Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, tham mưu cho giám đốc tài chính về mọi hoạt động kinh doanh. Là người chỉ đạo trực tiếp, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng kế toán và tổ chức thực hiện công tác kế toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn có chức năng cập nhật, phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán mới của Nhà nước ban hành đến các nhân viên. Có trách nhiệm kiểm tra chính xác và ký duyệt các văn bản báo cáo tài chính, các chứng từ, hóa đơn, các hợp đồng kinh tế trước khi trình lên Ban Giám Đốc.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thay kế toán trưởng khi cần thiết. Ghi chép và theo dõi sổ cái, kiểm tra và đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng của công ty.
Thủ quỹ: phụ trách nhập xuất tiền mặt, ngân phiếu tại công ty khi có chứng từ hợp lệ.
113 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại chi phí khả biến sẽ tỷ lệ thuận trực tiếp với sự biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Nhưng cũng có loại chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí bảo trì máy móc thiết bị. Nói chung, chi phí khả biến rất đa dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, phạm vi, mức độ hoạt động, qui trình công nghệ…của từng doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu tại công ty TNHH Thuận Dư, có thể kể ra một số loại chi phí như sau:
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: là chi phí nổ mìn bao gồm các loại vật liệu sau: Thuốc nổ NT Φ 80; Thuốc nổ Anfo Φ 90; Mồi nổ VE 05/175g ; Kíp vi sai QP 4,5m ; Kíp vi sai QP 8,0m ; Kíp vi sai QP 12,0m.
Bảng 2.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các loại đá
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Nguyên vật liệu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Thuốc nổ NT Φ 80
1.122,01
1.527,53
1.118,01
3.767,55
2
Thuốc nổ Anfo Φ 90
9.907,60
13.488,46
9.872,35
33.268,41
3
Mồi nổ VE 05/175g
361,66
492,37
360,37
1.214,41
4
Kíp vi sai QP 4,5m
132,57
180,48
132,09
445,14
5
Kíp vi sai QP 8,0m
90,74
123,53
90,41
304,68
6
Kíp vi sai QP 12,0m
191,44
260,63
190,76
642,82
Tổng cộng
11.806
16.073
11.764
39.643
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu đơn vị của từng loại đá khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 4x6 có chi phí nguyên vật liệu thấp nhất (11.764 đồng/m3) và sản phẩm đá 1x2 có chi phí nguyên vật liệu cao nhất (16.073 đồng/m3). Nguyên nhân là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các sản phẩm đá khác nhau nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khác nhau.
Biểu đồ 2.8: Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp
(Nguồn: Bảng 2.4 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Tại công ty TNHH Thuận Dư, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm. Vì thế khối lượng sản xuất đá ra càng nhiều thì tiền lương càng cao.
Bảng 2.5: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Sản phẩm
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đá 0x4
m3
7.828
1.856
14.528.768
2
Đá 1x2
m3
6.600
2.517
16.612.200
3
Đá 4x6
m3
974
1.847
1.798.978
Tổng cộng
m3
15.402
32.939.946
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là khác nhau. Trong đó chi phí nhân công sản xuất đá 4x6 là thấp nhất (1.847 đồng/m3) và chi phí nhân công sản xuất đá 1x2 là cao nhất (2.517 đồng/m3).
Biểu đồ 2.9: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(Nguồn: Bảng 2.5 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí sản xuất chung khả biến:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng và ở các bộ phận sản xuất nhằm phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Chi phí sản xuất chung khả biến công ty bao gồm:
Ø Chi phí nhiên liệu: Là những chi phí dùng để chạy máy như dầu Diezen, dầu Do, mỡ bơm, nhớt…
Ø Chi phí lương nhân viên phân xưởng.
Ø Chi phí khoan đá, chi phí xúc đá, chi phí xay đá
Ø Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng.
Ø Chi phí khác: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…
Ø Chi phí sửa chữa, chi phí bảo trì máy móc thiết bị.
Ø Chi phí phụ tùng thay thế.
Bảng 2.6: Chi phi sản xuất chung khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Thuế tài nguyên
5.393
7.690
5.428
2
Phí bảo vệ môi trường
903
1.288
909
3
Tiền điện sản xuất
2.817
4.071
2.893
4
Chi phí khoan đá
1.397
1.954
1.430
5
Chi phí xúc đá
2.885
4.182
2.972
6
Chi phí xay đá
11.327
16.304
11.341
7
Chi phí vận chuyển
10.082
14.611
10.687
8
Chi phí lương của nhân viên phân xưởng
1.033
1.489
1.058
9
Chi phí sửa chữa
514
741
527
10
Chi phí nhiên liệu
453
672
462
11
Chi phí phụ tùng thay thế
237
402
244
Tổng cộng
37.041
53.405
37.951
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất chung khả biến đơn vị của mỗi sản phẩm là khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có chi phí sản xuất chung lớn nhất (53.405 đồng/m3), tiếp theo là 2 sản phẩm đá 4x6 (37.951 đồng/m3) và đá 0x4 (37.041 đồng/m3) có chi phí sản xuất chung gần bằng nhau. Nguyên nhân là do yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm đá là khác nhau nên chi phí sản xuất chung của mỗi loại đá khác nhau.
Biểu đồ 2.10: Chi phí sản xuất chung khả biến
(Nguồn: Bảng 2.6 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến:
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty, bao gồm:
Ø Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán.
Ø Chi phí phục vụ quản lý như: chi phí điện thoại, phí ngân hàng, phí chuyển tiền.
