP 80 129 462 82 124 398 6. CT KK MTrung 69 62 358 86 58 369 7. CT KK TP HCM 65 176 256 65 174 262 8. CT KDT & TBCN 50 42 231 56 53 241 Tổng số 551 748 2.428 594 716 2.287 Nguồn Tổng công ty Thép Việt Nam. Khối lưu thông của Tổng công ty có đội ngũ cán bộ đông đảo, có trình độ học vấn với 2.287 người. Số lao động có trình độ đại học chiếm 25,9% trong đó gần 70% là cử nhân kinh tế và tài chính-kế toán, số còn lại là kỹ sư các ngành kỹ thuật. Số có trình độ trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ chiếm 32,5% đã qua nhiều năm công tác trong ngành. Như vậy có thể nói khối lưu thông có nguồn nhân lực rất tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, lực lượng nhân sự này vẫn còn có những hạn chế về cách tư duy, nhận định vấn đề trong hoạt động kinh doanh không thực sự phát huy hết sức mạnh vốn có của mình. Một nguyên nhân tác động nữa là trình độ chuyên môn và năng suất lao động không đồng đều còn ở mức thấp, lợi ích của người lao động chưa được gắn kết với năng lực, khối lượng, hiệu quả và năng suất lao động. 4- Mạng lưới tổ chức kinh doanh. Khối các đơn vị lưu thông vủa Tổng công ty thép Việt Nam với hệ thống các đơn vị thành viên trực thuộc chuyên kinh doanh các sản phẩm kim khí. Để các hoạt động kinh doanh của khối lưu thông phù hợp với đặc thù của tình hình mới, VSC đã sắp xếp và kiện toàn tất cả các đơn vị kinh doanh thành 8 Công ty tại 6 địa phương: Hà Nội: 2 đơn vị; TP Hồ Chí Minh: 2 đơn vị; Hải Phòng: 1 đơn vị; Đà Nẵng: 1 đơn vị; Thái Nguyên: 1 đơn vị và Quảng Ninh: 1 đơn vị. Tuỳ theo chức năng, các đơn vị này được chia thành 2 nhóm như sau: - Hai công ty có chức năng chuyên kinh doanh kim khí là: Công ty Kim khí Hà Nội và Công ty Kim khí TP Hồ Chí Minh. Riêng Công ty Kim khí Hà Nội có môt bộ phận gia công sau cán. - Sáu công ty kết hợp kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp là Công ty Kim khí Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Thái, Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty Kim khí và vật tư Tổng hợp miền Trung và Công ty kinh doanh Thép và thiết bị Công nghiệp. Dưới các công ty có 78 đơn vị trực thuộc được tổ chức theo mô hình chi nhánh, kho, xí nghiệp, cửa hàng, khách sạn hoặc các nhà máy tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ. Các đơn vị trực thuộc các công ty phân bố tập trung ở 3 khu vực chủ yếu sau: + Khu vực Hà Nội: 25 đơn vị. + Khu vực TP Hồ Chí Minh: 19 đơn vị. + Khu vực Miền Trung: 11 đơn vị. Dưới các đơn vị này, một số công ty thành lập được 50 cửa hàng bán kim khí lẻ từ 3 đến 6 người. Các điểm bán hàng này của VSC hiện mới có ở 14/61 tỉnh thành là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và Khánh Hoà. * Mạng lưới kinh doanh: gồm các đơn vị trực thuộc có hình thức hoạt động được tổ chức theo hai dạng sau: Dạng 1: Công ty Đơn vị trực thuộc. Dạng 2: Công ty Đơn vị trực thuộc cửa hàng (quầy) bán lẻ. Dạng 1: Công ty quản lý trực tiếp các đơn vị trực thuộc theo mô hình 1 cấp. Theo mô hình này Công ty thông qua các đơn vị trực thuộc vừa bán buôn vừa bán lẻ. Những đơn hàng lớn được thực hiện ở Công ty, còn ở các đơn vị trực thuộc tăng cường khâu bán lẻ với mức độ tập trung hoá cao. Mô hình này thực sự phát huy hiệu qủa tại một số đơn vị có diện tích mặt bằng kinh doanh lớn, nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng về chủng loại và số lượng sản phẩm kim khí. Hiện nay có 5/8 Công ty tổ chức mạng