Đề tài Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. LỢI NHUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.2. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận 7

1.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI

LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.2.1. Các phương pháp xác định lợi nhuận 10

1.2.2. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 14

1.3. CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP

TĂNG LỢI NHUẬN 15

1.3.1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 15

1.3.2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 17

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 21

1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 21

1.4.2. Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ

LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 27

2.1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 27

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam 28

2.1.3- Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của Tổng công ty 29

2.2- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

THÉP VIỆT NAM 33

2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty 33

2.2.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 35

2.2.3- Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 37

2.2.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38

2.3- TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 40

2.3.1- Phân tích chung tình hình lợi nhuận 40

2.3.2- Tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 47

2.3.3- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông 52

2.3.4- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận

của Tổng công ty Thép Việt Nam 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN

Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 62

3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP

VIỆT NAM 62

3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN

Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 65

3.2.1- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong

hoạt động sản xuất 65

3.2.2- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong

hoạt động lưu thông 69

3.3.3- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong

hoạt động tài chính 73

3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO

LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 74

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cứu, xây dựng dự án, phương án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể. (Hình 1). 2.1.3.1- Hội đồng quản trị Tổng công ty Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao. Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên, trong đó 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty, 1 thành viên kiêm Trưởng ban kiểm soát công ty, 2 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực. 2.1.3.2- Ban kiểm soát Tổng công ty. Ban kiểm soát có 4 thành viên, gồm Trưởng ban là ủy viên Hội đồng quản trị và 4 thành viên giúp việc. Thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm. 2.1.3.3- Tổng giám đốc Tổng công ty Tổng giám đốc Tổng công ty là ủy viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng công ty có 2 Phó tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm. Kế toán trưởng Tổng công ty: do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm. Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài chính Tổng công ty, giúp Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ và thống kê của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình. 2.1.3.4- Bộ máy giúp việc Tổng công ty Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đó là các phòng: Tổ chức Lao động, Kế toán Tài chính, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Kế hoạch và đầu tư, Kỹ thuật, Văn phòng và 1 Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài do Tổng giám đốc Tổng công ty thành lập. Các phòng, Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty. 2.1.3.5- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Tổng công ty có 14 đơn vị thành viên, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, bao gồm 4 Công ty sản xuất thép và vật liệu xây dựng, 8 Công ty thương mại, 1 Viện nghiên cứu công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Tổng công ty và chịu sự quản lý, điều hành của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty còn có 6 đơn vị Liên doanh với nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thép đáp ứng được nhu cầu thép của thị trường. 