LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ 3
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1.1.1. Hoạt động đầu tư 3
1.1.2. Dự án đầu tư 3
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư 4
1.1.4. Phân tích dự án đầu tư 4
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
1.2.1. Giá trị hiện tại thuần NPV:( Net present Value) 6
1.2.2. Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR: (Internal Rate of Return) 7
1.2.3. Tỷ số giữa lợi ích và chi phí B/C(Benefit/Cost) 9
1.2.4. Thời gian hoàn vốn Thv 9
1.2.5. Phương pháp xây dựng dòng tiền 10
1.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính trong điều kiện có rủi ro 10
1.3. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 11
1.3.1. Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư 11
1.3.2. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11
1.3.3. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi 12
1.3.4. Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 13
1.3.5. Tiến hành thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình 13
1.3.6. Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình 13
1.4. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 13
1.4.1. Nội dung của lập và quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư 13
1.4.2. Các phương pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án 18
1.4.2.1. Lập dự án theo phương pháp biểu đồ ngang (Gantt Chart). 18
1.4.2.2. Lập dự án theo sơ đồ mạng (Network Diagram). 20
1.4.3. Giới thiệu phần mềm MICROSOFT PROJECT 27
1.4.3.1. Mục đích chung và các yêu cầu của Microsoft Project 27
1.4.3.2. Khả năng của phần mềm Microsoft Project 27
1.4.3.3. Cơ sở dữ liệu của Microsoft Project 29
1.4.3.4. Xem xét dữ liệu khi cần 29
1.4.3.5. Các yêu cầu trước khi lập dự án với Microsoft Project 30
CHƯƠNG II 32
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 32
TBA 110 KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ 32
2.1. Giới thiệu khái quát về công trình 32
2.1.1. Giới thiệu chung về khu vực 32
2.1.2. Hiện trạng nguồn điện, lưới điện khu vực 34
2.1.3. Tình hình phụ tải khu vực 34
2.1.4. Sự cần thiết của Công trình 36
2.1.5. Quy mô của công trình 37
2.1.5.1 Nguyên tắc xây dựng trạm biến áp 37
2.1.5.2. Mô tả các phương án đặt trạm 38
2.1.5.3. So sánh lựa chọn phương án thiết kế 40
2.1.5.4. Giải pháp công nghệ chính 41
2.1.6. Tổng mức đầu tư của công trình 43
2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của công trình 45
2.2.1. Cơ sở phân tích kinh tế - tài chính 45
2.2.2. Cơ sở dữ liệu phân tích 46
2.3. Phân tích độ nhậy dự án 49
2.3.1. Các trường hợp xem xét phân tích độ nhậy của dự án 49
2.3.2. Kết quả phân tích độ nhạy 50
2.4. Đánh giá tác động môi trường 59
2.4.1. Xác định tác động của trạm biến áp đến môi trường 59
2.4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 59
CHƯƠNG III 60
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT PROJECT TRONG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN TBA 110KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ 60
3.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư 60
3.1.1 Kế hoạch thực hiện quản lý tiến độ dự án 60
3.1.2. Phân tích bằng phương pháp PERT 66
3.2. Tính xác suất thời gian thực hiện dự án 69
3.3. Kế hoạch điều chỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án 74
3.4. Một số biện pháp thực hiện quản lý tiến độ 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
Kết luận: 80
Kiến nghị: 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 11817 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh tế - Tài chính và quản lý dự án đầu tư TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin được định nghĩa ngay ban đầu.
- Các thông tin chọn lọc: Cho phép bạn chọn lọc các thông tin về công việc hay tài nguyên.
1.4.3.5. Các yêu cầu trước khi lập dự án với Microsoft Project
Trước khi bắt đầu một dự án mới, cần xác định mục đích của dự án và công việc nào cần hoàn thành để đạt được mục đích. Khi đã xác định mục đích của dự án và các nhiệm vụ của dự án thì bước tiếp theo là xác định xem ai làm việc gì, khi nào công việc được bắt đầu và công việc kéo dài trong bao lâu, với chi phí tốn bao nhiêu tiền Khi mỗi công việc xảy ra đều cần phải có sự theo dõi, điều chỉnh tránh những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến thời gian biểu được điều chỉnh và thông tin liên quan đến dự án.
Việc quản lý một dự án cần nhiều sự quản lý khác nhau và có kỹ năng phối hợp giữa các bộ phận. Quá trình theo dõi tất cả các khía cạnh và điều chỉnh dự án theo mục đích của nó là rất phức tạp. Khi đó Microsoft Project sẽ hoạch định kế hoạch, quản lý phối hợp một dự án từ bao quát tới chi tiết, chính xác và đạt được kết quả thực tế đề ra.
