Đề tài Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường chứng khoán liên hệ thị trường Việt Nam

Mục Lục

I. Tổng quan 4

II Phân tích cơ bản 6

2.1 Cơ sở lý thuyết 6

2.1.1 Phân tích thị trường vĩ mô 6

2.1.2 Phân tích ngành 7

2.1.2.1 Phân tích chu kì kinh doanh 7

2.1.2.2 Ảnh hưởng của thay đổi trong cấu trúc kinh tế tới các ngành 8

2.1.2.3 Xác định chu kì sống hay chu kì phát triển của ngành 8

2.1.3 Phân tích môi trường cạnh tranh 9

2.2 Phân tích tài chính đơn vị phát hành 9

2.2.1 Căn cứ phân tích 9

2.2.1.1 Bảng tổng kết tài sản 10

2.2.1.2 Báo cáo thu nhập 10

2.2.1.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ 11

2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán 12

Hệ số thanh toán ngắn hạn: 12

Hệ số thanh toán nhanh 13

2.2.3 Hệ số khả năng sinh lời 13

Hệ số tổng lợi nhuận 13

Hệ số lợi nhuận ròng 13

Tỷ suất sinh lời( ROA) 13

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) 14

2.2.4 Hệ số cơ cấu tài chính 14

Hệ số nợ 14

Hệ số cơ cấu nguồn vốn 14

2.2.5 Các chỉ số về cổ phiếu 14

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 14

Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E) 14

Cổ tức trên thu nhập ( D/E) 15

Cổ tức trên thị giá( D/P) 15

Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông 15

2.3 Phân tích công ty và lựa chọn cổ phiếu 15

Phân tích thu nhập và Kết quả kinh doanh: 18

Phân tích nợ và khả năng thanh toán 19

2.4 Nguồn thông tin : 19

III.Phân tích kỹ thuật 20

3.1 Khái niệm 20

3.2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 20

3.3 Vai trò và vị trí của phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán 23

3. 4 Nguồn thông tin: 27

IV Họchuyết kì vọng hợp lý 30

4.1. Thị trường xác định giá cổ phiếu như thế nào ? 30

4.2. Học thuyết kì vọng hợp lý. 31

Ứng dụng của học thuyết 33

4.3. Giả thuyết thị trường hiệu quả: kì vọng hợp lý trong thị trường tài chính 34

4.4. Ứng dụng : hướng dẫn thực tế cho đầu tư trên thị trường cổ phiếu. 37

4.4.1 Những bản báo cáo được công khai bởi những nhà tư vấn đầu tư. 37

4.4.2 Bạn có nên hoài nghi về một gợi ý tốt (hot tips). 37

4.4.3 Giá chứng khoán có thường tăng khi có một thông tin tốt 38

4.4.4 Gợi ý của thị trường hiệu quả cho nhà đầu tư 38

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường chứng khoán liên hệ thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như: Chỉ tiêu Mã số Lỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này 2011 2010 I.Lưu chuyển iền từ hoạt động kinh doanh 1.Lợi nhuận trước thuế 74.257 55.169 2. Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 14.899 13.024 Các khoản dự phòng (lãi)/lỗ từ hoạt động đầu tư (lãi)/lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện Chi phí lãi vay 833.911 349.125 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 88.786 67.053 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 155.978 11.412 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền để chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và cá tài sản dài hạn khác 4.393.110 4.482.810 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tscđ và ts dài hạn khác 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ đơn vị khác Tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 1.138.123 1.489.399 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 3.254.986 12.993.411 III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển thuần trong kì Tiền và tương đương tiền đầu kì Ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hối đoái Tiền và tương đương tiền cuối kì 219.124.625 91.336.364 