lưới kinh doanh theo dạng 1 là: Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty Kim khí Hải Phòng, Công ty Kim khí Quảng Ninh, Công ty Kim khí Bắc Thái, Công ty Kinh doanh thép và Thiết bị và Công nghiệp. Dạng 2: Công ty quản lý trực tiếp các xí nghiệp, còn các xí nghiệp quản lý trực tiếp các cửa hàng bán lẻ theo mô hình 2 cấp. Ưu điểm của mô hình này là có khả năng tiếp cận trực tiếp được nhiều hơn so với thị trường, với khách hàng nhỏ để tăng được tỷ lệ bán lẻ. Tuy nhiên việc có thêm một cấp trung gian nữa làm cho công ty rất khó quản lý được thực trạng kinh doanh của đơn vị trực thuộc, trong khi bộ máy quản lý lại cồng kềnh với tỷ lệ gián tiếp cao. Ngoài ra chi phí thanh toán để thuê địa điểm kinh doanh cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí lưu thông. Hiện nay có 3 công ty kinh doanh theo dạnh 2 là: Công ty Kim khí Hà Nội, Công ty Kim khí và Vật tư Tổng hợp Miền Trung và Công ty Kim khí TP Hồ Chí Minh. II- Kết quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông VSC qua các năm. 1- Tình hình hoạt động kinh doanh các sản phẩm kim khí chính . Hoạt động kinh doanh của khối lưu thông chủ yếu thông qua việc kinh doanh các sản phẩm kim khí chính như thép xây dựng sản xuất trong nước, các sản phẩm nhập khẩu như thép tấm, thép lá, thép hình, thép ống, thép tốt và kim loại màu. Trong bảng dưới đây là kết quả tiêu thụ các nguồn cung ứng được khối lưu thông VSC kinh doanh trong 3 năm: Bảng 5: Kết quả tiêu thụ các nguồn cung ứng của Khối lưu thông VSC Chỉ tiêu Năm thực hiện So sánh 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 CL % CL % KL thép mua vào 1.036.127 1.164.600 1.148.328 128.473 12.40 -16.272 -1.40 Thép NK 543.527 638.609 595.507 95.082 17.49 -43.102 -6.75 Thép SXTN 297.560 315.504 329.200 17.944 6.03 13.696 4.34 Thép KTXH 181.270 210.487 223.621 29.217 16.12 13.134 6.24 KL thép tiêu thụ 964.388 1.220.973 1.153.200 256.585 26.61 -67.773 -5.55 Thép NK 484.633 714.986 618.379 230.353 47.53 -96.607 -13.51 Thép SXTN 298.485 295.500 311.200 -2.985 -1.00 15.700 5.31 Thép KTXH 181.270 210.487 223.621 29.217 16.12 13.134 6.24 (Đơn vị tính: Tấn) a- Nhận xét chung: Năm 2001 khối thương mại đã thực hiện mua vào 1.164.600 tấn thép các loại tăng 128.473 tấn so với năm 2000 với tỷ lệ 12,4% và tiêu thụ 1.238.013 tấn tăng 273.630 tấn (với tỷ lệ 28%). Khối lượng mua vào và bán ra của khối lưu thông tương đối lớn so với các năm trước song hiệu quả đạt thấp. Khó khăn lớn nhất của khối lưu thông khi bước vào nhiệm vụ năm 2001 là lượng hàng tồn kho rất lớn, trong đó gần 80% là thép lá, thép tấm có giá vốn cao. Tiềm ẩn lỗ trong hàng tồn kho được xác định là rất lớn. Ngay từ đầu năm, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án xử lý tiêu thụ trên cơ sở điều tiết hợp lý nhượng bán và giá bán theo thị trường trong từng thời điểm. Kết quả năm 2001 đã tiêu thụ được 136 nghìn tấn hàng tồn kho giá cao. Các công ty phấn đấu giảm mạnh tồn kho là CT KK Hà Nội, KK TP Hồ Chí Minh, KD thép và VT Hà Nội, KK Hải Phòng. Tuy nhiên năm 2001 những đơn vị này đã phải gánh chịu lỗ do thị trường hạ giá, giá bán thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng tồn kho. Sang năm 2002, Tổng công ty đã có ổn định và tăng trưởng tốt. Khối thương mại đã thực hiện mua vào 1.148.328 tấn thép các loại, giảm 16.278 tấn với tỷ lệ giảm là 1,4%. Lượng thép mua vào giảm chủ yếu do lượng thép nhập khẩu giảm, thị