2.1.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam Việc tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, đơn giản, hoạt động có hiệu quả, kết hợp sự chỉ đạo sâu sát của Kế toán trưởng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hoá từng phần việc, đồng thời có thể đảm nhận phần việc khác. (Hình 2) Phòng kế toán Tổng công ty: gồm có 1 Kế toán trưởng, 2 phó phòng, 1 Tổ trưởng tổ tổng hợp toàn ngành, 9 kế toán viên, mỗi người có nhiệm vụ và chức năng riêng bao gồm: + Kế toán tổng hợp toàn ngành (Lập Báo cáo tài chính, Thuế nộp NSNN) + Kế toán phụ trách văn phòng (Kế toán Ngân hàng, Bảo hiểm, Xuất nhập khẩu, thuế, Tiền mặt, Thủ quỹ) + Kế toán phụ trách tổ đầu tư XDCB (Thẩm định các quyết toán công trình DTXDCB) - Hình thức ghi chép kế toán: ở Tổng công ty Thép Việt Nam, đối với các đơn vị thành viên việc ghi chép kế toán theo cả 3 hình thức, nhưng chủ yếu là ghi chép theo hình thức Nhật ký - Chứng từ, Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.(Hình 3) 2.2- tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty thép việt nam 2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại giá trị thặng dư. Do vậy, quản lý sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Dựa vào bảng 1, ta thấy, vốn kinh doanh của Tổng công ty được hình thành từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp, tự bổ sung, vốn góp liên doanh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản có được từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác. Trong giai đoạn 1998-2000, vốn của Tổng công ty tăng khá nhanh. Năm 1998, vốn kinh doanh đạt 1.352.521 triệu đồng. Mặc dù trong năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta song Nhà nước đã hỗ trợ bằng nhiều cơ chế nên Tổng công ty đã từng bước khắc phục được khó khăn, vốn kinh doanh tăng 43.834 triệu đạt 1396.355 triệu vào cuối năm 1999. Điều đáng nói ở đây là tuy vốn kinh doanh tăng song vốn do ngân sách Nhà nước cấp lại giảm, (giảm 35,116 triệu đồng). Kết quả đó chứng tỏ Tổng công ty ngày càng tự chủ hơn. Tuy vậy, vốn tự bổ sung của Tổng công ty lại giảm (giảm 7.556 triệu đồng) do Tổng công ty hoạt động hiệu quả không cao, không tích lũy được. Năm 1999, vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng chủ yếu do tăng vốn liên doanh 86.506 triệu đồng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng 3.393 triệu đồng song tăng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 6.021 triệu đồng. Năm 2000 là năm Tổng công ty hoạt động hiệu quả nhất trong giai đoạn 1998-2000, vốn kinh doanh tăng 14.038 triệu đồng đạt 1.410.393 triệu đồng vào 31/12/2000. Vốn kinh doanh tăng chủ yếu do tăng phần tự bổ sung 9.304 triệu đồng và vốn liên doanh 9.084 triệu đồng trong khi vốn ngân sách Nhà nước cấp tiếp tục giảm (giảm 4.350 triệu đồng). Điều này cho thấy trong năm 2000, Tổng công ty làm ăn hiệu qủa, có lợi nhuận, tự tích luỹ bổ sung được cho vốn kinh doanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 3.008 triệu đồng do ngân sách Nhà nước cấp. Dựa vào số liệu Bảng 2 ta thấy, tài sản lưu động của Tổng công ty khá lớn 2.709.265 triệu đồng, chiếm 70,4% trong tổng tài sản. Điều này phản ánh vốn của Tổng công ty trước đây phần lớn sử dụng vào hoạt động kinh doanh thương mại (vốn này được hình thành từ Tổng công ty Kim khí trên 1.100 tỷ đồng). Năm 1998, thị trường tiêu thụ thép gặp khó khăn nên Tổng công ty không tiêu thụ được nhiều hàng, hàng tồn kho lớn 1.254.866 triệu đồng chiếm 46,3% tài sản lưu động. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, Tổng công ty cho khách hàng thanh toán chậm trả nên khoản phải thu lớn, khoảng 1.226.194 triệu đồng, chiếm 45% tài sản lưu động. Vì một số công ty liên doanh sản xuất thép kết thúc giai đoạn xây dựng đi vào hoạt động và Tổng công ty đã đầu tư chứng khoán dài hạn nên các khoản đầu tư dài hạn lớn, chiếm 51,2% tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Năm 1999, Tổng công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ được hàng tồn đọng trong khối lưu thông làm hàng tồn kho giảm 33%, khoản phải thu giảm được 13,9%. Tỷ trọng nợ phải trả của Tổng công ty cũng giảm 25% và nợ ngắn hạn giảm 24% phản ánh độ tự chủ về tài chính của Tổng công ty tăng lên đáng kể. Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty dựa vào bảng 2, biểu 1, ta có: Về khả năng thanh toán, tỷ suất thanh toán hiện hành của Tổng công ty luôn luôn lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2, điều này chứng tỏ Tổng công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn hiện tại cũng như dự kiến trong tương lai, khả năng tài chính của khối lưu thông tốt hơn khối sản xuất (riêng tình hình tài chính của Công ty gang thép Thái Nguyên còn chưa ổn định cần có biện pháp xử lý kịp thời và thanh toán hợp lý các khoản nợ ngắn hạn). Hệ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm: năm 1998 là 0,64, năm 1999 là 0,57, năm 2000 là 0,52 song vẫn còn cao (>0,5) điều đó chứng tỏ còn mất cân đối trong cơ cấu tổng tài sản. Hệ số cơ cấu vốn có xu hướng tăng: năm 1998 là 0,35, năm 1999 là 0,42 năm 2000 là 0,47 song như vậy vẫn còn thấp (<0,5) do vay ngắn hạn, huy động vốn, nợ chiếm dụng tăng điều này một mặt phản ánh Tổng công ty tích cực tìm các nguồn vốn bên ngoài song cũng dễ dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong kinh doanh. 2.2.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Từ khi Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí, sản xuất đã gắn với tiêu thụ, lượng thép sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu số lượng và chất lượng của thép xây dựng trên thị trường. Sản lượng thép cán tăng dần qua mỗi năm từ 190.000 tấn/năm vào năm 1992 đến đạt 442.744 tấn/năm vào năm 1998 tăng 2,33 lần ( Xem bảng 3). Tuy vậy vào giữa quý II năm 1998, do thay đổi chính sách của Nhà nước về các yếu tố đầu vào nên giá thành sản xuất cao mà giá bán thép trong nước hầu như không thay đổi. Do đó các chỉ tiêu chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch. Bảng 3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép cán Đơn vị: Tấn CHỉ TIêU NăM 1998 NăM 1999 NăM 1999/1998 NăM 2000 NăM 2000/1999 - Sản lượng -Tiêu thụ -Tồn kho 442.744 451.261 29.184 464.269 452.158 40.979 104,96 100,2 140,42 464.38 459.92 946.82 101,01 101,72 114,21 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam) Sang năm 1999, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chững lại, các công trình đầu tư và vốn đầu tư giảm sút song nhờ có các biện pháp điều hành của Chính phủ như Quyết định 37/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ làm giá phôi giảm mạnh tạo cơ sở hạ giá thành nên tốc độ tăng sản lượng của Tổng công ty được phục hồi đạt 464.296 tấn vượt 4,96% so với năm 1998, khối lượng tiêu thụ tăng 2%. Năm 2000, đầu tư nước ngoài giảm sút, đầu tư trong nước gặp khó khăn, tuy vậy Nhà nước có nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh các biện pháp kích cầu, tạo điều kiện cho ngành thép ổn định và phát triển sản xuất. Sản lượng thép cán gần như giữ nguyên so với năm trước, sản lượng tiêu thụ tăng 1,72%. Bên cạnh tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì tình hình tồn kho của Tổng công ty ngày càng tăng (năm 1999 tăng 40,42% so với năm 1998, năm 2000 tăng 14,21% so với năm 1999). Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu dẫn đến chất lượng thấp hơn so với các loại thép trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, Tổng công ty chỉ sản xuất được các loại sản phẩm dài chủ yếu là thép thanh tròn trơn, thanh vằn, cuộn. Các loại thép góc, thép hình chữ I, hình chữ U còn hạn chế và chưa sản xuất được các sản phẩm thép dẹt như thép tấm, thép lá .. Cơ cấu chủng loại mặt hàng còn đơn điệu chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu thép trong nước. 2.2.3- Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu Trong những năm gần đây, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng ngày càng tăng nên nhu cầu của thị trường về thép xây dựng tăng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy vậy, tình hình sản xuất thép trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu này. Trước thực trạng đó, Tổng công ty Thép Việt Nam một mặt đầu tư nâng cấp cho các công ty sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, mặt khác phát triển hệ thống thương mại kinh doanh rộng khắp cả nước, chiếm thị phần đáng kể ở thị trường Việt Nam. Năm 1998, khối thương mại của Tổng công ty Thép Việt Nam tiêu thụ được 758.889 tấn thép trong đó có mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Tuy vậy lượng tồn kho cũng còn khá lớn (khoảng 127.581 tấn) (xem bảng 4). Năm 1999, Tổng công ty áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, bảo lãnh chậm trả, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, liên doanh lưu thông phối hợp với