2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn: HSTT ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn các khoản nợ đó. Hệ số này thường được dùng so sánh với hệ số trung bình của ngành .Tuy nhiên mỗi ngành có một hệ số trung bình khác nhau. Hệ số thanh toán nhanh HSTTN=( Tổng tài sản lưu động-Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này nói nên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việ thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tải sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này cũng được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi HSTTN > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. 2.2.3 Hệ số khả năng sinh lời Hệ số tổng lợi nhuận HSTLN=(Doanh số - Trị giá hàng đã bán theo giá mua)/Doanh số bán Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào( vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành, hệ số tổng lợi nhuận của công ty nào cao hơn thì hoạt động hiệu quả hơn và ngược lại. Hệ số lợi nhuận ròng HSLNR= Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng củ công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty. Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào hoạt động hiệu quả hơn thì hệ số này cao hơn. Tỷ suất sinh lời( ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA còn đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời từ chính nguồn tài sản của công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty hơn là nữa mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty 2.2.4 Hệ số cơ cấu tài chính Hệ số nợ HS nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bởi các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số này thấp có thể thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số này cao thể hiện gánh nặng nợ lớn. Vậy một hệ số nợ hợp lý sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của công ty. Hệ số cơ cấu nguồn vốn HSCC nguồn vốn = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trê tổng nguồn vốn của công ty. Để xác định mức đọ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào chính sách, hoạt động của từng công ty và từng ngành. 2.2.5 Các chỉ số về cổ phiếu Cổ tức: là số tiền hang năm nhận được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) EPS = (Lợi nhuận ròng-Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu phổ thông EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà họ đang nắm giữ hang năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn. Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E) P/E = Giá thị trường/ thu nhập của mỗi cổ phiếu Hệ số đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường( Market price-P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu( Earning Per Share- EPS). P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được một đồng thu nhập. Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là nhà đâu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai Cổ tức trên thu nhập ( D/E) D/E = Cổ tức/ EPS Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuần ròng trả cho cổ đông phổ thong dưới dạng cổ tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức lợi tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ. Cổ tức trên thị giá( D/P) D/P = Cổ tức/ Giá thị trường Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được ưa thích vì kì vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư cổ phiếu. Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thong GT sổ sách = Tổng ts - tổng nợ - CP ưu đãi)/Số CP phổ thong Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của cổ phiếu phổ thong theo số liệu trên sổ sách. Nhà đầu tư thường so sánh hệ số này với gia thì trường của cổ phiếu. 