Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre

- Chi phí giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng rất cao. Năm 2004 so với 2003 tăng 62.075,8 triệu đồng. Đó là do việc công ty nuôi tôm và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty nên giá vốn hàng bán cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường. Đặc biệt là vụ kiện phá giá tôm của Mỹ, mặt hàng tôm các loại lại càng chịu ảnh hưởng hơn. Mặt khác, việc nuôi tôm lại có độ rủi ro cao. Tôm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, sâu bệnh, việc chăm sóc Muốn thu hoạch tôm có kết quả, công ty phải gia tăng chi phí thức ăn cho tôm, chế độ chăm sóc theo dõi kỹ hơn. tránh tình trạng để tôm nhiễm bệnh, tình trạng tôm ngừng phát triển. Thêm vào đó, việc khai thác, đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn hơn, di chuyển xa bờ hơn nên chịu chi phí nhiều hơn. Những nguyên nhân đó dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.

So với năm 2004, năm 2005 giá vốn hàng bán tăng 184.203,5 triệu đồng. Bên cạnh những nguyên nhân ảnh hưởng như trên, năm 2005 công ty vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, xưởng cá, nhà máy nước đá. Mặc dù nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc chế biến thủy sản là từ việc nuôi tôm của công ty nhưng chi phí giá vốn hàng bán được hạch toán độc lập. Công ty định giá bán tôm nguyên liệu trên thị trường cũng chính là giá bán tôm nguyên liệu cho nhà máy. Cho nên, giá vốn hàng bán của nhà máy chế biến cũng phụ thuộc vào sự tăng giảm của giá cả trên thị trường. Việc mở rộng qui mô nuôi trồng, nhà xưởng. cũng làm giá vốn hàng bán tăng theo. Do vậy, tương ứng với từng năm, giá vốn hàng bán cũng tăng một lượng đáng kể phù hợp qui mô hoạt động của đơn vị. Thế nhưng, công ty cần giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận hơn nữa cho công ty.

 

doc85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các năm. Công ty thu đuợc lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh mang lại. Tuy nhiên, hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng góp phần làm cho tổng lợi nhuận mỗi năm đều tăng. III. Phân tích tình hình doanh thu Bảng 4 Tình hình doanh thu qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % DT BH &CCDV 65.232,7 136.799,7 326.837,6 71.567 109,71 190.037,9 138,92 DT HĐTC 76,7 2.376,4 604,9 2.299,7 2.997,8 (1.771,5) (74,55) Thu nhập khác 0 120,8 0 - 0 (120,8) -1 Tổng doanh thu 65.309,4 139.296,9 327.442,5 73.987,5 113,3 188.145,6 135,1 *Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 1 Tình hình doanh thu qua 3 năm Năm triệu đồng Thông qua biểu đồ doanh thu ta thấy, tổng doanh thu của công ty luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng rất cao: năm 2004 so với năm 2003 tăng 73.987,5 triệu đồng (113,3%) và năm 2005 so với năm 2004 tăng 188.145,6 triệu đồng (135,1%). Để đạt được doanh thu như vậy, công ty đã không ngừng phấn đấu, phát huy thế mạnh sẵn có của mình. Mặc dù công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề nhưng tôm vẫn là mặt hàng chủ lực. Bến Tre là một trong những tỉnh ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long thành công trong mô hình nuôi tôm sú công nghiệp. Đây là ngành nghề đang được tỉnh chú trọng và phát triển. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và đạt doanh thu cao từ lĩnh vực nuôi tôm sú công nghiệp, khai thác hải sản xa bờ và gần đây là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Bên cạnh, còn hai khoản mục doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu. Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty đạt được như vậy cho thấy công ty có những cố gắng rất nhiều trong việc nuôi trồng – chế biến để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sản phẩm của mình. Vì thế, công ty cần phải duy trì và phát huy hơn nữa. Phân tích doanh thu kinh doanh Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảng 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % Doanh thu BH &CCDV + Nuôi tôm sú + Khai thác hải sản xa bờ + Khác 65.232,7 45.912 17.536 1.784,7 136.799,7 120.677 14.104 2.018,7 326.837,6 139.651 13.618 170.568,6 71.567 74.765 (3.432) 234 109,71 162,8 (19,57) 13,11 190.037,9 18.974 2.514 168.549,9 138,92 15,72 17,82 8.349 *Nguồn: Phòng kế toán Xem xét doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua từng năm, năm 2003 công ty chỉ đạt nguồn thu chủ yếu từ tôm nuôi công nghiệp và khai thác hải sản xa bờ. Còn một nguồn thu khác tuy nhỏ nhưng cũng góp phần làm doanh thu tăng đó là từ việc trồng 5 ha mía giống và 12 ha mía cây. Năm 2004 so với năm 2003, nuôi tôm sú công nghiệp tăng 74.765 triệu đồng (162,8%) nhưng khai thác hải sản xa bờ lại giảm 3.432 triệu đồng (19,57%). Công ty luôn chú trọng việc mở rộng qui mô các trại tôm không những trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh nên đã làm tăng một số lượng lớn sản lượng thu hoạch. Năm 2004, việc quản lý khai thác đoàn tàu đánh bắt di chuyển xa bờ hơn nên đạt sản lượng thấp hơn năm 2003. Ngoài ra, doanh thu khác của công ty năm 2004 cũng tăng 234 triệu đồng (13,11%). Doanh thu khác đạt được chủ yếu là từ việc sản xuất tôm giống phục vụ cho nuôi trồng và bán ngoài. Năm 2005 so với 2004, nuôi tôm sú công nghiệp tăng 18.974 triệu đồng (15,72%) và khai thác hải sản xa bờ cũng tăng 2.514 triệu đồng (17,82%). Riêng doanh thu khác lại tăng đến 168.549,9 triệu đồng (8.349%) hơn cả doanh thu nuôi tôm sú công ngiệp. Đó là do việc công ty vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu năm 2005 với công suất 6.000 tấn/năm. Do vậy, nguồn thu từ chế biến tôm đông lạnh các loại đạt được 143.556 triệu đồng, còn lại là từ gia công nghêu xuất khẩu và chăm sóc thu hoạch mía. Mặc dù việc nuôi tôm chưa mang lại kết quả cao cho công ty nhưng công ty vẫn tiếp tục mở rộng qui mô nuôi trồng và liên doanh liên kết với các đơn vị khác để nhắm vào mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn nguyên liệu bước đầu cung cấp cho nhà máy chế biến hoạt động được đảm bảo. 1.2 Phân tích sản lượng tiêu thụ Bảng 6 Biến động sản lượng tiêu thụ của một số sản phẩm chủ yếu ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % Nuôi tôm sú tấn 427,1 1.362,1 1.837,4 935 219 475,3 34,9 Khai thác hải sản xa bờ tấn 4.406 4.031 3.502,5 (375) (8,5) (528,5) (13,1) Sản xuất giống 1.000 post - 40.065 153.827 40.065 - 113.762 284 Tôm đông lạnh tấn - - 1.071,5 - - 1.071,5 - *Nguồn: Phòng kế toán Công ty hoạt động nhiều ngành nghề nhưng chỉ có một số ngành nghề có sản lượng tiêu thụ cao. Đó là các sản phẩm từ nuôi tôm sú, khái thác hải sản xa bờ, sản xuất tôm giống và tôm đông lạnh. Mặc dù sản lượng tiêu thụ qua từng năm có sự khác nhau nhưng đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ. - Nuôi tôm sú công nghiệp không phải là một ngành nghề mới nhưng với công ty thì chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Việc nuôi tôm có độ rủi ro lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty đã mạnh dạn đầu tư bằng cách xây dựng các trại nuôi công nghiệp và thu hút các kỹ sư giỏi về mặt kỹ thuật về phục vụ. Và thế là, sau mỗi kỳ kinh doanh công ty thu hoạch được các kết quả nhất định. Năm 2003, công ty đạt sản lượng tiêu thụ là 427,1 tấn tôm. Từ những kết quả bước đầu, công ty tiếp tục mở rộng qui mô hoạt động hơn nữa. Năm 2004 so với năm 2003, sản lượng tiêu thụ tăng 935 tấn (219%). Đến