trường thép thế giới phục hồi về giá nên khiến nguồn nhập khẩu khan hiếm. Khối lượng thép bán ra cũng giảm, lượng tiêu thụ thép năm 2002 là 1.153.200 tấn, giảm 67.773 tấn với tỷ lệ giảm 5,55%. Riêng lượng hàng nhập khẩu tồn kho có giá vốn cao năm 2001 chuyển sang là 65.000 tấn, năm 2002 đã tiêu thụ 62.400 tấn. Do thị trường giá bán tăng nên việc tiêu thụ hàng tồn kho không lỗ lớn như dự tính đầu năm. Việc thực hiện định mức tiêu thụ tương đối tốt, hầu hết các đơn vị đều đảm bảo tồn kho dưới mức được giao. Tuy nhiên tại một số thời điểm lượng tồn kho quá mỏng nên khi thị trường có nhu cầu tiêu thụ mạnh đã không đủ lượng hàng để bán. b- Về kinh doanh thép nội: Năm 2001: Khối lưu thông đã mua vào của khối sản xuất 315.504 tấn, tăng 17.944 tấn với tỷ lệ tăng 6,03%. Việc tổ chức tiêu thụ được 295.500 tấn thép, đạt 88% kế hoạch và bằng 99% so với năm 2000. Tỷ trọng thép nội chiếm 25,4% trong tổng lượng hàng kinh doanh và chiếm 18,2% so với tổng lượng thép khối sản xuất và liên doanh bán ra trong năm. Các công ty KK Bắc Thái, KK & VTTH Miền Trung, KK Hà Nội, KD thép & VT Hà Nội, KK Tp. Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức tiêu thụ thép nội địa. Trong đó CT KK & VTTH Miền Trung có khối lượng tiêu thụ lớn nhất 99.000 tấn, chiếm 33,5% trên tổng lượng kinh doanh thép nội của khối lưu thông. So với năm 2000, năm 2001 lượng thép nội tiêu thụ của nhiều đơn vị giảm sút: CT KK Bắc Thái từ 44.000 tấn giảm xuống 34.000 tấn (giảm 24%). CT KK Hà Nội từ 48.000 tấn giảm xuống 41.000 tấn (giảm 14%). CT KK & VTTH Miền Trung từ 110.000 tấn giảm xuống 99.000 tấn (giảm 10%). Thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc phối hợp giữa CT thép Miền Nam và CT KK TP. Hồ Chí Minh trong việc mua bán phôi thép và tiêu thụ sản phẩm, CT KK TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cho CT thép Miền Nam 44.000 tấn phôi thép, tổ chức nhận lại 25.000 tấn để tiêu thụ. Thông qua hoạt động này, CT Thép Miền Nam đã giúp đỡ hỗ trợ một phần khó khăn cho CT KK TP. Hồ Chí Minh trong tình hình kinh doanh thua lỗ. Năm 2002: Khối thương mại thực hiện mua vào 329.200 tấn thép nội, tăng 13.696 tấn với tỷ lệ tăng là 4,34%. Việc tổ chức tiêu thụ cũng được tăng lên, năm 2002 đã tiêu thụ 311.200 tấn, hơn năm trước 15.700 tấn với tỷ lệ tăng 5,31% . Thép nội được chú trọng và có lượng tiêu thụ tăng do ở một số địa phương, nhu cầu tiêu thụ thép nhập khẩu không lớn nên các đơn vị thành viên coi việc kinh doanh thép nội ở đây là chính. Tỷ trọng kinh doanh thép nội của công ty Bắc Thái là 98%, của công ty Kim Khí và Vật tư tổng hợp Miền Trung là 70%, của công ty Kim khí Quảng Ninh là 40%. Hoạt động kinh doanh thép sản xuất trong nước nhìn chung đã có lãi. Tuy nhiên, tỷ trọng kinh doanh thép trong nước còn thấp chỉ chiếm 20,6% so với tổng lượng thép do các đơn vị sản xuất và liên doanh tiêu thụ trong năm 2002. Nếu so sánh những năm gần đây thì thị phần kinh doanh thép nội của khối lưu thông đã giảm dần từ 34,4% vào năm 1999, 29% vào năm 2000, năm 2001 giảm xuống 25,4% , đến năm 2002 lại trở về 29%. Để tạo điều kiện cho các đơn vị đẩy mạnh kinh doanh thép nội, Tổng công ty vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế bảo lãnh vốn cho các đơn vị lưu thông mua hàng của các nhà máy. Các công ty sản xuất và liên doanh đã áp dụng cơ chế khuyến khích cho các khách hàng tiêu thụ với khối lượng lớn. Tuy vậy, tình hình kinh doanh thép nội