2.3 Phân tích công ty và lựa chọn cổ phiếu Sau khi nhà đầu tư thực hiện xong qúa trình phân tích cơ bản, các nhà đầu tư phải trả lời được câu hỏi: Có công ty nào trong ngành nào hoạt động tốt nhất? Giá cổ phiếu đang ở mức nào? Hay nói cách khác, công ty được lựa chọn là những công ty có giá trị cổ phiếu lớn hơn giá trị thị trường hoặc lợi nhuận kì vọng của cổ phiếu lớn hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. * Một số ví dụ thực tế khi phân tích cơ bản Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Chỉ tiêu tuyệt đối Hiệu quả sinh lời Tổng tài sản trđ 192,083 201,785 230,287 ROA % 7.00 13,00 31,00 Vốn điều lệ trđ 48,000 54,800 82,200 ROE % 22,00 23,00 45,00 Doanh thu thuần trđ 179,015 240,201 334,517 ROIC % 19,20 26,60 52,80 Lợi nhuận sau thuế trđ 14,218 25,856 65,080 EPS cơ bản đ/CP 2.666 3.775 6.194 Giá trị sổ sách đ/CP 13.640 20.680 19.570 Phân tích thu nhập Khả năng quản lý vốn lưu động Tăng trưởng doanh thu % 14 34 87 Vòng quay khoản phải thu vòng 5,10 7,40 8,30 Tăng trưởng lợi nhuận % -19 62 146 Số ngày thu nợ bình quân ngày 72 49 44 Tăng trưởng HĐKD trước chi phí TC % 30 63 175 Vòng quay hàng tồn kho vòng 2,20 2,60 3,10 Tỷ trọng LN HĐKD trước chi phí TC % 108 97 106 Số ngày tồn kho b.nh quân ngày 166 143 116 Tỷ suất LN gộp/Doanh thu % 22,50 23,50 33,10 Vòng quay khoản phải trả vòng 1,50 2,10 2,90 Tỷ suất LN HĐKD/Doanh thu % 6,30 9,30 19,30 Thời gian thanh toán b.quân ngày 245 171 127 Tỷ suất LNST/Doanh thu % 7,10 8,60 15,20 Vòng quay tiền mặt ngày -8 21 33 Phân tích khả năng thanh toán Hiệu quả sử dụng tài sản Khả năng thanh toán hiện hành lần 0,81 0,44 0,30 Hiệu suất sử dụng tổng TS lần 0,94 1,22 1,58 Khả năng thanh toán tức thì lần 0,11 1,07 6,21 Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 2,05 2,89 3,94 EBIT/Chi phí lãi vay lần 4,51 8,96 84,97 Hiệu suất sử dụng vốn CSH lần 3,03 2,69 2,96 Cấu trúc vốn Thông tin cổ phiếu dự tính Tỷ số Nợ/Tổng NV % 0,66 0,44 0,30 Giá Đồng 40000 Tỷ số Nợ thương mại/Tổng NV % 0,48 0,42 0,29 Vốn hóa thị trường Tỷ đồng 340 Tỷ số Nợ tài chính/Tổng NV % 0,18 0,02 0,01 P/BV (f) lần 1,42 Tỷ số Nợ ngắn hạn/Tổng NV % 0,66 0,44 0,3 P/E 2009 lần 6,7 Tỷ số tự tài trợ % 0,34 0,56 0,7 PEG lần 0,39 (Nguồn: Công ty cổ phần Chứng khoán ECC) Phân tích thu nhập và Kết quả kinh doanh: -Doanh thu thuần tăng mạnh từ mức 14% (2006) lên mức 34% (năm 2007) và 39% (2008). Nếu việc mở rộng nhà máy cũng như các chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường được tiếp tục duy tr. đúng hạn và hiệu quả , Everpia hoàn toàn có thể duy tr. mức tăng trưởng doanh thu ~25%-30%/năm cho các năm 2009-2012. -Từ mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế -10% trong năm 2006, Everpia đ. đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức rất cao là 62% (2007) và 146% (2008). Mức tăng trưởng của Everpia cho thấy doanh nghiệp đ. có 2 năm tăng trưởng vượt bậc và nhóm sản phẩm của Everpia có thể xếp vào thị trường tăng trưởng. -ROE của Everpia duy tr. ở mức cao và ổn định 25-30% năm. Trong năm 2008, ROE tăng trưởng vượt bậc 45%. EPS đạt xấp xỉ 6.194 đồng (tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành ngày 31/12/2008). Phân tích nợ và khả năng thanh toán - Các khoản nợ của Everpia chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn không đáng kể. Vay nợ ngắn hạn tới cuối năm~ 3 tỷ đồng. Nợ tài chính ~ 2% tổng TS so với các doanh nghiệp cùng ngành có xu hướng duy tr. nợ tài chính cao~30% tổng TS. -Với việc giảm nợ ngân hàng, khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nợ vay được đưa trở lại mức tốt trong năm 2008. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp có phần quá thận trọng và với một mức lãi suất thấp như hiện nay, nếu doanh nghiệp chấp nhận rủi ro và vay vốn ngân hàng thì hiệu quả sinh lời sẽ được cải thiện hơn nữa. - ROIC (suất sinh lợi trên vốn đầu tư) có sự tăng trưởng vượt bậc cho năm 2008 (52,8%) so với năm 2007 (26,6%) và năm 2006 (19,2%). Trong năm 2008 nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lao đao vì khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước thì những con số trên cho thấy sức đề kháng mạnh mẽ của Everpia. T 2006 2007 2008 CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2008 2.3 Nguồn thông tin : Để có báo cáo tài chính của một tổ chức phát hành, cách thông dụng nhất là vào trang web của chính công ty đó, tìm thông tin về cổ đông. Ví dụ - Công ty cổ phần nhựa Bình Minh: → thông tin cổ đông → Báo cáo tài chính - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco: → quan hệ cổ đông → Báo cáo tài chính III.Phân tích kỹ thuật 3.1 Khái niệm Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuông của thị trường chứng khoán và khuynh hướng lên xuống của giá của một loại chứng khoán nhất định để xem xét thời điểm thích hợp cho việc mua bán chứng khoán. 3.2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 3.2.1 Lý thuyết Dow Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang tính kĩ thuật. Khi nghiên cứu lý thuyết của Dow chúng ta chú ý đến chỉ số trung bình của thị trường. Trong chỉ số trung bình của thị trường đã đề cập đến vấn đề đó là giá chứng khoán của tất cả các công ty đều lên và xuống. Tuy nhiên với mỗi cổ phiếu thì việc lên hay xuống là khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau. Vì vậy, cùng với việc nghiên cứu Charles Dow đã đưa ra khái niệm về chỉ số giá bình quân nhằm phản ánh xu thế của một số cổ phiếu đại diện. Và điểm trọng tâm của lý thuyết Dow là đề cập tới quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định và chỉ ra sự biến động giá chứng khoán có ba xu thế cơ bản. Xu thế cấp 1: Xu hướng biến động chính( kéo dài từ 1 năm đến nhiều năm). Xu hướng tăng giá được gọi là thị trường con bò tót, khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giá giảm( cứ sau mỗi đợt tăng giá bao giờ cũng có đợt đảo chiều ngắn hạn trước khi có một giai đoạn tăng giá tiếp theo). Xu hướng giảm giá được gọi là thị trường con gấu, khối lượng giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. * Xu thế cấp 2: Trên diễn biến của xu thế cấp 1 có điểm ngắt quãng đó là xu thế cấp 2. Xu thế này có thể đi ngược chiều với xu thế cấp 1, nhưng nó là sự điều chỉnh của xu thế cấp 1. Có hai tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược hướng với  xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua những dao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế. . * Xu thế cấp 3 hay còn gọi là xu thế nhỏ (Mirro) Đây là những xu hướng ngắn hạn chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Theo lý thuyết của Dow thì bản thân các xu thế này không mang nhiều ý nghĩa nhưng chúng góp lại thì góp phần tạo nên các xu thế trung gian. 3.2.2 Lý thuyết lô lẻ: Giao dịch lô lẻ là các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn một đơn vị giao dịch. Lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu… Lý thuyết lô lẻ giả định các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ là những người không chuyên nghiệp, họ hạn chế về năng lực tài chính cũng như thông tin, khả