MỤC LỤC
Lời mở đầu .
Nội dung .
Lý thuyết phân tích kĩ thuật
Lịch sử hình thành
Các khái niệm cơ bản trong phân tích kĩ thuật
Phân tích kĩ thuật
Xu thế và đường xu thế
Xu thế
Đường xu thế
Kênh
Mức hoàn lại
Khung giao dịch
Hỗ trợ và kháng cự
Thị trường giá lên và thị trường giá xuống
56 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kỹ thuật sóng Elliott và chuỗi Fibonacci, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thị trường, ta có thể so sánh với biến động của sóng biển với một số điểm giống nhau như sau: Xu thế cấp 1 trong giá chứng khoán giống như những đợt thủy triều lên hoặc xuống.Có thể so sánh thị trường giá lên (Bull Market) với thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển ngày càng xa vào sâu trong bờ và đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi thủy triều rút lại được so sánh với thị trường giá xuống (Bear Market). Và cho dù trong lúc thủy triều lên hay xuống thì luôn có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên, mỗi con sóng liên tiếp nhau vào bờ, sóng sau vào sâu hơn sóng trước lại góp phần làm thuỷ triều vào xa hơn trong bờ, nhưng khi thủy triều xuống mỗi con sóng không mang nước ra xa bờ mà nước giảm xuống là do sóng sau vào đến bờ ở mức thấp hơn(tụt lại hơn) so với đỉnh của sóng trước, mỗi con sóng do đó sẽ trả lại dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên. Những con sóng này là các xu thế trung gian,có thể cấp1 hoặc cấp 2 tùy thuộc hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào thời điểm xảy ra xu thế đó.
Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn – những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ (những giao động hàng ngày có vai trò ko quan trọng như đã nói ở phần trên). Những đợt thủy triều, những con sóng và những gợn sóng nhỏ chính là những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến giá của một thị trường. Điều này được mô tả cụ thể hơn trong Lý thuyết Sóng Elliott, trong đó mọi biến động của thị trường đều gắn trực tiếp với các con sóng…
3.3-Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”
4. Lý thuyết cơ sở của Phân tích kỹ thuật:
4.1-Lý thuyết về chu kỳ thị trường: Lý thuyết cho rằng thị trường có những xu hướng, có xu hướng chính, xu hướng hiện tại và xu hướng phụ với mức độ dài hạn và ngắn hạn khác nhau ứng với từng xu hướng. Và vì có những xu hướng khác nhau như vậy nên thị trường sẽ thường xuất hiện trường hợp đảo chiều xu hướng (trend reversal) và vì vậy hình thành nên đỉnh và đáy của các đồ thị giá. Nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là phải dự đoán được khi nào xu hướng thị trường đảo chiều, đỉnh và đáy ở đâu.
4.2-Lý thuyết thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh: Các nhà đầu tư của thị trường tài chính sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau ứng với các thông tin cơ bản về nền kinh tế đồng thời bản thân họ cũng có những kỳ vọng về triển vọng của nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh doanh, nhất là giai đoạn mà nền kinh tế không ở trong tình trạng ổn định hoặc cân bằng, vì ở những thời điểm đó họ mới có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ giao dịch một cách nhanh chóng. Khi họ nhận thấy nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng và từ bỏ một trạng thái này và có xu hướng tiến trở về trạng thái cân bằng (theo lý thuyết này thì nền kinh tế biến động quanh trạng thái cân bằng), họ sẽ có những quyết định mua bán tương ứng ngay lập tức. Nói cách khác, lý thuyết này chỉ ra rằng trên thị trường có những thời điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần xác định để kiếm lời.