của các đơn vị lưu thông vẫn chưa đẩy lên được, hiệu quả đạt thấp và nợ khó đòi vẫn phát sinh dẫn đến rủi ro mất vốn do bán trả chậm tại một số đơn vị. c- Về kinh doanh thép nhập khẩu: Năm 2001: Khối lưu thông đã tổ chức nhập khẩu 638.609 tấn đạt 117% kế hoạch và tăng 17.49% so với năm 2000, trong đó là phôi thép chiếm 64,5% thép thương phẩm chiếm 35,5%. Nếu tính chung cả phần phôi thép do các đơn vị sản xuất tự nhập thì tổng lượng thép và phôi thép nhập khẩu của tổng công ty là 850.000 tấn, chiếm khoảng 23% so với tổng lượng thép và phôi thép nhập khẩu trong cả nước. Tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu có nhiều khó khăn do giá thép thế giới diễn biến phức tạp, tỷ giá USD/VNĐ tăng cao dẫn đến nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho nên số lượng thép tiêu thụ năm 2001 cao hơn lượng nhập khẩu. Và việc kinh doanh phôi thép cũng như một số lô thép tấm, thép lá nhập khẩu có giá rẻ đã hoà đồng giá, tạo ra một nguồn lãi nhất định góp phần bù đắp được một phần lỗ do tiêu thụ hàng tồn kho giá cao năm trước chuyển sang. Tuy tiêu thụ được lượng hàng nhập khẩu lớn nhưng giá thấp nên không hiệu quả. Năm 2002: Khối lượng kim khí nhập khẩu là 595.507 tấn, đạt 92% kế hoạch và bằng 93,3% so với năm 2001. Trong đó lượng phôi thép chiếm 59% và thép thương phẩm chiếm 41%. Nếu tính chung cả phần phôi thép do các đơn vị sản xuất tự nhập thì tổng lượng thép và phôi thép nhập khẩu của Tổng công ty là 884.000 tấn, chiếm khoảng 18% so tổng lượng nhập khẩu trong cả nước. Tổng lượng tiêu thụ thép nhập khẩu ít hơn nhưng vẫn phải tiêu thụ lượng hàng tồn kho nhập khẩu giá cao năm trước chuyển sang. Do sự cắt giảm sản lượng thép của các nhà sản xuất trên thế giới đã khiến nguồn nhập khẩu vào Việt Nam khan hiếm, giá thép và phôi thép nhập khẩu liên tục tăng vào cuối năm, tỷ giá ngoại tệ biến động thấp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Từ những đánh giá sơ bộ trên, có thể thấy hoạt động nhập khẩu của khối lưu thông đã cung cấp một khối lượng khá lớn phôi thép cho các nhà máy sản xuất, tạo mối quan hệ gắn kết giữa sản xuất và lưu thông, đồng thời mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị của khối lưu thông. d- Về kinh doanh hàng khai thác từ xã hội: Việc khai thác thép từ xã hội là do Tổng công ty chưa đáp ứng được hết nhu cầu mặt hàng thép tiêu thụ trong cả nước nên phải khai thác thêm từ xã hội. Năm 2001, khối lưu thông đã mua 210.500 tấn tăng 29.217 tấn (tỷ lệ tăng 16,12%) và cũng tăng nhiều so với kế hoạch. Năm 2002, lượng khai thác hàng xã hội tiếp tục tăng 13.134 tấn với tỷ lệ tăng 6,24%. Theo sự đánh giá của Tổng công ty, hàng mua khai thác phần lớn tiêu thụ nhanh và có lãi, song qua kiểm tra tại một số đơn vị cho thấy vẫn còn tình trạng hàng mua không tiêu thụ hết gây ứ đọng và lỗ vốn. Một số trường hợp báo cáo mua khai thác nhưng thực chất là ứng trước một phần vốn cho doanh nghiệp khác nhập khẩu để mua lại, do vậy hiệu quả đạt thấp. 2- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông VSC. Theo xu hướng chung của nền kinh tế mở cửa, tiến tới hội nhập, VSC cũng đã đưa ra cơ chế kinh doanh, tài chính linh hoạt nhằm phát huy quyền chủ động tối đa của các giám đốc đơn vị thành viên. Từ chỗ kinh doanh gần 100% hàng nhập khẩu với đầu mối duy nhất trên cơ quan văn phòng VSC, nay chuyển cho các đơn vị trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương nhập khẩu theo