Đề tài Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kì

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

PHẦN I: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 4

PHẦN II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HOA KÌ 11

I. GIỚI THIỆU CHUNG HOA KÌ: 11

II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KÌ 13

III. QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KÌ 36

IV. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HOA KÌ 47

PHẦN III: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KÌ: 54

I. DỆT MAY 61

II. CÀ PHÊ 68

III. ĐIỀU 82

IV. THỦY SẢN 97

V. DẦU THÔ 120

PHẦN IV: GIẢI PHÁP CHUNG 134

KẾT LUẬN

 

doc139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6%. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 45 sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,3% và là thị trường đứng thứ 26 nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ với tỷ trọng là 0,8%. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng nhưng ngược lại trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ - cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn duy trì mức thặng dư. Cụ thể trong năm 2005, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 5,04 tỷ USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD.; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với một năm trước đó trong khi nhập khẩu từ thị trường này lại tăng nên xuất siêu của Việt Nam đạt 8,35 tỷ USD, tương đương mức nhập siêu của năm 2007. Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005- 2009  Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam sang Hoa Kỳ (triệu USD) 5.905 7.829 10.089 11.869 11.356 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (%) - 32,6 28,9 17,6 - 4,3 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%) - 22,8 21,9 29,1 -8,9 Nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của ViệtNam từ Hoa Kỳ (triệu USD) 863 982 1.700 2.635 3.006 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ (%) - 13,8 73,1 55,0 14,1 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%) - 21,4 39,6 28,8 -13,3 Cán cân thương mại hàng hóa của ViệtNam với Hoa Kỳ (XK-NK) (triệu USD) 5.042 6.847 8.389 9.233 8.350 Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các nước trên thế giới (XK-NK) (triệu USD) -4.540 -5.065 -14.121 -18.029 -12.853 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, ... Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ luôn đứng đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và chiếm tỷ trọng khoảng 1/5 tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010 Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng 1 (%) Tỷ trọng 2 (%) Tăng/giảm so với năm trước (%)                      Năm Mặt hàng 2009 Quý I/2010 2009 Quý I/2010 2009 Quý I/2010 2009 QuýI/2010/ quý I/2009 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác      716 154 23,8 19,0 5,7 5,3 68,9 15,8 Ô tô các loại      268 22 8,9 2,7 21,3 13,9 4,9 14,6 Bông các loại      192 46 6,4 5,7 48,9 30,8 -1,5 69,0 Chất dẻo nguyên liệu      147 32 4,9 4,0 5,2 4,2 -6,4 79,3 Thức ăn gia súc và nguyên liệu      176 139 5,9 17,2 10,0 22,6 25,5 631,7 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày        77 30 2,6 3,7 4,0 5,8 -42,1 138,4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện        89 27 3,0 3,3 2,3 2,7 -31,3 73,9 Gỗ và sản phẩm gỗ      104 34 3,5 4,2 11,5 15,4 -15,7 103,0 Sữa và sản phẩm sữa          46 23 1,5 2,8 8,9 13,4 -27,6 120,5 Sản phẩm hóa chất          93 27 3,1 3,3 5,9 6,4 66,6 64,2 Hàng hóa khác   1.098 275 36,5 34,0 2,6 2,5 14,6 65,2 Tổng kim ngạch 3.006 809 100 100 4,3 4,5 14,1 77,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu  của ViệtNam từ Hoa Kỳ.               Tỷ trọng 2: tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô, hàng hải sản, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, ... Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu một số mặt hàng chính của nước ta giai đoạn 2005-2009 như sau: dệt may (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước); giày dép (chiếm 23%), gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 33%), ...  Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010 Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng 1 (%) Tỷ trọng 2 (%) Tăng/giảm so với năm trước (%)            Năm Tên hàng 2009 Quý I/2010 2009 Quý I/2010 2009 Quý I/2010 2009 QuýI/2010/quý I/2009 Hàng dệt may 4.995 1.288  44,0 45,4 55,1 57,9 -2,2 23,0 Gỗ & sản phẩm gỗ 1.100 279    9,7 9,8 42,4 37,4 3,4 37,2 Hàng giày dép 1.039 263    9,1 9,3 25,5 26,2 -3,4 6,3 Dầu thô 470 78    4,1 2,7 8,2 6,2 -52,9 -17,5 Hàng thủy sản 711 143    6,3 5,0 16,8 16,0 -3,8 26,5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 433 124    3,8 4,4 15,7 17,7 42,0 42,9 Hạt điều 255 42    2,2 1,5 30,1 26,6 -4,8 -4,2 Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù 224 62    2,0 2,2 30,7 33,4 -4,7 46,6 Cà phê 197 60    1,7 2,1 11,4 12,5 -6,5 -9,5 Hàng hóa khác 1.932 499  17,0 17,6 7,6 7,3 5,7 38,7 Tổng kim ngạch 11.356 20838   100 100 19,9 19,6 -4,3 23,1 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang Hoa Kỳ               Tỷ trọng 2: tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam * Phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: I- DỆT MAY : Hàng dệt may: là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (khoảng 43% trong giai đoạn 2005-2009). Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu và được Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) nhận định: Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may. Hiệp hội Nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sau Trung Quốc khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO nên không còn chịu sức ép về hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Số liệu thống kê cho thấy một điểm đáng lưu ý là trong nhóm hàng này tỷ trọng hàng gia công rất cao, chiếm hơn 1/2 tổng trị giá nhóm hàng này Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 1.Tình hình xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì: Trong những năm qua 2005 – 2009, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua thị trường Hoa Kì mỗi năm một tăng. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kì tăng 17,52%. Nhưng sang năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt mức kỷ lục là 46,63% tương đương tăng 1,42 tỷ USD. Nguyên nhân là do lợi ích từ việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, quan hệ Việt Nam – Hoa Kì ngày càng mở rộng hơn. Sang năm 2008, xuất khẩu dệt may đạt 5,1 tỷ USD tăng 14,4% so với 2007. Nhưng sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kì giảm nhẹ khoảng 2,17%. Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Trong 3 thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, thì Hoa Kì luôn là thị trường nhập khẩu dệt may dẫn đầu. Những năm qua, cơ cấu thị phần xuất khẩu dệt may, thì Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 55% và khoảng 40% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Bảng Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD) và tỷ trọng xuất khẩu (%) hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường chủ yếu Mỹ Tỷ trọng Nhật Tỷ trọng EU Tỷ trọng 2007 4465193 57.62 704730 9.09 1498682 19.34 2008 5105740 55.98 820056 8.99 1703627 18.68 2009 4994916 55.1 954076 10.52 1614833 17.81 Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam Các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở một số nhóm hàng chính như thêu ren, đồ dùng trong nhà như thảm, rèm cửa và vải bọc cho các sản phẩm nội thất. Các công ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm chất lượng cao, trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với những sản phẩm dệt may hàng loạt. Mặc dù ngày càng “tự động hoá” trong sản xuất nhưng số lượng lao động sử dụng trong ngành dệt may của Hoa Kỳ vẫn rất lớn với thu nhập hàng năm khoảng gần 170.000 USD. Các nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành sản xuất vải sợi của Hoa Kỳ là len, bông (cotton) và sợi nhựa tổng hợp. Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản xuất dệt may Hoa Kỳ, chỉ sợi chiếm 20%, các loại thảm chiếm 20%, và chăn màn, rèm cửa chiếm 20%.  Nhu cầu nhập khẩu: Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi, nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng 1,8% trong năm 2007. Trong đó các sản phẩm dệt tăng 4,5%, hàng thêu ren tăng 3,5%, tuy nhiên nhập khẩu vải giảm 2,9% và sợi giảm 9,8%. Hàng thêu ren vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản lượng nhập khẩu hàng dệt may với 43,9%. Mặc dù vậy, các sản phẩm từ vải dệt đang ngày càng trở nên quan trọng trong những năm qua với thị phần tăng đều theo các năm từ 16,8% năm 1997 lên đến 33,7% năm 2007. Về chất liệu, cotton hiện vẫn rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Năm 2007, số lượng nhập khẩu mặt hàng quần áo chất liệu cotton chiếm 60,2% tổng số lượng hàng dệt may của Hoa Kỳ.  Giá nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may đang có xu hướng tăng lên. Các nước xuất khẩu hàng dệt may chính sang Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về số lượng lẫn kim ngạch. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 14,8%, giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005 là 43,7%, năm 2003 là 67%.  Năm 2008 Nguồn: Cục thống kê Hoa Kì Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cung cấp lớn thứ hai ( 2007) của Hoa Kỳ, năm 2007 giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong khi đó, mặc dù mới chỉ chiếm 13,6% về kim ngạch và 14,9% về số lượng của thị trường nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ, song sản phẩm dệt may đến từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan đang tăng mạnh, đặc biệt là Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ nhanh nhất cả về kim ngạch (tăng 34%) và số lượng (tăng 31%). Và năm 2008, Việt Nam đã bức phá vượt qua Mexico, vươn lên đứng thứ 2 nước xuất khẩu dệt may nhiều nhất tại thị trường này với thị phần 6,7%. Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đang giảm xuống, thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp lại, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn 20%, Ấn Độ tăng 8,2%, trong khi đó Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm 2007.  2. Thuận lợi và khó khăn: a- Thuận lợi: Năm 2010, kinh tế thế giới dần phục hồi, một số nước đã vượt qua được khủng hoảng và bắt đầu hồi phục, nhu cầu tiêu dùng sẽ được cải thiện hơn, trong đó có hàng dệt may. Do đó, đơn đặt hàng sẽ tăng trở lại. Do chi phí cao, sản xuất dệt may tại 1 số khu vực như Nam Mỹ, Carribe và Trung Mỹ, Đông Âu có xu thế giảm sút và được chuyển dịch sang châu Á, là nơi có lực lượng lao động đông và chi phí thấp hơn, trong đó Việt nam đang là điểm đến thu hút đầu tư và buôn bán khá hấp dẫn đối với nhiều công ty. Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam vẫn khá cao, chất lượng sản phẩm tốt, được khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn của Hoa kỳ ưa chuộng và tin tưởng đặt hàng. Sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Vì nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới và thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có xu hướng tìm đến sản phẩm của Việt Nam, do các doanh nghiệp đã có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm trung, cao cấp. Điều này hứa hẹn cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam troing tương lai, nếu Việt Nam biết nắm bắt cơ hội. Dù giá nhân công của Việt Nam đang cao dần lên nhưng đơn giá tiền công vẫn còn khả năng cạnh tranh so với nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines...và ngang ngửa với một số nước khác như Indonesia, Sri Lanka...Do đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ về nguyên phụ liệu, nhưng do tình hình phát triển quá nóng dẫn đến nhu cầu nguyên liệu quá lớn trong đầu năm 2010, dẫn đến thay vì xuất khẩu sợi, Trung Quốc phải chuyển sang nhập khẩu sợi từ Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan. Ngoài ra, do biến động về lao động của Trung Quốc làm doanh nghiệp dệt ở Trung Quốc thiếu lao động trầm trọng, nên các doanh nghiệp này phải đóng cửa hoặc chuyển sang nơi khác, khiến Trung Quốc khủng hoảng nguyên liệu, phải nhập khẩu sợi tương đối lớn. b- Khó khăn: Qua bảng thị phần dệt may tại Hoa Kì, ta thấy hàng dệt may Việt Nam phải gặp cạnh tranh gay gắt với các nước khác. Thị phần dệt may tại Mỹ rất nhỏ chỉ khoảng 6.1% so với Trung Quốc là rất nhỏ, và các nước như Indonesia, Banglades, Mexico, Ấn Độ có thị phần xấp xỉ Việt Nam. Do đó, hàng dệt may Việt Nam dễ có nguy cơ bị giảm thị phần, nếu ngành dệt may không có những chiến lược lâu dài. Mặc dù, hàng Việt Nam không bị chống phá giá, nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn gặp khó khăn tại thị trường này. Vì Mỹ thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may của Việt Nam, dẫn đến một số đơn đặt hàng bị hủy bỏ. Phần lớn các nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn). Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực trong đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như chọn mua vật tư, nguyên phụ liệu. Do vậy, chỉ có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 60% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép ở Việt Nam) mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà nhập khẩu Mỹ. Vấn đề về nguyên liệu đầu vào cũng là một vấn đề nan giải với Việt Nam, khi hơn 70% nguyên phụ liệu là nhập khẩu. Điều này sẽ gây khó trong việc kiểm tra chất lượng đầu vào, hơn nữa là dễ bị động khi tình hình giá thị trường biến động. Ngành dệt may còn chịu áp lực về giá nhân công ngày càng tăng, và thiếu hụt lao động trong ngành dệt may. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào, ành hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được vấn đề này, các doanh nghiệp khó mà sản xuất đúng theo đơn đặt hàng. Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công, do đó hàng dệt may Việt Nam chưa có thương hiệu nào trên thị trường Mỹ. Do đó, đây là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, không thể khẳng định mình trên thị trường thế giới. 3. Giải pháp: Tổ chức lại sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì được và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ. Đầu tư xây dựng phát triển các khu công nghiệp sản xuất nguyên liệu, nguyên liệu phụ trợ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may. Ngành dệt may chỉ sản xuất nguyên liệu mình có lợi thế, không cần phải đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu. Đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, trung tâm kiệm tra chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu. Phát triển ngành thời trang, tăng cường đào tạo thiết kế thời trang, đầu tư cho marketing sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo đảm sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Chăm lo đến đời sống người công nhân để họ yên tâm sản xuất, đảm bảo nguồn nhân lực để sản xuất và phát triển. Dù giá nhân công của Việt Nam đang cao dần lên nhưng đơn giá tiền công vẫn còn khả năng cạnh tranh so với nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines...và ngang ngửa với một số nước khác như Indonesia, Sri Lanka... Vấn đề còn lại là chúng ta phải giảm chi phí về nhân công bằng cách nâng cao kỹ năng quản lý, đổi mới công nghệ và xây dựng thương hiệu. Hiệp hội dệt may cần nâng cao vai trò của mình hơn nữa, để hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu thông tin, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như xuất khẩu. Ngoài nổ lực của doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp như: quy hoạch vùng nguyên liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật chất lượng cao, cập nhật và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, đầu tư cho các trung tâm xúc tiến thương mại. II- CÀ PHÊ: 1. Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn 2000 -2009. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼ lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Sô liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008 chỉ đạt tương ứng là 11,4% và 7,5%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của VN và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ Tổng Hoa Kỳ KN(1) % KN(2) %( 2 so với 1) Tăng(%) 2005 740255 100 130889 17.7 - 2006 1229233 100 166428 13.5 127.2 2007 1911463 100 213470 11.2 128.3 2008 2111187 100 210770 10 98.7 2009 1730602 100 196674 11.4 93.3 2005-2009 7722740 100 918231 11.9 - Nguồn: Bộ công thương , tổng cục thống kê Trong giai đoạn từ năm 2005-2009, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau EU, mà chủ yếu là Đức. Thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định. Lượng cà phê xuất sang Hoa Kỳ năm 2006 và năm 2007 đều có mức tăng đáng kể, rất mạnh, gần 30% mỗi năm. Sang năm 2008 xuất khẩu tại thị trường này chững lại, tuy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế song kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm không đáng kể so với các thị trường khác và các mặt hàng khác. Kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức gần 200000 USD. Theo tổng cục thống kê thì kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113012 USD về kim ngạch và đạt 75775 tấn về lượng, đứng sau thị trường Đức với 124482 USD về giá trị và 88447 tấn về lượng. điều này cho thấy đây là một thì trường quan trọng của cà phê Việt Nam. Nguồn: tổng hợp từ Bộ công thương và tổng cục thống kê 2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 2.1 Thị trường Hoa Kỳ a. Các nước nhập khẩu cà phê chủ yếu trên thế giới: Hoa Kỳ hiện là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới với kim ngạch hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu cà phê. Theo thống kê của Hiệp hội cà phê thế giới ICO thì số lượng người uống cà phê trên thị trường Hoa Kỳ liên tục gia tăng qua các năm. Trung bình mỗi người này uống khoảng 2 tách cà phê mỗi ngày. b. Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Coffee Triệu USD 2702.8 1679.5 1696.2 1961.1 2266.5 2978.6 3316.0 3770.6 4415.8 4068.5 Tăng % - 62.1 101.0 115.6 115.6 131.4 111.3 113.7 117.1 92.1 Nguồn: tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, USDA, www.fas.usda.gov/gats Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2008 kim ngạch nhập khẩu cà phê tại thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng qua các năm, trung bình mỗi năm tăng trên 10%, đặc biệt là năm 2005 tăng hơn 30% so với năm 2004. Tuy nhiên sang năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính sản lượng nhập khẩu cà phê tại thị trường này giảm, chỉ đạt 92% so với năm 2008. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu cà phê tại Hoa Kỳ đều chiếm khoảng từ 4-5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm tại nước này. Nguồn: tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, USDA, www.fas.usda.gov/gats b. Chủng loại cà phê nhập khẩu của Hoa Kỳ cà phê chưa rang cà phê rang tổng lượng trị giá lượng trị giá lượng trị giá 2000 1297.3 2349.5 74.8 353.3 1372.1 2702.8 2001 1159.0 1357.0 72.3 322.5 1231.3 1679.5 2002 1162.8 1369.4 76.8 326.8 1239.6 1696.2 2003 1219.7 1612.1 84.0 349.1 1303.6 1961.1 2004 1239.0 1867.7 85.4 398.8 1324.5 2266.5 2005 1213.6 2502.0 95.4 476.6 1309.1 2978.6 2006 1276.6 2829.4 84.4 486.6 1361.0 3316.0 2007 1312.6 3236.8 81.5 533.8 1394.1 3770.6 2008 1311.0 3804.4 83.0 611.3 1394.1 4415.8 2009 1255.6 3375.1 93.2 693.5 1348.8 4068.5 Nguồn: tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, USDA, www.fas.usda.gov/gats Hiện nay Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu 2 loại cà phê, cà phê rang và cà phê chưa rang, trong đó chủ yếu là cà phê chưa rang. Cà phê chưa rang chiếm tới 93-94 % về lượng cà phê nhập khẩu song lại chỉ chiếm khoảng 81- 86% về giá trị c. Cung cà phê trên thị trường Hoa Kỳ U.S. imports of coffee Source 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Million $ Total coffee beans and products BRAZIL 292.8 194.1 229.6 308 357.3 526.8 598.8 696.8 828.7 828.2 COLOMBIA 451.2 318.1 328.4 374.1 405.6 628.2 623.5 701 847.3 779.9 GUATEMALA 302.4 175.2 167.9 212.6 212.7 284.4 277.9 309.4 369.8 339.6 MEXICO 463.6 185.9 182.5 151.5 169.2 203.2 249.2 282.1 318.5 330 VIETNAM 112.7 76.4 52.8 76.3 113.7 156.8 204.1 309.4 296 265.3 INDONESIA 70.7 61.8 73.6 91 134.5 185.4 222.2 209 240.1 202.9 REST OF WORLD 1,009.30 667.9 661.4 747.6 873.5 993.8 1,140.30 1,262.80 1,515.30 1,322.70 WORLD 2,702.80 1,679.50 1,696.20 1,961.10 2,266.50 2,978.60 3,316.00 3,770.60 4,415.80 4,068.50 Quantity(1000mt) 1,372.10 1,231.30 1,239.60 1,303.60 1,324.50 1,309.10 1,361.00 1,394.10 1,394.10 1,348.80 Nguồn: tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, USDA, www.fas.usda.gov/gats Hiện nay theo thống kê của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, có 6 nước chính đang cung cấp cà phê sang thị trường Hoa Kỳ, gồm có Colombia, Brazil, Guatemala, Mexico, Việt Nam và Indonesia. 6 nước này cung cấp tới hơn 65% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong đó Brazil và Colombia chiếm thị phần nhiều nhất, khoảng 20% mỗi nước, gần 800 triệu USD. Tiếp theo đó là Guatemala và Mexico, khoảng 8% mỗi nước, khoảng 300 triệu USD mỗi năm. Việt Nam ở mức thấp hơn chiếm khoảng 6.5% về thị phần, tương đương với 250 triệu USD mỗi năm. Indonesia chiếm khoảng 5% , tương đương với khoảng 200 triệu USD mỗi năm. Thị phần xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 BRAZIL 10.8 11.6 13.5 15.7 15.8 17.7 18.1 18.5 18.8 20.4 COLOMBIA 16.7 18.9 19.4 19.1 17.9 21.1 18.8 18.6 19.2 19.2 GUATEMALA 11.2 10.4 9.9 10.8 9.4 9.5 8.4 8.2 8.4 8.3 MEXICO 17.2 11.1 10.8 7.7 7.5 6.8 7.5 7.5 7.2 8.1 VIETNAM 4.2 4.6 3.1 3.9 5 5.3 6.2 8.2 6.7 6.5 INDONESIA 2.6 3.7 4.3 4.6 5.9 6.2 6.7 5.5 5.4 5 REST OF WORLD 37.3 39.8 39 38.1 38.5 33.4 34.4 33.5 34.3 32.5 WORLD 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, USDA, www.fas.usda.gov Brazil: thị phần của Brazil tại thị trường này liên tục tăng, từ mức hơn 10% của năm 2000, đến năm 2009, Brazil đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất tại thị trường Hoa Kỳ với thị phần chiếm hơn 20%, đây cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. với khoảng 25% là cà phê Robusta và 75% là cà phê Arabica, Brazil trở thành nước có sản lượng cà phê Arabica cao nhất thế giới và Robusta đứng thứ 2 trên thế giới sau Việt Nam. Colombia: sản lượng cà phê của Colombia xuất qua thị trường Hoa Kỳ tương đối ổn định. Cùng với Brazil, đây cũng là nguồn cung cà phê lớn nhất tại thị trường Hoa Kỳ với sản lượng chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam Hoa kì.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC 1.doc
  • docphụ lục2.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan