Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TPLX và mục tiêu, định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT TPLX đề ra mục tiêu chủ yếu năm 2007 là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời từng bước mở rộng kinh doanh, phát triển dịch vụ, nâng cao tỉ lệ thu ngoài tín dụng trong tổng thu.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như: phát vay, thu lãi - vốn gốc, thu - chi tiền mặt,… Đồng thời hạch toán theo qui định của NHNN Việt Nam.
- Phòng hành chánh: Quản lí và tổ chức nhân sự, liên hệ công tác.
- Tổ kiểm tra và kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác của từng chứng từ như: sổ sách kế toán, hồ sơ vay vốn và cùng với Giám đốc trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng.
- Phòng giao dịch Vàm Cống và Mỹ Long: đặt tại phường Mỹ Thạnh và Mỹ Long có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở xa đến giao dịch với Ngân hàng.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm 2004, 2005 và 2006:
Khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực phi tài chính, một đặc trưng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là “đi vay để cho vay” tức là luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất để nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.
Để gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết liệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Do vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự nỗ lực hết mình của toàn thể CB-CNV NHNo&PTNT TPLX đã đạt được kết quả đáng kể.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Thu nhập
25.115
28.735
30.056
3.620
14,4
1.321
4,6
Chi phí
19.895
20.976
24.922
1.081
5,4
3.946
18,8
Lợi nhuận
5.220
7.759
5.134
2.539
48,6
-2.625
-33,8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006)
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Thu nhập của chi nhánh tăng điều trong 3 năm qua. Cụ thể: năm 2004 mức thu nhập đạt được là 25.115 triệu đồng, năm 2005 thu nhập của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 14,4% tương đương tăng 3.620 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 thu nhập đạt 30.056 triệu đồng, tăng 1.321 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 4,6%.
Thu nhập trong giai đoạn 2004-2005 tăng lên chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động cho vay, thu lãi từ khách hàng vay vốn tăng do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng gia tăng doanh số cho vay. Tuy nhiên đến năm 2006 thì thu nhập chỉ tăng 1.321 triệu đồng so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện và môi trường cạnh tranh khắc nghiệt trên địa bàn làm cho doanh số dư nợ của ngân hàng không tăng cao. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của nguồn thu giảm mạnh từ 14,4% chỉ còn 4,6% trong năm 2006, trong khi tốc độ tăng chi phí trong năm này là rất lớn đạt đến 18,8%. Chính sự tăng trưởng không hợp lý này đã làm cho lợi nhuận trong năm 2006 giảm, tốc độ giảm là 33,8% so với năm 2005. Bên cạnh đó thì ngân hàng vẫn chưa chú trọng phát triển các dịch vụ và tiện ích nên nguồn thu từ dịch vụ rất thấp, mặc dù có những biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đạt kết quả khả quan.
- Về chi phí hoạt động của chi nhánh: năm 2004 chi phí là 19.895 triệu đồng, năm 2005 chi phí tăng lên 20.976 triệu đồng tăng 1.081 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 5,4%. Chi phí tăng trong giai đoạn này chủ yếu là do Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo các CB-CNV để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh được tốt hơn.
Đến năm 2006 thì chi phí tăng thêm 3.946 triệu đồng so với năm 2005, tăng 18,8%. Khác với năm 2005 chi phí trong giai đoạn này tăng là do chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng tăng mạnh, do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhiều hơn trong năm 2006, mức chi trả lãi lên đến 20.273 triệu đồng.
Qua tình hình chi phí và thu nhập như trên cho thấy lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm vừa qua là không ổn định. Cụ thể năm 2004 lợi nhuận đạt được là 5.220 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 7.759 triệu đồng, tăng 48,6% tương đương 2.539 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 lợi nhuận giảm xuống còn 5.134 triệu đồng, giảm 2.625 triệu đồng so với năm 2005 (giảm 33,8%). Nguyên nhân là do trong năm 2006 thu nhập chỉ tăng nhẹ trong khi đó chi phí có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là chi phí trả lãi vay, điều này đã kiềm hãm sự tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh, làm cho lợi nhuận trong năm 2006 của Chi nhánh sụt giảm.
Biểu đồ 1: Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận qua 3 năm (2004-2006)
Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng có tăng trong 3 năm qua, nhưng do chi phí có xu hướng tăng nhanh trong năm 2006 đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tín dụng để đem lại sự tăng trưởng về lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của NHNo&PTNT TPLX
3.4.1 Thuận lợi:
- Chi nhánh ngân hàng nằm ở trung tâm TPLX nên rất thuận lợi cho việc cập nhật thông tin về kinh tế chính trị xã hội có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng.