nhu cầu thị trường đã thúc đẩy tính chủ động mở rộng và tìm kiếm các bạn hàng mua và bán các sản phẩm thép trên thị trường trong và ngoài nước. Và cũng để khuyến khích tiêu thụ thép sản xuất trong nước, những năm qua Tổng công ty đã khuyến khích bằng việc giữ ổn định tỷ lệ vay vốn ở mức thấp hơn lãi suất ngân hàng 0,2%, bảo lãnh cho các đơn vị kinh doanh thép nội và cũng điều tiết sản lượng chung trong tất cả các đơn vị sản xuất. Những cơ chế kinh doanh cơ bản đã tháo gỡ được một phần khó khăn, lúng túng trong việc giữ giá thép ổn định, điều tiết cạnh tranh thị trường để các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhưng vì thế mà các đơn vị ngoài VSC dần chuyển sang đầu tư sản xuất thép làm cho lượng cung tăng mạnh trên thị trường. Để có thể hiểu rõ hơn, ta đi vào phân tích kết quả kinh doanh của khối lưu thông trong 2 năm vừa qua. Bảng 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông VSC trong 2 năm: (Đơn vị tính:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm thực hiện So sánh 2001 2002 CL % 1. Doanh thu thuần 4.415.116 4.652.098 236.982 5,37 2. Giá vốn hàng bán 4.287.817 4.504.427 216.610 5,05 3. Lãi gộp 127.299 147.671 20.372 16,00 4. CFBH và CFQLDN 105.357 129.683 24.326 23,09 5. Tỷ suất chi phí (%) 2.39 2.79 0.40 - 6. LN trước thuế 21.942 17.988 -3.954 -18,02 7. Thuế TNDN 7.021 5.756 -1.265 -18,02 8. LN sau thuế 14.921 12.232 -2.689 -18,02 9. Tỷ suất LNT/DTT (%) 0.50 0.39 -0.11 - 10. Thu nhập bình quân/người/tháng 1.382 1.754 0.372 26,92 Nguồn Tổng công ty thép Việt Nam a- Về doanh thu: Năm 2002, tổng mức doanh thu thuần đạt được là 4.652.098 triệu đồng, tăng 236.982 triệu đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,37%. Doanh thu năm 2002 tăng lên là do ảnh hưởng của giá bán các sản phẩm thép trên thị trường tăng là chủ yếu, ngoài ra còn do lượng hàng hoá sản xuất trong nước tiêu thụ tăng làm mức doanh thu tăng. Trị giá vốn của hàng bán tăng 216.610 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 5,05% nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu làm cho mức lợi nhuận gộp của năm 2002 tăng 16% so với năm 2001. b- Về chi phí: Tổng chi phí năm 2002 tăng 24.326 triệu đồng so với năm 2001, với tốc độ tăng 23,09% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 5,37% làm cho tỷ suất chi phí tăng 0,4%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng chi phí là do đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty, hầu hết việc bán hàng được tiến hành theo các thương vụ, thông qua hợp đồng tiêu thụ, thông qua việc dự thầu các công trình, dự án lớn do đó phát sinh các khoản chi phí trong giao dịch. c- Về mức lợi nhuận: Năm 2002, Khối lưu thông đạt được 17.988 triệu đồng so với năm 2001 giảm 3.954 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 18,02%. Vì mức lợi nhuận trước thuế giảm làm cho thuế thu nhập phải nộp giảm 1.265 triệu đồng. Và mức lợi nhuận sau thuế giảm 2.689 triệu đồng dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm 0,11%. Tỷ lệ lợi nhuận giảm đồng nghĩa với hiệu quả của việc tổ chức kinh doanh của Tổng công ty giảm sút. Nguyên nhân của sự giảm sút này một phần là do công tác động của giá cả, trong năm 2002 giá các sản phẩm thép trên thị trường trong nước cũng như thế giới có những biến động. Nhưng nguyên nhân chính của hiệu quả kinh doanh trong năm 2002 giảm sút là do áp dụng chính sách mua hàng theo lô lớn, giá mua