Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Tâm Điện Thoại STC

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 2.Mục đích nghiên cứu 3.Phạm vi nghiên cứu 4.Thời gian nghiên cứu 5.Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu của Báo Cáo Thực Tập

Chương 1: Cơ sở lý luận

 

1.1.Khái niệm về Phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.Ý nghĩa,nội dung và nhiệm vụ về công tác Phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1.Ý nghĩa 1.2.2.Nội dung 1.2.3.Nhiệm vụ 1.3.Các khái niệm về Phân tích hoạt động kinh doanh 1.3.1.Khái niệm về phân tích sản lượng 1.3.2.Khái niệm về phân tích doanh thu 1.3.3.Khái niệm về phân tích chất lượng 1.3.4.Khái niệm về phân tích lao động 1.3.5.Khái niệm về phân tích chi phí

 

Chương 2:Giới thiệu tổng quan và phân tích họat động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC)

2.1.Giới thiệu tổng quan tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI STC 2.1.1.Quá trình hình thành,chức năng,quy mô của Công ty cổ phần dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-TRUNG TÂM ĐIỆN THOAI STC 2.1.1.1.Quá trình hình thành 2.1.1.2.Chức năng họat động 2.1.1.3.Quy mô họat động 2.1.2.Sơ đồ tổ chức tại Công ty 2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh A.Môi trường kinh doanh 1/Chính sách 2/Kinh tế 3/Xã hội 4/Xu hướng công nghệ B.Thị trường 1/Đối với dịch vụ ĐTCĐ truyền thống 2/Đối với dịch vụ ADSL 3/Đối với dịch vụ Payphone 4/Các hoạt động QC-KM quan trọng của các nhà khai thác 2.2.Phân tích họat động kinh doanh 2.2.1.Phân tích sản lượng 2.2.1.1.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng 2008 2.1.1.2.Phân tích tình hình biến động sản lượng các dịch vụ viễn thông từ năm 2007-2008 2.2.2.Phân tích doanh thu 2.2.2.1.Phân tích tình hình biến động kế hoạch 2008 2.2.2.2.Phân tích tình hình biến động doanh thu từ 2006-20008 2.2.2.3.Phân tích ảnh hưởng của sản lượng và giá cước bình quân đến doanh thu 2.2.2.4.Phân tích kết cấu doanh thu theo sản phẩm 2.2.2.5.Phân tích kết cấu doanh thu theo từng đơn vị hoạt động 2.2.2.6.Phân tích kết cấu doanh thu theo từng thời vụ 2.2.3.Phân tích chi phi 2.2.3.1.Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 2.2.3.2.Phân tích tình hình sử dụng chi phí quảng cáo 2.2.4.Phân tích lao động 2.2.4.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động 2.2.4.1.1.Phân tích tình hình lao động trực tiếp và gián tiếp 2.2.4.1.2.Phân tích kết cấu lao động theo trình độ 2.2.5.Phân tích chất lượng 2.2.5.1.Phân tích chất lượng phục vụ 2.2.5.2.Phân tích chất lượng dịch vụ

Chuơng 3: Nhận xét và kiến nghị 3.1.Nhận xét chung tình hình kinh doanh 3.2.Các biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung tâm

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Tâm Điện Thoại STC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
064090 ngày 17/10/1996, theo đó Công ty được phép hoạt động theo các chức năng và ngành nghề sau: Sản xuất lắp ráp thiết bị viễn thông : xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất lắp ráp thiết bị viễn thông, điện tử tin học theo công nghệ hiện đại với quy mô vừa và nhỏ. Dự kiến mời gọi vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng nhà máy với hình thức liên doanh. Xuất – nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh thiết bị Bưu chính – Viễn thông : theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 4.07.2.215/GB (Bộ thương mại cấp ngày 20/12/1996). Thiết kế , lắp đặt, bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng lưới Bưu chính – Viễn thông chuyên dùng. Xây dựng công trình Bưu chính – Viễn thông. Kinh doanh dịch vụ Bưu chính – Viễn thông : Công ty được phép hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) với các công ty Bưu chính – viễn thông nước ngoài, được hợp tác liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị Bưu chính – Viễn thông và làm đại lý cho các đề án cụ thể do Tổng cục Bưu điện duyệt hay theo quy định nhà nước. 2.1.1. Quá trình hình thành, chức năng và quy mô hoạt động của Trung Tâm Điện Thoại STC 2.1.1.1. Quá trình hình thành: TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI SPT (SPT Telephone Center - STC) là một trung tâm trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Post and Telecommunications Service Corporation - Saigon Postel Corp - SPT). Công ty Saigon Postel Corp(Gọi tắt : SPT) là Công ty thứ hai tại Việt Nam được phép thiết lập mạng điện thoại cố định, cung cấp số thuê bao điện thoại cố định, fax và các dịch vụ khác...đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện thoại tại các khu dân cư, các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại... 2.1.1.2. Chức năng hoạt động: - Kinh doanh khai thác các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại vô tuyến cố định, ADSL và cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và các giá trị gia tăng khác của Công ty SPT theo giấy phép đã được cấp. - Thiết kế, xây dựng mạng ngoại vi, mạng truyền dẫn cấp 3, cấp 4 và các trạm thu phát của mạng vô tuyến cố định. - Quản lý, giám sát, vận hành, bảo dưỡng toàn bộ mạng lưới nhằm đảm bảo sự hoạt động trên toàn mạng được an toàn và thông suốt. Ngoài ra ---- Trung tâm còn cung cấp các dịch vụ như: Lắp đặt mới đường dây điện thoại Lắp đặt Fax, trung kế tổng đài nội bộ Điện thoại công cộng Cung cấp dịch vụ thuê bao số ISDN, ADSL,… Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: hiện thị số gọi đến, thông báo vắng nhà, đàm thoại tay ba,… Cung cấp dịch vụ thuê kênh viễn thông nội hạt với nhiều tốc độ:từ 64Kbps-155Mbps 2.1.1.3. Quy mô hoạt động: Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC) trực thuộc Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn chuyên về : - Lĩnh vực xuất nhập khẩu: Phòng kinh doanh tiếp thị Địa chỉ : 45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé,Quận 1, Tp.HCM Điện thoại : (84-8)5445 6868 Fax : (84-8)5404 0507 Hoạt động : với đội ngủ chuyên viên chuyên nghiệp và kinh nghiệp, đảm bảo toàn bộ các dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông cho đơn vị và nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.1.1.4. Sơ đồ tổ chức tại Trung tâm Phòng Nhân Sự PGĐ. Tổ chức Kinh Doanh Kế hoạch tổng hợp Chăm sóc KH Kinh doanh & Tiếp thị PGĐ. Kỹ Thuật Tổng đội bão dưỡng và phát triển TB Kỹ thuật KD dv quốc tế PGĐ. Quản lý Tin học Chuyên viên Tin học và ứng dụng mới Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Hành Chánh-Quản Trị Hình 2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Điện Thoại SPT (STC) 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm Điện thoại SPT (STC) trong năm 2008 A.Tổng quan thị trường kinh doanh 1/ Chính sách Trong năm 2008, với chính sách đẩy mạnh dịch vụ Viễn thông công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cho 4 đơn vị: VNPT, Viettel, EVN telelcom, Vishipel với tổng giá trị trên 1,200 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên 189 huyện và gần 600 xã thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Sản lượng dịch vụ viễn thông được thực hiện gồm: Phát triển mới 600,000 máy điện thoại và 23,810 thuê bao Internet cho các hộ gia đình, duy trì 1,743,259 thuê bao điện thoại cố định và 26,974 thuê bao Internet; Phát triển mới 574 điểm truy nhập điện thoại công cộng và 624 điểm truy nhập Internet công cộng, duy trì 4.361 điểm truy nhập điện thoại công cộng và 590 điểm truy nhập Internet công cộng; Phát triển mới 1,000 máy thu phát sóng vô tuyến điện HF-công nghệ thoại sử dụng cho tàu cá, duy trì 16 đài thông tin duyên hải phục vụ thông báo bão, lũ, cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn. (Trích từ Tạp chí BC-VT). Năm 2008 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc duy trì các nguồn tài chính cho công tác đầu tư, do đó, các chiến lược chia sẻ nguồn tài nguyên giữa các nhà khai thác dịch vụ đang được xem xét lại và có thể sẽ là định hướng khả thi cho việc đảm bảo hạ tầng phục vụ phát triển cung cấp dịch vụ viễn thông trong những năm tới. Mặc dù tình hình kinh tế năm 2008 không khả quan nhưng lĩnh vực viễn thông vẫn có những phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua một số sự kiện đáng chú ý: mạng ĐTCĐ phát triển mạnh khiến các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng thêm đầu số cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, năm 2008 là năm của các cuộc đua giảm giá, trong đó mạnh mẽ nhất là các mạng di động, với các chiến lược giảm giá cước và khuyến mãi dồn dập và hấp dẫn đã thực sự thu hút được lượng lớn khách hàng. Trong năm 2008, Mạng điện thoại di động của Việt Nam (mà cụ thể là mạng GSM) tiếp tục có những bước tiến đáng kinh ngạc, đến cuối năm 2008 số thuê bao di động đã đạt đến con số 70 triệu và xu hướng tăng trưởng này vẫn còn tiếp tục khi mà ba đại gia MobiFone, Vinaphone, Viettel vẫn liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi “hoành tráng” với số thuê bao phát triển mỗi ngày lên đến hàng trăm ngàn thuê bao. Và một trong những sự kiện nổi bật của năm 2008, đó là từ ngày 1/11/2008 VNPT áp dụng chính sách một giá cho tất cả các cuộc gọi nội mạng, chính sách này thực sự tác động mạnh đến người dùng dịch vụ ĐTCĐ. 2/ Kinh tế - Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề trong xã hội, dẫn đến việc các khách hàng cá nhân-hộ gia đình thì ngày càng phải thắt chặt chi tiêu, thay đổi thói quen tiêu dùng,..các khách hàng doanh nghiệp thì cắt giảm chi phí,.. những thay đổi này kéo theo hệ quả tất yếu là doanh thu bình quân/thuê bao của các dịch vụ viễn thông ngày càng giảm. -Trong những tháng đầu năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến mức tăng đột biến của lãi suất cho vay, có thời điểm lãi suất cho vay lên đến 22%/năm đi kèm với việc thắt chặt cho vay, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 3/ Xã hội Do chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, nên hàng loạt các dự án xây dựng cũng bị đình trệ, kéo theo việc đầu tư hạ tầng viễn thông để cung cấp dịch vụ cho các dự án này cũng chưa thể triển khai, việc này ảnh hưởng đến tốc độ phát triển thuê bao của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông nói chung và SPT nói riêng. Ngoài ra, khách hàng dường như đã quen với việc “nhận quà tặng” khi lắp đặt thuê bao, do đó các nhà khai thác dịch vụ muốn phát triển được thuê bao thì phải liên tục tung ra các chương trình quảng các khuyến mãi. Một lý do khác dẫn đến tình hình cạnh tranh khốc kiệt giữa các nhà khai thác dịch vụ viễn thông tại thị trường Tp.HCM đó là nhu cầu tại thị trường này đang dần bão hòa, theo thống kê trong năm 2008, STC chỉ phát triển được bình quân 500 thuê bao/tháng nếu không có chương trình khuyến mãi, và nếu có thì cũng chỉ phát triển được khoảng 1,000-1,500 thuê bao/tháng. 