Giá thuốc hiện nay đang biến động tương đối ổn định nhưng giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu lại bị biến động bởi tỷ giá nên không ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ. Giá nguyên liệu tăng nhưng giá thuốc vẫn ổn định làm giảm lợi nhuận gộp của công ty. Ngoài ra, năm 2006 có chính sách tăng lương cho nhân viên, làm tổng lương nhân viên tăng, các yếu tố vật giá cũng gia tăng theo điện, nước, chi phí vệ sinh,
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính và hoạt động khác tăng cao trong năm 2005 và 2006, đặc biệt là trong năm 2005, do năm đầu tiên chuyển sang hình thức cổ phần hóa ngoài việc hưởng chính sách từ nhà nước, năm đầu tiên thực hiện các loại hình kinh doanh mới nên hiệu quả tăng vượt bậc so với năm trước. Biểu hiện rõ hơn là năm 2006 so với năm 2005 đã có sự ổn định hơn trong sự tăng trưởng các khoản mục.
Tỷ trọng của các loại doanh thu trong công ty không có sự thay đổi nhiều, không tác động đến cơ cấu chung của doanh thu. Nhưng khi xét về xu hướng phát triển qua các năm thì có sự biến động cao của doanh thu tài chính, doanh thu từ hoạt động khác. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ gia tăng do mở rộng quy mô sản xuất.
Tổng doanh thu tăng 52.963 triệu đồng năm 2004, đạt 79.680 triệu đồng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 50,4%. Năm 2006 doanh thu đạt được 126.700 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 59,01%, yếu tố làm gia tăng doanh thu chủ yếu là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quá trình kinh doanh tạo ra.
Hiện tại công ty đang có 5 nhóm hàng chủ yếu, và đây chính là nguồn tạo ra cho doanh thu bán hàng. Nên doanh thu bán hàng được thực hiện như sau:
Bảng 3.5: Doanh thu các nhóm hàng của công ty Dược An Giang
Đvt:triệu đồng
Nhóm hàng
Năm
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
An Giang
8.564
16,4
11.976
15,07
11.064
8,76
Liên Kết
28.674
53,7
54.804
68,9
96.144
76,09
Trung Ương
11.234
21,04
6.768
8,5
11.928
9,4
Tena
2.916
5,4
3.924
4,9
4.764
3,7
3/2
2.004
3,7
2.018
2,5
2.454
1,94
Tổng
53.392
100
79.490
100
126.354
100
Nguồn: Phòng kế toán
Doanh thu từ hoạt động bán hàng được tạo thành chủ yếu bởi 5 nhóm trên, trong đó hàng Liên Kết là nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất, tăng dần qua các năm. Nhóm hàng này được tiêu thụ nhiều nhất doanh thu qua các năm như sau: năm 2004 là 28.674 triệu đồng, năm 2005 doanh thu đạt 54.804 triệu đồng tăng 91,1%, năm 2006 doanh thu đạt đến 96.144 triệu đồng. Nhóm hàng Trung Ương trong năm 2004 tỷ trọng chiếm 21,2% giảm dần sang năm 2006 chỉ đạt 9,4% tổng doanh thu. Tình trạng trên xảy ra tương tự ở các nhóm hàng An Giang, Tena và nhóm hàng 3/2 giảm dần tỷ trọng trong tổng doanh thu bán hàng.
Dù có sự thay đổi về cơ cấu của các nhóm hàng, nhóm hàng Liên Kết vẫn đóng vai trò chủ yếu và tăng dần tỷ trọng trong doanh thu, giảm lượng bán ra của các nhóm hàng khác.
Nhận xét chung về doanh thu:
Doanh thu của công ty không bị tác động giảm bởi các khoản khấu trừ sản phẩm, dịch vụ chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty dần đạt chất lượng cao, uy tín của công ty là tốt, tạo lòng tin cho các đối tác.