năm 2005, sản lượng tiêu thụ vẫn tăng nhưng so với năm 2004 chỉ tăng 475,3 tấn (34,9%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan như chế độ chăm sóc, nguồn nước, thời tiết mưa nắng thất thường và các loại bệnh ảnh hưởng đến tôm như đỏ thân, đốm trắng...dẫn đến sản lượng thu hoạch chưa tăng cao. Do đó, công ty cần có những biện pháp khắc phục những ảnh hưởng trên. - Công ty có một trong những ngành nghề hoạt động là đóng tàu đánh bắt xa bờ. Với công nghệ đóng tàu sẵn có, công ty đã thành lập đội tàu đánh bắt xa bờ gồm 17 chiếc với đội ngũ thuyền trưởng có kinh nghiệm, am hiểu ngư trường. Mặc dù sản lượng tiêu thụ qua các năm giảm nhưng giá cả mỗi năm khác nhau nên cũng mang về doanh thu cho công ty. Năm 2004 so với năm 2003 sản lượng tiêu thụ giảm 8,5 % và năm 2005 so với năm 2004 giảm 13,1%. Nguyên nhân là do tình hình ngư trường ngày càng biến động nên việc khai thác ngày càng di chuyển xa bờ và sản lượng thu hoạch ngày càng khó khăn hơn. - Với mục tiêu khép kín quy trình sản xuất, đến năm 2004 công ty được bổ sung thêm số sản lượng tiêu thụ từ ngành nghề sản xuất tôm giống. Tuy việc sản xuất tôm giống chưa mang về doanh thu cao như các hoạt động khác nhưng việc nuôi tôm của công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn, tránh được những loại tôm giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Năm 2005 so với năm 2004 sản xuất giống tăng 284% chủ yếu phục vụ cho các trại nuôi của công ty, bán nội địa và các đơn vị trong tỉnh. - Sau khi chuẩn bị đầy đủ các khâu của quy trình sản xuất, năm 2005 công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ bước đầu mà công ty đạt được là 1.071,5 tấn sản phẩm tôm đông lạnh các loại. Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa Bảng 7 Tình hình dự trữ hàng hóa qua 3 năm ĐVT: đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 2004 2005 Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho đồng đồng vòng 48.574.588.850 5.760.504.816,5 8,4 110.650.405.729 6.920.999.539 16 294.853.902.862 90.010.994.323 3,3 *Nguồn: Phòng Kế toán Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Theo kết quả phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho năm 2004 cao nhất là 16 vòng, cao hơn năm 2003 là 7,6 vòng và năm 2005 là 12,7 vòng. Vòng quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng tăng lên rồi giảm xuống. Năm 2003, vòng luân chuyển 8,4 vòng, nghĩa là trung bình hàng tồn kho sản xuất được bán ra 8,4 vòng. Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho năm 2004 lớn hơn năm 2003 là 7,6 vòng. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy rằng: - Công ty hoạt động đang có hiệu quả trong chừng mực có liên quan đến hàng dự trữ. - Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ. - Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt. - Giảm bớt được nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ động. Riêng năm 2005, vòng quay hàng tồn kho đột ngột giảm mạnh và chỉ còn 3,3 vòng. Vòng quay hàng tồn kho giảm do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân: - Công ty mở rộng quy mô nuôi trồng, nhiều trại tôm chưa thu hoạch và tôm sắp thu hoạch đó vẫn được tính là nguyên vật liệu tồn kho. - Công ty mới đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu nên tăng thêm phần thành phẩm tồn kho. - Chính sách của công ty là muốn dự trữ cao để đủ đảm ứng nhu cầu cho khách hàng trong năm kế tiếp. 2. Phân tích doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có được là nhờ hàng năm công ty luôn thu một khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng. Đặc trưng của công ty là thu tiền bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi khách hàng