4/ Xu hướng công nghệ Nhằm gia tăng mức độ thu hút của các dịch vụ viễn thông với khách hàng đồng thời giảm chi phí đầu tư trên mỗi thuê bao, thì các nhà khai thác trên thế giớ nói chung và Việt Nam nói riêng đang nhắm đến một xu hướng chung, đó là xu hướng “Hội tụ công nghệ”. Với xu hướng này, các thiết bị đầu cuối được sản xuất với yêu cầu cung cấp hàng loạt dịch vụ hấp dẫn chỉ với một thiết bị đầu cuối duy nhất, có thể kể đến các dịch vụ như VoIP, VoD, TVoD, game online,…việc triển khai đa dịch vụ trên một đường truyền duy nhất cũng giúp các nhà khai thác giảm được chi phí mạng cáp từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Dịch vụ ĐTCĐ truyền thống đang dần bị thay thế bởi các dịch vụ cạnh tranh trực tiếp như: điện thoại cố định vô tuyến, điện thoại di động, VoIP,…tuy nhiên với ưu thế về độ ổn định và chất lượng dịch vụ tốt thì dịch vụ ĐTCĐ vẫn sẽ được khách hàng lựa chọn trong một thời gian dài nữa. B.Thị trường: 1/ Đối với dịch vụ ĐTCĐ truyền thống: Hiện nay thị trường ĐTCĐ ở Tp.HCM đang trong giai đoạn bão hòa, nhu cầu dịch vụ thoại (số lượng thuê bao) trong phạm vi khai thác cung cấp dịch vụ được của các trạm hiện hữu ngày càng giảm, bình quân mỗi tháng STC chỉ phát triển được khoảng 3000 thuê bao, và trong các đợt khuyến mại thì phát triển được tối đa 5000-7000 thuê bao, trong khi đó nhiều nhà cung cấp cạnh tranh trên cùng một tuyến đường. Mỗi nhà khai thác khác đều có những thế mạnh riêng của mình, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của họ: Viettel hiện đang tận dụng rất tốt tài nguyên hệ thống của mình đó là mạng di động, nơi nào có trạm BTS của Viettel thì nơi đó gần như lập tức có thể cung cấp dịch vụ Homephone (với chi phí ban đầu thấp và có thể tận dụng điều chuyển các thiết bị từ nơi khác), sau đó nếu nhu cầu khách hàng ổn định thì họ sẽ tiến tới thiết lập trạm cố định để thay thế. Đây là một thế mạnh của Viettel trong việc nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại các khu vực mới. EVN mặc dù là nhà cung cấp mới, mức độ ảnh hưởng trên thị trường viễn thông chưa lớn nhưng với lợi thế về sự đa dạng trong các dịch vụ cộng thêm, và là nhà cung cấp đầu tiên đưa vào khai thác dịch vụ ĐTCĐ vô tuyến tại Việt Nam, cùng với việc EVN vẫn đang đẩy mạnh phát triển các trạm thu phát sóng tại khắp các khu vực trên toàn quốc, trong một thời gian không xa nữa thì EVN cũng sẽ trở thành một nhà cung cấp dịch vụ ĐTCĐ có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường viễn thông. VNPT, Viettel và EVN đã đưa vào khai thác dịch vụ mới là ĐTCĐ vô tuyến (tương ứng là các dịch vụ Gphone, HomePhone và E-Com), với sự tiện lợi về khả năng di động và nhanh chóng trong triển khai lắp đặt thuê bao mới, do đó dịch vụ này đang dần trở thành một dịch vụ cạnh tranh với ĐTCĐ truyền thống của STC không chỉ ở khu vực Tp.HCM mà còn ở các tỉnh.. Bên cạnh đó, từ khoảng cuối năm 2005, đầu năm 2006 thị trường viễn thông Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của dịch vụ ĐTDĐ, các nhà cung cấp liên tục tung ra các chiến dịch quảng bá, khuyến mại, giá cước dịch vụ liên tục giảm xuống, cho đến nay, dịch vụ ĐTDĐ đã thực sự trở thành một dịch vụ cạnh tranh trực tiếp và mạnh mẽ đối với dịch vụ ĐTCĐ của SPT nói riêng và các nhà khai thác dịch vụ thoại truyền thống nói