Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty , các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, giá trị các khoản phải thu của Công ty chiếm 58,76 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng trong tổng vốn lưu động, chiếm 63,01 %. Nhưng đến năm 2009, các khoản phải thu lại giảm đột ngột chỉ còn chiếm 49,23%. Sở dĩ có sự biến động như trên là do trong năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng đã làm giảm khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì kinh tế dần hồi phục nên Công ty tăng cường thu hồi các khoản nợ. Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn khá cao, điều này mang lại những lợi ích nhất định, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho Công ty . Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao cho thấy hoạt động tiêu thụ của Công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10284 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Giày Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 đến 1200 lao động. Nhờ việc duy trì lực lượng lao động ổn định, kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân, nên trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty làm ra luôn có chất lượng tốt, ổn định, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động bán hàng ngày càng thuận lợi, mang về doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng.
Tổng doanh thu của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Năm 2007 tổng doanh thu của Công ty đạt 78.383.923.588 đồng. Nhưng đến năm 2008 tổng doanh thu của Công ty đã đạt 171.490.203.936 đồng tăng 118,01 % so với 2007. Năm 2009 doanh thu của Công ty lên đến 177.799.220.751 đồng, tăng 3,90 % so với năm 2008. Doanh thu ngày càng tăng lên là điều kiện cần thiết để thu về nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 2.369.945.235 đồng. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đạt 3.576.738.600 đồng, tăng 50,92 % so với năm 2007. Đến năm 2009 thì lợi nhuận thu về tăng đột biến đạt 9.114.063.004 đồng, tăng 154,81 % so với năm 2008.Ta có thể thống kê hiệu quả kinh doanh của Công ty qua bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008 so với 2007
2009 so với 2008
DTT về BH và cung cấp DV
78,383,923,588
170,888,076,636
177,557,043,516
92,504,153,048
118.01%
6,668,966,880
3.90%
DT từ hoạt động tài chính
59,110,966
1,215,867,691
814,820,602
1,156,756,725
1956.92%
-401,047,089
-32.98%
Lợi nhuận khác
126,927,859
266,611,101
1,256,006,885
139,683,242
110.05%
989,395,784
371.10%
Lợi nhuận trước thuế
2,962,461,544
4,470,923,250
11,392,578,754
1,508,461,706
50.92%
6,921,655,504
154.81%
Đóng góp vào NSNN (thuế)
592,496,309
894,184,650
2,278,515,750
301,688,341
50.92%
1,384,331,100
154.81%
Lợi nhuận sau thuế
2,369,945,235
3,576,738,600
9,114,063,004
1,206,793,365
50.92%
5,537,324,404
154.81%
Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu qua các năm.
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế qua các năm
Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty có nhiều sự biến động. Bảng 2.2: Hiệu suất sử dụng Tổng Tài Sản qua các năm
Năm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
HS sử dụng Tổng TS
1.54
2.41
2.31
Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Năm 2007 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 1,54 đồng doanh thu thuần. Năm 2008 chỉ số này lại tăng lên, cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 2,41 đồng doanh thu thuần, nhưng đến 2009 thì 1 đồng vốn tạo ra được 2,31 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý nguồn vốn của Công ty ổn định.
Năm 2007 tỷ số doanh lợi doanh thu của Công ty đạt 3 % tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 3 đồng lợi nhuận. Năm 2007, doanh lợi doanh thu của Công ty là 2% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 thì chỉ số này đạt 5 %, điều này cho thấy sức sinh lợi trên mỗi đồng doanh thu thuần đã có sự tăng lên đột biến.
