Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Kiên Giang

Những năm vừa qua việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vốn huy động của NHCT Kiên Giang chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào phân tích các nguồn hình thành vốn

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng. 2. Khó khăn: + Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gia tăng cụ thể như: nhiều TCTD huy động vốn với lãi suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn (NHCT Việt Nam không cho phép Chi nhánh huy động lãi suất cao hơn mức quy định), hình thức huy động đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đi một lượng lớn khách hàng gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Chi nhánh chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trên tổng vốn huy động. + Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa được lành mạnh như hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời hạn dài hơn, số tiền lớn hơn cho cùng một dự án. + Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ít, quy mô hoạt động không lớn, việc quy hoạch sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý đang tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm. + Sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối với khách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ của NHCT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn và tăng trưởng dư nợ. + Dư nợ không sinh lời vẫn còn ở mức cao như nợ của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu, nợ cho vay khắc phục hậu quả bảo số 5, nợ cho vay phát triển vùng đệm U Minh Thượng. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH I. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN: Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. NHCT Kiên Giang từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay. Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của Ngân hàng như sau: + Năm 2003, tổng nguồn vốn là 460 tỉ đồng sang 2004 là 497 tỷ, tăng 37 tỷ so với năm 2003, về mặt tỉ lệ là 8%. + Năm 2005, tổng nguồn vốn là 590,5 tỉ đồng, tăng 93,5 tỷ đồng với tỉ lệ tăng là 18,8% so với năm 2004. Nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm có sự gia tăng tương đối cao. Nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và nhận vồn điều hòa từ NHCT VN. Từ năm 2003 đến 2005, tình hình nguồn vốn của Ngân hàng được thể hiện tổng quát qua bảng sau: Bảng 05: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHCT KG QUA 03 NĂM Đvt:tỉ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 SO SÁNH 2004/2003 SO SÁNH 2005/2004 số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % Vốn huy động 379 82,39 281 56,54 266,4 45,11 (98) (25,9) (14,6) 5,2 Vốn điều hòa 81 17,61 216 43,46 324,1 54,89 135 166,7 108,1 50,0 Tổng NV 460 100 497 100 590,5 100 37 8,0 93,5 18,8 (Nguồn: Phòng kế toán) Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua, ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động của nó, xác định xem đâu là nguồn chính hình thành nên tổng nguồn vốn. Trên cơ sở đó đánh giá cơ cấu nguồn vốn đó là phù hợp với thực tế của Ngân hàng và nền kinh tế hay chưa cũng như xu hướng biến động của nó như thế nào để có những điều chỉnh hợp lý với tình hình hình thực tại. 1. Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam. Cơ cấu vốn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 06: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 82,39 56,54 45,11 (25,85) (11,43) Vốn điều hòa/Tổng nguồn vốn 17,61 43,46 54,89 25,85 11,43 1.1. Vốn huy động: Tổng nguồn vốn của NHCT Kiên Giang ngày càng gia tăng và đi vào ổn định. Tuy nhiên tỉ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2003 là 82%, năm 2004 nguồn vốn huy động chiếm 57% trên tổng nguồn vốn, giảm 26% so với năm 2003. Đến năm 2005 tỉ trọng này là 45%, giảm 11% so với năm trước. Sự sụt giảm này là do trong năm 2005 giá nhiên liệu tăng mạnh đã có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với một số ngành kinh tế thế mạnh của Kiên Giang khai thác thuỷ hải sản, du lịch, xi măng…. Ngoài ra, thị phần nguồn vốn trên địa bàn cũng giảm nhẹ do có nhiều kênh đầu tư, đồng thời một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thực hiện sự chuẩn bị đầu tư đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Từ đó, nguồn vốn của Chi nhánh ảnh hưởng lớn nhất bởi chính sách rút vốn của một số doanh nghiệp, còn nguồn vốn từ dân cư tăng không đáng kể. Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Song, trong thời gian qua tỉ trọng này có sự sụt giảm, đặc biệt là năm 2005 tỉ trọng này chỉ chiếm 45,11%, giảm 11,43% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá mạnh, nên hệ thống Ngân hàng trên địa bàn gặp phải khó khăn trong huy động vốn tại chỗ từ nền kinh tế và dân cư, vì phần lớn nguồn lực tài chính trong xã hội được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế vượt quá khả năng của các Ngân hàng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân cư không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm nguồn vốn huy động đã ảnh hưởng đến tình hình tự chủ và chủ động trong việc cho vay của Chi nhánh, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho Chi nhánh, bởi vì chi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng trả cho tiền gửi của các thành phần kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốn này không ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng. 1.2. Vốn điều hòa: Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn điều hòa chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Đăc biệt là tăng mạnh vào năm 2005. Năm 2005 vốn điều hòa tăng 22% so với vốn huy động. Năm 2003, tỉ trọng của nguồn vốn này là 18% chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Năm 2004, tỉ trọng nguồn vốn điều hòa tăng lên 43%, tăng 26% so với năm 2003. Năm 2005, tỉ trọng này có sự gia tăng mạnh. Cụ thể là nguồn vốn này tăng 55% tổng nguồn vốn, so với năm 2004 thì tăng 11,43%, do dư nợ cho vay nền kinh tế tăng. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư như dự án lấn biển, công trình đô thị, nhà ở… ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư là rất lớn. Nhưng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không đủ do nguồn vốn huy động từ nền kinh tế gặp khó khăn, vốn tài trợ từ tổ chức tín dụng nước ngoài lại không có. Vì vậy, Chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng chứ không phải do ngân hàng huy động vốn kém hiệu quả. Mặc dù vậy Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điều hoà đến mức thấp nhất. Tóm lại: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn có tính ổn định không cao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vài doanh nghiệp có vốn tiền gửi lớn. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh. 2. Tình hình biến động nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng. Vốn huy động của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCTD khác. Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận vốn điều hòa của NHCT Việt Nam khi cần thiết. Tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: 1.1. Vốn huy động: Những năm vừa qua việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vốn huy động của NHCT Kiên Giang chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào phân tích các nguồn hình thành vốn. 2.2.1. Tiền gửi doanh nghiệp: Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Do đó, tiền gửi doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm nguồn vốn phụ thuộc vào chính sách đầu tư sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượng tiền gửi nhiều. Nhiều doanh nghiệp có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới có tính cạnh tranh để chiếm thị phần. Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp gửi tiền. Năm 2003, tiền gửi doanh nghiệp là 295 tỉ đồng chiếm 64% trong tổng nguồn vốn Năm 2004, tiền gửi của doanh nghiệp là 204 tỉ đồng, giảm 91 tỉ, về tỉ lệ giảm 30,8% so với năm 2003. Năm 2005, Tiền gửi doanh nghiệp lại tiếp tục giảm xuống còn 166,1 tỉ đồng, giảm 38 tỉ so với năm 2004 với tỉ lệ giảm là 18,6%. Như vậy, tiền gửi của doanh nghiệp có sự sụt giảm là do tiền gửi phân tán ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau trên địa bàn. Đáng chú ý là có các doanh nghiệp rút vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu như Công ty Xi Măng Hà Tiên II rút 28.500 triệu đồng, Bưu điện Tỉnh rút 45.000 triệu đồng. Hiện nay, tiền gửi doanh nghiệp chiếm khoảng 71% nguồn vốn huy động. Do đó, có thể nói việc giảm tiền gửi doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nguồn vốn huy động. 2.2.2. Tiền gửi dân cư: Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng lượng tiền gửi dân cư vẫn ổn định. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn mà ngân hàng cần khai thác nhiều hơn do tính ổn định của nó. Cụ thể, đến cuối năm 2004, số dư tiền gửi dân cư là 76,5 tỉ đồng, chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, giảm 7,5 tỉ so với năm 2003. Tuy nhiên, tỉ lệ giảm của tiền gửi dân cư không đáng kể chỉ giảm 8% so với năm 2003. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư cuối năm 2005 có sự gia tăng đạt 100,3 tỉ đồng, tăng 23,8 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 31% so với năm 2004. Sự gia tăng của tiền gửi dân cư là do hiện nay nền kinh tế đã có sự phát triển tương đối cao, đời sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Do vậy, người dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức trong việc giữ đồng tiền của mình sao cho an toàn lại có khả năng sinh lời cho nên họ chọn biện pháp gửi tiền trong Ngân hàng. Tiền gửi dân cư có xu hướng tăng nhưng không đáng kể và không thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn đã bị sụt giảm. Tiền gửi dân cư có tính ổn định khá cao nhưng chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn, đồng thời khó tăng trưởng nhanh. Vì vậy tiền gửi dân cư không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng, giảm của nguồn vốn huy động. 2.2.3. Tiền gửi của các TCTD khác: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ phát sinh vào năm 2004 với số tiền là 500 triệu. Thực tế tiền gửi của các TCTD khác vào Ngân hàng Công thương Kiên Giang là rất ít và không ổn định. Các TCTD khác chỉ gửi tiền vào khi có nhu cầu giao dịch thanh toán. Nguồn vốn này chỉ chiếm 0,2% tổng vốn huy động vào năm 2004. Tóm lại: Nguồn vốn huy động của NHCT Kiên Giang phụ thuộc chủ yếu vào lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế như: Công ty Xi Măng Hà Tiên II, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ban quản lý các dự án, điện lực Kiên Giang… Trong năm 2004 và 2005 các doanh nghiệp này có nhu cầu đầu tư sử dụng vốn làm cho tiềm gửi huy động của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2004 nguồn vốn huy động là 291 tỉ giảm 98 tỉ so với năm 2003, trong đó tiền gửi doanh nghiệp giảm 91 tỉ, tiền gửi dân cư giảm 7,5 tỉ , tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng 0,5 tỉ đồng. Năm 2005 tiền gửi doanh nghiệp giảm 37,9 tỉ; tiền gửi dân cư tăng 23,8 tỉ; tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 0,5 tỉ cho nên nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ. NHCT Kiên Giang đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp mời gọi các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào Chi nhánh trong đó chú trọng nâng cao tiền gửi dân cư do tính ổn định của nó. Nhưng tạm thời nguồn vốn tăng từ các khách hàng mới vẫn chỉ đủ bù đắp số tiền gửi của một số doanh nghiệp lớn rút về đầu tư. Do đó, về tổng thể nguồn vốn huy động vẫn chưa có sự tăng trưởng đáng kể. Chi nhánh đã tăng lượng khách hàng giao dịch nhờ các phương thức huy động đa dạng như: phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… Tuy nhiên lãi suất huy động cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Về lĩnh vực này, Chi nhánh không có ưu thế cạnh tranh so với các Tổ chức tín dụng cổ phần, Ngân hàng Phát triển Nhà. 2.2. Vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam.: Năm 2004 nguồn vốn điều hòa là 216 tỉ đồng chiếm 44% tổng nguồn vốn, tăng 135 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 166% so với năm 2003. Sự gia tăng này là do dư nợ cho vay nền kinh tế phát triển và vốn huy động của Chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân nên phải nhận vốn điều hòa. Số dư nguồn vốn này đến ngày 31/12/2005 là 324,1 tỉ đồng, tăng 108,1 tỉ đồng so với năm 2004 với tỉ lệ tăng là 50%. Sự gia tăng nguồn vốn điều hòa của NHCT KG không phải do ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà do nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải hạn chế nguồn vốn này nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ và giảm lãi suất tín dụng cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tóm lại, nguồn vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 2004 tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng 37 tỉ là do nguồn vốn điều chuyển tăng 135 tỉ còn nguồn vốn huy động giảm 98 tỉ. Tổng nguồn vốn của năm 2005 tăng 93,5 tỉ do tác động của sự gia tăng của nguồn vốn điều hoà là 108,1 tỉ trong khi đó nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ. II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN: Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 08: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN QUA 03 NĂM Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 04/03 So sánh 05/04 