chung, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến: số thuê bao phát triển mới, sản lượng, lưu lượng cũng như doanh thu năm 2008 của STC. 2/ Đối với dịch vụ ADSL: Gói cước ADSL của các nhà cung cấp khác như VNPT, FPT, Viettel đa dạng, linh hoạt và tiện dụng. Mặt khác SPT cũng chậm đưa vào khai thác các dịch vụ cộng thêm trên nền mạng IP, chính vì vậy không hấp dẫn được khách hàng, đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số lượng thuê bao ADSL phát triển mới trong năm 2008. Ngoài ra, FPT đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ FTTx, đây được xem là dịch vụ thay thế cho các gói dịch vụ ADSL cao cấp, với đặc điểm là sử dụng cáp quang thay cho cáp đồng, nên mức độ ổn định dịch vụ được tăng lên, các dịch vụ cộng thêm trên nền IP yêu cầu băng thông lớn dễ dàng triển khai,…do đó FTTx được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương gần. 3/Đối với dịch vụ Payphone: dịch vụ này chỉ có SPT cung cấp, tuy nhiên trong năm 2008 vừa qua, doanh thu ngày càng giảm so với các năm trước do bị cạnh tranh mạnh mẽ từ mạng di động và từ dịch vụ ĐTCC, đồng thời hiện nay SPT đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí lắp đặt mới nhằm đảm bảo doanh số cao, do hầu hết các khu vực tiềm năng đã được khai thác từ cuối năm 2007. Đặc biệt tiền xu ngày càng khan hiếm là trở ngại rất lớn trong việc phát triển dịch vụ này. (Nguồn do phòng Kinh doanh tiếp thị tại Công ty SPT cung cấp) 2.1.4.Định hướng của Trung tâm Điện Thoại SPT Trong năm 2009, do nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng tăng cho nên định hướng của Trung tâm trong năm 2009 sẽ phát triển thuê bao mới tăng 20% so với năm 2008 và các chỉ tiêu về doanh thu, sản lượng sẽ tăng 40% so với năm 2008. Ngoài ra, Trung tâm còn đảm bảo hạn chế tỉ lệ rời bỏ dịch vụ (rời mạng) chỉ từ 5% đên10%. Theo định hướng phát triển thuê bao mới của Trung Tâm trong năm 2009 với các loại dịch vụ như sau: 1/ Phát triển thuê bao mới: Dịch vụ thoại: phát triển mới thêm44.000 thuê bao thoại Dịch vụ ADSL: phát triển thêm 60.000 thuê bao ADSL Dịch vụ Payphone: phát triển mới thêm 2.000 thuê bao 2/ Về tình hình thị trường: Trong năm 2009, TT STC sẽ triển khai mở rộng dịch vụ sang các Tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An,… 3/ Về công tác CSKH: - Năm 2009 là năm vì khách hàng, Trung Tâm sẽ tập trung xây dựng triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng theo định hướng thuê bao lâu năm, thuê bao có doanh thu cao, thuê bao sử dụng nhiều line, thuê bao có doanh thu tích lũy cao, tổ chức tặng quà nhân ngày sinh nhật của thuê bao, hoặc ngày thành lập công ty, … - TT sẽ tập trung nâng cao công tác phục vụ, cải thiện các mặt bằng giao dịch , đào tạo nâng nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên phục vụ trực tiếp khách hàng như các giao dịch viên, nhân viên lắp đặt dịch vụ… 2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC) 2.2.1. Phân tích sản lượng 2.2.1.1. Phân tích tình hình kế hoạch và thực hiện phát triển TB các dịch vụ 2008 Chỉ tiêu Đ V T KH 2008 TH 2008 % TH 08 so với KH 2008 TH Q1 TH Q2 TH Q3 TH Q4 TC Số thuê bao TB ĐTCĐ TB 45000 9900 11500 11600 8500 41500 92% TB ADSL TB 55000 11200 12500 12800 13000 49500 90% TB Payphone TB 1500 250 350 200 600 1400 93% Kênh thuê riêng TB 600 100 150 50 100 400 67% Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển TB các DV 2008 (Nguồn do phòng Kinh doanh-Tiếp thị cung cấp) -Qua bảng phân tích tình hình sản lượng năm 2008, nhìn chung hầu hết các loại dịch vụ đều có xu