LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3
1.1. Khái niệm, bản chất và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh 3
1.12. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 4
1.1.3. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 5
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 7
1.2.1. Nhân tố khách quan 7
1.2.2 Các nhân tố chủ quan 11
1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 12
1.3.1. Phương pháp chi tiết 12
1.3.2. Phương pháp so sánh 13
1.3.3. Phương pháp loại trừ 16
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 18
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh bộ phận 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 24
2.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức -Bộ máy quản lý của công ty 26
2.1.3. Đặc điểm lao động của Công ty 28
2.1.4. Vốn và cơ sở vất chất kỹ thuất 30
2.1.5. Kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây 33
2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu (1999-2001) 35
2.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp 36
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận 39
2.3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 52
2.3.1. Những thành tựu đạt được 52
2.3.2. Những mặt hạn chế 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 56
3.1. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2005 56
3.1.1. Phương hướng chung của ngành 56
3.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm 59
3.2.2. Hạ giá thành sản phẩm 60
3.2.3.Tiếp tục đổi mới công nghệ 63
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng 64
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý vốn 65
3.2.6.Tăng cường nghiên cứu thị trường 67
3.3. Một số kiến nghị 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 80% tổng số lao động của toàn Công ty.
Trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 72-73%. Tỷ lệ này tương đối cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất Bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ công. Đây cũng là một đặc điểm của ngành sản xuất Bánh kẹo, Bột canh .
Mặt khác cũng do sự biến động về lao động, do Công ty sản xuất theo mùa vụ, thường vào cuối năm hoặc đầu năm đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn vì vào thời điểm này số lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn. Cho nên cần phải thuê thêm công nhân điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng và sản phẩm do tay nghề của số người thuê thêm không cao. Nhưng nếu tuyển chính thức thì dẫn tới hậu quả là lãng phí lao động, ảnh hưởng tới chi phí. Sau đây là sự biến động về lao động trong năm (1999-2001).
Bảng 2: Biến động về lao động trong năm 1999-2001
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
1. Lao động biên chế
673
80,8
640
71,9
725
70,04
2. Lao động hợp đồng
151
19,2
250
28,1
310
29,96
Tổng số lao động
788
100
890
100
1035
100
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty
Từ bảng trên ta thấy số lao động biên chế của Công ty có tăng nhưng không đáng kể, năm 1999 là 637 người chiếm 80,8% tổng lao động, năm 2000 là 640 người chiếm 71,9% tổng số lao động tăng ba người so với năm 1999 đến năm 2001 là 725 người chiếm 70,04% tổng số lao động. Trong khi đó lao động hợp đồng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Năm 1999 là 19,2 %, năm 2000 là 28,1% và năm 2001 là 29,96%. Tỷ lệ lao động cao như vậy là do Công ty sản xuất không đồng đều thường sản xuất vào cuối năm để phục vụ tết. Do đó để khắc phục Công ty phải có phương án đảm bảo dự trữ sản phẩm cho tiêu thụ vào cuối năm và đầu năm.
2.1.4. Vốn và cơ sở vất chất kỹ thuất
+ Vốn và nguồn vốn là đặc điểm quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nhận thức được điều đó trong một số năm vừa qua Công ty đã có những biện pháp nhằm quản lý tốt hơn về vốn và nguồn vốn. Sau đây là tình hình tài chính của Công ty trong mấy năm qua, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tình hình vốn và cơ cấu vốn của Công ty trong năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ
trọng
(%)
I. Tài sản
1. TS lưu động
2. TS cố định
21056,7
29318,3
41,78
58,22
26780,2
30315,1
46,9
53,1
40631
35150
54,07
45,93
Tổng tài sản
50375
100
57095,3
100
75781
100
II. Nguồn vốn
1.Nợ phải trả
2.Vốn chủ sở hữu
23827,4
26547,6
47,3
52,7
245313
32564
42,96
57,04
42561
33220
56,16
43,84
Tổng nguồn vốn
50375
100
57095,3
100
75781
100
Hệ số tự chủ tài chính
Hệ số nợ
0,527
0,473
0,57
0,43
0,44
0,56
(1999-2001)
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ của Công ty .