cao. Lượng mua vào lớn hơn so với nhu cầu thị trường dẫn đến làm tăng khối lượng hàng hoá tồn kho. Do đó, các đơn vị để nhanh chóng thu hồi vốn đẩy mạnh bán hàng đã bán ra với mức giá thấp, tăng tỷ lệ chiết khấu khuyến khích người mua làm tăng chi phí bán hàng và giảm hiệu quả kinh doanh. Khối lưu thông cần rút kinh nghiệm từ những năm sau nên thực hiện chính sách mua hàng là mua theo nhu cầu, điều đó sẽ giảm đáng kể các khoản chi phí cho dự trữ hàng hoá, không bị tồn đọng vốn. Với một Tổng công ty được nhà nước thành lập, việc nộp ngân sách là nghĩa vụ không thể thiếu. Năm 2002, Khối thương mại đã nộp vào ngân sách nhà nước 233.432 triệu đồng, tăng hơn 30% so với năm 2001, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các khoản nộp ngân sách của từng đơn vị lưu thông được cho trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của từng đơn vị thành viên trong Khối lưu thông. Nhìn chung, trong những năm gần đây toàn Khối lưu thông kinh doanh có lãi, tuy mức lợi nhuận trong các năm có tăng giảm không ổn định. Điều này đã chứng tỏ được sự năng động, những hướng đi đúng đắn của các công ty thành viên trong khối, cũng như chứng tỏ được những nỗ lực của các nhà quản trị, cán bộ công nhân viên của Khối lưu thông. Kết quả kinh doanh tăng làm cho mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong khối có những thay đổi theo chiều hướng tốt, mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng năm 2001 là 1,382 trđ/1người, năm 2002 là 1,754 trđ/1người tăng 0,402 trđ với tỷ lệ tăng 26,92%. Đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động tập trung vào công việc hơn, hăng say hơn và vì thế năng suất lao động, hiệu quả sẽ cao hơn. III- Phân tích Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khối lưu thông VSC. 1- Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các yếu tố đầu vào. 1.1- Hiệu quả sử dụng lao động. a- Tính cạnh tranh về chi phí lao động: Tính cạnh tranh về chi phí lao động chỉ ra khả năng so sánh các đơn vị trong khối lưu thông VSC về kinh doanh ca dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Tính cạnh tranh được tính bằng: Giá trị gia tăng (lãi gộp) LCC = Chi phí lao động Bảng 7 - Tỷ suất tính cạnh tranh về chi phí lao động của khối lưu thông VSC: Tên đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Chi phí lao động Lãi gộp Tỷ suất Chi phí lao động Lãi gộp 1. CT KK Bắc Thái 1.339 4.614 3,45 1.848 6.578 3,56 2. CT KK HN 3.089 21.775 7,05 3.510 18.621 5,31 3. CT KD thép HN 3.245 29.518 9,10 3.148 26.515 8,42 4. CT KK Quảng Ninh 0.680 3.480 5,11 0.772 3.660 4,74 5. CT KK Hải Phòng 2.920 17.337 5,94 2.935 19.683 6,71 6. CT KK & VTTH MT 3.388 18.530 5,47 3.973 26.815 6,75 7. CT KK TP HCM 5.159 23.655 4,59 3.509 27.210 7,75 8. CT KD thép & TBCN 4.986 8.390 1,68 4.182 18.589 4,44 Cộng 24.805 127.299 5,13 23.876 147.671 6,18 (Đơn vị tính: Triệu đồng). Tỷ số này là một con số thuần tuý chỉ ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp về chi phí lao động. Nếu tỷ số này thấp chỉ ra chi phí lao động cao, không tương xứng với giá trị giá tăng tạo ra. Như vậy, qua bảng trên cho thấy các công ty Kim Khí Bắc Thái, Kim khí Quảng Ninh và Kinh doanh thép và Thiết bị công nghiệp có tính cạnh tranh về chi phí lao động thấp. Tại các đơn vị này, chi phí lao động được trả cao hơn mức tạo ra giá trị gia tăng của chính người lao động. Công ty Kinh doanh thép Hà Nội có tính cạnh tranh