hướng không đạt so với kế hoạch đề ra. Biểu đồ 1: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển TB các DV 2008 1/ Đối với TB thoại và ADSL: Dịch vụ thuê bao ĐTCĐ trong năm 2008 chỉ thực hiện được 41.500 thuê bao trong khi theo kế hoạch đề ra là 45.000 thuê bao. Như vậy ĐTCĐ chỉ đạt 92% so với kế hoạch và còn thiếu 8% (tương đương với 3500 thuê bao ) để đạt đúng kế hoạch đã đề ra Dịch vụ ADSL trong năm 2008 chỉ thực hiện được 49.500 thuê bao trong khi kế hoạch đề ra là 55.000 thuê bao. Như vậy ADSL chỉ đạt 90% so với kế hoạch và còn thiếu 10% ( tương đương với 5500 thuê bao) để đạt đúng kế hoạch đã đề ra Nguyên nhân Nhiều khu vực mới triển khai chưa đúng theo tiến độ, do đó không phát triển được thuê bao tại các khu vực mới này, ảnh hưởng đến số thuê bao phát triển mới theo kế hoạch. Ngày 15/07/2008 STC mới ban hành gói cước mới cho dịch vụ ADSL, nên cũng ảnh hưởng đến số thuê bao ADSL phát triển mới trong khoảng thời gian từ giữa tháng 07 trở về trước. Đồng thời theo khiếu nại từ phía khách hàng thì chất lượng dịch vụ ADSL không ổn định do đó làm giảm uy tín của SPT. Hệ thống phân phối ít và thưa nên khách hàng phải đi xa. SPT chưa có đại lý phát triển TB. 2/ Đối với TB payphone: Dịch vụ thuê bao Payphone trong năm 2008 chỉ thực hiện được 1.400 thuê bao trong khi theo kế hoạch đề ra là 1.500 thuê bao. Như vậy Payphone chỉ đạt 93% so với kế hoạch và còn thiếu 7% (tương đương với 1000 thuê bao ) để đạt đúng kế hoạch đã đề ra Nguyên nhân: - Một số khu vực thiếu cáp làm ảnh hưởng đến số lượng TB phát triển. - Thị trường khai thác payphone ngày càng thu hẹp, chính vì vậy số thuê bao phát triển không như muốn. Số lượng máy payphone phát triển trong năm 2008 chủ yếu tại trường học và một số máy được lắp đặt tại các trạm của STC, số còn lại là các cá nhân chiếm tỷ lệ < 5%. - Do lượng tiền xu lưu hành khan hiếm. - Các đại lý phát triển thuê bao payphone kinh doanh không hiệu quả nên không còn tích cực tìm thị trường cho STC. 2.1.1.2. Phân tích tình hình biến động sản lượng TB các dịch vụ từ năm 2007-2008 Chỉ tiêu Đ V T Năm 2007 TH 2008 % TH 08 so cùng kỳ 2007 (1) % TH 08 Tăng (1) -100% TH Q1 TH Q2 TH Q3 TH Q4 TC Số thuê bao TB ĐTCĐ TB 40000 9900 11500 11600 8500 41500 104% 4% TB ADSL TB 30000 11200 12500 12800 13000 49500 165% 65% TB Payphone TB 1000 250 350 200 600 1400 140% 40% Kênh thuê riêng TB 300 100 150 50 100 400 133% 33% Bảng 2: Tình hình biến động sản lượng TB các DV từ 2007-2008 (Nguồn do phòng Kinh doanh-Tiếp thị cung cấp) Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh trong từng giai đoạn tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển tương đối ổn định. Nhìn chung trong 2 năm 2007-2008 tình hình sản lượng các loại dịch vụcủa Công ty có xu tăng nhưng không nhiều Biểu đồ 2: Biến động sản lượng TB các DV từ 2007-2008 Năm 2008, DV ADSL có xu hướng tăng mạnh hơn so với các Dv khác với 30.000 TB năm 2007 đến năm 2008 đã phát triển lên 49.500 TB tăng thêm 19.500 TB và tăng thêm 4% sản lượng. Đứng thứ 2 sau sự phát triển của dv ADSL là Dv ĐTCĐ với mức tăng từ 40000 TB năm 2007 lên 41.500 TB năm 2008 phát triển được 1.500 TB và tương đương với 65% sản lượng =>Do thị trường ĐTCĐ đang có xu hướng trong tình trạng bão hòa nên sản lượng Dv có tăng nhưng rất chậm. Khách hang chỉ lắp đặt Dv khi có khuyến mãi và dễ dàng thay đổi khi co khuyến mãi khác của các nhà cung cấp. Đối với Dv Payphone và Kênh thuê riêng trong năm 2008 có tăng nhưng rất chậm. Dv Payphone trong năm 2008 phát triển thêm đươc 400 TB so với năm 2007 từ 1000 TB lên 1400 TB và tăng thêm 40% so với năm 2007. Dv Kênh thuê riêng tăng rất ít với 300 TB năm 2007 tăng lên 400 TB năm 2008 ( tăng 100 TB) tương đương với 33% sản lượng phát triển TB so với sản lượng năm 2007. => Do thị trường khai thác Payphone ngày càng thu hẹp, các đại lý kinh doanh kém hiệu quả và sự phát triển mạng di động đã hạn chế sự phát triển của Dv Payphone. 