Biểu đồ 2.4: Tỷ số doanh lợi doanh thu qua các năm
Qua những phân tích trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY
2.3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty:
2.3.1.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của công ty:
Kết cấu vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một kết cấu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về kết cấu vốn lưu động của Công ty có thể thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết cấu vốn lưu động tại Công ty
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
( đồng )
( % )
( đồng )
( % )
( đồng )
( % )
A. TSLĐ & ĐTNH
38,123,317,730
100.00
59,241,918,444
100.00
63,160,850,503
100.00
I. Tiền
2,947,765,587
7.73
3,080,122,004
5.20
18,812,179,913
29.78
II. ĐT Ngắn hạn
0
0.00
0
0.00
0
0.00
III. Các khoản phải thu
22,401,325,899
58.76
37,329,889,132
63.01
31,094,699,879
49.23
IV. Hàng tồn kho
11,070,537,587
29.04
17,177,569,351
29.00
11,602,992,898
18.37
V. TSNH khác
1,703,688,657
4.47
1,654,337,957
2.79
1,650,977,813
2.61
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm 2008 so với năm 2007
Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008
+/-
%
+/-
%
A. TSLĐ & ĐTNH
21,118,600,714
55.40%
3,918,932,059
6.62%
I. Tiền
132,356,417
4.49%
15,732,057,909
510.76%
II. ĐT Ngắn hạn
0
0
0
0
II. Các khoản phải thu
14,928,563,233
66.64%
-6,235,189,253
-16.70%
IV. Hàng tồn kho
6,107,031,764
55.16%
-5,574,576,453
-32.45%
V. TSNH khác
-49,350,700
-2.90%
-3,360,144
-0.20%
(Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007– 2009)
Biểu đồ 2.5 : Kết cấu vốn lưu động của công ty
: Tiền
: Các khoản phải thu
: Hàng tồn kho
: TSNH khác
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dựa vào bảng kết cấu nguồn vốn và biểu đồ trên ta thấy kết cấu vốn lưu động qua các năm có sự biến động. Vốn lưu động tồn tại dưới dạng khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các khoản phải thu của Công ty có sự biến động nhiều qua các năm,nếu như năm 2007 chỉ có 58,76% thì năm 2008 tăng lên chiếm 63,01%, đến năm 2009 thì lại giảm chỉ còn 49,23%. Khoản mục hàng tồn kho ít dao động qua các năm 2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. Lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong các năm 2007(7,73%), 2008(5,2%) và đột biến tăng mạnh vào năm 2009(29,78%). TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ vốn lưu động.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động của công ty được đầu tư tăng qua các năm. Năm 2007 tổng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 38,123,317,730 đồng, nhưng đến 2008 thì số vốn này tăng lên 59,241,918,444 đồng, tăng 21,118,600,714 đồng tương ứng tăng 55.40%. Tổng vốn lưu động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3,918,932,059 đồng tương ứng tăng 6.62%. Tính đến cuối năm 2009, số vốn lưu động mà Công ty đầu tư lên đến 63,160,850,503 đồng. Như vậy trong những năm gần đây vốn lưu động của Công ty ngày càng tăng, các bộ phận tài sản như: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho biến động qua các năm. Để thấy rõ hơn ta tiến hành phân tích các bộ phận vốn lưu động trong Công ty .
Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty , các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, giá trị các khoản phải thu của Công ty chiếm 58,76 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng trong tổng vốn lưu động, chiếm 63,01 %. Nhưng đến năm 2009, các khoản phải thu lại giảm đột ngột chỉ còn chiếm 49,23%. Sở dĩ có sự biến động như trên là do trong năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng đã làm giảm khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì kinh tế dần hồi phục nên Công ty tăng cường thu hồi các khoản nợ. Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn khá cao, điều này mang lại những lợi ích nhất định, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho Công ty . Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao cho thấy hoạt động tiêu thụ của Công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Tiền mặt chiếm 7,73 % trong tổng vốn lưu động vào năm 2007, giảm nhẹ vào 2008(5,2%) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2009(29,78 %). Tiền mặt tăng manh gây ra cho Công ty những thuận lợi trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ, hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Nhưng việc giữ tiền mặt quá nhiều dễ gây ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả vốn kinh doanh.
Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục ít biến động trong những năm 2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. điều này chứng tỏ Công ty đã Công ty cố gắng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong năm 2009.