4.3-Lý thuyết Dow: đây là lý thuyết lâu đời nhất về xác định các xu hướng chính trên thị trường. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow có thể tóm tắt như sau: thay đổi trong mức giá đóng cửa phản ánh tất cả tâm lý và nhận định về thị trường của các thành viên tham gia; các thị trường đang tăng giá và giảm giá có ba giai đoạn biến động: biến động chính, biến động thứ cấp và biến động phụ; tất cả những dấu hiệu chỉ báo trong các giai đoạn này như đường biểu diễn giá, mối quan hệ giá/khối lượng giao dịch cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về việc đảo ngược xu hướng thị trường; và những chỉ dẫn đó sẽ được khẳng định là hữu ích (hay đáng tin cậy) hay không thông qua việc phân tích đường trung bình.
5. Phương pháp và công cụ: được sử dụng trong Phân tích kỹ thuật:
5.1 Phương pháp:
Trước đây, việc phân tích thị trường chủ yếu được Dow thực hiện qua phân tích các mô hình. Phương pháp này được xem là dạng nguyên thủy của việc đọc biểu đồ. Về sau, khi phát triển hơn thì có phân tích chỉ số, đây là phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả.
Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá.
Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD.
Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.
5.2. Công cụ:
Những công cụ cơ bản nhất phục vụ cho các phương pháp phân tích kỹ thuật. Đây được đánh giá là những công cụ đơn giản, đáng tin cậy và được hầu hết các nhà phân tích sử dụng. Các công cụ tính toán ở đây bao gồm:
Pivot Point
Fibonnacy Retracement
Risk Probability Calculator
a/ Pivot Point: Dùng để tính những mức giá sàn (Support) và giá trần (Resistance) quan trọng, nói một cách đơn giản một điểm xoay (Pivot points - PP) và những mức giá trần trên giá sàn là những vùng mà chiếu hướng giá có thể thay đổi.
Pivot Point có thể tính cho các khung thời gian tháng, tuần, ngày, giờ,... Những điểm xoay đặc biệt hữu ích cho những nhà giao dịch ngắn hạn đang đi tìm kiếm lợi nhuận trong sự dịch chuyển nhỏ của giá.
*Ghi chú:
H: High – Giá cao nhất
R1,R2,R3: Mức cản trên 1, 2, 3
L: Low – Giá thấp nhất
S1,S2,S3: Mức cản dưới 1,2,3
C: Close – Giá đóng cửa PP: Giá trung tâm
Giao dịch với Pivot Point
*/ Giao dịch trong thị trường đột biến:
- PP là điểm đầu tiên trước khi vào thị trường bởi vì nó là mức sàn hoặc mức trần cơ bản. Sự dịch chuyển giá lớn nhất thường xuất hiện ở mức giá PP.
- Khi giá chạm PP thì mới có thể quyết định nên Mua hay Bán và đặt lệnh chốt lời hoặc đừng lỗ. Nói chung nếu giá ở trên PP thì khả năng thị trường đi lên và nếu giá ở dưới thì khả năng thị trường đi xuống.
- Nếu chúng ta thấy giá di chuyển lên xuống xung quanh PP và đóng cửa dưới mức PP thì nên quyết định Bán, điểm chặn lỗ sẽ nằm trên PP và mục tiêu lợi nhuận ban đầu sẽ là mức S1.
- Tuy nhiên, nếu thấy mức giá tiếp tục rớt xuống dưới S1 thay vì bạn thanh khoản lấy lợi nhuận tại S1 thì bạn có thể chuyển điểm chặn lỗ của bạn đến ngay phía trên S1 và quan sát cẩn thận. S2 sẽ là mức mong đợi thấp thấp nhất của giao dịch trong ngày và nên là mục tiêu cuối cùng của bạn.
- Áp dụng ngược lại trong thị trường đi lên, nếu giá đóng của trên PP bạn nên vào lệnh Mua đặt lệnh chặn lỗ ở dưới PP và sử dụng mức làm mục tiêu lợi nhuận của bạn.
*/ Giao dịch trong thị trường Range - bound
- Sức mạnh của mức giá sàn và giá trần tại những mức PP khác nhau được xác định bởi số lần giá, bật nhảy lên tại mức PP đó.