Qua bảng trên ta thấy, tài sản của Công ty Bánh kẹo Hải Châu năm 2000 tăng 13,3%so với năm 1999 tương ứng với số tiền là 6720,3 triệu đồng. Trong đó tài sản lưu động tăng 5723,5 triệu chiếm 7,18% so với năm 1999. Tài sản cố định tăng 3,4% ứng với số tiền là 997 triệu. Năm 2001 tăng 18685 triệu so với năm 2000, tức 32,72% trong đó tài sản lưu động tăng 13850,8 triệu. Tài sản cố định tăng 4834,9 triệu đồng .
Về nguồn vốn nhìn chung Công ty có khả năng tự chủ về tài chính, năm 1999 vốn chủ sở hữu là 26547,6 triệu đồng đến năm 2000 là 32564 triệu đồng tăng 6016,4 triệu đồng so với năm 1999, đến năm 2001 là 3322 triệu đồng tức chỉ tăng 674 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó số nợ phải trả năm 2000 tăng 703,9 triệu đồng, năm 2001 tăng 18029,7 triệu đồng. Như vậy hệ số nợ của Công ty năm 1999 là 0,473 năm 2000 là 0,4296 giảm 0,0433 so với năm 1999 còn năm 2001 thì hệ số nợ là 0,5716. Như vậy tăng 0,1319 so với năm 2000.
Vậy năm 2001 số nợ phải trả lớn hơn số vốn chủ sở hữu là 9341 triệu đồng điều này cho thấy Công ty đã lợi dụng , chiếm vốn được tuy nhiên đây cũng là một vấn đề cần lưu ý bởi vì khi số nợ phải trả quá lớn thì cũng ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của Công ty nếu Công ty làm ăn không tốt.
+ Cơ sở vất chất: Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng sản xuất của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty đã đổi mới công nghệ đầu tư một số dây truyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, hiện nay, Công ty Bánh kẹo Hải Châu có hai dây truyền sản xuất bánh kem xốp, hai dây truyền sản xuất kẹo và một dây truyền sản xuất bột canh, một dây truyền sản xuất lương khô nằm trong bốn phân xưởng của Công ty.
Cho đến nay hệ thống trang thiết bị của Công ty là tương đối hiện đại bảng dưới đây phản ánh tình hình trang thiết bị của Công ty.
Bảng 4 : Tình hình trang thiết bị máy móc của Công ty
Phân xưởng
Tên máy
Năm đưa vào sử dụng
Hiệu suất sử dụng
Công suất thiết kế
Công suất sử dụng
%
Bánh I
DCHươngThảo
DC Hải Châu
1996
1991
2,6 T/ca
2,5T/ca
1,6 T/ca
2,115 T/ca
61,5
84,6
Bánh II
DC Kem xốp
DC kem phủ socola
1993
1995
1T/ca
0,5T/ca
0,8T/ca
0,34T/ca
80
70
Bột canh
Thủ công
Máy dán túi
1970
1993
10-12T/ca
45-50Túi/phút
10-12 T/ca
45-50Túi/phút
100
100
Kẹo
DC Kẹo cứng
DC Kẹo mềm
1996
1996
2,4 T/ca
3T/ca
1,8 T/ca
1,92T/ca
75,5
60,4
Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư.
Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty vẫn chưa khai thác hết được công suất thiết kế của dây truyền đặc biệt là dây truyền sản xuất kẹo (với công suất sử dụng kẹo cứng là 75,5% kẹo mềm là 60,4%), dây truyền sản xuất bánh I (với dây truyền Hương Thảo là 61,5% và dây truyền Hải Châu 84,6%).