Khi sử dụng Microsoft Project cần chuẩn bị những thông số sau:
Công việc cần thực hiện là công việc gì
Công việc cần hoàn thành trong thời gian bao lâu
Ước lượng thời gian hoàn thành công việc
Thời gian hoàn thành và kết thúc công việc
Danh sách các công việc có trong dự án
Mức độ ưu tiên của các công việc
Ràng buộc của các công việc
Thứ tự thực hiện các công việc và mối quan hệ giữa chúng
Tài nguyên thực hiện dự án và dự định phân bổ tài nguyên cho mỗi công việc
Lịch làm việc của dự án và lịch làm việc cho mỗi tài nguyên
Các loại chi phí cho dự án bao gồm: Chi phí cho các tài nguyên thực hiện dự án chi phí cho các công tác.
Các từ khoá trong Microsoft Project 2003
Task : Công việc, nhiệm vụ
Duration : Thời gian thực hiện công việc
Start : Ngày bắt đầu
Finish : Ngày kết thúc
Predecessors : Công việc làm trước
Successors : Công việc kế tiếp
Resource : Tài nguyên hay nhân lực, máy móc thực hiện các công việc của dự án.
Work : Số giờ công được gán để thực hiện công việc
Unit : Khả năng lao động của tài nguyên
Milestone : Loại công việc đặc biệt (điểm mốc) có Duration = 0, dùng để kết thúc các đoạn trong dự án.
Recurring Task : Công việc định kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần theo chu kỳ trong thời gian thực hiện dự án. Ví dụ các buổi họp giao ban đầu tuần.
Shedule : Lịch trình của dự án
Std. Rate : Giá chuẩn
Ovr. Rate : Giá ngoài giờ
Cost/use : Phí sử dụng tài nguyên
Baseline : Theo kế hoạch
Actual cost : Chi phí đã sử dụng tới thời điểm hiện tại
Current cost : Chi phí đã sử dụng tới thời điểm hiện tại + Chi phí còn lại theo thời điểm hiện tại
Remaining cost : Chi phí cần có để tiếp tục thực hiện dự án
Summary task (Công tác tóm lược) : Công việc mà chức năng duy nhất của nó là chứa đựng và tóm lược thời khoảng, công việc và chi phí của các công việc khác.
Kết luận:
Qua chương này chúng ta tìm hiểu được:
Các khái niệm cơ bản về dự án đầu tư
Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư
Quy trình lập dự án đầu tư
Nội dung phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, phân tích kinh tế xã hội, phân tích rủi ro.
Nội dung quản lý dự án đầu tư và các phương pháp quản lý dự án.
® Đây là những nội dung chính cơ sở phương pháp luận để phân tích một dự án đầu tư. Để nhà đầu tư cũng như các cơ quan liên ngành có cơ sở để so sánh đánh giá hiệu quả của dự án và quyết định có đầu tư hay không. Cụ thể trong đồ án của em là phân tích hiệu quả kinh tế tài chính và Quản lý dự án đầu tư “ TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ” sẽ được phân tích ở chương II, chương III.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TBA 110 KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ
2.1. Giới thiệu khái quát về công trình
2.1.1. Giới thiệu chung về khu vực
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ có trục quốc lộ 18 nối từ Hà Nội đi Đông Chiều – Bãi Cháy – Hòn Gai. Tỉnh Bắc Ninh còn nằm trên tuyến đường trục quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn có cường độ giao lưu kinh tế nhộn nhịp giữa Nam Trung Quốc với Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi. trong những năm gần đây tỉnh Bắc Ninh nổi lên là một trọng điểm phát triển công, nông nghiệp toàn diện. Phụ tải của Tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này tăng trưởng mạnh với các KCN tập trung như Tiên Sơn, các cụm công nghiệp địa phương như cụm Châu Khê, cụm Mả Ông, cụm Đồng Quang, cụm Đình Bảng, Tân Hồng
Công nghiệp vừa và nhỏ cũng phát triển một cách nhanh chóng như chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc
Phụ tải sinh hoạt, dịch vụ thương mại tăng trưởng nhanh với các trung tâm thương mại đa chức năng tại Thị xã bắc Ninh, Huyện Từ Sơn, Huyện Tiên Du..
Dịch vụ du lịch phát triển mạnh như khai thác di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống.