- Dân cư tập trung đông đúc thuận lợi cho việc huy động vốn.
- Tập trung nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động của Ngân hàng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của NHNo&PTNT Tỉnh An Giang.
- Có đội ngũ CB-CNV giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc.
3.4.2 Khó khăn:
- Khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn chưa cao. Cụ thể là các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng còn quá ít trong khi nhu cầu của khách hàng thì ngày càng cao.
- Về tín dụng, chưa mở rộng, đa dạng hóa các đối tượng đầu tư; chưa mở rộng các hình thức tín dụng khác.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra không cao, một phần cũng do nguồn vốn huy động lãi suất thấp không nhiều sẽ kiềm hãm, hạn chế khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT TPLX với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
- Những khó khăn về dịch bệnh đối với cây lúa, gia cầm, gia súc,giá cả nhiều mặt hàng tăng cao…nên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế và việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng.
3.5 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX năm 2007:
Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TPLX và mục tiêu, định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT TPLX đề ra mục tiêu chủ yếu năm 2007 là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời từng bước mở rộng kinh doanh, phát triển dịch vụ, nâng cao tỉ lệ thu ngoài tín dụng trong tổng thu.
3.5.1 Những chỉ tiêu chủ yếu:
- Huy động vốn: tăng tối thiểu 25% so năm 2006, trong đó tiền gởi lãi suất thấp chiếm 25% tổng nguồn, số dư vốn huy động ngoại tệ phải đạt 400.000 USD.
- Dư nợ phấn đấu tăng tối đa 15% so năm 2006, trong đó tỉ lệ vốn trung hạn chiếm tối thiểu 20% dư nợ. Nơ xấu chiến tỷ lệ dưới 2% /tổng dư nợ.
- Lợi nhuận tăng 10% so năm trước, trong đó thu dịch vụ phấn đấu tăng gấp 5 lần, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào đạt 0,4 và quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương kinh doanh theo hệ số tối đa do Trung Ương quy định theo hệ số tiền lương mới.
Trên cơ sở những thành tích đạt được trong năm 2006 thì những chỉ tiêu trên được đặt ra là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý là vấn đề nợ xấu trên tổng dư nợ, và tình hình lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2006. Nợ quá hạn tăng và lợi nhuận trong năm đang sụt giảm, do đó để đạt được chỉ tiêu trên trong năm 2007 thì toàn thể cán bộ viên chức của ngân hàng cần phải phấn đấu, nổ lực hết mình để thực hiện.
3.5.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn trong dân cư, các doanh nghiệp và ban nhành trên địa bàn với nhiều hình thức huy động vốn cả nội và ngoại tệ. Nhằm đảm bảo tính ổn định , bền vững và tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng với quan điểm “chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị”. Việc cho vay phải đảm bảo đúng quy trình của chế độ tín dụng , có kiểm tra , kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn và tồn đọng, từng bước kiểm soát được tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
- Trong cho vay tập trung đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhất là chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản, TM-DV,… và các chương trình kinh tế trọng điểm của TPLX.
- Tận thu các nguồn: lãi phải thu, lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ Ngân hàng kể cả dịch vụ cầm đồ… nhằm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí, trích đủ dự phòng rủi ro.
- Tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế, chỉnh sửa những sai sót phát hiện.
- Thực hiện phân tích kinh tích kinh tế và phân loại khách hàng để có hướng đầu tư phù hợp và lâu dài. Đồng thời phải quan tâm tới việc tiếp cận khách hàng để chọn lọc, phương án sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng.
