Đề tài Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại

 

 

PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU 8

LỜI NÓI ĐẦU 8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1. Lý do chọn đề tài 9

2. Giới hạn đề tài nghiên cứu 10

2.1. Đối tượng nghiên cứu 10

2.2. Phạm vi nghiên cứu 10

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 10

3.1 Mục đích nghiên cứu 10

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 11

4. Các phương pháp nghiên cứu 11

4.1. Phương pháp trực quan 11

4.2. Phương pháp lý luận 11

4.3. Phương pháp 11

5. Tóm tắt nội dung 12

PHẦN B: NỘI DUNG 13CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NHTM 13

1. Các khái niệm chung về khả năng sinh lời tại NHTM 13

1.1. khái niệm về khả năng sinh lời 13

1.1.1. Ý nghĩa 13

1.1.2 Nhiệm vụ 13

1.1.3 Nội dung 14

1.2. Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận của ngân hàng 14

1.2.1. Thu nhập 14

1.2.1.1. Khái niệm 14

1.2.1.2. Các khoản thu nhập của ngân hàng 14

1.2.2. Chi phí 15

1.2.2.1. Khái niệm 15

1.2.2.1. Các khoản chi phí của ngân hàng 15

1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng 15

1.2.3.1. Khái niệm 15

1.2.3.2. Nhu cầu về lợi nhuận thích hợp 15

2. Lịch sử của khả năng sinh lời tại NHTM 16

3. Những nhận định cũ mới về vấn đề 16

3.1. Tác phẩm 1 16

3.2. Tác phẩm 2 17

3.3 Tác phẩm 3 17

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 18

1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 18

1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 18

1.3. Phương pháp nghiên cứu 18

1.3.1. Phương pháp trực quan 18

1.3.2. Phương pháp lý luận 19

1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế 19

1.4. Kế hoạch nghiên cứu 19

2. Tiến hành nghiên cứu 19

2.1. Thu thập thông tin 19

2.2. Thu thập số liệu thực tế 19

3. Kết luận, đánh giá 20

CHƯƠNG IV : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 201. Khái quát về NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 20

1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 20

1.2 Cơ cấu tổ chức tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 21

1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 23

1.3.1 Hoạt đông huy động vốn 23

1.3.2 Hoạt động tín dụng 23

2. Thực trạng khả năng sinh lời tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa 24

2.1 Thực trạng khả năng sinh lời 24

2.1.1 Thưc trạng hoạt động huy động vốn 24

2.1.1.1. Tình hình cụ thể 25

2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng 26

2.1.2.1. Tình hình cụ thể 27

2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 28

2.1.3 Thực trạng các hoạt động kinh doanh khác 31

2.1.3.1. Tình hình thanh toán quốc tế 31

2.1.3.2. Kinh doanh ngoại tệ 31

2.1.4 Thực trạng chi phí – thu nhập và lợi nhuân của hoạt động tín dụng 32

2.2 Đánh giá chung về khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại cổ phần CôngThương chi nhánh Đống Đa 33

2.2.1 Những thành tích đạt được 33

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 33

3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sinh lời 34

3.1. Đối với hoạt động huy động vốn 34

3.2. Đối với hoạt động tín dụng 35

3.3 Đối với hoạt động khác 35

3.4. Biện pháp giảm chi phí hoạt động 36

3.5 các biện pháp về môi trường trong ngân hàng 37

3.5.1. Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng 37

3.5.2Hiện đại hóa Ngân hàng 37

3.5.3 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 37

3.5.3Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 38

PHẦN C: KẾT LUẬN 38

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

1. Kết luận 38

2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu cho bản thân và tính ứng dụng đối với ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 39

2.1. Ý nghĩa giúp ích cho bản thân. 39

2.2. Ý nghĩa đối với ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 39

3. Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa trong thời gian tới . 39