Doanh thu trong 3 năm tăng chủ yếu là do mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng thị phần sang các tỉnh lân cận, ngoài ra công ty còn đầu tư vào các loại hình kinh doanh khác như đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Nhưng đây là loại hình kinh doanh mới, công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có đội ngũ tư vấn nên kinh doanh này bị tác động của thị trường. Công ty không kiểm soát được sự biến động của loại hình kinh doanh đã tác động việc xác định kinh doanh.
Doanh thu khác tăng nhanh trong năm 2005, đây là doanh thu phát triển không bền vững không thể chú trọng nhiều vào loại doanh thu này. Vì doanh thu khác của công ty chủ yếu là từ thanh lý tài sản, các khoản nợ khó đòi đã khóa sổ, các khoản nợ không xác định được chủ. Doanh thu khác trong công ty gia tăng có nghĩa là dòng vốn trong công ty bị chiếm dụng khá lâu. Ngoài ra, doanh thu này bao gồm các hoạt động không thể kiểm soát được, các hoạt động này mà tăng không xác định được kết quả kinh doanh đúng thực trạng hiện tại của công ty hay chưa. Công ty cần giảm các khoản chi từ doanh thu khác và tăng doanh thu tài chính, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ dễ kiểm soát hơn.
Doanh thu của công ty tăng dần trong 3 năm theo chiều hướng mở rộng thị trường sản xuất, doanh thu chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các loại doanh thu còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không làm ảnh hưởng nhiều đến biến động chung của doanh thu.
3.2.2. Phân tích chi phí:
3.2.2.1. Tình hình chung về chi phí:
Dựa vào bảng 2.2. Tỷ trọng của chi phí, lợi nhuận trên doanh thu, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn tỷ trọng chi phí trên doanh thu trong 3 năm
Trong tổng doanh thu đạt được trong 3 năm thì chi phí chiếm đến 95,36% năm 2004, tỷ suất này gia tăng trong những năm 2005, 2006. Năm 2005 tỷ suất tăng đến 95,96% và đến năm 2006 tăng 96,2%, sự gia tăng không có nhiều biến động bất thường, chi phí tăng quá nhanh tác động làm giảm lợi nhuận thu về mỗi kỳ. Và sự gia tăng này là biểu hiện không tốt của công ty về quản lý chi phí, các khoản tăng chi phí trong các năm luôn tăng cao hơn sự gia tăng của doanh thu.
Năm 2004 chi phí phát sinh là 52.506 triệu đồng, doanh thu là 52.963 triệu đồng, đến năm 2005 chi phí phát sinh 76.462 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 51,3% trong khi doanh thu chỉ tăng 50,4% so với năm 2004. Năm 2006 sự gia tăng của doanh thu và chi phí là như nhau, chi phí tăng 59,4%, doanh thu tăng 59,1%. Nguyên nhân của sự tăng cao:
Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất – kinh doanh nên khi có sự biến động giá cả nguyên liệu sẽ tác động nhiều đến kết quả kinh doanh.
Trong 2 năm 2005 và 2006, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao: giá nguyên liệu Vitamin C của Trung Quốc tăng 23,5%,….
Do yếu tố thị trường, công ty tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành nên tăng chi phí tiếp thị, khuyến mãi,…
Trang bị thêm nhiều trang thiết bị, máy móc phục vụ cho phân xưởng, văn phòng hiện đại để đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm.
Xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
3.2.2.2. Các thành phần chi phí:
Bảng 3.6. Các thành phần chi phí
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tương đối
%
Tương đối
%
Giá vốn hàng bán
46.144
91,36
70.089
91,66
108.285
88,89
23.945
51,89
38.196
54,5
CP Bán hàng
3.290
6,5
4.718
6,17
10.455
8,5
1.428
43,4
5.737
121,5
CP Quản lý doanh nghiệp
1.072
2,1
1.655
2,16
3.100
2,45
583
54,3
1.445
87,3
Tổng CP
50.506
100
76.462
100
121.840
100
25.956
51,3
45.378
59,3
Nguồn: Phòng kế toán
Tổng chi phí của công ty chủ yếu là các hoạt động Giá vốn hàng bán, quản lý doanh nghiệp, bán hàng trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao. Qua 3 năm tỷ trọng của giá vốn hàng bán giảm dần, năm 2004 tỷ trọng đạt được là 91,36%, năm 2006 sụt giảm chỉ còn 88,8% trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh. Trong khi đó quản lý doanh nghiệp ( QLDN) và bán hàng có chiều hướng tăng, năm 2004 tỷ trọng QLDN chỉ đạt 6,5% năm 2005 có sụt giảm nhẹ đạt 6,1%, năm 2006 tăng nhanh tỷ trọng trong tổng chi phí đạt 6,5%.
Về chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ, gia tăng qua các năm, trong năm 2006 đạt đến 2,5% nhiều hơn năm 2004 (2,1%). Sự thay đổi tỷ trọng chi phí của công ty do tập trung vào công tác bán hàng trong năm 2005 và 2006. Khi công ty tiến hành cổ phần hóa, thị trường được mở rộng gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất, phát sinh thêm nhiều khoản chi phí: chi phí kiểm nghiệm, nguyên vật liệu, đồ dùng trong văn phòng,….Đặc biệt là sự gia tăng nhanh của chi phí QLDN năm 2004 chỉ tăng 43,4%, năm 2006 tăng hơn 2005 đến 121,5% số tiền chi ra là 3.100 triệu đồng. Giá vốn hàng bán cũng gia tăng cao trong năm 2006 đạt 108.285 triệu đồng tăng 87,3% so với năm 2005. Tổng chi phí gia tăng chủ yếu là do các khoản chi phí thành phần tạo nên.
Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung:
Bảng 3.7. Bảng tóm tắt một vài hoạt động chi phí sản xuất chung
Đvt :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Tương đối
%
Tương đối
%
Kiểm nghiệm phí
11
0,02
34,15
0,042
83
0,065
23,15
210,5
48,85
143
KH TSCĐ
531
1
916
1,15
2.150
1,7
385
72,5
1.234
134,7
Công tác phí
214
0,4
532
0,67
1.175
0,92
318
148,2
643
120,8
CP sửa chửa
134
0,025
418
0,52
824
0,65
284
211,9
406
97,1
Đồ dùng
129
0,24
521
0,65
913
0,72
392
303,8
392
75,2
Vệ sinh phân xưởng
23
0,04
47
0,05
95
0,075
24
104,3
48
102,1
Tiền công thợ in
397
0,75
497
0,63
501
0,40
100
25,19
4
0,8
Nguyên phụ liệu
2.080
3,94
6.050
7,6
11.550
9,81
3.970
190,8
5.500
90,9
Lương phân xưởng
381
0,72
594
0,74
821
0,64
213
24,4
227
38,22
……
….
…
…
…
…
…
….
…
….
…
Tổng CPSXC
42.152
79,6
64.742
81,4
101.178
80,07
22.590
53,6
36.436
56,2
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ trọng chi phí sản xuất chung tăng cao trong 3 năm, năm 2004 đạt được 42.152 triệu đồng với tỷ suất trên doanh thu là 79,6%. Đến năm 2005, số tiền chi ra đạt 64.742 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 53,6% tương đương là 22.590 triệu đồng, tỷ trọng trên doanh thu là 81,4% tăng hơn năm 2004. Tỷ trọng trên doanh thu năm 2006 là 80,07% giảm hơn so với năm 2005, do doanh thu năm 2006 tăng cao, số tiền chi ra trong năm 2006 là 101.178 triệu đồng cao hơn năm 2005 36.436 triệu đồng tăng khoản 56,2%.
Kiểm nghiệm phí tăng cao do công ty sản xuất nhiều lô hàng mới cần phải kiểm tra, chất lượng sản phẩm được quan tâm hơn trước nên cần kiểm tra nhiều hơn. Năm 2004 chỉ 11 triệu đồng tăng trong năm 2005 là 23,15%, năm 2006 tăng đến 48,85% làm tăng tỷ trọng của kiểm nghiệm phí trên doanh thu đạt 0,065%. Khoản chi phí xảy ra không theo chu kỳ chỉ phát sinh khi có yêu cầu từ khách hàng hay hàng mới, không kiểm soát được khoản chi làm tác động đến kết quả kinh doanh trong kỳ.
Khấu hao tài sản cố định cũng gia tăng, công ty trang bị nhiều máy móc thiết bị cho nhà xưởng, các loại máy móc vẫn còn trong thời gian khấu hao nhiều. Năm 2005 chi phí khấu hao lên đến 916 triệu đồng tăng 72,5%, năm 2006 số tiền khấu hao đạt 2.150 triệu đồng tăng 134,7% so với năm 2005. Chi phí cơ bản dở dang trong năm 2006 là 168 triệu đồng, năm 2005 chỉ 34 triệu đồng, giá trị hao mòn tài sản 5.010 triệu đồng.
Công tác phí cũng đang theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng trên doanh thu, do việc tìm kiếm thị trường cần phải đi khảo sát thị trường mục tiêu cho nên khoản công tác phí gia tăng. Công tác phí năm 2005 tăng 148,2% năm 2006 có sụt giảm nhưng với tỷ lệ tăng như thế vẫn là cao 120% so với năm 2005.
Nhu cầu tăng quy mô sản xuất, trang bị thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất đã tác động rất lớn đến tình hình chung của công ty, vì làm tăng nhiều khoản chi phí như: sửa chữa, đồ dùng, vệ sinh phân xưởng,…Sự tăng này các khoản chi phí này quá cao sẽ làm tăng tỷ trọng chi phí chung trên doanh thu( Chi phí sữa chữa năm 2005 tăng 211,1%, năm 2006 tăng 97,1%; chi cho đồ dùng năm 2005 tăng 303,8%, năm 2006 tăng 75,2%,…)
Nguyên vật liệu là khoản chi có tỷ trọng trên doanh thu cao nhất đến 3,94% số tiền chi ra là 2.080 triệu đồng. Phải cần đến 3,94 đồng nguyên vật liệu mới đem về 100 đồng doanh thu, năm 2005 chi 6.050 triệu đồng tăng 190,8% đồng thời làm tăng tỷ suất chi phí lên đến 7,6%. Năm 2006 nguyên vật liệu có phần giảm đạt 11.550 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 90,9%, xét về tỷ suất trên doanh thu thì gia tăng đạt 9,98%. Do giá nguyên liệu tăng giảm không ổn định trong năm 2006 làm biến động khoản chi phí nguyên vật liệu.
Khoản lương cho nhân viên phân xưởng tăng trong năm 2005 đạt 594 triệu đồng tăng 55,9%, đến năm 2006 lương cho phân xưởng là 821 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 38,2%. Khoản lương tăng là do quy mô sản xuất gia tăng, cần nhiều nhân viên hơn trước bên cạnh đó còn do chính sách tăng lương của công ty. Tỷ trọng lương phân xưởng giảm trong năm 2006 là công ty sử dụng tốt đội ngũ nhân viên, phân chia công việc phù hợp với khả năng của mỗi người, họ có điều kiện phát huy những gì mình biết làm năng suất lao động tăng.
Các khoản chi trong chi phí sản xuất chung đều tăng cao, làm chi phí sản xuất chung gia tăng qua các năm. Qua phân tích công ty không kiểm soát được các khoản chi này làm tình hình chi phí tăng cao, trong đó chi phí nguyên vật liệu là tăng cao nhất do giá nguyên liệu biến động liên tục, nguồn cung cấp nguyên liệu vẫn còn bị hạn chế. Cần kiểm soát lại quá trình tiêu thụ và sản xuất sản phẩm để tìm ra biện pháp hữu hiệu tiết giảm chi phí tối thiểu nhất.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Do chế độ chi trả tiền lương cho nhân viên theo hợp đồng dài hạn nên trả lương theo tháng làm việc, không có hình thức bán thời gian.
Các khoản trích theo lương bao gồm :
Kinh phí công đoàn : 2%
Bảo hiểm xã hội : 15%
Bảo hiểm y tế : 2%
Bảng 3.8. Tình hình lương nhân công trực tiếp trong 3 năm
Đvt:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Tương đối
%
Tương đối
%
Chi phí nhân công
641
1,21
997
1,25
1.380
1,09
356
55,54
383
38,42
Các khoản trích theo lương
122
0,23
189
0,24
262
0,21
67
54,92
73
38,62
Tổng
763
1,44
1.186
1,49
1.642
1,30
423
55,44
456
38,45
Nguồn: Phòng kế toán
Từ các số liệu từ bảng trên ta thấy:
Năm 2004 – 2005 tỷ trọng của chi phí lương nhân công không thay đổi nhiều trong vấn đề tạo ra doanh thu của công ty, nghĩa là tỷ trọng lương nhân công trực tiếp trên doanh thu tương đối ổn định qua các năm. Do số lượng nhân công gia tăng theo sự tăng lên của quy mô sản xuất, năm 2005 số lượng công nhân viên công ty 113 người trong đó nhân viên quản lý là 25 người, năm 2004 công nhân viên toàn công ty là 93 người, nhân viên quản lý vẫn không thay đổi. Lượng nhân viên tăng lên chủ yếu là các dược tá tham gia vào quá trình bào chế thuốc, nên lương nhân công tăng hơn năm 2004 là 55,4% tương đương là 423 triệu đồng bao gồm các khoản trích theo lương.
Năm 2006 – 2005 tỷ trọng chi phí lương nhân công trên doanh thu giảm, chỉ đạt 1,3%, do hiệu quả lao động sản xuất sản phẩm của năm cao hơn năm 2005. Năm 2006, số lượng nhân viên phân xưởng cũng gia tăng, chi phí nhân công đạt 1.642 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 456 triệu đồng tương đương là 38,45%. Nhưng tỷ trọng lương nhân công trên doanh thu giảm chứng tỏ rằng công ty phải bỏ ít chi phí cho nhân công hơn năm 2005 để thu về 100 đồng doanh thu. Công ty đang thực hiện chính sách quản lý nhân viên đạt hiệu quả, tận dụng được khả năng làm việc của mỗi người một cách hợp lý làm gia tăng doanh thu.
Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tăng các khoản tiền thưởng khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn trước, tổ chức các buổi đi du lịch giảm căng thẳng trong công việc. Và thực hiện chính sách tăng lương nhân viên cũng tác động làm tăng hiệu quả công việc. Việc tăng khoản chi nhân công trực tiếp là điều tất yếu khi công ty mở rộng quy mô sản xuất, nhưng tỷ trọng trên doanh thu giảm nghĩa là năng suất lao động của nhân viên tăng, đây là điều mà công ty cần khai thác tốt hơn trong tương lai.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đây là khoản chi trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm, có khoản chi này công ty mới tiếp tục sản xuất, duy trì tình hình kinh doanh. Bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ:
Vật liệu chính là các loại hóa chất, tá dược,… cần thiết không thể thiếu trong quá trình bào chế thuốc.
Vật liệu phụ là chai, vĩ thuốc, nang thuốc, toa thuốc,….
Bảng 3.9. Các loại nguyên vật liệu
Đvt:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Tương đối
%
Tương đối
%
Vật liệu chính
3.199
6,04
3.953
4,96
5.439
4,29
754
23,5
1.486
37,5
Vật liệu phụ
152
0,28
208
0,26
288
0,2
56
36,8
80
38,4
Tổng
3.351
6,32
4.161
5,2
5.727
4,52
810
24,1
1.566
37,6
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ trọng chi phi nguyên vật liệu trên doanh thu giảm dần trong 3 năm.
Năm 2005 – 2004 trong năm 2005 đạt 4.161 triệu đồng cho nguyên vật liệu, năm 2004 là 3.351 triệu đồng tăng hơn năm 2004 khoản 24,1% tương đương 810 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng trên doanh thu chỉ đạt 5,2% thấp hơn năm 2004 (6,32%). Công quản lý chi phí nguyên vật liệu đạt hiệu quả, giảm được số tiền chi ra trong nguyên vật liệu để đạt được 100 đồng doanh thu. Chi phí tăng trong năm là do đáp ứng nhu cầu sản phẩm gia tăng là hợp lý.
Năm 2006-2005 chi phí cho nguyên vật liệu gia tăng, đạt 5.727 triệu đồng năm 2006 gia tăng hơn trong năm 2005 là 37,6%. Tỷ trọng trên doanh thu là 4,52% giảm hơn so với năm 2005, công ty đang mở rộng thị trường dược sang các tỉnh thành hơn trong năm trước làm gia tăng nhu cầu sản phẩm.
Ngoài ra, nguyên nhân tác động làm cho tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm hơn trong các năm qua là:
Giá thuốc biến động theo chiều hướng tăng liên tục làm tăng doanh thu, khoản tăng của doanh thu cao hơn khoản tăng của chi phí nguyên vật liệu nên làm giảm tỷ trọng trên doanh thu của chi phí nguyên vật liệu.
Công ty đã quản lý tốt quá trình sản xuất ra sản phẩm, tiết kiệm được các nguyên liệu tạo sản phẩm. Tỷ trọng vật liệu chính trên doanh thu năm 2004 là 6,04% năm 2005 là 4,96% và năm 2006 chỉ còn 4,29%.
Vậy, khoản chi cho nguyên vật liệu của công ty đang quản lý hiệu quả trong việc tiết kiệm các khoản chi nguyên vật liệu sản xuất. Sự gia tăng của chi phí là do mô hình sản xuất của công ty được mở rộng, giá nguyên liệu nhập vào tuy có biến động nhưng chỉ tăng khoản 2% trong khi giá thuốc bán ra lại tăng cao. Vì thế, giá nhập nguyên liệu vẫn còn bị phụ thuộc vào thị trường, chưa kiểm soát được sự biến động giá của các nguyên liệu nhập khẩu.
Chi phí bán hàng:
Bảng 3.10. Tóm lược một vài hoạt động bán hàng
Đvt:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Tương đối
%
Tương đối
%
Hàng khuyến mãi
335
0,63
589
0,74
3.256
2,57
254
75,82
2.667
452,80
Hoa hồng CTV,TTYT
492
0,93
518
0,65
1.001
0,79
26
5,28
483
93,24
Mua báo,sách
24
0,05
35
0,04
86
0,07
11
45,83
51
145,71
Thuê bằng DSĐH
26
0,05
90
0,11
132
0,10
64
246,15
42
46,67
CP vận chuyển
10
0,02
55,8
0,07
68,5
0,05
45,8
458,00
13
22,76
Mua mực USP
35
0,07
39
0,05
54
0,04
4
11,43
15
38,46
BH xe tải
95
0,18
129
0,16
214
0,17
34
35,79
85
65,89
Xuất quảng cáo, hư bể
76
0,14
92
0,12
107
0,08
16
21,05
15
16,30
Mua dụng cụ
9,8
0,02
12
0,02
35
0,03
2,2
22,45
23
191,67
CP tập huấn
138
0,26
296
0,37
361
0,28
158
114,49
65
21,96
CP mở TK
12
0,02
23
0,03
35
0,03
11
91,67
12
52,17
Tạm ứng
17
0,03214
26
0,03
31
0,024
9
52,94
5
19,23
Thuê mặt bằng
55
0,1
85
0,107
100,7
0,008
30
54,55
15,7
18,47
Mua vải đồng phục
5,7
0,007
5,7
-5,7
-100
NH thu lãi
364
1,07
471
0,726
564
0,446
107
29,40
93
Tiền gửi EMS
10
0,02
17,5
0,03
27,5
7,5
75,00
10
57,14
CP sữa chữa
54
0,17
66
0,083
291
0,23
12
22,22
225
340,91
Soạn thảo dự án
50
0,04
0
50
Mua vật tư
8,5
0,02
13
0,02
23
0,02
4,5
52,94
10
76,92
…..
….
….
…
..
….
…
….
….
…
….
Tổng
3.920
7,41
4.718
5,94
10.455
8,25
798
20,36
5.737
121,6
Nguồn : Phòng kế toán
Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu luôn tăng cao trong 3 năm, năm 2004 chi 3.290 triệu đồng tỷ suất trên doanh thu là 6,22%, năm 2005 tỷ suất trên doanh thu giảm chỉ còn 5,94%, số tiền chi ra là 4.718 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 798 triệu đồng tương đương là 20,36%. Do đây là năm thực hiện cổ phần hóa có nhiều chiến lược cho bán hàng như quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi,… được đầu tư hơn trước. Các chiến lược này đạt được những hiệu quả kinh doanh nhất định, tăng doanh thu. Năm 2006, tỷ trọng chi phí bán hàng đạt 8,25%, thị trường gia tăng nhiều đối tác cạnh tranh, công ty phải thực hiện nhiều chiến lược cho sản phẩm: khuyến mãi, tiếp thị,…làm phát sinh thêm chi phí bán hàng, chi 10.455 triệu đồng trong năm 2006 tăng 121,6%.
Trong năm 2005, số lượng nhân viên tăng từ 93 nhân viên năm 2004 lên 113, làm phát sinh chi phí mua vải đồng phục, chiếm tỷ suất trên doanh thu là 0,007%. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chất lượng của sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, kiểm nghiệm phí gia tăng nhanh năm 2006 đạt 205,98% tương đương khoản tiền là 128 triệu đồng. Tỷ suất trên doanh thu cũng gia tăng chiếm 0,145%.
Hàng khuyến mãi tăng rất cao trong năm 2006, khoản tăng hơn năm 2005 là 452,8% tương đương số tiền là 2.667 triệu đồng. Với chính sách tiếp thị hàng đến tay người tiêu dùng gia tăng nên chi cho hàng khuyến mãi cao. Tỷ suất hàng khuyến mãi trên doanh thu là 2,57%, trong 100 đồng doanh thu tạo ra có đến 2,57 đồng chi ra cho khuyến mãi.
Hoa hồng cho cộng tác viên, trung tâm y tế cũng được gia tăng cao trong năm 2006 đạt 93,24% so với năm 2005, trog khi năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 5,28%. Do công ty thu hút các nhà tiêu thụ sản phẩm để gia tăng số lượng sản phẩm nên gia tăng số tiền hoa hồng nhà tiêu thụ trên sản phẩm. Trong tổng các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích chỉ có thuê mặt bằng, thuê bằng dược sĩ đại học, chi phí vận chuyển giảm do các nhà cung cấp sẽ nhận khoản chuyên chở các nguyên liệu đến công ty. Và quầy thuốc trực thuộc phải có bằng Dược sĩ, giảm được khoản thuê bằng, còn các hoạt động khác trong công tác bán hàng đều gia tăng nhanh trong 2 năm 2005 và 2006. Các khoản chi sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng gia tăng, chi cho việc mua các đồ dùng trong văn phòng cũng tăng cho phù hợp với mô hình mới. Đặc biệt, công ty đang có dự án xây dựng nhà máy chế biến thuốc đạt tiêu chuẩn GMP nên phát sinh thêm khoản chi soạn thảo dự án.