Số tiền % Số tiền % Doanh số chovay 645,33 832,11 856,45 186,78 28,9 24,34 2,9 Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12 72,78 11,4 92,01 12,9 Dư nợ 502,00 622,00 674,33 120,00 23,9 52,33 8,4 Nợ quá hạn 22,96 8,09 23,99 (14,87) (64,8) 15,90 196,5 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có nhận xét sau: Doanh số cho vay qua ba năm đều tăng. Cụ thể, năm 2004 tăng 186,78 tỉ đồng so với năm 2003 với tỉ lệ tăng 28,9%. Đến ngày 31/12/2005 doanh số cho vay là 856,45 tỉ đồng, tăng 24,34 tương đương với tỉ lệ 2,9% so với năm 2004. Doanh số thu nợ năm 2005 là 804,12 tỉ; tăng 92,01 tỉ so với năm 2004 và tỉ lệ tăng là 12,9%. Dư nợ năm 2005 tăng 52,33 tỉ với tỉ lệ tăng là 8,4% so với năm 2004. Nợ quá hạn của năm 2004 là 8,09 tỉ; giảm 15 tỉ, tỉ lệ giảm là 35% so với năm 2003. Đây là điều đáng mừng nhưng nợ quá hạn của NHCT Kiên Giang còn ở mức cao. Đến ngày 31/12/2005 nợ quá hạn tăng lên 23,99 tỉ đồng, tăng 15 tỉ so với năm 2004. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do nợ quá hạn cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 (cho vay theo chỉ định của Chính phủ) và nợ cho vay phát triển vùng đệm U Minh Thượng (cho vay theo chủ trương của tỉnh), các khoản nợ này chiếm 90% trên tổng dư nợ quá hạn. 1. Tình hình cho vay: 1.1. Cho vay theo thời hạn Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Bảng 09: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 645,33 832,11 856,45 186,78 28,9 24,34 2,9 - Ngắn hạn 587,25 765,84 793,20 178,59 30,4 27,36 3,6 - Trung & dài hạn 58,08 66,27 63,25 8,19 14,1 (3,02) (4,6) Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2003 là 587,25 tỉ đồng, năm 2004 là 765,84 tỉ đồng; tăng 30,4% so với năm 2003 với số tuyệt đối là 178,59 tỉ đồng. Sang năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn là 793,2 tỉ; tăng 3,6% so với năm 2004 với số tuyệt đối là 27,36 tỉ đồng. Doanh số cho vay trung & dài hạn năm 2003 là 58,08 tỉ đồng, năm 2004 là 66,27 tỉ đồng; tăng 8,19 tỉ so với năm 2003 với tỉ lệ tăng là 14,1%; năm 2005 doanh số cho vay trung, dài hạn là 63,25 tỉ đồng, giảm 3,02 tỉ đồng so với năm 2004 tương đương với tỉ lệ 4,6%. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy Chi nhánh đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Riêng năm 2005, doanh số cho vay trung, dài hạn giảm so với năm 2004. Nguyên nhân một phần là do biến động kinh tế của địa phương, một phần là do cho vay trung và dài hạn với thời gian kéo dài chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh luôn có những xem xét cẩn trọng khi cho vay trung và dài hạn. 1.2. Cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay của NHCT KG qua ba năm có sự tiến triển khá. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 số tiền % số tiền % Doanh số cho vay 645,33 832,11 856,45 186,78 28,9 24,34 2,9 - Quốc doanh 29,71 44,81 54,47 15,10 50,8 9,66 21,6 - Ngoài quốc doanh 615,62 787,30 801,98 171,68 27,9 14,68 1,9 Năm 2003, doanh số cho vay quốc doanh là 29,71 tỉ đồng. Sang năm 2004 doanh số này là 44,81 tỉ; tăng 15,1 tỉ so với năm 2003. Đến năm 2005 doanh số cho vay quốc doanh là 54,47 tỉ; tăng 9,66 tỉ, với tỉ lệ tăng là 21,6% so với năm 2004. Doanh số cho vay khối quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 5,6% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do những năm qua khối doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém. Bên cạnh đó việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương cổ phần hóa còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng đã có chính sách hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này. Theo tình hình cho vay ở bảng cho thấy doanh số cho vay ngoài quốc doanh trong năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2004, doanh số cho vay ngoài quốc doanh là 787,3 tỉ đồng, tăng so với năm 2003 là 171,68 tỉ với tỉ lệ tăng là 27,9%. Đến năm 2005, doanh số cho vay là 801,98 tỉ; tăng 14,68 tỉ so với năm 2004. Nguyên nhân là do khối ngoài quốc doanh có xu hướng phát triển rất nhanh, tình hình tài chính lành mạnh, tài sản thế chấp bảo đảm…đã tạo điều kiện cho việc cấp tín dụng phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó theo định hướng chung của NHCT Việt Nam cũng như chiến lược phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới sẽ giảm dần dư nợ đối với khối quốc doanh làm ăn thua lỗ, hạn chế cho vay không có đảm bảo, thay vào đó là cho vay các dự án có khả năng thu hồi nợ và được thẩm định về khả năng hoàn trả khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo chất lượng nguồn vốn cho vay. Nhìn chung tình hình cho vay của NHCT Kiên Giang rất khả quan, trong đó cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm tỉ trọng lớn và đều tăng qua các năm. Điều này lí giải vì sao nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế. 2. Tình hình thu nợ: 2.1. Thu nợ theo thời hạn: Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12 72,78 11,4 92,01 12,9 - Ngắn hạn 594,57 646,50 739,88 51,93 8,7 93,38 14,4 - Trung & dài hạn 44,76 65,61 64,24 20,85 46,6 (1,37) (2,1) Kết quả thu nợ cho thấy tổng doanh số thu nợ qua các năm đều tăng đáng kể. Năm 2004, doanh số thu nợ đạt 712,11 tỉ đồng; tăng 72,78 tỉ so với năm 2003. Trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 51,93 tỉ đồng, thu nợ trung và dài hạn tăng 20,85 tỉ đồng. Sang năm 2005, doanh số thu nợ đạt 804,12 tỉ đồng; tăng 12,9% so với năm 2004 với số tuyệt đối tăng là 92,01 tỉ đồng, chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Đóng góp vào sự gia tăng của doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn tăng 93,38 tỉ đồng còn thu nợ trung và dài hạn lại giảm 1,37 tỉ. Doanh số thu nợ đạt kết quả tốt là do Ngân hàng đã sàng lọc khách hàng, thẩm định thận trọng tình hình tài chính cũng như nguồn chi trả chính của đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo nguồn thu đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cân nhắc rất kỹ đối với các dự án trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro. 2.2. Thu nợ theo thành phần kinh tế: Bên cạnh sự gia tăng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm cũng tăng lên đáng kể. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 12: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12 72,78 11,4 92,01 12,9 - Quốc doanh 26,81 37,21 45,23 10,40 38,8 8,02 21,5 - Ngoài quốc doanh 602,53 674,90 758,89 72,37 12,0 83,99 12,4 Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua khả năng trả nợ đúng thời hạn đã cam kết của khách hàng với Ngân hàng được thể hiện một phần qua doanh số thu nợ. Năm 2004, doanh số thu nợ của Ngân hàng là 712,11 tỉ đồng, tăng 73,78 tỉ với tỉ lệ tăng là 11,4% so với năm 2003. Trong đó doanh số thu nợ ngoài quốc doanh chiếm 95%, tăng 72,37 tỉ với tỉ lệ là 12% so với năm 2003. Doanh số thu nợ khối quốc doanh cũng tăng lên 10,4 tỉ với tỉ lệ 38,8%. Đến ngày 31/12/2005 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 92,01 tỉ so với năm 2004, chủ yếu do khối dân doanh tăng 83,99 tỉ so với năm 2004, còn khối quốc doanh tăng nhẹ 8,02 tỉ. Như vậy, tình hình thu nợ của Ngân hàng Công thương Kiên Giang đã có những bước tiến so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào ổn định và đạt hiệu quả trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa khả năng thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn cũng là giảm rủi ro trong kinh doanh. Nhìn chung sự gia tăng doanh số thu nợ là do Ngân hàng có chính sách thu hồi nợ đúng đắn và thẩm định tốt các dự án đầu tư, cho vay có đảm bảo thế chấp, cầm cố tài sản. Vì vậy, Ngân hàng đảm bảo các nguồn thu vững chắc để thu hồi nợ. Năm 2005, Chi nhánh đã thu hồi được những khoản nợ còn tồn đọng, thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã được Chính phủ cấp xử lý. 3. Phân tích dư nợ 3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế Phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ được phân theo hai thành phần kinh tế chính gồm: quốc doanh và ngoài quốc doanh. Bảng 13: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 502 622 674,33 120,0 23,9 52,33 8,4 - Quốc doanh 38,6 45,3 49,2 6,7 17,4 3,9 8,6 - Ngoài quốc doanh 463,4 576,7 625,13 113,3 24,4 48,43 8,4 Qua bảng số liệu ta thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2003 dư nợ ngoài quốc doanh là 463,4 tỉ đồng. Năm 2004 dư nợ ngoài quốc doanh đạt 576,7 tỉ; tăng 113,3 tỉ so với năm 2003 tương đương với tỉ lệ tăng là 24,4%. Năm 2005 dư nợ ở thành phần kinh tế này tiếp tục tăng 48,43 tỉ so với năm 2004 với tỉ lệ tăng là 8,4%. Dư nợ quốc doanh năm 2003 đạt 38,6 tỉ đồng. Sang năm 2004 dư nợ này tăng 6,7 tỉ so với năm 2003 đạt 45,3 tỉ đồng. Đến năm 2005 dư nợ quốc doanh lại tăng lên 8,6% so với năm 2004 đạt 49,2 tỉ đồng. Tuy dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh luôn gia tăng nhưng có xu hướng tăng chậm do thành phần kinh tế quốc doanh làm ă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động kinh doanh tại NHCT Kiên Giang.doc
Tài liệu liên quan