- Quan tâm đặc biệt công tác đào tạo cho cán bộ viên chức cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TPLX QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.1 Tình hình huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng, không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Theo chúng ta đã biết thì một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định của Chính Phủ. Tuy nhiên, chỉ có vốn điều lệ không thì chưa đủ để một ngân hàng có thể hoạt động được. Do vậy, để có thể hoạt động tốt ngân hàng cần phải huy động vốn từ khách hàng để thực hiện cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Từ đó ta thấy được sự cần thiết và quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với ngành ngân hàng là như thế nào.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Nguồn Vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1
TG không kỳ hạn
5.132
16.819
13.940
11.687
227,7
-2.879
-17,1
2
TG có kỳ hạn
26.412
41.923
66.204
15.511
58,7
24.281
58
a
Dưới 12 tháng
9.372
10.306
19.874
934
10
9.568
92,8
b
Trên 12 tháng
17.040
31.617
46.330
14.577
85,5
14.713
46,5
3
TK bậc thang
5.006
4.736
2.441
-270
-5,4
-2.295
-48,5
4
TK gửi góp
142
141
150
-1
-0,7
9
6,4
Tổng cộng
36.692
63.619
82.735
26.927
73,3
19.116
30
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006)
Bảng 3: Tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
STT
Nguồn Vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tỷ trọng (%)
2004
2005
2006
1
TG không kỳ hạn
5.132
16.819
13.940
14
26,4
16,8
2
TG có kỳ hạn
26.412
41.923
66.204
72
66
80
a
Dưới 12 tháng
9.372
10.306
19.874
25,6
16,4
24
b
Trên 12 tháng
17.040
31.617
46.330
46,4
49,6
56
3
TK bậc thang
5.006
4.736
2.441
13,6
7,4
3
4
TK gửi góp
142
141
150
0,4
0,2
0,2
Tổng cộng
36.692
63.619
82.735
100
100
100
NHNo&PTNT TPLX là Chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh An Giang, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay. Nhờ vậy công tác huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2004 nguồn vốn huy động đạt 36.692 triệu đồng, năm 2005 là 63.619 triệu đồng tăng 26.927 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là 73,3%. Đến năm 2006 vốn huy động đạt 82.735 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 30,04 % tương đương giảm 19.116 triệu đồng so với năm 2005.
Trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực thực hiện quảng bá về các chương trình huy động vốn, điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với sự cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ đối với khách hàng ngày càng được chú trọng, nhân viên của Ngân hàng phải luôn giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình, lịch sự, thân thiện. Các thủ tục được đơn giản hoá, nhanh chóng, chính xác đã tạo niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, chính vì vậy mà số dư nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng.
Nhìn chung thì nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT TPLX luôn đạt chỉ tiêu cả về tuyệt đối lẫn tương đối do NHNo&PTNT Tỉnh giao. Để đạt được điều đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các công cụ huy động vốn mà Chi nhánh ngân hàng đang sử dụng với nhiều hình thức khác nhau. Và để thấy rõ sự biến động cụ thể ta đi vào phân tích từng hình thức huy động:
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng tình hình huy động vốn.
4.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn:
Đặc điểm của loại tiền gửi này là khách hàng gửi tiền vào và có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng. Mặc dù vậy song giữa việc gửi tiền vào và rút ra phải có sự chênh lệch về thời gian và số lượng nên trên các loại tài khoản này luôn có số dư. Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Năm 2004 nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 14%, năm 2005 chiếm 26,4% và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn chiếm 16,8% so với tổng nguồn vốn huy động.
Qua bảng 2 ta thấy năm 2005 mức huy động của tiền gửi không kỳ hạn là 16.819 triệu đồng tăng 11.687 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 227,7%. Có sự gia tăng này là do năm 2005 tình hình kinh tế xã hội tạm ổn định, khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng sẽ yên tâm hơn giữ tiền ở nhà khi không có nhu cầu sử dụng vốn. Đến năm 2006 thì loại tiền gửi này giảm xuống chỉ còn 13.940 triệu đồng, giảm 17,1% tương đương 2.879 triệu đồng so với năm 2005. Trong thời gian này Ngân hàng đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn trong quá trình hội nhập, do đó ảnh hưởng đến mức huy động của Ngân hàng đối với loại tiền gửi này.
4.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa khách hàng và Ngân hàng. Đây là loại hình huy động quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất của Ngân hàng. Năm 2004 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động, năm 2005 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm là 66% tổng NVHĐ. Đến năm 2006 thì tỷ loại hình tiền gửi này tăng trở lại và đạt đến 80% tổng NVHĐ. Ngân hàng có thể chủ động sử dụng đối với loại hình tiền gửi này vì nó có sự ràng buộc về thời hạn rút tiền của khách hàng. Do vậy, loại nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng cao trong thời gian qua là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng.
Mức huy động của loại hình tiền gửi có kỳ hạn trong 3 năm qua của Ngân hàng đều tăng. Năm 2005 NVHĐ đạt 41.923 triệu đồng, tăng 15.511 triệu đồng so với năm 2004 (tốc độ tăng là 58,7%). Đến năm 2006 NVHĐ đạt 66.204 triệu đồng cao nhất trong 3 năm với tốc độ tăng trưởng là 58% tương đương tăng 24.281 triệu đồng so với năm 2005. Sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm qua của loại hình tiền gửi này là do sự phát triển về kinh tế xã hội của nước ta nói chung, và của Tỉnh An Giang nói riêng đã làm cho mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Thông qua đó người dân có được nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời nên gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn hơn thay vì giữ tiền ở nhà. Trong hình thức gửi tiền này thì loại hình tiền gửi trên 12 tháng luôn chiếm ưu thế và có tỷ trọng khá cao trong tổng NVHĐ được.