Qua việc phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty ta có thể thấy kết cấu vốn lưu động của Công ty tương đối ổn định qua các năm. Tỷ trọng hàng tồn kho, tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn và nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho và đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn VLĐ của công ty:
Để có nguồn vốn đầu tư cho các tài sản lưu động Công ty đã tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình. Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là từ nguồn vay ngắn hạn. Ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nguồn
2007
2008
2009
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
( đồng )
( % )
( đồng )
( % )
( đồng )
( % )
A. NỢ PHẢI TRẢ
32,642,074,649
64.17
51,594,569,191
72.68
47,473,793,150
61.64
I. Nợ ngắn hạn
31,443,643,738
61.82
50,513,904,150
71.16
44,949,086,730
58.36
II. Nợ dài hạn
1,198,430,911
2.36
1,080,665,041
1.52
2,524,706,420
3.28
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
18,223,923,434
35.83
19,394,379,197
27.32
29,544,293,180
38.36
I. Vốn chủ sở hữu
18,048,228,407
35.48
18,812,008,380
26.50
27,522,894,362
35.74
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
175,695,027
0.35
582,380,817
0.82
2,021,398,818
2.62
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
50,865,998,083
100.00
70,988,948,388
100.00
77,018,086,330
100.00
Nguồn
Chênh lệch 2008 so với 2007
Chênh lêch 2009 so với 2008
%
%
A. NỢ PHẢI TRẢ
18,952,494,542
58.06%
-4,120,776,041
-7.99%
I. Nợ ngắn hạn
19,070,260,412
60.65%
-5,564,817,420
-11.02%
II. Nợ dài hạn
-117,765,870
-9.83%
1,444,041,379
133.63%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
1,170,455,763
6.42%
10,149,913,983
52.33%
I. Vốn chủ sở hữu
763,779,973
4.23%
8,710,885,982
46.30%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
406,685,790
231.47%
1,439,018,001
247.09%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
20,122,950,305
39.56%
6,029,137,942
8.49%
( Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 – 2009)
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn. Nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó. Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm tăng hệ số nợ và làm tăng nguy cơ không trả được nợ khi các khoản nợ đến hạn, từ đó làm tăng nguy cơ phá sản.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho lãi suất vay ngắn hạn của các ngân hàng tăng cao, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp. Để đối phó với tình hình này các nhà cung cấp đã hạn chế trong việc cấp tín dụng cho Công ty. Do đó khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp của Công ty đã có sự giảm sút. Mặt khác, lãi suất tăng cao đã hạn chế Công ty trong việc vay vốn từ các ngân hàng.
Các khoản phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.
2.3.2. Phân tích vốn lưu động ròng:
Ta có: VLĐ ròng = TSLĐ &ĐTNH – Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho TSCĐ của công ty. Qua việc phân tích vốn lưu động ròng ta có thể thấy được tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở Công ty , đồng thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty .
Để thấy rõ hơn tình hình vốn lưu động ròng của Công ty trong thời gian qua ta có thể thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.5: Vốn lưu động ròng của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
TSLĐ & ĐTNH
38,123,317,730
59,241,918,444
63,160,850,503
Nợ ngắn hạn
31,443,643,738
50,513,904,150
44,949,086,730
VLĐ ròng
6,679,673,992
8,728,014,294
18,211,763,773
( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 -2009)
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động ròng của Công ty qua các năm đều dương, điều này chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên của công ty không những đủ để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH mà một phần được tài trợ cho TSNH. Vốn lưu động ròng của Công ty qua các năm đều dương đã phản ánh cân bằng tài chính qua các năm là tốt vì áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là không cao. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn thường xuyên quá lớn sẽ không an toàn đối với Công ty vì chi phí sử dụng vốn sẽ rất cao.
Trong những năm gần đây vốn lưu động ròng của Công ty đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tăng lên. Năm 2007 vốn lưu động ròng của Công ty là 6,679,673,992 đồng, nhưng đến 2008 vốn lưu động ròng đã tăng lên 8,728,014,294 đồng. Năm 2009, vốn lưu động ròng của Công ty tăng lên cao đạt 18,211,763,773 đồng. Như vậy, vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, làm giảm sức ép từ các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2009 vốn lưu động ròng lại có sự tăng mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty có sự tự chủ về tài chính thực sự tốt.
2.3.4. Phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ tại công ty:
Xét về mặt hình thái, vốn lưu động trong Công ty tồn tại dưới bốn dạng chính đó là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Để có cái nhìn tốt hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ.