Bảng 2.1.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chính của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn từ 2001 – 2010
Số TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn 2001 - 2010
I
Tốc độ tăng trưởng
1
Dân số
%
1.25
2
GDP
%
13
3
Công nghiệp – Xây dựng
%
17.5
4
Dịch vụ du lịch
%
14.5
5
Nông nghiệp
%
5
6
GDP/ người
%
11,6
7
Kim ngạch xuất khẩu
%
20,2
8
Tỷ lệ GDP/người so với mức TB cả nước
%
100
( Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2000, tỉnh Bắc Ninh)
Số TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn 2001-2010
II
Cơ cấu ngành
1
Tổng giá trị GDP
%
100
2
Công nghiệp – Xây dựng
%
41,1
3
Nông lâm nghiệp
%
17.2
4
Dịch vụ thương mại
%
41.7
III
Giá trị
1
Diện tích tự nhiên
Km2
796.25
2
Dân số
103người
1107.32
3
Mật độ dân số
Người/km
1158
Trong đó thành thị
--------
2653
4
Tổng GDP
Tỷ.đồng
8120
Công nghiệp – Xây dựng
Tỷ.đồng
3339
Nông lâm nghiệp
Tỷ.đồng
1398
Dịch vụ thương mại
Tỷ.đồng
3383
5
GDP/người
USD
1175
6
Giá trị xuất khẩu
Tr.USD
95
( Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2000, tỉnh Bắc Ninh)
Khu Công nghiệp Châu Khê thuộc xã Châu Khê - huyện Từ Sơn có vị trí:
+ Phía tây giáp huyện Đông Anh – Hà Nội
+ Phía đông giáp xã Tân Hồng
+ Phía bắc giáp xã Phù Khê
+ Phía nam giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội
Hiện tại, Khu công nghiệp Châu Khê đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đang xây dựng giai đoạn 2 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2006. Các hộ trong cụm công nghiệp đã bắt đầu đi vào sản xuất, theo đăng ký của các hộ dùng điện tính đến 28/3/2005 là 159 xưởng sản xuất nhỏ với công suất Sy/c = 58 MVA so với đăng ký ban đầu là 129 xưởng sản xuất với công suất S = 28 MVA, tăng 30 MVA. Do các hộ thay đổi dây chuyền công nghệ và nâng công suất sản xuất thép và chuyển đổi từ cán kéo thép sang nấu thép.
Do nhu cầu sản xuất đang tăng mạnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã duyệt quy hoạch giai đoạn 2 KCN Châu Khê, dự kiến cuối năm 2006 sẽ đi vào sản xuất và nhu cầu điện cho giai đoạn 2 khoảng 20 MVA.
2.1.2. Hiện trạng nguồn điện, lưới điện khu vực
Nguồn điện:
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 4 TBA 110 KV với 6 MBA có tổng dung lượng là 160MVA. Gồm các trạm sau:
Trạm biến áp 110kV Võ Cường: 2x25MVA – 110/35/10 kV + 1x20MVA – 110/35/10.
Trạm biến áp 110kV Bắc Ninh PK1: 1x 25MVA – 110/35 kV.
Trạm biến áp 110kV Tiên Sơn: 2x 40 MVA – 110/35/22 kV (lắp một máy)
Trạm biến áp 110kV Gia Lương: 2x 25MVA – 110/35/22 kV (lắp một máy)
Qua thống kê theo dõi vận hành cho thấy hiện nay các MBA vận hành với công xuất đạt 70- 80 % công suất định mức.
Lưới điện :
Lưới điện 110kV: ĐKD Phả Lại – Đông Anh (mạch kép): AC – 150 dài 48,8 km
Lưới điện 35kV khu vực Từ Sơn:
Hiện nay toàn bộ khu công nghiệp Châu Khê và các phụ tải khác trên địa bàn Từ Sơn được cấp điện bằng 4 đường dây 35kV.
Đường đây 371- E27.1 được đưa vào vận hành năm 1999, dây dẫn AC - 120 có khả năng truyền tải công suất S = 20 MVA. Công suất đặt của các trạm biến áp phụ tải là S = 27,4 MVA, trong đó có TBA TG Trịnh Xá S = 3,6 MVA không vận hành thường xuyên. Những ngày bình thường đường dây mang tải khoảng 80% tương ứng 16 MVA.
Đường dây 375 – E27.1 đang cung cấp điện năng toàn bộ cho KCN Châu Khê được đưa vào vận hành tháng 4/2003 dây dẫn AC185 có khả năng truyền tải công suất S =28(MVA), công suất sử dụng thực tế S = 16,7(MVA) còn dư khoảng 11,3(MVA).
Hai đường dây 371 – E74 và 384 – E74, dây dẫn AC – 120 và AC – 95 là nguồn cấp 35KV hỗ trợ từ TBA Võ Cường (E74).