Việc sử dụng dây truyền sản xuất giữa công suất sử dụng so với công suất thiết kế không được tối đa là do nhiều nguyên nhân như không tiêu thụ hết được sản phẩm (tồn kho lớn ), nguồn cung ứng nguyên vật liệu, máy móc...Trong đó việc quản lý lao động chưa được tốt cũng là một nguyên nhân cơ bản đẫn đến không khai thác được tối đa công suất thiết kế. Công ty muốn tận dụng được công suất sử dụng là tương đương với công suất thiết kế thì phải tăng cường công tác thị trường ,quản lý chặt chẽ các nguồn lực, trong đó quản lý lao động là quan trọng nhất và mang tính quyết định .
Tuy nhiên nhìn chung về mặt tình hình trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ . Bên cạnh những dây truyền sản xuất mới hiện đại còn có những dây truyền sản xuất sản phẩm truyền thống lạc hậu thủ công bán cơ khí như dây truyền sản xuất bánh Hương Thảo, ngoài ra Công ty chưa chuẩn bị chu đáo những thiết bị phụ trợ như máy nổ , do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.
So với một số đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Biên Hoà, Lam Sơn, Kinh Đô ...thì Công ty còn kém họ một số dây truyền như kẹo cao su, Bim Bim, Bánh mặn ... Do đó làm cho sản phẩm của Công ty không được phong phú , phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của Công ty, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.
2.1.5. Kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây
Sau năm 1986 với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước ta Công ty Bánh kẹo Hải Châu nói riêng và các Công ty bánh kẹo khác trong cả nước nói chung như được thổi nguồn sinh khí mới đó là nhà nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính tại thời điểm này Công ty đã tự khẳng định mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15đ20% từ sản xuất thủ công là chính Công ty đã chuyển sang cơ chế sản xuất cơ giới và bán tự động hoá, lợi nhuận không ngừng tăng. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới ,với tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã không ngừng phát triển, sản phẩm của Công ty đã ngày càng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm qua Công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đưa ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy mà trong một số năm qua Công ty đã đạt được danh số bán tương đối. Hơn nữa Công ty đã được xếp vào Top ten "Hàng việt nam chất lượng cao", sản phẩm chính của công ty như các loại bánh (bánh quy, bánh HươngThảo, Quy bơ, kem xốp, kẹo các loại...). Sau đây là tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh keo Hải Châu.
Bảng 5 :Kết quả sản xuất, kinh doanh (1999-2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện qua các năm
1999
2000
2001
1.Giá trị tổng sản lượng
2.Tổng doanh thu (có thuế)
3. Lợi nhuận thực hiện
4. Các khoản nộp ngân sách
5. Sản phẩm chủ yếu:
Trong đó gồm :
- Bánh các loại
- Kẹo các loại
- Bột canh các loại
6.Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên /1Tháng.
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
1000 đ
104873
129583
2530
8645
12463
4715
1201
6547
900
119519
150106
3450
7275
14257,37
5670,4
1393,02
7193,95
1000
137448
165117
3250
6173
16516
6721
1410
8385
1100
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ.
Qua bảng trên ta thấy sản phẩm sản xuất ra của Công ty trong mấy năm qua có tăng năm 1999 là 124653 tấn thì đến năm 2000 là 14257,37 tấn tổng sản phẩm các loại tăng 1794,37 tấn tức 14,4% so với năm 1999. Đến năm 2001 là 16516 tấn tăng 2258,63 tấn tức 15,84% so với năm 2000. Cũng qua bảng số liệu trên cho ta thấy, giá trị tổng sản lượng của Công ty cũng tăng đều trong các năm 1999 là 104873 triệu đồng, năm 2000 là 119519 triệu đồng tăng 14646 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 13,97 % so với năm 1999, năm 2001 là 137448 triệu đồng tăng 17929 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15% so với năm 2000.