- Một cặp tiền tệ chạm một mức giá càng nhiều lần sau đó đảo chiều lại thì mức giá đó càng mạnh. Làm xoay chốt đơn giản có nghĩa là tiến đến mức sàn hoặc mức trần và sau đó quay ngược lại. Vì vậy nó có thể tên là chốt xoay.
- Nếu cặp tiền tệ ở mức giá trần phía trên thì có thể sell cặp đồng tiền này và lệnh chặn lỗ bảo vệ nghiêm ngặt ở ngay mức giá trần đó.
- Nếu giá cặp tiền tệ đó vẫn cứ di chuyển ở mức giá cao hơn và phá lên mức giá sàn, điều đó được xem như là 1 sự đột phá đi lên, cũng sẽ ngừng sell nhưng nếu tin rằng sự đột phá này có xu hướng tốt để Buy thì có thể vào lại thị trường với một lệnh buy. Bạn có thể đặt lệnh bảo vệ cho bạn ngay dưới mức trần trước đó mà chúng ta vừa mới thâm nhập và bây giờ nó hoạt động như là một mức sàn.
- Nếu cặp đồng tiền ở gần một mức sàn ở dưới, có thể buy cặp đồng tiền này và đặt lệnh chặn lỗ ở phía dưới mức giá sàn.
b/ Fibonacci Retracement: Dùng để tính mức đàn hồi của giá hay còn gọi là mức dội của giá sau 1 chu kỳ tăng hay giảm giá
*Ghi chú:
UP: tính toán sau 1 cho kỳ tăng giá
DOWN: Tính toán sau 1 chu kỳ giảm giá
R1, R2, R3, R4, R5: Mức dự đoán dội lại của giá sau 1 chu kỳ tăng giá tính theo bậc T1,T2 :Mức dự đoán tiếp tục của giá sau khi kết thúc việc dội lại
A: Điểm đáy đối với chu kỳ tăng hay giảm giá
B: Điểm đỉnh đối với chu kỳ tăng hay giảm giá.
C: Điểm đáy dội lại đối với chu kỳ tăng giá và điểm đỉnh dội lại đối với chu kỳ giảm giá.
c/ Risk Probability Calculator: Dùng để đo lường các lệnh trước khi thực hiện để xem xét độ rủi ro của nó dựa trên tỷ lệ tính được giữa “Lợi Nhuận” và “Rủi Ro” thông qua các bước tính toán “Mức Retracement” các “Mục Tiêu” và các điểm đỉnh và đáy sau mỗi chu kỳ tăng hay giảm giá, ngắn hay dài hạn bất kỳ.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường các chuyên viên phân tích thường sử dụng các biểu đồ làm công cụ trong Phân tích kỹ thuật. Trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).
Biểu đồ dạng đường (Line chart).
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa hock kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất la trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.
Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.
SO SÁNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Phân tích cơ bản(Fundamental analysis)
Phân tích kĩ thuật( Technical analysis )
-Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống.
- Phân tích cơ bản lại chú trọng vào nghiên cứu các ảnh hưởng kinh tế của cung và cầu gây ra giá cả dịch chuyển cao hơn, thấp hơn hoặc không đổi.
-Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự dịch chuyển thị trường.
-Phân tích cơ bản xem xét tất cả các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến giá cả của một thị trường để xác định giá trị nội tại của thị trường.
-Phân tích cơ bản hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan.
-Phân tích cơ bản dựa trên các nhân tố khác nhau như: kinh tế,chính trị,xã hội,con người….
-Phân tích cơ bản được sử dụng để đoán tình hình kinh tế của một quốc gia và qua đó cho ta cái nhìn tổng thể về xu hướng tăng hay giảm.Giao dịch dài hạn chủ yếu.
- Phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong biến động giá”.