2.1.3. Tình hình phụ tải khu vực
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước với môi trường đầu tư thuận lợi, bên cạnh đó lại nằm trên đường giao thông quan trọng nối Hà nội với các tỉnh phía nam của Trung Quốc cùng với tuyến vành đai kinh tế “Tam giác Vàng” Hà nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành như Khu công nghiệp Quế Võ, KCN Tiên Sơn, KCN Từ Sơn, KCN Châu Khê, .. làm nhu cầu phụ tải tăng cao với tốc độ tăng bình quân trong những năm gần đây khoảng từ 15% - 17% sản lượng điện tiêu thụ.
Theo Tổng sơ đồ phát triển lưới điện Việt Nam giai đoạn (TSĐ V) và đề án quy hoạch và phát triển lưới điện tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1996 – 2010 phụ tải của toàn tỉnh được phân vùng cấp điện như sau.
Bảng 2.1.3.1:Quy hoạch phân vùng cấp điện cho phụ tải của các trạm 110KV
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 – 2005 – 2010
Số TT
Tên trạm
Địa điểm
Pmax(MW)
2000
2005
2010
1
Võ Cường
Bắc Ninh
40
61
62
2
Khắc Niệm
Bắc Ninh
15
15
15
3
NM Kính
Bắc Ninh
2
2
2
4
Gia Lương
Gia Lương
19
29
41
5
Nhà máy Kính nổi, khí CN
Quế Võ
7,5
7,5
7,5
6
KCN Châu Khê
Châu Khê
20
40
7
KCN Tiên Sơn
Tiên Sơn
29
61
8
KCN Quế Võ
Quế Võ
40
80
( Nguồn: Công ty TNHH C.T.Đ. Hà nội)
Theo bảng số liệu quy hoạch ở trên thì tới năm 2005, lượng công suất yêu cầu max của KCN Châu Khê là 20MW, và tới năm 2010 là 40MW.
Theo thực tế tốc độ phát triển hiện nay như quy mô KCN Châu Khê phát triển rất nhanh kéo theo nhu cầu phụ tải tăng cao. Theo như hợp đồng nguyên tắc ký giữa Điện Lực Bắc Ninh và Ban quản lý KCN Châu Khê đã cam kết các số liệu nhu cầu sử dụng điện của KCN Châu Khê và phụ cận.
Bảng 2.1.3.2:Nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải KCN Châu Khê và Phụ cận
Số TT
Giai đoạn
Số hộ
Syêu cầu
(KVA)
Điện năng
(KWh/tháng)
Ghi chú
I
KCN Châu Khê
1
Giai đoạn 1
159
58.000
20.945.000
Đến 4/2005
51
16.700
5.928.500
Đến 7/2005
49
30.000
11.050.000
Sau 7/2005
59
11.300
4.011.500
2
Giai đoạn 2 Quý I/2006
125
20.000
7.100.000
9 ha
3
Giai đoạn 3 Quý I/2007
11.000
8.900.000
14ha
II
Vùng phụ cận
1
Khu Mả Ông - Đình Bảng
7.000
2.492.000
III
Tổng
96.000
34.080.000
Thông qua số liệu trên ta thấy nguồn điện hiện tại của khu vực không đủ khả năng đáp ứng. Trong đó khả năng xây dựng các đường dây 35KV từ các trạm 110KV trên địa bàn tỉnh là không thực hiện được vì các trạm hiện có không còn khả năng đáp ứng nhu cầu công suất vào giai đoạn cuối năm 2005.
2.1.4. Sự cần thiết của Công trình
Công trình TBA 110 KV Châu Khê – Bắc Ninh và các nhánh rẽ của Công ty điện lực 1 được UBND tỉnh Bắc Ninh, Điện Lực Bắc Ninh – Công ty Điện Lực 1 quyết định đầu tư theo văn bản 1688CV/EVN ĐL1 – 2 về nhu cầu sử dụng điện của KCN sản xuất thép Châu Khê – Bắc Ninh.
Văn bản thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp 110KV Châu Khê và các nhánh rẽ tại bản vẽ mặt bằng vị trí TBA và đường dây vào trạm 23/5/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm chính của Công trình: nhiệm vụ là cung cấp điện cho phụ tải thuộc Khu Công nghiệp Châu Khê và các phụ tải của các khu dân cư lân cận.
Phần trạm biến áp: Trạm biến áp 110KV Châu Khê được thiết kế với quy mô 2×40 MVA trước mắt lắp đặt một máy biến áp lực 110KV - 40MVA và được bảo vệ bằng các thiết bị đóng cắt như máy cắt, dao cách ly. Trạm vận hành với 3 cấp điện áp 110KV; 35KV; 22KV.
Phía cao áp 110KV: Thiết kế theo sơ đồ cầu trong với hai đường dây đến cấp điện cho hai MBA. trong giai đoạn này sẽ lắp trước một máy biến áp lực một máy cắt ngăn đường dây và một máy cắt ngăn mạch cầu.
