Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (gạo, cà phê, cao su)

Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, thực hiện các chương trình nghiên cứu giống (lai tạo, chọn lọc, nhập nội) quốc gia, tạo một bước có tính “đột phá” về năng suất chất lượng, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu kinh tế, thị trường.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo các lĩnh vực ưu tiên.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản xuất (hộ nông dân).

- Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học, để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.

- Đổi m ới công tác quản lý khoa học, tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu trong các đề tài nghiên cứu.

- Có quy hoạch và kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

Trên đây chỉ là những biện pháp cơ bản nhất đồng thời cũng là những yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy các mặt hàng nông sản có lợi thế của Việt Nam.

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (gạo, cà phê, cao su), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái Lan luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 10-13%. Bảng 4: So sánh giá gạo cùng phẩm cấp giưã Việt Nam và Thái Lan Đơn vị: USD/tấn. Điểm thời gian Loại gạo Việt Nam Thái Lan So sánh (VN/TL) Giá Tỷ lệ % Tháng 4/1999 Loại 100%B=5% tấm Loại 15% tấm Loại 35% tấm 270 219 199 318,3 277,3 244,2 - 48,3 -58,3 -45,2 -15,17 -21,02 -18,50 Tháng 6/1999 Loại 100%B=5% tấm Loại 15% tấm Loại 35% tấm 254 243,4 216 293 293,2 249 15,0 -49,8 -33,0 6,27 -16,98 -13,25 Tháng 10/1999 Loại 100%B=5% tấm Loại 15% tấm Loại 35% tấm 270 226,5 209 273 252 223 -3,0 -25,5 -14,0 -1,09 -10,11 -6,27 Tháng 11/1999 Loại 100%B=5% tấm Loại 15% tấm Loại 35% tấm 249,5 243 222 262 240 211,7 -12,5 3,0 10,3 -4,77 1,25 4,80 Tháng 9/2001 Loại 100%B=5%tấm 200-203 248 - 48 - 18,5 Nguồn: Bộ Thương mại. Trong năm 1999, cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt trên thị trường gạo thế giới bởi nhu cầu nhập khẩu gạo giảm, nguồn cung cấp tăng, đồng thời đồng Bath Thái Lan giảm khá mạnh. (trong 2 năm 1999-2000), đồng bath Thái từ 30-35 Bath/USD, nên Thái Lan xuất khẩu gạo có sức cạnh tranh hơn VIệt Nam, do tỷ giá ngoại thương cao hơn). Trong khi đó giá gạo trên thị trường thế giới giảm 15-18%, so với năm 1998. Trong bối cảnh đó giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng bị giảm 40USD/ tấn so với năm 1998 (Giá FOB bình quân đạt 284,5USD/tấn (1998), 244,5 USD/tấn (1999). Tuy nhiên sang năm 2000, giá gạo trên thế giới có xu hướng tăng lên. Tại VIệt Nam (tháng 4/2000) giá chào bán loại 5% tấm ở mức 300 USD/tấn FOB, tăng 35USD/tấn so với đầu năm 2000. Lý giải cho điều này có nhiều, nhưng cơ bản do nhu cầu ở một số nước tăng, trong khi đó nguồn cung tại các nước xuất khẩu bị hạn chế (cầu>cung). Cả INDONEXIA, PHILIPINES... đều có nhu cầu nhập, nhưng Việt Nam số lượng có khả năng xuất khẩu đã được ký hợp đồng. Năm 2001, theo đánh giá của tổng cục thống kê, sản lượng thóc của cả nước tăng khá mạnh, tăng 1,8 triệu tấn (6,5%) so với năm 2000, đạt 31,3 triệu tấn. Điều này đưa nguồn cung gạo cho xuất khẩu năm 2001 tăng mạnh, tăng 21% so với năm 2000. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường năm 2001 lại giảm đáng kể. Theo đánh giá của tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO), nhập khẩu gạo thế giới năm 2001 chỉ đạt khoảng 23,4 triệu tấn, giảm 4,1 triệu tấn so với năm 2000. Giá xuất khẩu gạo giảm mạnh cùng sự giảm giá của thị trường thế giới, giảm gần 39USD/tấn, còn bình quân khoảng 221,5USD/tấn do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh ở các nước nhập khẩu gạo lớn như INDONEXIA, PHILIPIN, BANGLADESH. Từ trung tuần tháng 9/2001, giá xuất khẩu gạo tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp. Cuối tháng 9/2001 chỉ còn 200-203 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 180 USD/tấn, FOB (25%tấm). Hiện nay, nếu so với gạo cùng phẩm cấp và cùng vào một thời điểm, thì gạo Việt Nam vẫn rẻ hơn Thái Lan từ 10-15USD/tấn (khoảng 7-10%). tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên cơ sở số liệu về phẩm cấp tỷ lệ (%) gạo xuất khẩu thì chưa có thể nhận định chính xác, vì yếu tố thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này, như năm 1999 lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chiếm tỷ lệ lớn (62-76%) là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu qua các chương trình viện trợ quốc tế, không có khả năng thanh toán nên yêu cầu gạo phẩm cấp thấp. So sánh với Thái Lan về một số khoản chi phí cho quá trình xuất khẩu gạo (về mặt bến bãi, thủ tục, năng lực điều hành) thì Việt Nam chi phí còn quá cao, có những khâu gấp tới 3-5 lần so với Thái Lan. Bên cạnh đó, do chưa có những thị trường tiêu thụ trực tiếp lớn, phải xuất khẩu qua trung gian nên Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả. Ngoài các yếu tố kể trên, trong xuất khẩu gạo, Việt Nam còn thiếu kho, chất lượng bảo quản ở các kho còn thấp, nên thường phải xuất khẩu ngay sau khi thu hoạch. việc xuất khẩu dồn dập trong một thời gian ngắn như vậy là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam trong việc cạnh tranh giá cả. 2.2.1.5- Cơ cấu thị trường. Gạo của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới, trong đó có Châu á, Châu Phi là thị trường chính chiếm khoảng 70-85% số lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Số còn lại bán sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và hiện nay Nhật bản, Hàn Quốc đã mở cửa thị trường để nhập khẩu gạo Việt Nam và những năm gần đây gạo Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung Quốc. Bảng 5: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu ở các khu vực trên thế giới. đơn vị tính: % Khu vực 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Châu á 33,81 39,2 33,7 34,01 68,47 62,4 33,0 Châu Phi 22,32 37,87 27,9 15,49 14,85 9,89 46,0 Châu Âu+Trung Đông 6,65 9,04 10,85 2,17 1,87 16,62 13,0 Châu Mỹ 36,22 - 27,47 48,30 14,8 11,04 8,0 Châu Đại Dương - - - - 0,01 0,01 - Nguồn: Bộ Thương mại. Thị trường gạo của ta cũng là thị trường gạo của Thái Lan, hay nói cách khác đến nay Thái Lan xuất khẩu ở thị trường nào thì gạo Việt Nam cũng có mặt trên thị trường ấy và cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng và giá... Trên thương trường Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính đã tiêu thụ cho Thái Lan trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, Thái Lan có khối lượng xuất khẩu lớn (4,9 - 5,5 triệu tấn/năm), có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa gạo Thái Lan đồng đều, có phẩm cấp và chất lượng cao, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản, EU, Tây âu... Thái Lan lại có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, am hiểu quản lý... Trong khi đó, Việt Nam, trên thực tế nới thâm nhập thị trường thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây , lại chưa có những bạn hàng lớn và truyền thóng như Thái Lan. Chất lượng gạo Việt Nam còn thấp thiếu những loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản nên gạo của Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả và một khối lượng lớn còn phải đi đường vòng qua các nước trung gian mới đến được nơi tiêu thụ. Gạo Việt Nam chỉ chủ yếu xuất bán cho các nước nghèo ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh. Tại Châu á, những nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là MALAYSIA, Đài Loan, ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Còn thị trường Châu Mỹ chủ yếu là Hoa Kỳ và Brazin. Trong những năm qua, ở Châu Âu, Pháp cũng nổi lên như là một nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam. Mặt hàng gạo của Việt Nam đang từng bước chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tìm được những thị trường ổn định, những bạn hàng vững chắc và lâu dài đang là một yêu cầu cấp thiết cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc Nhà nước, các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đầu tư một cách thích đáng vào công nghệ xay xát để nâng cao được phẩm cấp gạo cũng hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường và nâng cao giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu. 2.2.2- Cà Phê. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam tăng lên không ngừng đã đưa ngành cà phê Việt Nam đứng hàng đầu trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Nguồn thu từ xuất khẩu cà phê đã vượt hầu hết các mặt hàng nông sản, chỉ đứng sau gạo, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế, tác động tích cực đến cán cân xuất nhập khẩu . Về kinh tế đối ngoại, cà phê còn là mặt hàng có thế mạnh nhất khi tham gia vào các thị trường khó tính như EU. 2.2.2.1- Xuất khẩu. Từ năm 1992, nhờ có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiềm năng xuất khẩu cà phê được khai thác nhanh chóng và triệt để. Cà phê dần dần trở thành một trong số 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong thời gian ngắn, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê đáng kinh ngạc. Bảng 6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm Sản lượng (1000 tấn) xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (tr.USD) 1992 89,6 76,160 1993 93,5 77,605 1994 116,2 83,664 1995 106,0 95,400 1996 170,0 450,000 1997 210,0 500,000 1998 230,0 420,000 1999 310,0 400,000 2000 382,0 594,000 2001 488,0 529,000 Nguồn: Tổng Công ty cà phê Việt Nam - Bộ Thương mại. Nếu như năm 1992, xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch trên 76,160 triệu USD với sản lượng xuất khẩu 89,6 nghìn tấn thì năm 1997 con số này đã lên 500 triệu USD và 210 nghìn tấn năm 1998, mặc dù sản lượng xuất khẩu đath 230 nghìn tấn, tăng 9% so với vụ trước song di giá cà phê giảm nhiều nên kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 420 triệu USD. năm 1999 cũng ở trong tình trạng trên nhưng đến năm 2000, tình hình đã được cải thiện đáng kể, sản lượng xuất khẩu đạt 382 nghìn tấn (tăng 6%) kim ngạch 594 triệu USD (tăng 37%). Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), đầu vụ cà phê 98/99 (từ tháng 10/98 đến tháng 9/99) hạn hán nặng nề ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng đến quy trình ra hoa và phát triển của cây cà phê. Đến khi thu hoạch lại gặp mưa nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Những nhân tố trên đã làm sản lượng cà phê Việt Nam vụ 98/99 giảm hơn 2% so với vụ trước. Tuy nhiên, tính theo năm dương lịch 2001 thì xuất khẩu cà phê vẫn gia tăng. Xuất khẩu cà phê tăng liên tục cả về khối lượng và giá trị, bình quân tăng 20%/năm. Triển vọng cà phê sẽ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. Hiện nay cà phê là mặt hàng trong nhóm “top-ten” về xuất khẩu ở Việt Nam, và chiếm 10% thị phần thế giới. 2.2.2.2- Hình thức xuất khẩu. Sản phẩm cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu. Việc xuất khẩu cà phê được tự do, không hạn chế bởi quota, nhưng vẫn phải qua đầu mối trung gian xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu vốn dự trữ, hàng hoá chủ yếu thu gom nên bị động nguồn hàng, thông tin yếu kém, thiếu hệ thống kho tàng, và cạnh tranh lộn xộn trong thu mua nắm nguồn hàng khi có nhu cầu nhập khẩu của thế giới và các hoạt động đầu cơ trục lợi nên gây thất thoát và thiệt thòi lợi ích cho xã hội. 2.2.2.3- Cơ cấu mặt hàng. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối Robusta, cà phê chè Arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hiện nay thị trường thế giới đang ưa chuộng loại cà phê Arabica do vậy giá cà phê Robusta thấp làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Việt Nam đang cố gắng nâng cao tỷ lệ cà phê chất lượng cao (loại Arabica) trong sản lượng theo tỷ lệ 2/1 (Robusta/Arabica). Thế giới đánh giá cao về chất lượng và tính thơm ngon tự nhiên mà cà phê của các nước khác ít có được như cà phê Việt Nam. Hiệp hội cà phê, ca cao thế giới đã xếp cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt hơn cả ấn Độ và Inđonesia do điều kiện (thiên nhiên và sinh thái) thuận lơị, nhưng do công nghệ chế biến kém lại chưa được đầu tư đúng mức, nên chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu thấp bị đánh tụt gía, làm thiệt hại lớn. 2.2.2.4- Giá xuất khẩu. Năng xuất cà phê của VIệt Nam vào loại nhất nhì thế giới, bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào, giá tiền công thấp so với các nước. do vậy cà phê Việt Nam có “lợi thế về chi phí thấp - giá thành rẻ”. Bảng 7: Giá xuất khẩu loại cà phê Robusta của việt Nam. Đơn vị tính: USD/tấn Thị trường 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tại London 1022 839 1056 2538 2525 2158 2315 2350 1469 Tại Việt Nam (FOB) tỷ giá (%) 882 733 860 1722 2461 1196 1260 1542 1379 Việt Nam/ London 86,3 87,3 81,4 67,9 97,5 55,5 54,4 65,7 