thanh toán tiền cho công ty, ngân hàng vẫn tính lãi cho công ty. Ngoài ra, công ty còn thu được từ góp vốn liên doanh với đơn vị khác và một số ít là đầu tư chứng khoán. Qua 3 năm hoạt động, ta thấy năm 2004 công ty đạt được doanh thu hoạt động tài chính cao nhất và so với năm 2003 tăng 2.299,7 triệu đồng (2.997,8%). Lý do có khoản tăng bất thường này là do vào giữa và cuối năm, nhiều khách hàng đồng loạt thanh toán tiền cho công ty nên thu được khoản lãi từ tiền thanh toán của khách hàng. Mặt khác, việc mở rộng đầu tư, liên doanh liên kết gặp nhiều thuận lợi, công ty bỏ vốn đầu tư và thu về trong năm; còn một khoản thu nữa là từ những khoản liên doanh dài hạn của những năm trước đến thời gian đáo hạn. Những nguyên nhân đó góp phần làm cho doanh thu hoạt động tài chính năm 2004 tăng cao như vậy. 3. Phân tích thu nhập khác Thu nhập khác của công ty là các thu nhập từ các hoạt động chưa mang lại kết quả đáng kể như: thu nhập từ sản xuất nước đá, gia công các mặt hàng gỗ, đóng tàu đánh cá xa bờ vỏ gỗ... Mục đích của công ty khi duy trì các hoạt động này là để cung cấp nguyên liệu, bổ sung hỗ trợ giữa các ngành nghề với nhau. Chỉ có năm 2004 công ty mới được nguồn thu từ một số lĩnh vực trên và đạt 120,8 triệu đồng. IV. Phân tích biến động chi phí Bảng 8 Biến động chi phí qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % Giá vốn hàng bán 48.574,6 110.650,4 294.853,9 62.075,8 127,8 184.203,5 166,5 Chi phí bán hàng 962,3 1.538,7 2.421,7 576,4 59,9 883 57,4 Chi phí QL DN 1.824,2 2.870,6 2.796,7 1.046,4 57,37 (73,9) (2,58) Chi phí tài chính 1.997,4 2.685,3 6.390,3 687,9 34,44 3.705 138 Chi phí khác 0 0 4 0 - 4 - Tổng chi phí 53.358,5 117.745 306.466,6 64.386,5 120,7 188.721,6 160,3 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 2 Biến động chi phí qua 3 năm triệu đồng Năm Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Cụ thể là năm 2003 giá vốn hàng bán chiếm 91% tổng chi phí, năm 2004 chiếm 93,97% tổng chi phí và năm 2005 chiếm 96,21% tổng chi phí. Điều đó cho thấy, giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận. - Chi phí giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng rất cao. Năm 2004 so với 2003 tăng 62.075,8 triệu đồng. Đó là do việc công ty nuôi tôm và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty nên giá vốn hàng bán cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường. Đặc biệt là vụ kiện phá giá tôm của Mỹ, mặt hàng tôm các loại lại càng chịu ảnh hưởng hơn. Mặt khác, việc nuôi tôm lại có độ rủi ro cao. Tôm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, sâu bệnh, việc chăm sóc… Muốn thu hoạch tôm có kết quả, công ty phải gia tăng chi phí thức ăn cho tôm, chế độ chăm sóc theo dõi kỹ hơn... tránh tình trạng để tôm nhiễm bệnh, tình trạng tôm ngừng phát triển. Thêm vào đó, việc khai thác, đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn hơn, di chuyển xa bờ hơn nên chịu chi phí nhiều hơn. Những nguyên nhân đó dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. So với năm 2004, năm 2005 giá vốn hàng bán tăng 184.203,5 triệu đồng. Bên cạnh những nguyên nhân ảnh hưởng như trên, năm 2005 công ty vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, xưởng cá, nhà máy nước đá. Mặc dù nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc chế biến thủy sản là từ việc nuôi tôm của công ty nhưng chi phí giá vốn hàng bán được hạch toán độc lập. Công ty định giá bán tôm nguyên liệu trên thị trường cũng chính là giá bán tôm nguyên liệu cho nhà máy. Cho nên, giá vốn hàng bán của nhà máy chế biến cũng phụ thuộc vào sự tăng giảm của giá cả trên thị trường. Việc mở rộng qui mô nuôi trồng, nhà xưởng... cũng làm giá vốn hàng bán tăng