Tóm lại, tỷ trọng chi phí bán hàng là trên doanh thu có sự biến động liên tục (khoản tỷ trọng chi phí bán hàng giảm năm 2005, tăng năm 2006) một phần là do các yếu tố trong công tác bán hàng tăng giảm liên tục. Còn do yếu tố giá cả ngày càng cao của vật giá, cũng là yếu tố làm tăng chi phí, chiến lược của công ty trong các năm này là bán hàng nên gia tăng khoản chi cho chi phí này. Nhưng tỷ trọng trên doanh thu của chi phí bán hàng như năm 2006 là cao cần phải có biện pháp hạn chế sự biến động của các khoản chi này. Trong 100 đồng doanh thu đạt thì có 8,42 đồng là chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Bảng 3.11. Tóm lược vài hoạt động quản lý doanh nghiệp
Đvt:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Số tiền
% trên DT
Tương đối
%
Tương đối
%
Công tác phí
117
0,22
184
0,23
247
0,19
67
57,26
63
34,24
Chi phí hỗ trợ quản lý
239
0,45
352
0,44
577,7
0,46
113
47,28
225,7
64,12
Điện thoại
97
0,18
116
0,15
288
0,23
19
19,59
172
148,28
Tiền nước
20
0,04
25
0,03
34
0,03
5
25,00
9
36,00
Tiền điện
31
0,06
81
0,10
96
0,08
50
161,29
15
18,52
Ngân hàng thu phí
24
0,05
50
0,06
103
0,08
26
108,33
53
106,00
Chi phí tiếp khách
22
0,04
67
0,08
110,5
0,09
45
204,55
43,5
64,93
Lệ phí vệ sinh
1,5
0,003
1,5
0,002
1,8
0,00
0
0,00
0,3
20,00
Kiểm nghiệm phí
49
0,09
51
0,06
179
0,14
2
4,08
128
250,98
Phí kiểm tra xe tải
19,3
0,04
23,1
0,03
31
0,02
3,8
19,69
7,9
34,20
Lương quản lý
168
0,32
357
0,45
774
0,61
189
112,50
417
116,81
Khấu hao tài sản cố định
216
0,41
245,5
0,31
409
0,32
29,5
13,66
163,5
66,60
Đồ dùng
36
0,07
41
0,05
87
0,07
5
13,89
46
112,20
Lệ phí đo đất, thuê đất
0,00
7,2
0,01
12
0,01
7,2
4,8
66,67
Khám sức khỏe
13,9
0,03
28,5
0,04
40
0,03
14,6
105,04
11,5
40,35
Trực tết
5,1
0,01
7,2
0,01
14
0,01
2,1
41,18
6,8
94,44
Dự phòng trợ cấp thôi việc
13
0,02
18
0,02
96
0,08
5
38,46
78
433,33
Tổng
1.072
2,03
1.655
2,08
3.100
2,45
583,2
54,41
1445
87,31
Nguồn: Phòng kế toán
Công tác phí trong năm 2005 đạt 184 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 57,26%, đến năm 2006 khoản công tác phí chỉ tăng 34,24% so với năm 2005. Tỷ trọng của công tác phí trên doanh thu giảm trong năm 2006 chỉ đạt 0.19%. Các khoản chi phí có biến động theo xu hướng của công tác phí đó là chi phí tiếp khách, khám sức khỏe cho công nhân viên tăng cao trong năm 2005, giảm trong năm 2006. Tăng nhanh trong năm 2005 là do các chiến lược này vừa được đẩy mạnh nên chiếm một khoản chi phí cao hơn so với năm trước. Nhưng đến năm 2006 khoản tăng ít hơn là do trên nền tảng đã thực hiện tốt ở năm trước làm khoản tăng ít hơn.
Bên cạnh những khoản chi phí có chiều hướng biến động tốt là giảm dần khi quy mô sản xuất được mở rộng. Kiểm nghiệm phí có sự tăng nhanh, năm 2005 so với năm 2004 chỉ tăng 4,08% nhưng đến năm 2006 kiểm nghiệm phí tăng đến 250,98%. Trong năm công ty sản xuất nhiều lô hàng mới cần phải kiểm nghiệm chất lượng trước khi tung ra thị trường. Và hiện này thị trường dược phẩm có khá nhiều công ty được hình thành nên cần sự cạnh tranh, chất lượng của thuốc là một yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh.
Mặc dù phí thu từ ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao trên d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang.doc