93,8 Nguồn: Bộ Thương mại. Giá cà phê của Việt Nam biến động theo giá thế giới. Qua bảng trên cho thấy mức giá cà phê của VIệt Nam (có cùng một chất lượng) nhưng thường thấp hơn rất nhiều so với mức giá xuất khẩu của các nước khác tới hàng trăm USD/tấn, thấp hơn thậm chí gần 40% so với giá trên thị trường thế giới. Năm 2001, giá xuất khẩu cà phê đã ở xu thế giảm mạnh cùng giá thị trường thế giới. Giá xuất khẩu cà phê ở nước ta loại 2 (5%đen xay vỡ) đã giảm từ 1560-1580 USD/tấn, FOB (tháng 1-2/99) xuống còn 1030-1055 USD/tấn, FOB (tháng 10-11/99), giảm tới 525-530 USD/tấn (32-34%). Giá xuất khẩu và giá cà phê trong nước giảm mạnh đã làm giảm đáng kể đến thu nhập của người trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Để khắc phục tình hình này, tháng 8/99, VICOFA đã trình lên Chính phủ cho thành lập Quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê. Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với thị trường thế giới một mặt do việt Nam thường xuất khẩu theo giá FOB, vì không có điều kiện thuê tàu và kinh nghiệm trong thương mại quốc tế để bán theo giá CIF, mặt khác do trình độ tiếp thị và khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch còn nhiều yếu kém, việc tổ chức mua bán xuất khẩu mặt hàng cà phê do không được quản lý bằng hạn ngạch, không hạn chế đầu mối xuất khẩu nên đã tạo ra thị trường lưu thông khá nhộn nhịp, sôi động nhưng đồng thời cũng có mặt chưa tốt như tranh mua, tranh xuất, chạy theo lợi nhuận, làm hàng kém chất lượng, ảnh hưởng uy tín chung trên thị trường. Hơn thế nữa, Việt Nam chỉ chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, trong khi đó giá loại cà phê này chỉ bằng gần một nửa so với giá cà phê Arabica. Theo giá thị trường thế giới ngày 18/5/2002, giá cà phê Robusta là 925 USD/tấn thì giá cà phê Arabica là 2098 USD/tấn. Nhằm khắc phục tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đang có những biện pháp khuyến khích và mở rộng diện tích cà phê Arabica đồng thời với việc xây dựng các cơ sở chế biến cà phê tập trung và đưa ra các chính sách về thuế và hạn ngạch thích hợp. 2.2.2.5- Cơ cấu thị trường. Trước những năm 1992, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là sang Liên Xô (cũ) và các Đông Âu theo các hiệp định, và xuất qua trung gian. Những năm gần đây, cà phê Việt Nam đã có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường cà phê trong khu vực và thế giới, đến nay đã có mặt tới 40 nước trên thế giới, trong đó khoảng 75-80% kim ngạch được xuất khẩu trực tiếp sang 30 nước, đang là những cơ hội và điều kiện để mở ra một triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Bạn hàng truyền thống của ngành cà phê Việt Nam là Singapore. Phần lớn cà phê không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà chủ yếu xuất trực tiếp sang Singapore, sau đó Singapore tái chế rồi mới xuất sang thị trường tiêu dùng. Hiện nay, Mỹ, Anh, Đức đang trở thành những bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Singapore mặc dù vẫn còn nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam nhưng không còn giữ vị trí độc tôn mà thay vào đó là Mỹ - bạn hàng lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam hiện nay. Trung Quốc trong một thời gian ngắn cũng đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam về nhập khẩu cà phê nhưng thị trường này không duy trì được lâu vì có quá nhiều rủi ro nhất là ở khâu thanh toán. Thị trường Đông Âu và các nước thuộc SNG tuy còn nhiều khó khăn song rất có triển vọng. Đây đã từng là những thị trường truyền thống quen thuộc của cà phê Việt Nam - Hiện nay, với nhu cầu tiêu thụ lớn, đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe, các thị trường này cũng hứa hẹn những triển vọng tốt đẹp. Nhưng trở ngại lớn của những thị trường này là khả năng thanh toán còn có hạn do thiếu ngoại tệ. Vì thế, Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm tái xâm nhập thị trường này bằng các phương thức thanh toán thích hợp, áp dụng hình thức mua bán đối lưu. Cà phê Việt Nam hiện được xuất khẩu sang hơn 50 nước và khu vực trên thế giới. Niên vụ 98/99, các nước tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam là Thuỵ Sĩ (khoảng 28% lượng cà phê xuất khẩu), Sinhgapo (12%), Đức (11%), Hà Lan (9%), Mỹ (8%), Anh(7%), các nước chậm phát triển khác (12-13%). Từ một nước vốn không ai biết đến trên thị trường cà phê quốc tế, Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới và đang cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn trên thế giới như Brazin, Arghentina, Indonesia, nhất là nước trong khu vực Indonesia, một nước lớn có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu đã khá ổn định thì Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn 2.2.3- Cao su. 2.2.3.1- Xuất khẩu. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam mặc dù còn kém xa một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhưng mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong nhóm hàng nông sản, cao su đứng thứ ba sau gạo và cà phê. Bảng 9: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm Khối lượng (1000 tấn) Kim ngạch (triệu USD) 1998 194 255 1999 190 200 2000 191 128 2001 263 145 Nguồn: Bộ Thương mại. Mặc dù khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam khá ổn định nhưng giá trị kim ngạch lại lên xuống rất thất thường do giá cả biến động. Riêng năm 1998 - 1999 do giá cao su thế giới tăng, thị trường Trung quốc có nhu cầu lớn Việt Nam đã nhập mủ cao su của Campuchia để tái xuất. Theo ước tính hiện nay, có tới hơn 80% tổng sản lượng cao su sơ chế của Việt Nam được dùng để xuất khẩu, nhưng chỉ bằng khoảng 5% so với lượng cao su xuất nhập khẩu trên thế giới. Cao su Việt Nam so với cao su các nước hàng đầu trong việc trồng và xuất khẩu cao su như Malaysia, Thái Lan, Inđonesia, không thua kém về chất lượng và năng xuất mủ, nhưng công nghệ chế biến chưa phát triển, mới dừng lại ở sơ chế, nên hạn chế lớn đến khả năng cạnh tranh, bị thua thiệt nhiều về giá và khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới. 2.2.3.2- Hình thức xuất khẩu. Phần lớn cao su của Việt Nam (60% sản lượng cao su) xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường mậu dịch. Đây là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhưng lại mang đặc trưng riêng, đó là buôn bán qua đường tiểu ngạch. Các Công ty Việt Nam phải chở cao su đến biên giới sau đó thực hiện việc thương thảo về giá cả và thanh toán. Đã có nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn khi hàng của họ đến biên giới thì giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống nên bán thị lỗ mà chở về thì cũng không được. Gần đây, Trung Quốc “Nâng cấp” cao su nhập khẩu tiểu ngạch lên chính ngạch, tăng thuế nhập khẩu lên trên 40% khiến cho giá cao su nhập khẩu bằng con đường chính ngạch cao hơn rất nhiều giá cao su nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp nhập khẩu cao su của Trung Quốc không thích hình thức này lắm và họ đã ép mạnh phía ta, gây khó khăn cho việc xuất khẩu mặc dù hình thức này nâng cao độ an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2.3.3- Cơ cấu mặt hàng. Trong quan hệ mậu dịch cao su thế giới bao gồm cả cao su tổng hợp và cao su tự nhiên nhưng Việt Nam chỉ sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên. Trong kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, cao su sơ chế vẫn chiến chủ yếu, còn các sản phẩm cao su đã qua chế biến như xăm lốp, nệm mút, găng tay bảo hộ... chỉ chiếm từ 5-10% kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. Do tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, ngành cao su chỉ tiêu thụ có 27,8% tại thị trường nội địa và 72% cao su sản xuất ra được đem xuất khẩu dưới dạng chủ yếu là cao su nguyên liệu như CSV5L và CSV5 (cao su thiên nhiên loại 1), CSV10 (cao su thiên nhiên loại 2), CSV20 (cao su thiên nhiên loại 3) và một số mủ như RSS (cao su tờ xông khói), ICR (cao su tổng hợp có thành phần giống cao su thiên nhiên)... Riêng 2 loại CSV5L và CSV5 chiếm 80-85% toàn bộ khối lượng xuất khẩu nhưng thị trường thế giới lại ưa chuộng cao su loại CSv10 - CSV20, RSS, ICR. 2.2.3.4- Giá cả. Diễn biến giá cả của thị trường cao su thế giới phụ thuộc vào tình hình sản xuất của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, các nước phát triển và một số nước lớn như Trung quốc, ấn Độ. Để khái quát tình hình về giá xuất khẩu cao su Việt Nam so với thế giới, chúng ta có thể nhận thấy qua sự so sánh giữa 2 loại sản phẩm CSV5L và RRSS2. Bảng 10: Giá cả cao su Việt Nam so