4. Các kiến nghị để hoàn thiện giải pháp 40

4.1. Kiến nghị với nhà nước 40

4.1.1 Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô 40

4.1.2 Tạo môi trường pháp lý. 41

4.2 Kiến nghị với NH TMCP VIETINBANK 42

4.2.1 Chính sách lãi suất. 42

4.2.2 Chính sách tỷ giá 43

4.2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn. 43

4.2.4 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra 44

4.2.5 Mở rộng mức bảo hiểm tiền gửi 44

4.3 Kiến nghị với NHTMCP VIETINBANK ĐỐNG ĐA 44

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết luận. 1.4. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu sẽ được tiến hành 3 lần trong khoảng thời gian từ ngày 7/ 3/ 2011 cho đến ngày 14/ 5/ 2011. Trong thời gian nghiên cứu các số liệu tại NHTM CP Công thương chi nhánh Đống đa về khả năng sinh lời tại NHTM. 2. Tiến hành nghiên cứu Công việc nghiên cứu sẽ được thực hiện qua từng bước cụ thể đó là 2.1. Thu thập thông tin Thông qua thực tế tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa cho thấy việc thu thập những thông tin về tổ huy động vốn và nghiệp vu cho vay, kinh doanh ngoại tệ là khâu đặc biệt quan trọng. Cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến huy động vốn, cho vay và kinh doanh ngoại tệ,… 2.2. Thu thập số liệu thực tế Các dữ liệu sau khi được thu thập được sẽ tiến hành phân tích và so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Vietin Bank chi nhánh Đống Đa. Bên cạnh đó phân tích còn đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh; những cơ hội và thách thức. Từ đó đề xuất ra giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các nghiệp vụ của Ngân hàng. Kết luận, đánh giá Thông qua các phương pháp nghiên cứu trên cho thấy kế toán cho vay giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán của ngân hàng vì kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn, mà đây là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng CHƯƠNG IV : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 1. Khái quát về NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa thành ngân hàng Công Thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội . Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa chuyển thành chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh của ngân hàng . Tính đến năm 1998, Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa hoạt động trên hai quận : quận Đống Đa và quận Thanh Xuân ( đến năm 1999 thành lập ngân hàng Công Thương khu vực Thanh Xuân ). Quận Đống Đa với 26 phường, được xếp vào một trong những quận rộng nhất, là nơi đông dân, tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn, doanh nghiệp tập thể, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa dang trên nhiều lĩnh vực . Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và với phương châm hoạt động đúng đắn “ sự phát triển và thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng ” , Ngân hàng ở số 187 Nuyễn Lương Bằng-Hà Nội, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa đã được nhiều khách hàng tìm đến và đã tạo ra được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng .. 1.2 Cơ cấu tổ chức tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa bao gồm 12 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc. các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và các nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, mội bộ phận không thể tách rời lẫn nhau trong ngân hàng và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảng 1: cơ cấu tổ chức của Vietin Bank Phòng khách hàng số 1 Khối kinh doanh Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân 9QTK – 2 ĐGD Khối quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Giám đốc Các phó giám đốc Phòng kế toán Khối tác nghiệp Phòng thanh toán xuất – nhập khẩu Phòng tổng hợp Khối hỗ trợ Phòng thông tin điện toán phòng tổ chức hành chính 6 Phòng giao dịch (Cơ cấu tổ chức của NHTMCP công thương chi nhánh Đống Đa) Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho doanh nghiệp. Phòng khách hàng số 2 cũng giống như phòng khách hàng số 1. Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng khách hàng cá nhân là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định và tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề. Quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi vay. Phòng kế toán là các nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với các khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh. Phòng tiền tệ - kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp lớn. Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin tại chi nhánh. Bảo trì thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính chi nhánh. Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm cho chi nhánh. 1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 1.3.1 Hoạt đông huy động vốn Là NH có thị phần nguồn vốn lớn trong các NHTM trên địa bàn (thị phần nguồn vốn huy động bình quân 3 năm 2008-2010 đều tăng). Nguồn vốn huy động đạt được qua các năm như sau: năm 2008 đạt 4.300 tỷ đồng, năm 2009 đạt 4.205 tỷ đồng và đến năm 2010 đạt 4.250 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Tổng vốn huy động Tỷ lệ % Giá trị bằng tiền 2008 4.300 2009 4.205 - 2,2 -95 2010 4.250 1,06 45 Bảng 2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của vietin Bank Đống Đa. 1.3.2 Hoạt động tín dụng Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của chi nhánh có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá, cơ cấu cho vay chuyển dịch đúng hướng, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt. Tổng dư nợ tín dụng năm 2008 đạt 1.600 tỷ đồng và năm 2009 đạt 1.250 tỷ đồng và đến năm 2010 đạt 1.700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ % Số tiền 2008 1.600 2009 1.250 -21,87 -350 2010 1.700 36 450 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VHTMCP Công thương Đống Đa). 1.3.3 Hoạt động dịch vụ khác Chi nhánh Ngân hàng Vietin Bank Đống Đa là nơi cung ứng các dịch vụ: thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống trên, Chi nhánh Ngân hàng Vietin Bank Đống Đa còn tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ thẻ, thanh toán hoá đơn, WU, BSMS, POS/EDC… Kết quả: Tổng thu dịch vụ ròng năm 2008 đạt 0,7 tỷ đồng, năm 2009 đạt -0,35 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1,6 tỷ đồng. Doanh số chi trả kiều hối đạt 1,81 tỷ đồng năm 2008 và đến năm 2009 đạt 1,95 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 2,15 tỷ đồng. 2. Thực trạng khả năng sinh lời tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa 2.1 Thực trạng khả năng sinh lời 2.1.1 Thưc trạng hoạt động huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ngoài nguồn vốn do Ngân hàng Nhà Nước cấp, và vốn góp – chủ sở hữu thì phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động. Các nguồn huy động chủ yếu như là từ tiền gửi của khách hàng, góp tài trợ, đầu tư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng,... Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế. Sau đây ta sẽ quan sát biểu đồ để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục này cấu thành vốn huy động của Ngân hàng: Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động trong 3 năm qua Đvt: Tỷ đồng Chi tiết 2008 Số tiền 2009 Số tiền 2010 Số tiền So sánh 09/08 Số tiền % So sánh 10/09 Số tiền % TG TCTD 2.320 2.305 2.280 -15 0,6 -25 -1,08 Tiền gửi của KH 1.800 1.850 1.740 50 2,78 -110 -5,94 Giấy tờ có giá 180 50 230 -130 -72,22 180 360 Vốn huy động 4.300 4.205 4.250 -95 -2,26 45 1,07 (Nguồn: bảng cân đối kế toán vietin bank Đống đa năm 2008,2009, 2010) 2.1.1.1. Tình hình cụ thể Tính đến 31/12/2010, tổng vốn huy động là 4.250 tỷ, tăng 45 tỷ so với năm 2009. Trong đó vốn nội tệ huy động được là 3.730 tỷ, giảm 1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nguồn vốn của SCIC và Bảo hiểm xã hội giảm mạnh so với đầu năm. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, và việc các ngân hàng trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động và sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động cũng như các chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Năm 2008 là 1.800 tỷ đồng, năm 2009 là 1.850 tỷ đồng tăng 50 tỷ đồng tương đương 2,78% so năm 2008. Đến năm 2010 đạt 2.280 tỷ đồng. Tiền gửi và vay của TCTD Hàng năm lượng tiền vay từ các tổ chức luôn ổn định. Từ 2.320 tỷ đồng năm 2008 giảm 15 tỷ đồng năm 2009. Năm 2010 tỷ lệ tăng còn 2.280 tỷ đồng tương ứng với 3.509. Phát hành các giấy tờ có giá Trong các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thì hình thức huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá là hình thức huy động đơn giản, dễ dàng nhất. Tuy nhiên số lượng vốn huy động được từ nguồn này vẫn chưa cao, nhưng hàng năm vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Từ con số ít ỏi 180 tỷ đồng năm 2008 giảm mạnh trong năm 2009 còn 4,19 tỷ đồng. Năm 2010 tỷ lệ huy động vốn từ việc phát hành các giấy tờ có giá đã tăng lên 360% so với năm 2009 con số là 230 tỷ đồng. 2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng Hoạt động cho vay tín dụng là hoạt động chủ yếu của Vietin bank Đống đa thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chỉ thực hiện cho vay trung và dài hạn rất ít nên chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập thấp. Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm do Ngân hàng đa dạng hoá các hình thức cho vay: Cho vay theo dự án, cho vay bảo lãnh, cho vay thuê mua, góp phần liên doanh, liên kết với các Ngân hàng khác…Để hiểu rõ hơn qui mô tín dụng và chất lượng tín dụng và những nguyên nhân của nó đã đề cập ở trên ta xem xét từng khoản mục tín dụng: Để thấy được quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng đã đề cập ở trên ta xem xét tình hình cho vay và dư nợ của Vietin bank như thế nào? Bảng 5 Báo cáo doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn trung và dài hạn Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.780 1.810 1.950 30 1,68 140 7,73 Ngắn hạn 1.500 1.510 1.621 10 0,67 111 7,35 Trung & dài hạn 200 300 329 100 50 29 9,66 Dư nợ 1.600 1.250 1.700 -350 -21,87 450 36 Ngắn hạn 1.100 930 1396 -170 - 15,5 466 50,1 Trung & dài hạn 500 320 304 -180 -36 -16 -5 Doanh số thu nợ 2.180 2.160 2.100 -20 0,92 -60 -2,78 Ngắn hạn 1.600 1.580 1.500 -20 1,2 -80 -5,06 Trung & dài hạn 580 |580 600 0 0 20 3,4 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 08, 09, 10) 2.1.2.1. Tình hình cụ thể Doanh số cho vay Doanh số cho vay hằng năm tăng đáng kể từ 1.780 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 1.810 tỷ đồng năm 2009. Đến năm 2010 là 1.950 tỷ đồng tỷ lệ này gấp 7,73% so với năm 2009. Trong các khoản mục cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao, và luôn đạt trên 70% tổng doanh số cho vay. Dư nợ ngắn, trung & dài hạn Bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008 giảm mạnh chỉ còn 1.250 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm là tập đoàn Bưu chính viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra và do một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên chi nhánh không thể tiếp tục đầu tư vốn tín dụng mà chỉ tập trung thu nợ.. Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định. Dư nợ của Vietinbank Đống Đa trong 3 năm qua về căn bản không có sự biến đổi nhiều. Đạt 1.600 tỷ đồng năm 2008 giảm 21,87% năm 2009 còn 1.250 tỷ đồng. Năm 2010 số lượng đạt 1.700 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2009. Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số thu nợ luôn luôn cao hơn doanh số cho vay hàng năm chứng tỏ ngân hàng luôn làm ăn hiệu quả. Năm 2008 đạt 2.180 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 2.160 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.100 tỷ đồng. Doanh số thu nợ các năm không tăng là do ngân hàng chịu sự ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế trong nhưng năm qua. 2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Qua phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng, ngoài việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trên ta còn cần đánh giá một số chỉ tiêu sau: Qua phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng, ngoài việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trên ta còn cần đánh giá một số chỉ tiêu sau: BẢNG 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 2009 2010 Doanh số cho vay Tỷ đồng 1.780 1.810 1.950 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 2.180 2.160 2.100 Dư nợ Tỷ đồng 1.600 1.250 1.700 Nợ quá hạn Tỷ đồng 63 49,5 17,95 Vốn huy động Tỷ đồng 4.300 4.205 4.250 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 5.600 5.864 5.578 Hệ số thu nợ % 96,46 97,26 99,08 Vòng quay tín dụng vòng 2,52 1,87 2,30 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 28,57 21,31 30,47 Dư nợ/Vốn huy động % 37,21 29,72 40 Nợ quá hạn/Dư nợ % 3,93 3,96 1,06 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 08, 09, 10) Hệ số thu nợ: phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt 96,46% so với 97,26% năm 2009 và năm 2010 la 99,08 %. Hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, đây thật sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ khách hàng của Vietin Bank Đống Đa. Tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn Qua bảng ta thấy tình hình tập trung vốn tín dụng do hoạt động của chi nhánh rất lớn. Thông thường tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn chỉ cần đạt được 50% là tốt. Nhưng trong 3 năm qua chi nhánh có tỷ lệ này lại chỉ đạt tỷ lệ thấp hơn cụ thể năm 2008 là 28,57%, năm 2009 có giảm một ít 21,31%, năm 2010 tăng lên 30,47 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng ta thấy nợ quá hạn biến động qua các năm. Năm 2009 nợ quá hạn trên dư nợ tăng so với năm 2008 là 0,03 đến năm 2010 nợ quá hạn trên dư nợ đạt 1,06% < 3% theo quy đinh. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể năm 2008 tỷ lệ này là 37,21 %, năm 2009 là 29,72% và đến năm 2010, tỷ lệ này là 40%. Bảng 7 : phân loại nợ ĐVT : tỷ đồng Phân loại nợ 2008 2009 2010 Nhóm 1 1532 1195,5 1682 Nhóm 2 15 15 Nhóm 3 10 20 Nhóm 4 50 4,5 12,6 Nhóm 5 3 15 5,35 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh) Năm 2010 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, mặc dù môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nợ nhóm 2 và nhóm 3 đều bằng 0. Nợ xấu đạt 17,95 tỷ tăng so với năm trước song tỷ lệ ở mức 1,1% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu nhóm( Nợ nhóm 3,4,5 ) = 1,06% < 3% ( mục tiêu đề ra ). Ban lãnh đạo chi nhánh đã rất quan tâm đến công tác quản lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đạt được, đưa ra phương hướng, biện pháp thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể. Do đó đã thu được những món nợ khó đòi. 2.1.3 Thực trạng các hoạt động kinh doanh khác 2.1.3.1. Tình hình thanh toán quốc tế Bảng 8 : tình hình thanh toán xuất nhập khẩu Đvt:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 09/08 So sánh 10/09 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Tổng giá trị L/C nhập khẩu 43,19 45,2 60,2 2,01 4,65 15 33,18 Tổng giá trị L/C xuất khẩu 1,5 1,8 1,96 0,3 20 0,16 8,88 (Nguồn:Phòng thanh toán quốc tế) Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất nên thường phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Do đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Năm 2010 thanh toán nhập khẩu tăng 15 tỷ so với năm 2009 còn L/C xuất tăng 0,15 tỷ. 2.1.3.2. Kinh doanh ngoại tệ Bảng 9 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 09/08 So sánh 10/09 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Doanh số mua vào 45,3 46,2 45,9 0,9 1,98 -0,3 -0,06 Doanh số bán ra 46,1 45,85 45,9 -0,25 -0,05 0,05 0,01 (Nguồn:Phòng thanh toán quốc tế) Năm 2010 thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, mặc dù đầu năm NHNN đã nới rộng biên độ và cuối năm đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá nhưng tỷ giá của ngân hàng vẫn thấp hơn so với tỷ giá trên thị trường tự do. Chi nhánh rất khó khăn trong việc mua ngoại tệ của khách hàng, thể hiện giá trị mua vào giảm 0,3 tỷ đồng so với năm 2009. Tuy nhiên so với năm 2008 tỷ lệ này lại tăng lên 0,9 tỷ đồng tương đương 1,98%. Doanh số bán ra trong năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0.25 tỷ đồng. Nhưng năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 0,05 tỷ đồng so với năm 2009. 2.1.4 Thực trạng chi phí – thu nhập và lợi nhuân của hoạt động tín dụng Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mọi chỉ tiêu về Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…đều phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét chỉ tiêu lợi nhuận ở khía cạnh do nghiệp vụ tín dụng mang lại không tính đến các khoản chi phí về quản lý, chi phí bán hàng,.... Lợi nhuận này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của từng Ngân hàng. Bảng 10 : Chi phí – Thu nhập – Tổng thu hoạt động tài chính Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Tuyệt đối Tương đối(%) Tương đối Tuyệt đối(%) Tổng thu 350 380 430 30 8,57 50 13,16 Lãi tiền gửi 169 190 194 21 12,43 4 2,1 Lãi tiền vay 170 182 220 12 7,05 38 20,88 Lãi khác 11 8 16 -3 -27,27 8 100 Tổng chi 298 340 375 42 14,09 35 9,33 Trả tiền 77 80 45 3 3,89 -35 -43,75 Trả tiền lãi gửi 221 260 330 39 17,64 70 26,92 Thu nhập hoạt động tài chính 52 40 55 -8 -15,38 15 37,5 (Nguồn BCKQKD của chi nhánh vietin bank Đống Đa) Năm 2009, lợi nhuận của chi nhánh giảm hơn so với năm 2008 là 12 tỷ đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động song chi nhánh vẫn đạt được các kết quả tốt và luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Lợi nhuận trong năm 2010 tăng 15 tỷ đồng so với năm 2009 và 3 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy nhiên năm 2009 lại có bước giảm so với năm 2008 là 8 tỷ đồng. 2.2 Đánh giá chung về khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa Qua nghiên cứu những chỉ tiêu cụ thể về khả năng sinh lời tại Vietin bank Đống đa ta có thể đưa ra những nhận xét sau: 2.2.1 Những thành tích đạt được Chi nhánh đã triển khai một loạt các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm- lãi suất thả nổi, tiền gửi đầu tư – lãi suất thả nổi, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian, tiền gửi thanh toán – lãi suất bậc thang,… nhiều sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng lựa chọn các dịch vụ. Trong năm nghiên cứu thì chi nhánh cũng khá thành công trong công tác trẻ hóa cán bộ thể hiện ở việc bố trí, sắp xếp hợp lý cán bộ như vẫn động được cán bộ cao tuổi, trình độ không đạt chuẩn chấm dứt hợp đồng lao động. Ý thức của người lao động đã được nâng cao rõ rệt, năng suất, chất lượng cán bộ công nhân viên có bước chuyển biến rõ rệt. Tính chủ động của các phòng ban tại trụ sở trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh được nâng cao. 