2.2.2. Phân tích doanh thu 2.2.2.1. Phân tích tình hình biến động KH và TH doanh thu 2008 Biển đồ 3: Tình hình kế hoạch và thực hiện doanh thu năm 2008 - Tình hình sản xuất kinh doanh tại Trung Tâm phát triển tương đối không ổn định. Trong đó dịch vụ ĐTCĐ và Payphone đã không đạt được chỉ tiêu đề ra, riêng doanh thu dịch vụ ADSL có tăng so với kế hoạch nhưng không nhiều Chỉ tiêu Đ V T KH 2008 TH 2008 % TH 08 so với KH 2008 TH Q1 TH Q2 TH Q3 TH Q4 TC TB ĐTCĐ å DT 987977 864040 769816 674427 565138 719623 73% - TB thường Đ 116765 110560 104985 99458 89955 101115 - TB ĐTCC Đ 726867 621477 541863 460875 374333 501206 - TB chung Đ 144345 132003 122968 114094 100850 117302 TB Payphone å DT Đ 406421 332102 250012 263040 227709 264863 65% TB ADSL (å DT ) 538893  579200  596411  584250  554102 577611  107% - TB ngoài PMH Đ 114532 125135 131185 129209 121891 126644 - TB trong PMH Đ 285285 296536 303520 298185 285417 295775 - TB chung Đ 139076 157529 161706 156856 146794 155192 Bảng 3: Tình hình doanh thu kế hoạch và thực hiện 2008 (Nguồn do phòng Kinh doanh-Tiếp thị cung cấp) Tình hình thực hiện doanh thu của Trung Tâm 2008 tăng rất chậm. ĐTCĐ chỉ đạt 73% so với kế hoạch đề ra và còn thiếu 27% so với chỉ tiêu. Cũng như ĐTCĐ, Payphone chỉ đạt 65% so với kế hoạch và thiếu 35% so với chỉ tiêu. Khác với ĐTCĐ và Payphone, ADSL có xu hướng tăng nhưng rất ít, chỉ tăng 7% so với chỉ tiêu kế hoạch 2.2.2.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu từ 2007-20008 Chỉ tiêu Đ V T Năm 2007 TH 2008 % TH 08 so cùng kỳ 2007 TH Q1 TH Q2 TH Q3 TH Q4 TC TB ĐTCĐ å DT 1,127,106  864.040 769.816 674.427 565.138 1,181,623 105% - TB thường Đ 118.207 110.560 104.985 99.458 89.955 125,115 - TB ĐTCC Đ 875.329 621.477 541.863 460.875 374.333 901,206 - TB chung Đ 133.570 132.003 122.968 114.094 100.850 155,302 TB Payphone å Doanh thu Đ 420.450 332.102 250.012 263.040 227.709 264.863 63% TB ADSL (å Doanh thu)  652.859  579.200  596.411  584.250  554.102 720.611 110% - TB ngoài PMH Đ 153.839 125.135 131.185 129.209 121.891 169.644 - TB trong PMH Đ 300.517 296.536 303.520 298.185 285.417 395.775 - TB chung Đ 198.503 157.529 161.706 156.856 146.794 155.192 Bảng 4: Biến động DT 2007-2008 (Nguồn do phòng Kinh doanh-Tiếp thị cung cấp) Nhìn chung, Công ty có xu hướng phát triển về doanh thu tương đối ổn định, tốc độ phát triển doanh thu năm 2008 vượt từ 5% đến 10% so với năm 2007. Trong đó, dịch vụ ADSL có doanh thu tăng thêm 10% so với năm 2007 và dịch vụ ĐTCĐ có doanh thu năm 2008 tăng thêm 5% so với năm 2007 Ngược lại với dịch vụ ADSL và ĐTCĐ thì doanh thu về dịch vụ Payphone năm 2008 có xu hướng giảm chỉ bằng 63% doanh thu năm 2007 Để dịch vụ ADSL ngày càng phát triển STC đã nhận định, do ADSL là dịch vụ rất tiềm năng, nên muốn doanh thu ADSL ngày càng tăng thì hệ thống chăm sóc khách hàng cũng như dịch vụ của SPT phải được cải thiện về cả 2 DV ĐTCĐ và ADSL do đa phần khách hàng ADSL sử dụng chung đường line điện thoại. Vì khi khách hàng bị khóa 2 chiều thì điều ảnh hưởng đến doanh thu BQ của cả thuê bao ĐTCĐ và TB ADSL 2.2.2.3. Phân tích kết cấu doanh thu