theo. Do vậy, tương ứng với từng năm, giá vốn hàng bán cũng tăng một lượng đáng kể phù hợp qui mô hoạt động của đơn vị. Thế nhưng, công ty cần giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận hơn nữa cho công ty. - Chi phí bán hàng năm 2004 so với năm 2003 tăng 576,4 triệu đồng và năm 2005 so với năm 2004 tăng 883 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí về lương nhân viên tăng và chi phí về đi công tác tăng. Doanh thu của công ty đạt được như vậy là nhờ nguồn nhân lực phục vụ cho bán hàng như tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác... cho tôm nguyên liệu, tôm chế biến và các lĩnh vực khác như gia công nghêu xuất khẩu, tiêu thụ mía... - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.046,4 triệu đồng nhưng năm 2005 so với năm 2004 giảm 73,9 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là chi phí về lương nhân viên tăng, chi phí tiếp khách tăng và chi phí điện thoại tăng. Công ty luôn mở rộng qui mô các trại tôm nên phải thu hút nhiều kỹ sư giỏi, có chuyên môn cao về phục vụ cho việc quản lý. Riêng năm 2005, thực chất của khoản chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do trong năm nhu cầu cho nhà máy chế biến đã chi nhiều hơn năm 2004. Đồng thời, công ty phải cử nhân viên giao tiếp với đối tác nước ngoài nhằm mang về nhiều hợp đồng bán hàng cho công ty. - Chi phí hoạt động tài chính năm 2004 so với năm 2003 tăng 34,44% và năm 2005 so với 2004 tăng 138%. Vì là doanh nghiệp nhà nước, với nguồn vốn ngân sách cấp thì không đủ kinh phí để hoạt động nên công ty phải vay thêm từ bên ngoài. Mặt khác, công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay này. Công ty lại đang trong giai đoạn chú trọng việc mở rộng qui mô sản xuất để nuôi tôm sú công nghiệp và chế biến, xây dựng nhà xưởng... nên dẫn đến sự gia tăng vốn vay. Điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của chi phí tài chính mỗi năm mỗi cao. - Qua 3 năm, chỉ có năm 2005 là phát sinh chi phí khác nhưng chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí khác là những chi phí phát sinh từ các hoạt động chưa tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao như sản xuất nước đá, đóng tàu đánh cá xa bờ vỏ gỗ... Tóm lại, tổng chi phí của công ty không ngừng gia tăng qua các năm ( năm 2004 so với năm 2003 tăng 120,7% và năm 2005 so với năm 2004 tăng 160,3%). Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất. Việc mở rộng qui mô càng tăng thì tương ứng với nó, tổng chi phí cũng tăng. Vì thế, công ty cần có biện pháp kiểm soát hợp lý các chi phí trên. V. Phân tích tình hình lợi nhuận 1. Phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm Bảng 9 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Mức % Mức % LN từ HĐKD 13.871,6 21.740 26,765,3 7.868,4 56,72 5.025,3 23,11 LN từ HĐTC (1.920,7) (308,9) (5.785,4) 1.611,8 (83,92) (5.476,5) 1.772,9 LN khác 0 120,8 (4) 120,8 - (124,8) (103,31) Tổng LNTT 11.951 21.551,9 20.975,9 9.600,9 80,34 (576) (2,67) Thuế TNDN 0 5.459,3 4.669 5.459,3 - (790,3) (14,48) LN sau thuế 11.951 16.092,6 16.306,9 4.141,6 34,66 214,3 1,33 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 3 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm Năm triệu đồng Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động công ty. Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có 3 hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Qua kết quả trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế, hoạt động tài chính chưa mang lại lợi nhuận cho công ty và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm kinh doanh, công ty có tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào năm 2004. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là do hoạt động đặc trưng của công ty là sản xuất kinh doanh. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 7.868,4 triệu đồng (56,72%) và năm 2005 so với năm 2004 tăng 5.025,3 triệu đồng (23,11%). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại chủ yếu từ nuôi tôm, khai thác hải sản xa bờ và đến năm 2005 bổ sung thêm sản phẩm thủy sản chế biến.Ngoài ra còn các hoạt động khác như sản xuất tôm giống, trồng mía, gia công nghêu xuất khẩu... Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận này tăng là do sản lượng tiêu thụ luôn tăng qua các năm. Mặc dù, tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nhưng công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Cụ thể là công ty có thể thu hoạch tôm với thời gian chậm hơn hoặc nhanh hơn so với dự kiến vào ngay thời điểm giá trên thị trường tăng, hay luôn đảm bảo đủ tôm nguyên liệu để sản xuất và dự trữ hàng hóa đủ cung ứng trên thị trường, hoặc có thể lựa chọn thời điểm, vị trí thích hợp để khai thác hải sản xa bờ. - Với hoạt động tài chính, công ty chưa thu được lợi nhuận. Thế nhưng, nó cũng góp phần làm giảm bớt gánh nặng mà chi phí tài chính phải chịu. Năm 2004 so với năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 1.611,8 triệu đồng còn năm 2005 so với năm 2004 giảm 5.476,5 triệu đồng. Công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính là do đặc trưng của công ty là bán hàng qua chuyển khoản, công ty được hưởng lãi tiền gửi khi khách hàng thanh toán; ngoài ra, công ty còn góp vốn liên doanh với đơn vị khác và một số ít là đầu tư chứng khoán. Mặc dù thu được từ những hoạt động trên nhưng vẫn chưa bù đắp được khoản chi phí tài chính mà công ty phải chịu từ nguồn vốn vay bên ngoài. Vì tốc độ tăng của chi phí tài chính quá nhanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính không thể đuổi kịp. Do vậy, công ty cần kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn vay để tạo thêm lợi nhuận cho công ty. - Lợi nhuận khác thì tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng năm mà thu được lợi nhuận từ khoản này. Chỉ có năm 2004, công ty kinh doanh các ngành nghề phụ có hiệu quả và có thu nhập. Đó là các ngành: kinh doanh gỗ tròn, gỗ xẻ và các mặt hàng lâm sản, đóng tàu đánh bắt xa bờ vỏ gỗ, chăm sóc thu hoạch mía … - Ngoài ra, một khoản mục tác động không nhỏ đến lợi nhuận đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nói lên được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Riêng năm 2003, công ty được Nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật ưu đãi đầu tư. Điều hiển nhiên ta thấy, lợi nhuận trước thuế cao thì thuế thu nhập doanh nghiệp cao, lợi nhuận trước thuế thấp thì thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Qua bảng phân tích ta thấy, lợi nhuận trước thuế năm 2004 cao hơn năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2005 cao hơn năm 2004. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động đa ngành nghề, mỗi ngành nghề chịu ảnh hưởng bởi một mức thuế khác nhau, mỗi năm lại có những chính sách ưu đãi khác nhau. Vì vậy thuế thu nhập doanh nghiệp trên bảng phân tích là tổng hợp của nhiều hoạt động, các hoạt động có mức thuế dao động từ 20% – 30%. - Qua 3 năm sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn chưa tăng cao. Chỉ có năm 2004 so với năm 2003 lợi nhuận sau thuế tăng 34,66% còn năm 2005 so với năm 2004 chỉ tăng 1,33% do việc kinh doanh ngày một khó khăn hơn. Nhìn chung, công ty chưa khai thác triệt để các nguồn lực của mình như vốn, lao động,… đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Lợi nhuận thì đạt được dưới nhiều hình thức khác nhau. Dù ở bất kỳ hình thức nào thì công ty vẫn đạt được lợi nhuận và duy trì số lợi nhuận đó qua năm tiếp theo. Để khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, công ty cần cố gắng có được nhiều lợi nhuận hơn nữa để góp phần làm giàu cho công ty, cho tỉnh nhà và cho đất nước. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều yếu tố khách quan và có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó. Chúng ta xem xét một số nhân tố chủ yếu sau: 2.1 Cơ cấu hàng hóa Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre kinh doanh rất nhiều mặt hàng, có loại hàng hóa bán nội địa, có loại hàng hóa xuất khẩu, có loại hàng hóa nhập khẩu. Mỗi loại hàng hóa kinh doanh hay hàng hóa xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí kinh doanh, thuế xuất nhập khẩu... rất khác nhau. Cho nên khi cơ cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận chung của công ty. Nếu công ty kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng hóa thì tương ứng sẽ làm tăng mức lợi nhuận và ngược lại. 2.2 Nhân tố giá cả Giá bán có liên hệ mật thiết đến chi phí sản xuất. Trước tiên, giá bán sẽ được hình thành trên cơ sở cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với công ty, giá bán phải bù đắp các chi phí bỏ ra và phải có lợi nhuận. Giá bán còn ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ, tức khối lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Thế nhưng, để tăng tiêu thụ thì phải định giá hợp lý. Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận. Bình thường giá cả định cao trong điều kiện trên thị trường không có sự cạnh tranh thì lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền cao. Tuy nhiên, định giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, sức mua có khả năng thanh toán thấp hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhuận sẽ giảm. Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường, công ty lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản, giá cả luôn biến động, công ty phải nắm vững thị trường để đề ra chính sách giá cả hàng hóa thích hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán, chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho công ty. 2.3 Nhân tố chi phí Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, hàng loạt các chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay,... đều tăng qua các năm. Chi phí lại là một nhân tố tác động làm tăng, giảm lợi nhuận đáng kể. Mặt khác, các chi phí trên ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Do đó, để tăng lợi nhuận, công ty cần có biện pháp khắc phục làm giảm chi phí. 2.4 Tỷ giá hối đoái Giữa ngoại tệ và đồng tiền Việt Nam thay đổi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Tăng tỷ giá ngoại tệ và đồng tiền Việt Nam tạo điều kiện cho xuất khẩu có lời và nhập khẩu sẽ lợi ích hay lỗ nếu tỷ giá hối đoái tăng mạnh và ngược lại. Chính vì vậy, đối với công ty: mặc dù yếu tố tỷ giá hối đoái tăng giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối đoái thay đổi là cần thiết để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận cho công ty xuất nhập khẩu của mình. Ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu: nếu tỷ giá hối đoái trong nước tăng thì chuyển ngoại tệ về nước sẽ có lợi, và khi tỷ giá hạ sẽ tìm cách mua hàng nhập khẩu sẽ có lợi hơn là chuyển tiền về. 2.5 Thuế Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, thuế là khoản nghĩa vụ mà các đơn vị kinh doanh phải nộp cho Nhà nước. Mức thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở đây không có ý định đề cập đến các giải pháp giảm mức đóng góp thuế cho Nhà nước. Vì công ty kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre.doc
Tài liệu liên quan