về chi phí lao động tốt nhất. b- Chi phí lao động đơn vị: Chi phí lao động đơn vị được tính bằng: Chi phí lao động LCE = x 100 Doanh thu thuần Bảng 8 - Tỷ suất chi phí lao động đơn vị của Khối lưu thông VSC: (Đơn vị tính: Triệu đồng). Tên đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Chi phí lao động Doanh thu thuần Tỷ suất Chi phí lao động Doanh thu thuần 1. CT KK Bắc Thái 1.339 246.944 0,54 1.848 319.051 0,58 2. CT KK HN 3.089 566.137 0,55 3.510 637.081 0,55 3. CT KD thép HN 3.245 849.105 0,38 3.148 611.564 0,51 4. CT KK Quảng Ninh 0.680 84.798 0,80 0.772 183.760 0,42 5. CT KK Hải Phòng 2.920 403.594 0,72 2.935 568.841 0,52 6. CT KK & VTTH MT 3.388 715.239 0,47 3.973 905.711 0,44 7. CT KK TP HCM 5.159 970.320 0,53 3.509 918.697 0,38 8. CT KD thép & TBCN 4.986 578.978 0,86 4.182 507.393 0,82 Cộng 24.805 4415.116 0,56 23.876 4652.098 0,51 Tỷ số này chỉ ra phần chi phí lao động trong tổng doanh thu. Nếu tỷ số có giá trị cao chỉ ra chi phí lao động cao. Có thể thấy Công ty Kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp có chi phí lao động cao so với doanh thu. Nguyên nhân có thể do số chi phí lao động lớn, ngoài ra do doanh thu mà đơn vị này đã thực hiện quá thấp so với yêu cầu đặt ra, cũng có thể do thu nhập của người lao động quá cao. Cần tìm những biện pháp cụ thể tại các đơn vị này, có thể là giảm biên chế, giảm số người không cần thiết phục vụ trong quá trình kinh doanh và quản trị. c- Năng suất lao động: Lao động được xem là một trong những đầu vào quan trọng nhất, vì thế năng suất lao động được sử dụng rộng rãi và nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra giá trị gia tăng hoặc tổng doanh thu của đơn vị. Thông thường năng suất lao động được tính bằng tỷ số tổng doanh thu trên tổng số lao động của đơn vị. Giá trị của tỷ số này chỉ rõ lượng doanh thu thuần được tạo ra bởi mỗi người lao động, nó chỉ ra hiệu quả hoặc khả năng của đơn vị trong việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tỷ số cao có thể phản ánh chiến lược Marketing của đơn vị tốt. Tuy nhiên nếu tỷ số này cao nhưng giá trị gia tăng lại thấp thì lại không tốt vì có thể bị lỗ do phải trả nhiều lãi vay vốn hoặc rơi vào tình trạng khách hàng nợ mà không có khả năng thanh toán. Doanh thu thuần x Lợi nhuận Lpv = Số lượng lao động x Tổng vốn lưu động bình quân Do đó để đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh, có thể sử dụng tỷ số năng suất lao động không những phụ thuộc vào doanh thu thuần, lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào tổng vốn lưu động đã sử dụng theo công thức sau: Tỷ số này phản ánh số doanh thu mỗi lao động làm ra được trong một năm nhân với tỷ suất sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra. Như vậy, năng suất lao động đánh giá theo chỉ tiêu này gắn liền với hiệu quả kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là số doanh thu của mỗi lao động đạt được. Đánh giá năng suất theo chỉ số này đồng nghĩa với hiệu quả của người lao động trong việc sử dụng đồng vốn khi kinh doanh và làm dịch vụ khác, làm sao có được lượng giá trị gia tăng cao nhất. Qua kết quả tính toán trong bảng trên có thể nói năng suất kinh doanh của Khối lưu thông đạt khá cao. Bảng 9 - Chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động của Khối lưu thông VSC: (Đơn vị tính: Triệu đồng). Tên đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0077.doc
Tài liệu liên quan