năng xử lí thông tin dẫn đến khó thực hiện chính xác thời cơ kinh doanh. Nếu thỉ lệ đặt mua theo lô lẻ càng cao thì thị trường càng có nhiều khả năng giảm giá và nếu tỉ lệ những lệnh đặt bán theo lô lẻ càng cao thì thị trường càng có xu hướng tăng giá. Để đảm bỏa hiệu quả của thị trường các SỞ giao dịch Chứng khoán đều quy định đối với những giao dịch lô lẻ. Các giao dịch này diễn ra trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thỏa thuận giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán. Giao dịch lô lẻ không được đưa vào so ghép lệnh trên hệ thông định giá của thị trường tập trung. Gía thực hiện trong các giao dịch lô lẻ có thể được xác định trên cơ sở lấy giá giao dịch của loại chứng khoán đó trên Sở giao dịch chứng khoán chiết khấu theo một tỷ lệ thỏa thuận so với thị giá hoặc do Công ty chứng khoán thỏa thuận với khách hàng. Ở Việt Nam, trên HOSC và HASTC, theo quy định của Ủy Ban Chứng Khoán, giao dịch lô lẻ có số lượng thường từ 1 đến 9 cổ phiếu(trường hợp lô chẵn là 10 cổ phiếu), từ 1 đên 99(trường hợp lô chẵn là 100 cổ phiếu) và chỉ có các Công ty chứng khoán mới được thực hiện các giao dịch lô lẻ trực tiếp với khách hàng theo giá thỏa thuận. 3.2.3 Lý thuyết về hợp đồng bán khống Hợp đồng bán khống ám chỉ số lượng cổ phiếu bán khống và chưa mua lại được lại. Vì vị thế khống sẽ phải được trang trải bằng việc mua vào cổ phiếu, do vậy một số nhà phân tích tin rằng vị thế khống sẽ tạo lên một áp lực làm giảm giá chứng khoán tăng lên. Trên thị trường chứng khoán, hoạt động bán khống diễn ra như sau: các nhà đầu tư bán khống cho rằng một cổ phiếu được định giá quá cao nào đó sẽ mất giá mạnh trong thời gian tới. Do đó, họ mượn cổ phiếu này từ một công ty môi giới và bán ra luôn khi mức giá còn cao. Nếu giá sụt giảm, họ sẽ mua lại cổ phiếu này và trả lại cho công ty môi giới và thu lời. Còn trong trường hợp giá cổ phiếu đó tăng, họ vẫn phải mua lại cổ phiếu để trả cho công ty môi giới, nhưng phải chịu lỗ. Lý thuyết về bán khống giải thích rằng nếu khối lượng của lệnh bán khống càng nhiều thì số lượng chứng khoán phải mua vào trong tương lai càng lớn. Do đó giá của chứng khoán càng có xu hướng tăng giá trong tương lai. Đối với mỗi loại chứng khoán, số lượng chứng khoán càng cao thì triển vọng tăng giá sau đó càng lớn. 3.2.4 Lý thuyết chỉ số tin cậy Chỉ số tin cậy Barron là tỷ lệ so sánh về lợi suất giữa các trái phiếu thứ hạng cao và trái phiếu thứ hạng thấp. Nếu chỉ số tin cậy tăng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận rủi ro và đầu tư vào những cổ phiếu có thứ hng định mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có lãi suất cao hơn. 3.3 Vai trò và vị trí của phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán - Thứ nhất .Phân tích kỹ thuật là dựa vào dữ liệu quá khứ của giá để dự đoán xu hướng tương lai của giá. Đó là định nghĩa cơ bản nhất, ngắn gọn nhất về phân tích kỹ thuật. Như vậy chúng ta thấy cái được nghiên cứu ở đây là giá. Chúng ta phải luôn bám sát giá (Price). Giá chính là cái chúng ta nghiên cứu, cũng như kết quả phân tích kỹ thuật phải trả lời được câu hỏi giá sẽ thế nào . . - Thứ hai, phân tích kỹ thuật dự báo xu hướng tương lai của giá. Xu hướng (trend) rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật, nhất là xu hướng của giá trong quá khứ . - Thứ ba, chúng ta thấy được phân tích kỹ thuật là dự báo. Giá không nhất thiết phải đi theo đúng phân tích kỹ thuật mà cũng có thể có sai lệch, những dự báo của chúng ta đưa ra không đúng với những gì xảy ra. Phân tích kỹ thuật sẽ là căn cứ để chúng ta đưa ra các quyết định