với thị trường thế giới (loại sản phẩm CSv5L và RRSS2) Đơn vị tính: USD/tấn Các mốc thời gian Giá thị trường thế giới Giá xuất khẩu Việt Nam So sánh (VN/TG) tỷ lệ (%) Thời kỳ 1992-1995 800 - 900 700 - 850 90,1 Đầu năm 1996 850 - 1100 725 - 925 77,5 Cuối năm 1996 1500 - 1600 1400 - 1500 93,4 Đầu năm 1997 1600 - 2000 1400 - 1800 88,5 Cuối năm 1997 1400 - 1700 1200 - 1400 83,8 Đầu năm 1998 1850 - 2079 1350 - 1650 77,8 Cuối năm 1998 1700 - 1784 1250 - 1420 77,2 1999 1400 980 70,0 2000 768 721 93,9 2001 685 632 92,2 Nguồn: Bộ Thương mại. Nhìn chung giá xuất khẩu của Việt Nam đều thấp hơn thế giới từ 10-15% cho tất cả các loại sản phẩm, thậm chí có những thời điểm tới 20% (1998). Đây là lỗ hổng về giá so với thế giới, cần tập trung nâng cao chất lượng, uy tín trên thị trường để khép dần khoảng cách về giá, hạn chế những mất mát thua thiệt trước sự cạnh tranh của thế giới. Ngoài yếu tố giá, cao su Việt Nam còn bị hạn chế về số lượng, cơ cấu sản phẩm và khách hàng cũng như chất lượng thấp. Hiện nay Việt Nam đang từng bước khắc phục điểm yếu này bằng cách chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến cao su để nâng dần tỷ trọng cao su chế biến tinh trong cao su xuất khẩu đồng thời tăng sức cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường thế giới. 2.2.3.5- Cơ cấu thị trường. Trong vài năm gần đây, cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Âu và các nước thuộc SNG (thị trường truyền thống) nhưng do những biến động về chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị trường mới, nhất là các nước trong khu vực. Những nước nhập nhiều cao su của Việt Nam là Pháp, Đức, ý, Hà Lan, Anh, Ailen, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... Bảng 11: Cơ cấu khối lượng xuất khẩu cao su Việt Nam theo khu vực thị trường. Đơn vị tính: % Khu vực 1992 1996 1997 1- ASEAN 20,81 14,29 8,11 2- Đông Âu 40,46 1,75 1,06 3- Tây Âu 0,69 3,6 4,44 4- Châu Mỹ 10,54 0,25 0,15 5- Châu Phi 0,01 0,11 6- Các nước khác 36,99 80,09 86,13 Tổng số 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Bộ Thương mại. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam , chiếm tới 60% lượng cao su xuất khẩu nhưng còn nhiều bất cập trong quan hệ thương mại. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tìm lại các bạn hàng như các nước SNG, Đông Âu nhưng các hợp đồng ký được mới ở mức nhỏ và mức giá chênh lệch so với giá xuất sang Trung Quốc không nhiều nhưng lại phải chịu nhiều chi phí do khoảng cách vận chuyển xa hơn. Bên cạnh đó tuy giá cao su của Việt Nam thường thấp hơn các nước khác trong cùng lĩnh vực nhưng do chất lượng cao su chưa cao nên chưa hấp hẫn thị trường các nước phát triển như EU hay Mỹ. Nhưng với triển vọng thị trường và giá cả cao su tự nhiên đang có xu hướng tăng, là cơ hội tốt cho Việt Nam trong sản xuất, phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh mới trên thị trường thế giới. 2.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu sẽ giúp quốc gia khai thác triệt để lợi thế so sánh và mở rộng khả năng tiêu dùng. Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Vì vậy, vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở những điểm sau: 2.3.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để thoả nãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: Liên doanh đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, từ hoạt động xuất khẩu. Song các nguồn vốn này rồi cũng phải trả nợ bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Vì vậy xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bài học thực tiễn của một số nước trên thế giới tăng trưởng chỉ dựa trên nguồn vốn vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài đã phải trả giá đắt, đã minh chứng cho điều này. hơn nữa, trong thực tế xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường nhập khẩu, để mở rộng, tăng nhanh khả năng xuất khẩu. 2.3.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại trong quá trình công nghiệp hoá hiện nay ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ để tiêu dùng, nếu chỉ thụ động ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và chậm chạp. Hơn nữa, nó không góp phần chuyên môn hoá sản xuất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0536.doc
Tài liệu liên quan