Hay là,nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao.
-Phân tích cơ bản mang tính chủ quan nên có thể phân tích theo cảm tính.
- Phân tích kỹ thuật đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất.
- Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu hành động thị trường.
- Phân tích kỹ thuật thì nghiên cứu tác động của các sự dịch chuyển thị trường.
-Phân tích kỹ thuật là sẽ không bị bỏ sót, theo đuổi tất cả các thị trường.
-Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai.
- Phân tích kỹ thuật dựa trên ba giả thuyết cơ bản:(1) Giá phản ánh tất cả hành động thị trường(2) Giá dịch chuyển theo xu hướng(3) Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
-Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng,tuy nhiên sẽ hiêu quả hơn nếu dự báo trong 6 tháng(ngắn hạn).
-Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào biến động giá sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”.
Hay là,nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó.
-Phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán
II. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT SÓNG ELLIOTT
A- NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SÓNG ELLIOT
1. Giới thiệu:
-Lý thuyết Sóng Elliot là một hình thái của phân tích kỹ thuật nhằm dự đoán xu hướng của thị trường tài chính và các hoạt động khác. Xuất phát từ nghiên cứu chỉ số DJIA( chỉ số công nghiệp Down Jones). Cha đẻ của nó là Ralph Nelson Elliott (1871–1948), là một kế toán trưởng đã phát triển lý thuyết trên vào những năm 1930, ông ta đã cho rằng giá thị trường có thể được biểu thị ở những mẫu hình cụ thể; mà ngày nay chúng ta gọi là sóng Elliot. Năm 1938, Elliot đã đưa ra lý thuyết Sóng dùng để giải thích tại sao và ở đâu các dạng mẫu đồ thị giá đang phát triển và chúng báo hiệu điều gì?
-Elliot công bố nghiên cứu về hành vi thị trường của mình trong tác phẩm Lý thuyết Sóng (1938) (The Wave Principle), trong một loạt nghiên cứu trên tạp chí Thế giới tài chính (Financial World) năm 1939, và gần như đầy đủ trong tác phẩm lớn của mình Quy luật tự nhiên-Bí mật vũ trụ (1946) (Nature’s Laws – The Secret of the Universe). Elliot lập luận rằng vì bản thân con người là những nhịp điệu nên họat động và quyết định của họ có thể dự đóan được bằng những nhịp điệu,vì thế lý thuyết sóng là một cách biểu hiện các trạng thái tâm lý khác nhau của con người bằng đồ thị.
Kỹ thuật phân tích sóng Elliott là một tập hợp của nhiều kỹ thuật phân tích phức tạp. Khoảng 60% các kỹ thuật này là tương đối rõ và dễ sử dụng, 40% còn lại là khó nhận ra, đặt biệt là cho những người mới tìm hiểu sóng Elliott.
2. Chu kì sóng Elliott:
-Lý thuyết sóng thừa nhận vai trò của tâm lý số đông nhà đầu tư (tâm lý bầy đàn) chuyển từ trạng thái lạc quan sang bi quan và ngược lại. Sự biến chuyển này tạo ra các mô hình, và được chứng minh qua biến động giá thị trường ở mọi cấp độ xu hướng.Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng.Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 3 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C, 1 đợt sóng như vậy được gọi là một chu kỳ.
Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng.Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau
Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế kỹ
Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỹ
Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
Minor: kéo dài trong vài tuần
Minute: Kéo dài trong vài ngày
Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
-Mỗi cấp độ hay mô hình trong thị trường tài chính đều có một cái tên. Các nhà giao dịch thường sử dụng các biểu tuợng cho mỗi sóng để xác định chức năng và cấp độ- dùng chữ số cho các sóng động, các chữ cái cho sóng đảo ngược (biểu thị bằng điểm cao nhất của ba chuỗi lý tưởng của cấu trúc hoặc cấp độ sóng). Sóng cùng một cấp độ có các kích thước và độ dài khác nhau.
3. Tâm lý thị trường theo các bước sóng Elliott
Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
Sóng chủ số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 30% đến 80% của chiều dài của sóng 1
.
Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá, và sóng 3 không được là sóng ngắn nhất. Ngay đầu sóng 3, thị
trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều Nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh.
Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Điểm thấp nhất của sóng 4 không được thấp hơn điểm cao nhất của sóng 1.
Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 chiều dài của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliott.
Sóng chủ số 5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của song C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
B- CÁC MÔ HÌNH SÓNG CƠ BẢN
1.Sóng tới: ( Impulse waves)
Sóng tới là những sóng xuất hiện cùng chiều với xu hướng chính của thị trường. Sóng tới bao gồm 5 sóng . Trong mô hình sóng cơ bản ở trên, sóng 1, 3, 5 chính là sóng tới.
a) Sóng đẩy
Hình mẫu
Miêu tả
Sóng đẩy bao gồm 5 sóng 1,2,3,4,5 trong đó sóng 1, 3 và 5 là các sóng đẩy và có chiều dài xấp xỉ nhau. Sóng 2, 4 là những sóng hiệu chỉnh.
Quy tắc hình thành
Sóng 2 không thể là dài nhất so với sóng 1, và nó không vượt ra khỏi đỉnh của Sóng 1. Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1, 2, 3.
Sóng 4 gối lên sóng 1 và không có giá thấp nhất ở trong sóng 1, loại trừ trong những trường hợp đường chéo tam giác của Sóng 1 hoặc sóng A, nhưng không trong 1 sóng thứ ba. Trong đa số những trường hợp thông thường không có sự gối lên nhau giữa sóng 1 và A
Sóng 3 có sức đẩy lớn nhất, trừ khi sóng 5 là sóng mở rộng
Sóng 5 phải vượt qua điểm cao nhất của sóng 3.
Cấu trúc bên trong
Được bao gồm năm sóng. Cấu trúc bên trong của những sóng này là 5-3-5-3-5. Chú ý sóng 3 được đề cập là những sóng để hiệu chỉnh, nó bao gồm 5 sóng trong một hình tam giác để hiệu chỉnh
b. Sóng đẩy xuất hiện mở rộng.
Hình mẫu
Miêu tả
Phần mở rộng có thể xuất hiện trong sóng 1, 3, hay 5. Sóng chứa phần mở rộng sẽ dài hơn nhiều so với các sóng khác. Phần mở rộng thường xuất hiện tại sóng 3, khi đó 2 sóng 1, 5 thường sẽ bằng nhau.
Quy tắc hình thành
Có thể được tạo ra từ 5, 9, 13 hay 17 sóng. .
Sóng 2 không thể dài hơn sóng 1
Sóng 3 không bao giờ là ngắn nhất so với sóng 1 và 5
Hình thành sóng
Sóng mở rộng thường xuất hiện ở sóng 3 và sóng 5, hiếm khi xuất hiện ở sóng 5.
Cấu trúc bên trong
Sóng mở rộng được bao gồm 9, 13 hay 17 sóng có thể xuất hiện. Vì thế nhỏ nhất là 9 sóng là 5-3-5-3-5-3-5-3-5.
c. Dạng tam giác chéo dạng 1
Hình mẫu
Miêu tả
Mẫu hình này thường xuất hiện tại các sóng cuối, thường là sóng 5 hay sóng C.
Hình mẫu được đi theo sau bởi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hướng đi của thị trường
Quy tắc hình thành
Sóng 4 và 1 gối lên nhau. . Sóng 4 không vượt ra khỏi sóng 3. .
Sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất. . Bên trong tất cả các sóng của đường chéo có một sóng để hiệu chỉnh
Sóng 1 là sóng dài nhất và sóng 5 ngắn nhất. . Những kên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Song elliot-lý thuyết va ứng dụng.doc