của xem nên đầu tư vào loại trái phiếu nào. Dự báo bị sai (trong trường hợp đã sử dụng đúng phân tích kỹ thuật) cũng là một điểm rất quan trọng, chứa đựng những thông tin quý giá. Để dự báo xu hướng của giá, người ta sử dụng các kỹ thuật phân tích và công cụ phân tích Các kỹ thuật phân tích có thể là đồ thị giá (Price Chart, Volume Chart, Point and Figure Chart,...), các dạng biểu đồ (Chart Formation, Candlestick...). Các công cụ có thể là các chỉ số (Indicator), các công thức (Formula), các đường (Line), các hình (Form).. . Trên đây, chúng ta đã bàn về những khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật. Đó là sử dụng các kỹ thuật và công cụ phân tích dữ liệu giá quá khứ để dự báo xu hướng tương lai của giá. 3.4 Các loại biểu đồ: Hiện nay trên Thị trường chứng khoán có loại biểu đồ được các chuyên viên phân tích dùng ba loại biểu đồ: Biểu đồ dạng đường( Line Chart), biểu đồ dạng then chắn(Bar chart), biểu đồ dạng ống(Candlestick chart). Biểu đồ dạng đường (Line chart) Biểu đồ dạng đường thường được dùng trên thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị trường chứng khoán dùng phương thức khớp lệnh liên tục. Ví dụ về dạng biểu đồ dạng đường (line chart): Ưu điểm: Của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, khi nhìn vào dạng biểu đồ này các nhà phân tích có thể dễ dàng xác định xu hướng biến động giá. Nhược điểm: Biểu đồ dạng đường không mang lại hiệu quả cao với các thị trường mang tính phức tạp và mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao. Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) Ví dụ về dạng biểu đồ dạng then chắn (Bar chart): Các kí hiệu mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là: Ưu điểm: Loại biểu đồ này phản ánh khá trung thực và đầy đủ biến động giá của thị trường .Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn. Nhược điểm: Biểu đồ dạng thanh chắn thường khó sử dụng khó nhìn đặc biệt là với người mới tiếp xúc phân tích kĩ thuật. Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart) Ví dụ về dạng biểu đồ dạng ống (Candlestick chart) Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Hiện nay dạng biểu đồ candlestick đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ. Các kí hiệu mà loại biểu đồ này sử dụng là: Ghi chú: Trong khi sử dụng biểu đồ dạng candlestick một ngày được coi là tăng giá (white body)nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, một ngày được coi là giảm giá (black body) khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Ưu điểm: Biểu đồ dạng ống không những cho ta thấy biến động giá cổ phiếu trong ngày mà còn chỉ rõ ra ngày đó là ngày tăng giá hay giảm giá nhờ đó mà các biến động giá trở nên dễ lý giải và phân tích hơn. Bên cạnh đó biểu đồ này còn có một số mô hình áp dụng trong dự báo xu hướng biến động giá chứng khoán. Nhược điểm: Biểu đồ dạng ống khá phức tạp và đối với những người mới tiếp cận Phân tích kĩ thuật. Ngoài ra nếu các nhà đầu tư chưa nắm vững các nguyên lý cơ bản của Phân tích kĩ thuật mà đã vội áp dụng các mô hình dự báo xu hướng của dạng biểu đồ candlestick thì sẽ dễ mắc sai lầm. 3. 