Dự kiến sẽ có hai lộ dây:
1 lộ được đấu vào mạch 1 đường dây không 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh ( lộ 177).
1 lộ được đấu vào mạch 2 đường dây không 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Ạnh ( lộ 178).
Phía hạ áp 35KV: Dựa trên nhu cầu thực tế và ý kiến của Điện Lực Bắc Ninh. Phía hạ áp sẽ được thiết kế với 4 lộ đường dây.
2 ngăn lộ đường dây 35KV đấu vào trục đường dây 35 KV hiện có cấp điện cho khu công nghiệp Châu Khê.
1 ngăn đường dây cấp điện cho Phù Khê và phụ cận.
1 ngăn dự phòng.
Phía hạ áp 22KV: Hiện tại chưa có phụ tải 22KV nên phía hạ áp 22kV để chờ và được lắp 1 bộ chống sét 22kV ở đây.
Phần đường dây đầu nối:
Đầu nối đường dây 110KV: Trạm được xây dựng cách cột đấu nối rẽ nhánh trên đường dây 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh ( cột 208) 17 m nên không phải xây dựng đường dây 110KV.
Đấu nối các xuất tuyến trung và hạ áp: Xuất tuyến cấp điện cho KCN Châu Khê hiện có bằng đường dây 35kV mạch kép, dây dẫn ACSR – 185/29 mm2, dài khoảng 4 km đi về hướng nam của trạm, các xuất tuyến khác sẽ đi về hướng đông của trạm. Hướng các xuất tuyến đều phù hợp với quy hoạch KCN.
Việc đầu tư xây dựng trạm 110KV cấp điện cho KCN Châu Khê là thực sự cần thiết bởi nhu cầu phụ tải khu giai đoạn từ nay đến năm 2006 - 2007 phát triển rất mạnh. Chỉ tính riêng nhu cầu phụ tải KCN Châu Khê và hai Cụm công nghiệp Mả Ông và Đình Bảng đã là 96MVA, trong đó KCN Châu Khê là 89 (MVA), Khu Mả Ông và Cụm Công nghiệp Đình Bảng là 7 (MVA).
Như vậy rõ ràng trong khu vực cần sớm xuất hiện một trạm biến áp 110KV để có thể đảm bảo khả năng cấp điện cho các phụ tải.
Trên cơ sở phân tích nguồn và lưới điện hiện tại, phương án cấp điện, nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai thì việc đầu tư xây dựng TBA 110KV - 2×40 MVA cấp điện cho KCN Châu Khê là thực sự cần thiết và sẽ giải quyết được các vấn đề sau:
Đáp ứng được nhu cầu phụ tải KCN Châu Khê và hai Cụm công nghiệp Mả Ông và Đình Bảng.
Hỗ trợ và cấp điện cho lưới điện trung áp hiện có của khu vực
Việc đầu tư xây dựng trạm biến áp 110KV cấp điện cho KCN Châu Khê sẽ có tác dụng làm giảm tổn thất công suất, cải thiện chất lượng điện năng trong khu vực.
Trạm biến áp 110KV Phù Khê sẽ được cấp điện từ phía 110KV bằng việc xây dựng mới nhánh rẽ đầu nối trên đường dây mạch kép 110KV Phả Lại – Đông Anh.
2.1.5. Quy mô của công trình
2.1.5.1 Nguyên tắc xây dựng trạm biến áp
Trạm biến áp phải đặt trung tâm phụ tải có bán kính cấp điện đều về các hướng và phân phối phụ tải ít chênh lệch để hạn chế tổn hao trên lưới điện hạ thế.
Trạm biến áp 110 KV Châu Khê có nhiệm vụ chính cấp điện cho phụ tải KCN Châu Khê và hai cụm Công nghiệp Mả Ông và Đình Bảng, các khu dân cư tập trung theo quy hoạch.Vị trí trạm được lựa chọn đảm bảo một số yêu cầu sau:
Nằm tại trung tâm vùng phụ tải, bán kính cấp điện đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như kinh tế.
Vị trí lựa chọn phải thuận tiện cho các đấu nối 110KV cũng như các xuất tuyến phía hạ áp và trung áp.
Mặt bằng xây dựng phải đủ rộng, thoáng, nằm trên nền đất ổn định, thuận lợi cho việc thi công, giải phóng mặt bằng, vận chuyển thiết bị
Phù hợp với quy hoạch về mặt bằng hai khu công nghiệp trên.
2.1.5.2. Mô tả các phương án đặt trạm
PHƯƠNG ÁN I
Địa điểm đặt trạm
Căn cứ theo quy hoạch các KCN Châu Khê, Phù Khê.