theo từng thời vụ ( từng quý) Chỉ tiêu Đ V T TH 2008 TH Q1 TH Q2 TH Q3 TH Q4 Số thuê bao TB ĐTCĐ TB 9900 11500 11600 8500 TB ĐTCĐ DT BQ /TB Đ 87,882 67,000 58,140 66,486 å DT Đ 870040 769816 674427 565138 - TB thường Đ 110560 104985 99458 89955 - TB ĐTCC Đ 621477 541863 460875 374333 - TB chung Đ 132003 122968 114094 100850 Bảng 5: Doanh thu ĐTCĐ theo từng quý năm 2008 (Nguồn do phòng Kinh doanh-Tiếp thị cung cấp) Trong quý 1/2008 ĐTCĐ đạt 9900 TB và đạt 87,882 đ/ TB. Trong quý 2/2008 số TB ĐTCĐ đạt 11.500 TB tăng thêm 1.600 TB so với quý 1 (đạt 9900 TB) tuy nhiên doanh thu BQ/TB chỉ đạt 67,000 đ/TB thấp hơn DTBQ của Quý 1 là 20,882 đ/TB và đạt 76% DT so với Quý 1 . Quý 3/2008 đạt 11.600 TB, chỉ tăng 100 TB so với quý 2 (11.500 TB), tuy sản lương TB có phát triển nhưng DTBQ/TB chỉ đạt 58,140 đ/TB và đạt 87% so với Quý 2. Quý 4/2008 có xu hướng giảm mạnh, chỉ đạt 8500 TB đã giảm 3.100 thuê bao so với quý 3 (11.600 TB). Tuy sản lượng TB có giảm so với Quý 3 nhưng DTBQ/TB của Quý 4 lại tăng hơn Quý 3 đạt 66,486 đ/TB. -Nhìn chung qua 4 quý của năm 2008, tổng số sản lượng đối với dịch vụ TB ĐTCĐ đạt được 41.500 TB và DT đạt được qua 4 quý là 2,879,421 tỷ. Trong đó, Quý 1 đạt DTBQ cao nhất so với các quý khác với 87,882 đ/TB và Quý 4 có DTBQ thấp nhất so với các quy với 58,140 đ/TB. 2.2.2.4. Phân tích kết cấu doanh thu theo thị phần của từng đơn vị hoạt động NCC PT mới 2007 Thị phần PT mới 2007 PT mới 2008 Thị phần PT 2008 VNPT 100,000 40% 70,000 37,84% Viettel 50,000 20% 55,000 29,73% SPT 50,000 20% 40,000 21,62% EVN 50,000 20% 20,000 10.81% Tổng cộng 250,000 100% 185,000 100% Bảng 6: TB và Thị phần của các NCC ĐTCĐ tại Tp.HCM ( Nguồn do phòng KD -TT cung cấp) Với các nhà cung cấp VNPT, Viettel, SPT và EVN trong năm 2007, VNPT đã phát triển 100.000 TB chiếm 40% thị phần nhưng năm 2008 số TB của VNPT đã giảm còn 70.000 TB ( giảm 30.000 TB)và chiếm 37,84% thị phần năm 2008 Với Viettel, số TB phát triển năm 2007 là 50.000 TB và chiếm 20% thị trường và tăng thêm 5.000 TB với số TB phát triển năm 2008 là 55.000 TB chiếm 29.73% thị phần. Đối với nhà cung cấp SPT số TB phát triển trong năm 2007 là 50.000 TB chiếm 20% thị phần và đã giảm xuống còn 40.000 TB (giảm 10.000 TB) trong năm 2008, chiếm 21.62% thị phần năm. EVN đã phát triển 50.000 TB trong năm 2007 chiếm 20% thị phần và số TB của EVN đã giảm xuống còn 20.000 TB (giảm 30.000 TB) trong năm 2008 và chiếm 10.81% thị phần năm Nhận xét chung: Số lượng TB và thị phần có ảnh hưởng đến doanh thu của từng đơn vị với số TB và thị phần ngày càng tăng thì kéo theo doanh thu tăng - Nhìn chung số TB phát triển của các nhà cung cấp có xu hướng ngày càng giảm, trong đó nhà cung cấp VNPT và EVN có số TB giảm khá mạnh với 30.000 TB đã giảm trong năm 2008. Số TB và thị phần của VNPT và EVN giảm kéo theo doanh thu giảm. Vì thế trong năm 2008, sản lượng và doanh thu của 2 nhà cung cấp này không đạt chỉ tiêu -SPT có số TB giảm nhẹ so với VNPT và EVN với 10.000 TB giảm trong năm 2008, ngược lại với số TB giảm là thị phần của SPT có xu hướng tăng lên từ 20% năm 2007 lên 21,62% năm 2008. Điều này có ảnh hưởng đến doanh thu của SPT mặc dù số lượng TB có giảm nhưng thị phần vẫn tăng giúp doanh thu có thể phát triển -Trái lại với số phát triển TB ngày càng giảm của các nhà cung cấp thì Viettel có số TB cũng như thị phần điều phát triển. tuy số Tb phát triển không nhiều từ 50.000 TB lên 55.000 TB năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại trung tâm điện thoại STC.doc
Tài liệu liên quan