nhau về sản xuất và tiêu thụ nên các đơn vị lưu thông đã thiết lập mối liên hệ trực tiếp thường xuyên với khối sản xuất và liên doanh. Do vậy, khối lưu thông tiêu thụ được 311.650 tấn thép sản xuất trong nước, chiếm 28% tổng lượng thép bán ra của các đơn vị sản xuất và liên doanh, chiếm 41% tổng lượng hàng kinh doanh, cung cấp 134.400 tấn phôi thép cho các đơn vị sản xuất. Lượng bán ra của Tổng công ty tăng 25% so với năm 1998. Về xử lý hàng tồn đọng, đến 31/12/1999 đã tiêu thụ được trên 66.000 tấn góp phần giảm hàng tồn kho từ 127.581 tấn (01/01/1999) xuống 51.152 tấn trong đó có một số công ty giảm mạnh như: Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty kim khí Hải Phòng .. Năm 2000, tình hình thị trường thép đã bắt đầu ổn định, nhu cầu đầu tư xây dựng được phục hồi trở lại. Tổng khối lượng mua vào của khối thương mại đạt 1.149.007 tấn trong đó có 334.420 tấn thép nội chiếm 30% tổng lượng thép do đơn vị sản xuất, liên doanh bán ra trong năm. Một số đơn vị tiêu thụ tạo được mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, với cơ sở xây dựng nên hiệu quả cao. Song vẫn còn nhiều đơn vị bán chậm trả cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn với khối lượng lớn, nợ kéo dài, vốn bị chiếm dụng cao. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: nhìn chung Tổng công ty xuất khẩu ít hơn nhập khẩu. Chủ yếu xuất khẩu một số sản phẩm từ gang, thép cuộn như bệ nắp cống. Song kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm nên Tổng công ty cần quan tâm đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Về hàng nhập khẩu, chủ trương chung của Tổng công ty là hạn chế hàng nhập, đẩy mạnh tiêu thụ thép trong nước nên kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ. Tổng công ty nhập phôi thép để tạo nguyên liệu cho khối sản xuất và một số mặt hàng khác. Song trong giai đoạn 1998-2000, do tỷ giá thay đổi nên giá nhập khẩu tăng trong khi giá bán ít thay đổi nên nhiều hàng nhập về như thép tấm, thép lá trong tình trạng dư thừa, tồn kho lớn. 2.2.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn 1998 - 2000, với hệ thống cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và cơ chế quản lý toàn diện của Tổng công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị thành viên, các chỉ tiêu kinh tế tài chính của Tổng công ty đều khả quan. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện ở bảng 5. Trong bảng 5, giá trị sản xuất công nghiệp là tổng giá trị các sản phẩm do các nhà máy trong khối sản xuất tạo ra. Qua số liệu, ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của Tổng công ty trong từng khối đều có xu hướng tăng. Năm 1999, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4% đạt 1.875.182 triệu so với năm 1998. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăng ít hơn chỉ có 1,42% đạt 1.901.736 triệu. Do thị trường thép tồn đọng nhiều nên Tổng công ty cắt giảm sản lượng. Doanh thu của Tổng công ty cũng tăng song doanh thu của khối thương mại tăng nhiều hơn doanh thu của khối sản xuất. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước: trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Số nộp ngân sách của Tổng công ty chủ yếu là thuế tiêu thụ, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, còn thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Vì Tổng công ty phải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và thép cũng là mặt hàng xây dựng cần vốn lớn và quay vòng vốn chậm nên lợi nhuận của Tổng công ty còn thấp. Riêng trong năm 2000, số nộp ngân sách của Tổng công ty tăng 92% đạt 203.892 triệu, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dần ổn định, lợi nhuận tăng, số thuế lợi tức nộp cũng tăng. Từ năm 1998 trở đi, lợi nhuận của Tổng công ty có chiều hướng tăng trưởng. Năm 1998,Tổng công ty còn làm ăn thua lỗ (lỗ 4.351 triệu) song sang năm 1999 đã có mức tăng trưởng, lợi nhuận cao, lãi 43.746 triệu tiếp tục tăng 7% trong năm 2000 đạt 46.727 triệu. Do vậy đời sống của người lao động mà cụ thể là thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, Tổng công ty có khả năng tham gia các công việc từ thiện xã hội như: ủng hộ đồng bào lũ lụt 1,3 tỷ đồng, ủng hộ cho trẻ em nghèo vượt khó 30 triệu đồng . Tóm lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là khả quan, các chỉ số đều có xu hướng tăng trưởng. Tuy vậy, so với tiềm lực và khả năng của Tổng công ty thì những con số ấy còn hạn chế. 2.3-Tình hình lợi nhuận của Tổng