Căn cứ vào hiện trạng thực tế của khu vực, vị trí đặt trạm tại khu đất ruộng thuộc địa phận xã Hương Mạc – Phù Khê huyên Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và cách đường tỉnh lộ 271 khoảng 240 m. Vị trí địa lý khu đất cụ thể như sau:
Phía đông giáp đường liên xã theo quy hoạch.
Phía Bắc song song với đường dây 110KV hiện có ( theo quy hoạch sẽ cách tim đường dây là 12 m)
Phía Nam là khu đất ruộng theo quy hoạch là KCN Phù Khê
Phía Tây giáp ruộng cấy lúa cánh đồng Mực.
Ưu điểm:
Vị trí đặt trạm ở trung tâm phụ tải của KCN Châu Khê.
Địa chất đặt trạm khá ổn định, đất có cường độ chịu nén ở mức trung bình.
Tình hình thủy văn khu vực không bị ngập úng vào mùa mưa
Đối với yêu cầu về thi công vận hành tương đối thuận lợi.
Trạm đặt gần đường giao thông nên việc đi lại rất thuận lợi.
Trạm đặt cách xa khu dân cư nên tránh được tác động do đời sống sinh hoạt bên ngoài.
An ninh khu vực rất tốt và ổn định.
Nhược điểm:
Riêng phần đường giao thông hiện tại gặp khó khăn do mặt đường hẹp, trên đường có còn cây cầu bắc qua sông Nguyên Khê không có khả năng chịu tải khi trở MBA vì vậy việc vận chuyển MBA phải theo quốc lộ 3 qua Thị trấn Đông Anh về trạm.
Đường nối đường dây ra vào trạm
Đấu nối đường dây 110KV: Trạm được đấu nối rẽ nhánh trên đường dây 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh.
Đấu nối các xuất tuyến trung: Xuất tuyến trung áp cấp điện cho KCN Châu Khê hiện có đi về hướng nam của trạm, các xuất tuyến khác sẽ đi về hướng Đông của trạm. Hướng các xuất tuyến đều phù hợp với quy hoạch KCN.
Phía hạ áp 35KV: Dựa trên yêu cầu thực tế và ý kiến của Điện Lực Bắc Ninh phía hạ áp sẽ được thiết kế với 4 lộ đường dây:
2 ngăn lộ đường dây 35KV đấu vào đường trục đường dây 35KV hiện có cấp cho KCN Châu Khê.
1 ngăn lộ đường dây cấp điện cho Phù Khê và phụ cận
1 ngăn lộ cấp điện cho huyện Yên Phong.
Tổng mặt bằng trạm
Vị trí đặt trạm đã được thỏa thuận được đặt tại khu đất ruộng thuộc địa phận xã Hương Mạc và Phù Khê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và cách đường tỉnh lộ 271 khoảng 240 m gần KCN Phù Khê theo quy hoạch.
Mặt bằng trạm có diện tích khoảng 4000 m2, xung quanh khu vực không có hệ thống cấp nước sinh hoạt nên nước sinh hoạt trong trạm được cung cấp bằng giếng khoan. Nước mưa và nước thải sinh hoạt trong trạm sẽ được dẫn tới hệ thống các hố ga và thải ra ngoài trạm tới hệ thống thoát nước chung của KCN Châu Khê.
PHƯƠNG ÁN II
Địa điểm đặt trạm
Căn cứ theo quy hoạch các KCN Châu Khê, Phù Khê.
Căn cứ vào hiện trạng thực tế của khu vực, vị trí trạm đặt tại khu đất ruộng lúa thuộc địa phận làng Đa Hội xã Châu Khê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh cách KCN Châu Khê 600 m.
Ưu điểm:
Địa chất khu vực đặt trạm khá ổn định, đất có cường độ chịu nén ở mức trung bình.
Tình hình thủy văn: Khu không bị ngận úng vào mùa mưa.
Các yêu cầu về thi công, vận hành tương đối thuận lợi.
Trạm đặt gần đường giao thông nên việc đi lại rất thuận lợi.
Trạm đặt cách xa khu dân cư nên tránh được tác động do đời sống sinh hoạt bên ngoài.
An ninh khu vực rất tốt và ổn định
Nhược điểm:
Riêng phần đường giao thông hiện tại gặp khó khăn do mặt đường hẹp, trên đường có còn cây cầu bắc qua sông Nguyên Khê không có khả năng chịu tải khi trở MBA. Vì là đường liên thôn nên trong tương lai chưa có nhu cầu cải tạo nâng cấp nên không có đường vận chuyển máy.