Về doanh thu, năm 1999 tổng doanh thu là 129583 triệu đồng đến năm 2000 là 150106 triệu đồng tăng 20523 triệu đồng tức tăng 15,84% so với năm 1999 đến năm 2001 thì tổng doanh thu là 165117 triệu đồng tăng 15011 triệu đồng tức tăng 10 % so với năm 2000. Như vậy doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua các năm từ 10 đ16%.
Các khoản phải nộp ngân sách năm 2000 giảm 1370 triệu đồng so với năm 1999 và năm 2001 khoản nộp ngân sách lại giảm 1099 triệu đồng so với năm 2000. Nguyên nhân các khoản nộp ngân sách giảm là do Công ty đã giảm nhập khẩu do vậy thuế nộp giảm. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và đã được chi gục thuế Hà Nội tặng bằng khen về thành tích này.
Trên đây là toàn bộ kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây (1999-2001).
2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu (1999-2001)
Qua kết quả phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong mấy năm gần đây cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật có chiều sâu và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm đã góp phần thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tuy nhiên năm 2001 thì lợi nhụân giảm so với năm 2000, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đánh giá
một cách chính xác, toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng, ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu sau.
2.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân,...Hiệu quả tổng hợp của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây :
Bảng 6: Hiệu quả tổng hợp của Công ty (1999-2001)
Chỉ Tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Giá trị
2000/ 99 (%)
Giá trị
2001/
2000 (%)
Doanh thu thuần
Triệu đ
122853
141526
115,2
153647
108,56
Tổng chi phí
Triệu đ
121353
13948
114,94
152563
109,38
Lợi nhuận ròng
Triệu đ
1500
2046
136,4
1084
52,98
Vốn sản xuất bình quân
Triệu đ
50375
57093,5
113,34
75781
132,727
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Đồng
1,22
1,45
118,9
0,7
48,3
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn sản xuất bình quân
Đồng
2,98
3,58
120,13
1,43
39,95
Số lần chu chuyển của tổng tài sản
Lần
2,44
2,48
101,64
2,03
81,85
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ .
Qua bảng trên cho ta thấy, nhìn chung doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm cụ thể ở đây là doanh thu thuần năm 2000 tăng 18673 triệu đồng tương ứng là tăng 15,2% so với năm 1999, còn năm 2001 tăng là 12121 triệu đồng tưng ứmg là tăng 8,56% so với năm 2000. Mặc dù doanh thu thuần tăng như vậy nhưng lợi nhuận ròng lại tăng giảm không đều cụ thể năm 1999 lợi nhuận đạt 1500 triệu đồng, đến năm 2000 lợi nhuận là 2046 triệu đồng tức tăng 546 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 36,4% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 lợi nhuận đạt được chỉ là 1084 triệu đồng tức giảm 962 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 47,02 % so với năm 2000. Nguyên nhân chính ở đây là do tổng chi phí của các năm tăng giảm không đồng đều, cụ thể như sau: Năm 1999 tổng chi phí là 121353 triệu đồng, năm 2000 tổng chi phí là 139480 triệu đồng tăng 18127 triệu đồng tương ứng là 14,94% so với năm 1999, thế nhưng đến năm 2001 tổng chi phí là 152563 triệu đồng tăng là 13083 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 9,38 % so với năm 2000. Cũng qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả nhưng nói chung so với các Công ty khác thì phần nào còn hạn chế hơn Ví dụ như Công ty bánh kẹo Hải Hà mức tăng trưởng hàng năm bình quân là 20% ...
Qua bảng trên ta thấy:
+Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, năm 1999 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu như sau: cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 1,22 đồng lợi nhuận, năm 2000 tăng lên 1,45 đồng tốc độ tăng trưởng tương ứng là 18,9% so với năm 1999, và năm 2001 chỉ đạt 0,7 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 51,7% so với năm 2000. Năm 2000 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2000 khá cao 36,4% so với năm 1999.
+Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân = lợi nhuận/ vốn sản xuất bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, cũng qua chỉ tiêu này cho Công ty biết được việc sử dụng vốn của Công ty mình có hiệu quả hay không để từ đó các cán bộ phòng ban có biện pháp sử lý và đề ra phương hướng phát triển chung cho toàn Công ty, cụ thể năm 1999 chỉ tiêu này của Công ty là 2,98 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 2,98 đồng lợi nhuận đến năm 2000 chỉ tiêu này của Công ty đạt 3,58 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 3,58 đồng tăng 0,6 đồng tỷ lệ tương ứng là 20,13% so với năm 1999, thế nhưng đến năm 2001 thì con số này lại giảm chỉ còn1,43 giảm so với năm 2000 là 2,15 đồng tỷ lệ giảm tương ứng là 60,05 %. Như vậy trong năm 2001 tỷ suất lợi nhuận so với vốn sản xuất bình quân là giảm, đây là một vấn đề cần các nhà quản lý, lãnh đạo quan tâm xem xét. Mặt khác, sở dĩ chỉ tiêu này năm 2001 giảm là do Công ty đã đầu tư một lượng nguồn vốn lớn 75781 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 32,72% trong khi đó lợi nhuận thì lại giảm 47,02 % so với năm 2000.
+ Chỉ tiêu Số lần chu chuyển của tổng tài sản:
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này =
Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần chu chuyển của tổng vốn sản xuất kinh doanh cụ thể năm 1999 là 2,44 lần, năm 2000 là 2,48 lần tăng so với năm 1999 là 0,04 lần điều này cho thấy việc sử dụng vốn sản xuất
bình quân có hiệu quả hơn song không đáng kể, Công ty cần phải tận dụng nguồn vốn hơn nữa. Năm 2001 con số này chỉ là 2,03 lần giảm so với năm 2000 là 0,45 lần cho thấy việc sử dụng vốn sản xuất bình quân kém hiệu quả hơn năm trước, do số vốn đầu tư tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng của doanh thu không nhanh bằng.
Nói chung để đạt được kết quả kinh doanh như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên chức và toàn thể lao động trong Công ty, hơn nữa còn phải nhờ vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày một mở rộng.
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận
Do việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tổng hợp về doanh lợi, doanh thu mà đòi hỏi phải đánh giá chính xác chi tiết từng mặt hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu bộ phận như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định. Từ đó mới có thể rút ra nhận xét chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh của Công ty.
a/ Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Công ty đã vận dụng chế độ lao động 40h/ tuần ( được nghỉ thứ bảy và chủ nhật ) tức là người lao động làm việc theo chế độ 3 ka 4 kíp, bình quân ngày công lao động từ 21 đến 23 ngày/ 1 tháng.
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu được thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình quân một lao động, qua bảng sau đây:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Chỉ Tiêu
Đơn vị
Năm
1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
TH
2000/
1999(%)
Giá trị
TH
2001/
2000(%)
Giá trị Tổng sản lượng
Triệu đ
104873
119519
113,97
137448
115
Doanh thu thuần
Triệu đ
122853
141526
115,2
153647
108,56
Số lượng lao động
Người
788
890
112,94
1035
116,29
Lợi nhuận ròng
Triệu đ
1500
2046
136,4
1084
52,98
Tiền lương bình quân1 tháng/ 1người
1000đ
900
1000
111,1
1100
110
Năng suất 1 người/ 1 năm theo doanh thu thuần
Triệu đ
156
159
101,92
148
93,08
Năng suất 1 người/ 1 năm theo giá trị tổng sản lượng
Triệu đ
133
134
100,75
133
99,25
Năng suất 1 người/ 1 năm theo lợi nhuận ròng
Triệu đ
1,9
2,3
121,05
1,08
46,96
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty
Qua bảng số liệu trên cho thấy cùng với sự tăng trưởng của sản xuất kinh doanh trong Công ty tiền lương bình quân của người lao động trong Công ty cũng ngày một tăng lên, do đó các chỉ tiêu trong bảng cũng tăng giảm khác nhau theo chiều hướng tích cực, cụ thể là.