công ty thép Việt Nam 2.3.1- Phân tích chung tình hình lợi nhuận 2.3.1.1- Cơ cấu lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Sự biến động của kết quả kinh doanh được thể hiện ở bảng 6 Bảng 6: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế Đơn vị : triệu đồng NăM CHỉ TIêU NăM 1999 NăM 2000 SO SáNH 2000/1999 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối -Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh -Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 38.023 -7.154 12.877 87 -16 29 86.053 - 44.572 5.201 184 -95 11 48.030 -37.373 -7.676 Tổng lợi nhuận 43.746 100% 46.727 100% 2.981 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Nhìn chung, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lợi nhuận. Năm 1999, bộ phận lợi nhuận này chiếm 87% tổng số lợi nhuận của năm 1999. Sang năm 2000, tăng 86.053 triệu đồng chiếm 184% trong tổng số lợi nhuận của năm 2000, tức là tăng lên 84%. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã chú trọng đặc biệt không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực tạo quy mô cho hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là bộ phận đáng kể trong tổng số lợi nhuận. Tuy vậy, hoạt động tài chính năm 1999 và năm 2000 đều lỗ. Năm 1999 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lỗ 7.154 triệu đồng, năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 37.373 triệu đồng tức là lỗ 44527 triệu đồng. Nguyên nhân chính như sau: Hàng tồn kho của Tổng công ty khá lớn. Năm 1999 hàng tồn kho lên tới 888.996 triệu đồng. Sang năm 2000, để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, Tổng công ty thực hiện việc bán trả chậm đối với khách hàng. Việc này, một mặt góp phần giải phóng hàng tồn kho mặt khác Tổng công ty lại bị khách hàng chiếm dụng vốn. Một số đơn vị còn bán chịu cho khách hàng (chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân) với số lượng lớn nhưng chưa có điều kiện ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo an toàn về vốn. Kết quả là nợ khó đòi quá lớn dẫn đến phải đi vay với lãi suất cao để kinh doanh. Có nhiều đơn vị lãi suất tiền vay chiếm 40% đến 50% chi phí lưu thông. Hơn nữa, một lượng vốn lớn mà trước kia Tổng công ty vay để đầu tư dài hạn nay đã đến hạn trả nợ. Như vậy, trong năm 2000, chi phí lãi vay là rất lớn. Năm 2000 lại là năm Tổng công ty thực hiện hạch toán theo Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ, Thông tư số 63/1999-TT-BTC quy định lãi vay được đưa vào chí phí hoạt động tài chính (trước đây đưa vào chí phí quản lý doanh nghiệp). Vậy nên chi phí hoạt động tài chính năm 2000 rất cao trong khi đó lãi vay hàng bán trả chậm bị thất thoát không thu hồi được hoặc thu hồi được nhưng rất nhỏ nên thu từ hoạt động tài chính nhỏ dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2000 giảm mạnh. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường của Tổng công ty có xu hướng giảm. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 1999 là 12.87 triệu đồng sang năm 2000 giảm 7.676 triệu đồng đạt 5.201 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm do thu nhập từ hoạt động bất thường giảm, chi phí từ hoạt động bất thường cũng giảm song tốc độ giảm thu nhập bất thường nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí bất thường. Tóm lại, các bộ phận cấu thành nên lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty năm 2000 có nhiều biến động so với năm 1999. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất có xu hướng tăng còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính còn nhiều nhược điểm cần khắc phục. 2.3.1.2- Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận được trình bày ở trên là lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế lợi tức). Bảng 7 phản ánh tình hình lợi nhuận sau thuế năm 1999 và năm 2000 Bảng 7: Lợi nhuận sau thuế Đơn vị tính: Triệu đồng NăM CHỉ TIêU 1999 2000 SO SáNH 2000/1999 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) -Lợi nhuận trước thuế -Thuế thu nhập doanh nghiệp 43.746 7.091 46.727 6.789 2.981 -302 107 95 Lợi nhuận sau thuế 29.748 31.775 2.027 107 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam) Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty năm 2000 tăng 2.027 triệu đồng tức là tăng 7% so với năm 1999, đạt 31.775 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng là do: - Lợi nhuận trước thuế năm 2000 tăng so với lợi nhuận trước thuế năm 1999 là 2.981 triệu đồng tức là tăng 7%. 