2.3.4.1. Phân tích tình hình sử dụng tiền mặt của công ty:
Tiền mặt trong doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, nó đáp ứng kịp thời các nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Vì vậy việc dự trữ tiền mặt là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên khi dự trữ tiền mặt, mỗi doanh nghiệp cần tính toán mức dự trữ hợp lý nhất, đảm bảo đủ lượng tiền mặt cần thiết. Việc dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Nhìn vào bảng kết cấu VLĐ của công ty (bảng 2.2) ta thấy qua các năm 2007, 2008 vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2007, tỷ lệ tiền mặt chiếm 7,73 % trong tổng VLĐ. Năm 2008, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn lưu động giảm xuống chỉ còn 5,2 %. Đến năm 2009 tiền mặt của Công ty đã tăng lên, chiếm 29,78 % trong tổng VLĐ. Như vậy, nhìn chung tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2009, điều này sẽ giúp cho Công ty thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ Công ty đã không tận dụng được nguồn vốn cho đầu tư, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiền mặt tồn quỹ không sinh lợi.
Bảng 2.6:Tình hình dự trữ tiền mặt qua các năm.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tiền
2,947,765,587
3,080,122,004
18,812,179,913
1. Tiền
2,947,765,587
3,080,122,004
18,812,179,913
2. Các khoản tương đương tiền
0
0
0
( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 – 2009)
Biểu đồ 2.6: Tình hình dự trữ tiền mặt
2.3.4.2. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty:
Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị vốn lưu động. Năm 2007 các khoản phải thu chiếm 58,76 % trong tổng vốn lưu động, năm 2008, các khoản phải thu của Công ty tăng lên 63,01 %. Năm 2009 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 49,23 % trong tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cho thấy hoạt động quản trị các khoản phải thu ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt trong năm 2009, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại cho ta thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .Để hiểu rõ hơn về tình hình các khoản phải thu của công ty ta có thể xem xét bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình các khoản phải thu của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước người bán
3.PT nội bộ NH
4. Phải thu khác
Năm 2007
Giá trị
22,401,325,899
22,024,850,247
154,058,830
189,399,785
33,017,037
Tỷ lệ
100.00%
98.32%
0.69%
0.85%
0.15%
Năm 2008
Giá trị
37,329,889,132
36,962,846,992
126,096,507
229,723,146
11,222,487
Tỷ lệ
100.00%
99.02%
0.34%
0.62%
0.03%
Năm 2009
Giá trị
31,094,699,879
30,558,312,471
360,416,743
134,786,178
41,184,487
Tỷ lệ
100.00%
98.27%
1.16%
0.43%
0.13%
( Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2007 – 2009)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, các khoản phải thu là 22,401,325,899 đồng, nhưng đến 2008 các khoản phải thu lên đến 37,329,889,132 đồng. Năm 2009 các khoản phải thu của Công ty là 31,094,699,879 đồng.
Trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 98 %. Tỷ trọng của các khoản phải thu này ít ổn định qua các năm. Năm 2007 các khoản phải thu khách hàng chiếm 98,32 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2008 tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng tăng 0,7 % và đạt 99,02 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2009, tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu lại giảm chỉ còn 98,276 %. Các khoản trả trước người bán và phải thu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Như vậy các khoản phải thu của công ty tăng qua trong năm 2008, điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn của công ty lại đang bị chiếm dụng, và đến năm 2009 thì tỷ trọng của nó lại giảm, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã tăng cường thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.3.4.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty:
Hoạt động dự trữ hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết.
Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau:
Bảng 2.8: Tình hình hàng tồn kho của Công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Hàng tồn kho
11,070,537,587
100.00%
17,177,569,351
100.00%
11,602,992,898
100.00%
1. NVL tồn kho
5,047,852,225
45.60%
9,252,563,124
53.86%
5,785,226,358
49.86%
- NVL chính
3,045,252,410
27.51%
7,544,885,952
43.92%
3,562,784,557
30.71%
- NVL phụ
2,002,599,815
18.09%
1,707,677,172
9.94%
2,222,441,801
19.15%
2. Công cụ, dụng cụ
2,452,854,523
22.16%
2,953,457,652
17.19%
2,357,854,252
20.32%
3. CPhí SXKD DD
3,012,502,142
27.21%
4,009,658,956
23.34%
2,499,578,247
21.54%
4. Thành phẩm
515,245,302
4.65%
657,265,342
3.83%
647,258,489
5.58%
5. Hàng hóa
42,083,395
0.38%
304,624,277
1.77%
313,075,552
2.70%
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2007 – 2009)
Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không nhỏ. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 29,04 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động có sự giảm sút, hàng tồn kho chiếm 29,00 %. Và đến năm 2009 hàng tồn kho giảm chỉ còn 18,37 %. Qua các năm 2007, 2008 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2009 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK.
Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2007 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2008 con số này là 53,86 %, đến năm 2009, tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý.
Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 % hàng tồn kho, nhưng đến 2008, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2009, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
2.3.4.4. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động khác:
Tài sản ngắn hạn khác trong Công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động của Công ty, dao động từ 2 % đến 5% trong tổng vốn lưu động của Công ty .
Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động của công ty (bảng 2.2) ta có thể thấy tài sản ngắn hạn khác của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2007 tài sản lưu động khác của Công ty đạt 1,703,688,657 đồng, nhưng đến 2008, tài sản lưu động khác của Công ty đã có sự giảm sút chỉ còn 1,654,337,957 đồng. Đến năm 2009, tài sản lưu động này lại giảm chỉ còn 1,650,977,813 đồng.
2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ :
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Các tỷ số về khả năng thanh toán:
* Khả năng thanh toán hiện hành: (HTTHH)
Khả năng thanh toán
hiện hành
=
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Năm 2007:
HTTHH
=
38.123.317.730
31.443.643.738
=
1,21
Năm 2008:
HTTHH
=
59.241.918.444
50.513.940.150
=
1,17
Năm 2009:
HTTHH
=
63.160.850.503
44.949.086.730
=
1,41
Ta thấy, năm 2007 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,21 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2007 một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,17 đồng TSNH, nhưng sang đến năm 2009 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,41 đồng TSNH. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có biến động tốt trong năm 2009, điều này cho thấy khả năng trả nợ của Công ty là tốt.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (HTTN)
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – dự trữ
Nợ ngắn hạn
Năm 2007:
HTTN
=
38.123.317.730 – 11.070.537.587
31.443.643.738
=
0,86
Năm 2008:
HTTN
=
59.241.918.444 – 11.177.569.351
50.513.904.150
=
0,83
Năm 2009:
HTTN
=
63.160.850.503 – 11.602.992.898
44.949.086.730
=
1,15
Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2007 Công ty chỉ có 0,86 đồng tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2008 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty thấp hơn 2007 và đạt 0,83, nghĩa là Công ty có 0,83 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2009, Công ty có đến 1,15 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến hạn.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: (HTTBT)
Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền
=
Tiền
Nợ ngắn hạn
Năm 2007:
HTTBT
=
501.830
31.443.643.738
=
0,09
Năm 2008:
HTTBT
=
9.075.909
50.513.904.150
=
0,06
Năm 2009:
HTTBT
=
25.872.414
44.949.086.730
=
0,42
Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty giảm qua các năm 2007, 2008. Và tăng mạnh vào năm 2009, do vậy khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty là tăng cao. Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty có thể đáp ứng được các khoản nợ đến hạn của Công ty .
Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với CTCP Giày Bình Định , hệ số thanh toán nhanh bằng tiền cao cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các tỷ số về khả năng hoạt động:
* Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Năm 2007:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
67.998.752.594
11.070.537.587
=
6,14
Năm 2008:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
153.137.301.682
14.124.053.469
=
10,84
Năm 2009:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
153.238.618.007
14.390.281.124,5
=
10,65
Các chỉ số trên cho biết trong năm 2007 Công ty có 6,14 lần xuất và nhập kho. Trong năm 2008 bình quân hàng hóa luân chuyển 10,84 lần; trong năm 2009 hàng tồn kho của Công ty luân chuyển bình quân là 10,65 lần.
Ta thấy số vòng quay HTK của Công ty ngày càng tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang biến chuyển theo chiều hướng tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hieu_qua_su_dung_von_luu_dong_tai_ctcp_giay_binh_dinh_749.doc