+ Năng suất lao động bình quân (NSLĐ bq) trên một người trên một năm theo doanh thu từ năm 1999 đến năm 2001 như sau:
Doanh thu thuần
Tacó: NSLĐbq/1người/1năm =
(Theo doanh thu) Số lao động
Năm 1999 năng suất lao động đạt 156 triệu đồng/ người. Năm 2000 năng suất lao động cao nhất đạt 159 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 1999, do doanh thu thuần tăng với tỷ lệ cao hơn so với mức tăng lao động.
Cụ thể là năm 2000 mức tăng doanh thu là 15,2 % còn mức tăng lao động chỉ là 12,94% Năng suất lao động bình quân của một lao động năm 2001 kém hơn năm 2000 là 11 triệu đồng /người, đây là năm Công ty có năng suất lao động giảm , do doanh thu tăng chậm hơn so với mức tăng lao động .Cụ thể là mức tăng doanh thu chỉ 8,56% trong khi đó mức tăng lao động lại cao hơn ở mức 16,29 %.
+ Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân trên một người / 1 năm theo giá trị tổng sản lượng từ năm 1999 đến năm 2001 như sau:
Giá trị tổng sản lượng
Ta có : NSLĐ bq/1người/1năm =
(theo giá trị Tổng sản lượng ) Số lao động
Năm 1999 một người lao động tạo ra được 133 triệu đồng. Năm 2000 con số này là 134 triệu đồng, đến năm 2001 là 133 triệu đồng. Nhìn chung năng suất lao động bình quân / 1 người trong 3 năm không có gì biến động lớn. Do mức tăng giá trị tổng sản lượng đều đặn qua các năm từ 13-15%/1 năm.
Tuy nhiên, mức sinh lời bình quân một lao động vẫn còn thấp, lại tăng giảm không đồng đều từ năm 1999-2001. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty bánh kẹo Hải Châu vẫn chưa cao.
Mức sinh lời bình quân do một lao động tạo ra từng năm như sau:
- Năm 1999 là 1,9 triệu đồng/ người.
- Năm 2000 là 2,3 triệu đồng/ người, tăng 0,4 triệu tỷ lệ tăng tương ứng là 21,05% so với năm 1999. Tỷ lệ này tăng do lợi nhuận ròng tăng ở mức cao 36,4% so với năm 1999. Điều này có nghĩa việc sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao. Hay nói cách khác là việc sử dụng lao động của Công ty rất có hiệu quả.
- Năm 2001 là 1,08 triệu đồng/ người, giảm 1,22 triệu đồng tức giảm 53,04% so với năm 2000. Sở dĩ như vậy là vì mức tăng lợi nhuận vẫn như năm trước, trong khi đó mức tăng lao động lại tăng cao 16,29% so với năm 2000. Điều này cho thấy việc sử dụng lao động của Công ty chưa được hiệu quả.
Nguyên nhân của sự tăng, giảm này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận không đồng đều giữa các năm.
Mặc dù, mức sinh lời bình quân một lao động còn chưa cao nhưng Công ty Bánh kẹo Hải Châu luôn cố gắng phấn đấu tăng tiền lương cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 10ế 11%/tháng thể hiện đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Các chỉ tiêu trên cho thấy, doanh thu trong 3 năm từ 1999-2001 rất lớn, trung bình đạt khoảng 140 tỷ đồng/ năm nhưng mức sinh lời bình quân một lao động vẫn còn thấp, điều này làm ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua. Việc doanh thu tăng nhưng mức sinh lợi bình quân một lao động thấp do Công ty có bộ máy lao động còn cồng kềnh, chưa xác định được cơ cấu lao động tối ưu: Một số bộ phận thì thừa lao động, một số khác lại thiếu lao động, việc tuyển người vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của công việc. Chính việc sử dụng hiệu quả lao động thấp đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty còn chưa cao trong một số năm gần đây.