2.3.1.3- Tỷ suất lợi nhuận Như đã trình bày ở phần lý luận, lợi nhuận tuyệt đối không phải là tiêu chí duy nhất đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để có một cách nhìn tổng quan về lợi nhuận của Tổng công ty, ta cần tính ra các chỉ tiêu tỷ suất Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận STT CHỉ TIêU Đ.Vị NăM 1999 NăM 2000 CHêNH LệCH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Doanh thu thuần Doanh thu/Vốn kinh doanh (5:2) Hiệu suất doanh thu (1:5) Lợi nhuận trên vốn (1:2) Lợi nhuận/vốn cố định (1:3) Lợi nhuận/vốn lưu động (1:4) Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ % % % % % 29.748 1.327.143 356.999 970.144 5.867.427 442,1 0,5 2,24 8,33 3,06 31.775 1.410.393 450.559 959.834 6.057.913 429,5 0,52 2,25 7,04 3,3 2.027 83.250 93.560 -10.310 190.46 -12,6 0,02 0,01 -1,29 0,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Chỉ tiêu doanh thu/vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Bỏ 100 đồng vốn vào hoạt động sản xuất năm 1999 thu được 442,1 đồng doanh thu, năm 2000 thu được 429,5 đồng doanh thu. Ta thấy vòng quay vốn năm 2000 chậm hơn so với vòng quay vốn năm 1999, mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2000 có tăng so với năm 1999. Chỉ tiêu hiệu suất doanh thu: chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 0,5 đồng lợi nhuận sang năm 2000 tăng lên 0,02 đồng tức là 100 đồng doanh thu đem lại 0,52 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng là tốt chứng tỏ doanh thu của Tổng công ty tăng sẽ làm nâng cao lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn: So với mặt bằng thị trường thì hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty còn thấp. Điều này là do vốn kinh doanh tài trợ của các đơn vị thành viên ra ngoài thị trường tư nhân chiếm tỷ trọng cao, sử dụng vốn bảo lãnh của Tổng công ty chưa triệt để, hàng tồn kho hàng bán trả chậm lớn, nợ khó đòi tăng nên nợ phải trả tăng (vay ngắn hạn, huy động vốn, nợ chiếm dụng). Tuy vậy, hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty năm 2000 so với năm 1999 là khả quan. Năm 1999, cứ 100 đồng vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,24 đồng lợi nhuận sang năm 2000 đã tăng 0,01 đồng tức là năm 2000 bỏ 100 đồng vào hoạt động kinh doanh thu được 2,25 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2000 Tổng công ty đã sử dụng vốn hiệu quả hơn, tiết kiệm tránh lãng phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận/vốn cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn cố định đem lại 8,33 đồng lợi nhuận. Sang năm 2000, 100 đồng vốn cố định đem lại 7,04 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty năm 2000 thấp hơn so với năm 1999. Lợi nhuận/vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn lưu động mang lại 3,06 đồng lợi nhuận năm 2000 mang lại 3,3 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty năm 2000 cao hơn so với năm 1999. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty giảm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nên nhìn chung hiệu quả dụng vốn của Tổng công ty tăng. Bảng 9 CHỉ TIêU Đ.Vị NăM 1999 NăM 2000 1.Lợi nhuận sau thuế 2.Nợ phải trả 3.Tổng tài sản 4.Rr=1:3 5.Rd=2:3 Tr.đ Trđ Tr.đ % % 29.748 1.858.747 3.139.223 0,01 0,59 31.775 1.596.043 3.064.528 0,01 0,52 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Thông qua con số trên ta thấy, hệ số nợ của Tổng công ty trong hai năm 1999, 2000 là khá cao (>0,5) năm 1999 là 0,59 năm 2000 là 0,52. Hệ số nợ cao một mặt giảm độ tự chủ của Tổng công ty và tăng lãi phải trả song mặt khác lại có tác động khuyếch trương lợi nhuận. Trong năm 1999, 2000 Tổng công ty kinh doanh có lãi, vì hệ số nợ cao làm cho lợi nhuận càng cao. Thông qua phân tích tình hình lợi nhuận chung của Tổng công ty, các chỉ tiêu tuyệt đối như lợi nhuận sau thuế, vốn kinh doanh, doanh thu thuần đều có xu hướng tăng trưởng và ổn định. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cũng có chiều hướng tăng trưởng song còn thấp. Nắm được thông tin về lợi nhuận, ta cần phải phân tích đánh giá lợi nhuận, xác định được mức độ tác động của từng nhân tố tới lợi nhuận của từng hoạt động kinh doanh cụ thể. Từ đó mới có thể đề ra các biện pháp để tăng cường hay hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận để nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 2.3.2 - Tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5632.doc
Tài liệu liên quan