4.1.3 Tiết kiệm bậc thang
Đây là hình thức huy động vốn đặc trưng của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX, ra đời từ năm 2002. Có thể nói đây là chính sách ưu đãi của Ngân hàng dành cho khách hàng, khách hàng có quyền rút tiền trước thời hạn một năm và được hưởng mức lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng trong khi ở một số hình thức khác thì không được rút tiền trước kỳ hạn. Cụ thể tình hình huy động vốn qua 3 năm như sau: năm 2005 NVHĐ được là 4.736 triệu đồng, giảm 270 triệu đồng tốc độ giảm là 5,4% so với năm 2004; đến năm 2006 thì tốc độ giảm mạnh hơn (giảm 48,5%) chỉ còn 2.441 triệu đồng, đã giảm 2.295 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do loại hình tiền gửi này không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng thiếu sự linh hoạt về lãi suất cũng như không hiểu được tâm lí khách hàng là thích gửi tiền vào loại hình tiền gửi có lãi suất cao và hấp dẫn. Do vậy loại hình tiền gửi này ngày càng mất ưu thế và sụt giảm mạnh kéo theo tỷ trọng của chúng trong tổng NVHĐ cũng giảm theo như sau: từ 13,6% năm 2004 giảm còn 7,4% năm 2005, và chỉ còn 3% vào năm 2006.
4.1.4 Tiết kiệm gửi góp:
Năm 2003, NHNo&PTNT An Giang chi nhánh TPLX đã ra đời một hình thức huy động mới đó chính là hình thức tiết kiệm gửi góp. Hiểu một cách đơn giản tiết kiệm gửi góp là loại hình tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền theo mức thỏa thuận nhiều lần vào một sổ tiết kiệm theo kỳ hạn nhất định đã đăng ký với Ngân hàng. Hình thức huy động này mới được phát triển nên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng NVHĐ, biến động của nó cũng không cao và có thể nói là tương đối ổn định. Năm 2004 huy động được 142 triệu đồng, năm 2005 là 141 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 150 triệu đồng. Loại hình tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 0,2% trong tổng NVHĐ.
Trong cơ cấu NVHĐ 3 năm qua của Ngân hàng thì loại hình tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVHĐ. Vào năm 2006 thì loại hình tiền gửi này chiếm đến 80% tổng NVHĐ, trong khi đó cả 3 loại hình còn lại là tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm gửi góp chỉ chiếm khoảng 20% tổng NVHĐ. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy thì ngân hàng có được lợi thế đó là tính ổn định của nguồn vốn, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế đó là Ngân hàng sẽ phải tốn một khoản chi phí cao cho khoản tiền gửi này, đó là chi phí lãi vay mà ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền, điều này sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, cơ cấu NVHĐ của ngân hàng cần được thay đổi theo chiều hướng giảm dần NVHĐ có lãi suất cao và tăng dần NVHĐ lãi suất thấp (tiền gửi không kỳ hạn) để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
NVHĐ được của Ngân hàng trong thời gian qua đã đáp ứng được khoảng 25% luợng phát vay của Ngân hàng cho khách hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ cố gắng đẩy con số này tăng lên cao hơn và đáp ứng được ngày càng nhiều hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.
4.1.5 Một số tồn tại của Ngân hàng trong công tác huy động vốn:
- Tập trung ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt và phân chia thị phần. Hiện nay trên địa bàn TPLX đã xuất hiện nhiều NHTM mới như: NHTM Cổ Phần Sài Gòn, NHTM Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển,…
- Dịch vụ và tiện ích của Ngân hàng còn hạn chế nên chưa thu hút được khách hàng đến quan hệ giao dịch. Trên toàn Tỉnh chỉ có 4 máy ATM, các chương trìng khuyến mãi dự thưởng chưa tạo được sự chú ý đối với khách hàng. Ngân hàng cần có thêm một bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận này sẽ tìm hiểu và quan tâm đến tiềm năng, cơ hội phát triển của khách hàng, thực hiện chương trình tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết,…có các ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng có uy tín và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Qua đó, Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ chân lượng khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mới.