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân Trong 3 năm qua ngoài những thành công đạt được thì Vietin bank vẫn còn một số hạn chế, yếu kém chưa hoàn thiện. Công tác huy động vốn của ngân hàng Vietin bank Đống đa chưa đa dạng, nguyên nhân là vẫn còn một số biện pháp huy động truyền thống, chủ yếu thực hiện qua công cụ lãi suất Chưa khai thác được các khách hàng nhỏ do mục tiêu của ngân hàng là thu hút các khách hàng là doanh nghiệp lớn nên đối tượng khách hàng nhỏ chưa được trú trọng nhiều. 3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sinh lời 3.1. Đối với hoạt động huy động vốn Nguồn vốn là mối quan tâm của Ngân hàng hiện nay. Vì vậy để gia tăng doanh số cho vay, để mở rộng và phát triển kinh doanh thì điều đầu tiên ngân hàng phải có là vốn với phương thức "đi vay để cho vay". Tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn trong từng thời kỳ nhất định. Huy động vốn quá nhiều có thể gây ra trạng thái ứ đọng vốn trong trường hợp không có cơ hội đầu tư và ngược lại sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại như vậy là đã đủ để cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên để phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai thì cần có các chính sách huy động vốn cụ thể hơn và mang tính chiến lược lâu dài hơn như: thực hiện lãi suất huy động hợp lý hấp dẫn vá áp dụng hình thức thưởng vật chất. Tạo niềm tin nơi khách hàng, tạo cơ sở vật chất khang trang hiện đại, tạo lòng tin, phong cách phục vụ và trình độ nhân viên,… Tóm lại, đây là một vấn đề thuộc về tâm lý của khách hàng, khi họ cảm thấy thoả mãn, vui vẻ, hài lòng, thì lần sau có lẽ họ sẽ tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng và giới thiệu cho người khác biết đến. Áp dụng các hình thức huy động tiết kiệm có mục đích. Đây là hình thức huy động rất hữu hiệu, đem lại cho khách hàng nhiều nguồn vốn để Ngân hàng có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vốn của nền kinh tế: Loại hình này có tiềm năng rất lớn trong dân cư, những người không có điều kiện vay vốn như: không có người bảo lãnh, không có tài sản thế chấp..... Tuy nhiên họ có một phần thu nhập dư ra để dành cho mục đích nào đó trong tương lai, lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này được thoả thuận theo số tiền gửi, thời hạn gửi, giá trị món hàng sẽ mua.... sau một thời gian nhất định, khách hàng rút tiền ra sẽ được Ngân hàng cho vay bổ sung thêm vốn và món hàng được mua đó sẽ trở thành tài sản thế chấp cho Ngân hàng. Làm như thế tức là Ngân hàng biến ước muốn của họ thành hiện thực, khách hàng sẽ đến Ngân hàng nhiều hơn và đồng thời vốn kinh doanh cũng được gia tăng. 3.2. Đối với hoạt động tín dụng Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh cho đồng tiền không bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài hòa giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Và cũng như chiến lược huy động vốn chi nhánh cũng hạ lãi suất cho vay thấp hơn các Ngân hàng để chiếm ưu thế hơn về lãi suất so với Ngân hàng khác. Thường xuyên phân tích đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm phương án, dự án, các khách hàng tốt. Một mặt quan tâm đến phát triển cho vay tiêu dùng, các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân, mặt khác đẩy mạnh cho vay đối với các chương trình tín dụng mục tiêu như cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo đúng mục đích, an toàn hiệu quả đạt mục tiêu đề ra. 3.3 Đối với hoạt động khác Tập trung và triển khai và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ mới có thu phí. Ngân hàng cần phải có sự cân đối trên thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng và khách hàng. Về thanh toán quốc tế. Nâng cao trình độ nghiệp vụ để giải đáp thắc mắc cho khách hàng và hướng dẫn cho khách hàng lập bộ chứng từ tránh sai sót xảy ra từ đó tạo niềm tin cho khách hàng đối với Ngân hàng. Chiến l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại.doc
Tài liệu liên quan