b/ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
Có vốn mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt lợi ích cho các nhà đầu tư , của người lao động, của Nhà Nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân. Mặt khác, nó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị trường tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Sau đây là đánh giá thực trạng sử dụng tài sản cố định của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) của Công ty
Chỉ Tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Giá trị
TH
2000/ 1999
(%)
Giá trị TH
2001/ 2000
(%)
Giá trị Tổng sản lượng
Triệu đ
104873
119519
113,97
137448
115
Doanh thu thuần
Triệu đ
122853
141526
115,2
153647
108,56
Nguyên giá bình
quân tài sản cố định
Triệu đ
29318,3
30315,1
103,4
35150
115,95
Lợi nhuận ròng
Triệu đ
1500
2046
136,4
1084
52,98
Sức sản xuất của tài sản cố định theo giá trị Tổng sản lượng
Đồng
357,7
394,2
110,2
391
99,19
Sức sản xuất của tài sản cố định theo doanh thu thuần
Đồng
419
466,8
111,4
437,1
93,64
Sức sinh lời của tài sản cố định
Đồng
5,1
6,75
132,35
3,08
45,63
Suất hao phí của tài sản cố định theo giá trị tổng sản lượng
Đồng
27,96
25,36
90,70
25,57
100,83
Suất hao phí của tài sản cố định theo doanh thu thuần
Đồng
23,86
21,42
89,77
22,88
106,82
Suất hao phí tài sản cố định theo lãi ròng
Đồng
1955
1482
75,80
3243
219
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
Giá trị tổng sản lượng
+Sức sản xuất của tài sản cố định = x 100
theo giá trị Tổng sản lượng Nguyên giá bq của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng Giá trị tổng sản lượng. Năm 1999 là 357,7 tức là cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được 357,7 đồng giá trị tổng sản lượng, đến năm 2000 thì con số này là 394,2 đồng tăng so với năm 1999 là 36,5 đồng tương ứng với 10,2%, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của Công ty là có hiệu quả hơn so với năm 1999 nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư tài sản cố định của Công ty thấp hơn so với tỷ lệ tăng Giá trị Tổng sản lượng, như vậy lợi nhuận mang lại cho Công ty cũng được nâng lên, kéo theo là thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Năm 2001 chỉ tiêu này lại kém hơn so với năm 2000, chỉ đạt 391 đồng giảm 3,2 đồng tương ứng với 8,1%. Nguyên nhân chính là do Công ty đã đầu t ư vào tài sản cố định nhiều hơn với tỷ lệ tăng so với năm 2000 là 15,95% trong khi đó mức tăng của Giá trị Tổng sản lượng chỉ là 15% do vậy chỉ tiêu này có phần giảm hơn.
Doanh thu
+ Sức sản xuất của tài sản = x 100
cố định theo doanh thu Nguyên giá bq của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 1999 là 419 tức là cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được 419 đồng doanh thu thuần, đến năm 2000 thì con số này là 466,8 đồng tăng so với năm 1999 là 47,8 đồng tương ứng với 11,4%, điều này đồng nghĩa với việc Công ty đã tận dụng được công suất thiết kế một cách có hiệu quả hơn so với năm 1999, mặc dù Công ty vẫn tiến hành đầu tư trang thiết bị mới. Năm 2001 do Công ty đầu tư vào tài sản cố định nhiều mà lại không sử dụng hết công suất nên chỉ tiêu này giảm, mặc dù doanh thu thuần của Công ty vẫn tăng nhưng ở mức thấp 8,56% trong khi đó tài sản cố định tăng với mức là 15,95% so với năm 2000.
Lợi nhuận
+Sức sinh lời của tài sản cố định = x 100
Nguyên giá bq của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng nguyên giá tài sản cố định thì tạo ra được bao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0349.doc