- Một số CBVC do phải thực hiện công việc chuyên môn của mình nên việc vận động khách hàng gửi tiền chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ như đối với nhân viên kế toán hay bộ phận thu hồi nợ thì công việc chính của họ là làm sổ sách kế toán và xử lí nợ, việc huy động vốn chỉ là công tác phụ. Nên nếu công việc chuyên môn của họ quá nhiều thì họ sẽ ít quan tâm đến công tác huy động vốn, không nhiệt tình trong việc khuyến khích khách hàng gửi tiền, đó là một trong những bất cập của công tác huy động vốn.
- Số lượng tài khoản cá nhân của Ngân hàng có tăng nhưng số bình quân mỗi tài khoản vẫn còn thấp. Tài khoản cá nhân chủ yếu là để phát lương cho nhân viên nên mặc dù có gia tăng về số lượng nhưng số dư bình quân thì không cao.
4.2 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006):
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, thường xuyên hoặc thời vụ, từ Ngân hàng. Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng, điều này có lợi cho cả hai phía, khách hàng và Ngân hàng. Về phía khách hàng, việc cấp tín dụng của Ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho khách hàng có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Về phía Ngân hàng, việc cấp tín dụng cho khách hàng giúp Ngân hàng “tiêu thụ được sản phẩm” của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro cao vì vậy cần phải quản lí các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay:
Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT TPLX chia thành 3 đối tượng: theo ngàng kinh tế, theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế. Trong đó cho vay hộ gia đình theo ngành kinh tế là phổ biến nhất, bao gồm một số ngành như: nông nghiệp, thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ,….
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Ngành kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nông nghiệp
16.989
20.160
18.103
3.171
18,6
-2.057
-10,2
2
Thủy - hải sản
55.816
57.542
71.962
1.726
3,1
14.420
25
3
TTCN
8.572
15.632
21.738
7.060
82,3
6.106
39
4
TM – DV
105.527
122.733
137.719
17.206
16,3
14.986
12,2
5
Ngành khác
31.976
43.716
133.371
11.740
36,7
89.655
205
Tổng cộng
219.380
259.783
382.893
40.403
18,4
123.110
47,3
Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)
DSCV tăng liên tục trong 3 năm vừa qua. Cụ thể: năm 2004 DSCV đạt 219.380 triệu đồng, năm 2005 DSCV tăng lên 259.783 triệu đồng, tăng thêm 40.403 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng là 18,4%. Đến năm 2006 DSCV đạt 382.893 triệu đồng, tăng 123.110 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm là 47.3%.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu cho vay và nguyên nhân của những biến động ta đi vào phân tích chi tiết DSCV theo từng ngành kinh tế như sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn.
+ Ngành nông nghiệp:
- Trồng trọt: từ năm 2003 đến nay thì Ngân hàng không cho vay trong lĩnh vực này nữa vì cho vay để trồng trọt (trồng lúa) do Ngân hàng Công Thương đảm trách theo sự phân công của Ngân hàng cấp trên.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi kinh tế hộ là một trong những phương án làm gia tăng nguồn thu nhập của người nông dân. Với đặc điểm không cần nhiều kỹ thuật cũng như không quá phức tạp để thực hiện thì ngoài công việc làm ruộng người dân có thể chăn nuôi thêm heo hay bò để gia tăng nguồn thu nhập cho gia đình. NHNo&PTNT TPLX chỉ cho vay một số vốn bổ sung thêm vào nguồn vốn tự có của người dân để đầu tư thêm con giống, chi phí thức ăn, thuốc trị bệnh… Năm 2005 DSCV đạt 20.160 triệu đồng tăng 3.171 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng tưởng là 18,6%. Đến năm 2006 thì DSCV ngành này giảm chỉ còn 18.103 triệu đồng, giảm 2.057 triệu đồng, tốc độ giảm là 10,2% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2006 trên thị trường có nhiều biến động với nạn dịch bệnh gia súc, gia cầm… nên người dân không dám mạnh dạn vay tiền để chăn nuôi làm ảnh hưởng đến DSCV của Ngân hàng.
+ Ngành thủy - hải sản:
DSCV trong 3 năm qua đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là vào năm 2006. DSCV năm 2006 đạt 71.962 triệu đồng tăng 14.420 triệu đồng, tốc độ tăng là 25% so với năm 2005. Đối với ngành này thì NHNo&PTNT TPLX cho vay trong nhiều lĩnh vực như: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,…Tuy nhiên, DSCV của Ngân hàng đối với ngành thủy sản chỉ là doanh số cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng. DSCV ngày càng tăng là do trong những năm qua kinh tế phát triển, thị trường mở cửa, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Tỉnh tăng cao nên ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên.doc