Đường nối đường dây ra vào trạm
Đầu nối đường dây 110KV. Trạm được đấu nối rẽ nhánh trên đường dây 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh và phải xây dựng 4 km đường dây 110KV để cấp điện cho TBA. Điểm đấu nối tại cột 210 – 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh có các thông số sau:
Chiều dài đường dây: 4km
Số mạch: 2
Dây dẫn AC- 185
Cột thép mạ kẽm cao 20 m đến 25 m
Móng bê tông cốt thép M150
Đấu nối các xuất tuyến trung: Xuất tuyến trung áp cấp điện cho KCN Châu Khê hiện có đi về hướng nam của trạm, các xuất tuyến khác sẽ đi về hướng Đông của trạm. Hướng các xuất tuyến đều thuận lợi phù hợp với quy hoạch KCN. Xây dựng 600m đường dây 35 mạch kép, dây AC – 185/240mm2.
Tổng mặt bằng trạm: Trạm có tổng diện tích 4000 m2
2.1.5.3. So sánh lựa chọn phương án thiết kế
Tính toán so sánh kinh tế:
Để so sánh về mặt kinh tế của 2 phương án, ta chỉ so sánh kinh tế của việc xây dựng đường dây 110KV và 35KV. Còn kinh phí xây dựng TBA vận hành và lắp đặt là như nhau.
Ước tính chi phí xây dựng 1km đường dây 110KV mạch kép với các thông số như đã nêu trên là 730. triệu đồng
Ước tính chi phí xây dựng 1 km đường dây 35KV mạch kép với các thông số đã nêu là 400 triệu đồng.
Chi phí xây lắp đường dây của phương án I
T(1) = 0.015×730 + 0.6×400 = 1610 (triệu đồng)
Chi phí xây lắp đường dây của phương án II
T(2) = 4×730 +0.6×400 = 3160 (triệu đồng)
Ta thấy phương án I kinh tế hơn phương án II
So sánh về mặt kỹ thuật:
Về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như khả năng cấp điện, chất lượng điện áp độ tin cậy thì cả hai phương án tương đương nhau.
Về tổn thất điện năng trong truyền tải ΔA(2)<ΔA(1) nhưng do chiều dài đường dây ngắn, nên chênh lệch tổn thất giữa hai phương án là nhỏ. Vì vậy có thể coi 2 phương án là như nhau.
Khả năng cấp điện khu vực: Phương án I tốt hơn phương án II vì trên địa bàn xã Phù Khê tương lai sẽ là trung tâm của phụ tải, từ đây có thể cấp điện cho các xã huyện lân cận là rất thuận tiện.
Về quản lý vận hành quản lý đường dây 110KV đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, hành lang an toàn rộng hơn, khó khăn về việc xin hành lang tuyến.
Về quản lý trạm biến áp phương án II thuận lợi hơn phương án I vì hiện tại đang có tổ quản lý ở Châu Khê.
Về điều kiện vận chuyển, xây lắp phương án I thuận tiện hơn.
KẾT LUẬN: Từ kết quả phân tích trên chọn phương án I tối ưu hơn phương án II
→ Chọn phương án I là phương án đầu tư xây dựng
2.1.5.4. Giải pháp công nghệ chính
Lựa chọn cấp điện áp
Phía cao áp: Được cấp điện bằng các nhánh rẽ trên cả hai mạch tuyến đường dây 110KV mạch kép Phả Lại – Đông Anh, do vậy phía cao áp của máy biến áp lực có cấp điện áp 110KV
Phía trung áp: Lưới điện trung áp khu vực hiện tại đang vận hành với cấp điện áp 35 KV. Theo quy hoạch và phát triển lưới điện tỉnh Bắc Ninh đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt thì lưới điện khu vực vẫn tạm thời duy trì cấp điện áp 35KV. Ngoài ra theo hợp đồng nguyên tắc cấp điện ký kết giữa Điện Lực Bắc Ninh và Ban quản lý các KCN Bắc Ninh thì cần có cấp điện áp 35KV để cấp điện cho các phụ tải KCN Châu Khê và phụ cận. Như vậy để đảm bảo cấp điện cho các phụ tải của KCN đồng thời có khả năng hỗ trợ cho lưới điện 35KV hiện có của khu vực thì cấp điện áp trung áp của máy biến áp T1 trạm 110KV Châu Khê được chọn là 35 KV.
Phía hạ áp: Qua khảo sát hiện trạng thì khu vực huyện Từ Sơn và các phụ tải KCN Châu Khê chưa có phụ tải 22KV. nhưng để dự phòng phát triển sau này khi xuất hiện các Cụm Công nghiệp mới ở khu vực này thì sẽ được cấp điện từ phía 22KV sẽ không gây quá tải phía 35KV. Như vậy máy biến áp sẽ có 3 cấp điện áp 110/35/22KV.
Căn cứ theo quy hoạch KCN Châu Khê và các cụm công nghiệp lân cận.