4 Nguồn thông tin: - Thông tin về các chỉ số chứng khoán, có thể dễ dàng tìm được trên các trang web của công ty chứng khoán. Ví dụ : Nguồn thông tin này là cơ sở để chúng ta áp dụng các phương pháp phân tích kĩ thuật. Dưới đây là xu thế giá của ACB trong 1 tháng IV Họchuyết kì vọng hợp lý 4.1. Thị trường xác định giá cổ phiếu như thế nào ? Khi cân nhắc mua một chứng khoán, chúng ta phải xem xét về dòng tiền tương lai của chứng khoán này. Trong khi đó có nhiều yếu tố ta không biêt chắc chắn. Người mua với thông tin tốt nhất về dòng tiền sẽ chiết khấu dòng tiền với tỉ lệ lãi suất thấp hơn người có thông tin không chắc chắn. Giả định chúng ta cân nhắc mua một chứng khoán với mong đợi nó sẽ trả cổ tức 2$ vào năm tới. Những nhà phân tích thị trường mong đợi hãng sẽ có tốc độ phát triển với tỉ lệ 3%. Nếu bạn là người không chắc chắn về cả dòng cổ tức trả hàng năm cũng như sự chính xác của tốc độ phát triển, bạn phải bù đắp cái rủi ro đó và đòi hỏi tỉ lệ triết khấu hay tỉ lệ thu nhập đòi hỏi là 15%. Giả định cô Giang, một nhà đầu tư khác, đã có thông tin từ một gián điệp công nghiệp (industry insiders) và cảm thấy tự tin về dòng tiền. Chính vì thế, rủi ro dự đoán của cô Giang thấp hơn rủi ro của bạn, cô đưa ra tỉ lệ chiết khấu thấp hơn – 12%. Thầy Hùng, mặt khác có quan hệ thân thiết với CEO của công ty. Thầy biết chắc chắn hơn về tương lai của hãng, và vì thế chỉ đòi hỏi tỉ lệ thu nhập đòi hỏi là 10%. Ứng dụng mẫu định giá cổ phiếu: P0 = D1/(k-g) , chúng ta biết được giá mà mỗi người xác định cho cổ phiếu. Nhà đầu tư Tỉ lệ triết khấu Giá cổ phiếu Bạn 15% $16,67 Cô Giang 12% $22,22 Thầy Hùng 10% $28,57 Ví dụ. P0 = 2/(12%-3%) = 22,22 $ Bạn sẵn sàng trả giá 16,67$, cô Giang sẵn sàng trả giá 22,33$, thầy Hùng sẵn sàng trả giá 28,57$. Nếu trên thị trường chỉ có 3 người, giá thị trường sẽ ở giá 22,22$ và 28,57$. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng, trên thị trường, mỗi nhà đầu tư đánh giá chứng khoán một cách khác nhau. Khi có một thông tin mới được tiết lộ về hãng, kì vọng thay đổi và với họ giá thay đổi. Thông tin mới có thể ảnh hưởng đến cổ tức kì vọng trong tương lai hay rủi ro của những chứng khoán đó. Bởi vì người tham gia thị trường không ngừng nhận được những thông tin mới và từ đó xem lại kì vọng của họ. Nó là hợp lý khi cho rằng giá chứng khoán cũng thường xuyên thay đổi. Chính sách tiền tệ và giá chứng khoán. Giả định Ngân hàng nhà nước thông báo sẽ giảm lãi suất cơ bản. Từ đây chi phí cơ hội của việc đầu tư vào chứng khoán hay lãi suất các ngân hàng thương mại giảm, dẫn đến các nhà đầu tư sẽ giảm tỉ lệ triết khấu hay giảm k. Đồng thời giảm lãi xuất có xu hướng kích thích nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng g của hãng có xu hướng tăng lên. Ảnh hưởng tăng g giảm k là cho mẫu số của phương trình (1) giảm và làm giá cổ phiếu tăng lên. 4.2. Học thuyết kì vọng hợp lý. Phân tích về định giá chứng khoán ở trên tùy thuộc vào kì vọng của mỗi nhà đầu tư, đặc biệt là kì vọng vào dòng tiền. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra cái kì vọng được thành lập như thế nào là rất quan trọng. Trong những năm 50,60 của thế kỉ 20, các nhà kinh tế thành lập kì vọng của họ chủ yếu vào những dữ liệu thống kê trong quá khứ. Trên thực tế, nhà đầu tư thành lập kì vọng dựa trên cả thông tin hiện tại và tương lai như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, họ thường xuyên thay đổi kì vọng của họ dựa trên những thông tin mới có được. Và học thuyết kì vọng hợp lý ra đời. “ Kì vọng sẽ bằng với dự đoán tốt nhất sử dụng tất cả những thông tin có được ” Xe = Xof X: biến được dự đoán Xe kì vọng về biến đó Xof dự đoán tốt nhất sử dụng tất cả những thông tin có được Để hiểu chính xác nó là gì chúng ta lấy ví dụ : thời gian cô Giang đi đến trường. Giả định khi không có tắc đường, thời gian đó là 25 phút, 30 phút, 35 phút nhưng trung bình và thường là 30 phút. Nếu vào hôm có tắc đường nhẹ cô Giang mấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường chứng khoánliên hệ thị trường việt nam.doc
Tài liệu liên quan