Căn cứ theo quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ vào quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ vào việc dự báo và phân tính nhu cầu phụ tải ở trên.
Ta thấy nhu cầu phụ tải khu vực này tới cuối năm 2006- 2007 là Smax = 96(MVA). Trong đó KCN Châu Khê là Smax = 89 MVA, CCN Mả Ông và Đình Bảng Smax = 7(MVA) .
Hiện tại CNN Mả Ông và Đình Bảng được cấp từ đường dây 371 – E74 dây dẫn AC 120 khả năng truyền tải 20 (MVA).
Đường dây 375 – E271 bằng dây dẫn AC 185, khả nănng truyền tải 28(MVA), hiện đang cấp điện cho KCN Châu Khê 16,7 (MVA).
Như vậy nguồn cung cấp bổ sung là: Syc = 96 – (7+16,7) = 72,3 (MVA)
Chọn dung lượng TBA: Stt = Syc ×Kđt = 72,3 × 0,7 = 50,61 (MVA)
Dự kiến trạm đặt 2 MBA nên S ≥ Stt/Sqt = 50,61/1,4 = 36,15 (MVA)
Chọn dung lượng MBA là: Sđm = 40 (MVA)
Như vậy để đảm bảo cung cấp điện đến năm 2006 thì công suất máy biến áp thứ nhất của trạm biến áp 110KV Châu Khê sẽ được chọn là 40 (MVA). Khi phụ tải khu vực phát triển, Trạm sẽ được lắp thêm MBA thứ hai công suất 40 (MVA) và dự kiến sẽ được đưa vào vận hành đầu năm 2007. Như vậy công suất đặt của trạm 110KV Châu Khê 2×40 (MVA).
Mặt bằng bố trí thiết bị
Việc bố trí mặt bằng và lựa chọn kiểu thiết bị của trạm vừa phải tính đến điều kiện đất đai, vừa phải tính đến điều kiện kinh tế và phải đảm bảo mỹ quan khu vực. Để đảm bảo diện tích chiếm đất của trạm là nhỏ nhất thì trạm sẽ được thiết kế kiểu phân phối nửa ngoài trời và nửa trong nhà. Trạm được bố trí theo hình chữ nhật, sân phân phối 110 KV được đặt ngoài trời còn thiết bị phân phối 35 KV cùng các thiết bị điều khiển và bảo vệ sẽ được đặt trong nhà. Nhà điều khiển và phân phối sẽ được bố trí vuông góc với sân phân phối 110 KV để thuận tiện cho việc quản lý và vận hành. Hai máy biến áp được đặt cuối sân phân phối 110 KV và vuông góc với nhà điều khiển phân phối.
Quy mô xây dựng công trình
Trạm biến áp được thiết kế theo kiểu nửa ngoài trời. Phần phân phối ngoài trời bao gồm: Móng MBA, các kết cấu của dàn cột, cột thanh cái 110 KV, các loại trụ đỡ thiết bị điện, hệ thống mương cáp.
Móng MBA: Móng được thiết kế cho loại máy biến áp 110KV/35/22KV – 40MVA có khối lượng 86 (tấn) trong đó có 23 (tấn dầu). Máy được đặt trực tiếp lên hai bệ đỡ máy có kích thước độ sâu đáy móng 0,8(m) dầm đỡ máy rộng 0,6(m), kích thước bản đáy mỏng 1,4 × 4 (m).
Trụ đỡ thiết bị được chế tạo đồng bộ với từng loại với từng loại thiết bị điện trụ bằng thép hình tổ hợp liên kết bu lông. Toàn bộ trụ được thiết kế mạ kẽm, tiết diện trụ bằng bê tông cốt thép M200. Độ đáy móng 1,6(m) tiết diện trụ móng 0,6 × 0,6(m) bản đáy móng có kích thước 1 × 1(m) và 1,2 × 1,2(m).
Hệ thống mương cáp điều khiển theo kiểu mương chìm có chiều rộng 0,4(m), 0,6(m), 0,8(m). Hệ thống mương cáp lực theo kiểu mương chìm có chiều rộng 0,8(m) và 1(m).
Dàn cột cổng: Móng cột bằng bê tông cốt thép, độ đáy móng - 1,6(m). Tiết diện trụ móng – 1,8 (m); đáy móng có kích thước 1,2 ×1,8 (m). Cột cổng bằng cột bê tông ly tâm có chiều cao 20(m); 14(m); 10(m). được chế tạo sẵn. Xà đỡ thiết bị bằng thép mạ kẽm.
Hệ thống các tủ điều khiển, rơ le, và phân phối 35/22 KV được đặt trong các phòng chức năng của nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH1844.doc