Ø Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý
Bảng 2.7: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán
200
200
200
2
Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý
490
1,012
550
3
Chi phí điện thoại
60
123
94
4
Phí ngân hàng, phí chuyển tiền
32
32
32
Tổng cộng
782
1,367
876
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.11: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(Nguồn: Bảng 2.7 và xử lý của tác giả 04/2011)
ö Từ các số liệu tập hợp ở trên, ta xác định được tổng chi phí khả biến của từng loại sản phẩm đá như sau:
Bảng 2.8: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
11.806
16.073
11.764
2
Chi phí nhân công trực tiếp
1.856
2.517
1.847
3
Chi phí sản xuất chung
37.041
53.405
37.951
4
Chi phí bán hàng và quản lý
782
1.367
876
Tổng cộng
51.485
73.362
52.438
(Nguồn: Bảng 2.4; Bảng 2.5; Bảng 2.6; Bảng 2.7)
Biểu đồ 2.12: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(Nguồn: Bảng 2.8 và xử lý của tác giả 04/2011)
2.2.1.2 Chi phí bất biến
Chi phí bất biến, còn gọi là định phí, là những khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của qui mô hoạt động nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ biến động của mức độ hoạt động. Chi phí bất biến không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động nhưng nếu mức độ hoạt động tăng
Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. Chi phí bất biến tại công ty bao gồm:
Ø Chi phí khấu hao tài sản cố định
Ø Chi phí lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương
Ø Chi phí ăn cho công nhân viên.
Ø Chi phí vật dụng văn phòng
Ø Chi phí tiếp khách, hội họp, phí công tác…
Ø Các chi phí bằng tiền mặt khác
Vậy, chi phí bất biến của công ty gồm có chi phí khấu hao và chi phí quản lý bất biến khác.
Những chi phí bất biến được công ty phân bổ cho từng sản phẩm theo giá trị.
Tỷ lệ phân bổ =
Qua tài liệu của công ty, ta có chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho sản xuất trong tháng 12 như sau:
Bảng 2.9: Chi phí khấu hao TSCĐ của công ty
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Số tiền
1
Khấu hao xe nâng
655.594
2
Khấu hao máy xúc 90Z3
13.277.513
3
Khấu hao ô tô tải ben 15 tấn
1.893.944
4
Khấu hao xe xúc Kavasaki KL.D85
2.843.915
5
Khấu hao xe Tozota Zace Surf
5.421.477
6
Khấu hao máy nghiền 739-740
4.100.529
7
Khấu hao dây chuyền nghiền sàng đá
70.152.778
Tổng cộng
98.345.750
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Dựa vào tỷ lệ phân bổ chi phí cố định của công ty ta tính được chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm như sau:
Bảng 2.10: Chi phí khấu hao TSCĐ từng loại đá
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí khấu hao TSCĐ
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
38%
37.333.461
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
56%
55,547.348
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
6%
5.464.941
Tổng cộng
15.402
1.593.440.810
100%
98.345.750
(Nguồn: Bảng 2.9 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)[2]
Qua tài liệu của công ty ta tập hợp được các chi phí bất biến khác của công ty trong tháng 12/2010 như sau:
Bảng 2.11: Chi phí bất biến khác của công ty
(ĐVT: đồng)
STT
Nội dung
Số tiền
1
Chi phí lương và các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ)
89,250,000
2
Khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý
1,117,851
3
Chi phí dịch vụ mua ngoài
1,500,000
4
Chi phí tiền ăn giữa ca của công nhân
7,200,000
5
Chi phí khác
(chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm)
2,234,712
Tổng cộng
101,302,563
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Những chi phí này được phân bổ ra theo tỷ lệ phân bổ của công ty ta được bảng sau:
Bảng 2.12: Chi phí bất biến khác từng loại đá
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí khấu hao TSCĐ
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
38%
38.455.910
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
56%
57.217.406
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
6%
5.629.247
Tổng cộng
15.402
1.593.440.810
100%
101.302.563
(Nguồn: Bảng 2.11 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)[2]
Kết hợp với chi phí khấu hao tài sản cố định ở trên ta có bảng tổng hợp chi phí bất biến của các sản phẩm như sau:
Bảng 2.13: Chi phí bất biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Sản phẩm
Chi phí bất biến
1
Đá 0x4
75.789.370
2
Đá 1x2
112.764.754
3
Đá 4x6
11.094.189
Tổng cộng
199.648.313
(Nguồn: Bảng 2.10; Bảng 2.12)
Biểu đồ 2.13: Chi phí bất biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(Nguồn: Bảng 2.13 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư
2.2.2.1 Số dư đảm phí
Qua số liệu thu thập được trong tháng 12/2010 ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 2 nhóm sản phẩm như sau:
Bảng 2.14: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Doanh thu
604.893.044
900.002.400
88.545.366
2
Chi phí khả biến
403,024,580
484,189,200
51.074.612
3
Số dư đảm phí
201.868.464
415.813.200
37.470.754
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Biểu đồ 2.14: Số dư đảm phí đơn vị từng loại đá
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu và biểu đồ thể hiện trên, ta thấy mỗi loại sản phẩm đá có một số dư đảm phí đơn vị khác nhau. Trong đó thì số dư đảm phí đơn vị của đá 1x2 là lớn nhất (415.813.200 đồng), tiếp theo là đá 0x4 (201.868.464 đồng) và cuối cùng là đá 4x6, có số dư đảm phí thấp nhất (37.470.754 đồng). Nguyên nhân là do sản phẩm đá 1x2 có doanh thu cao nên số dư đảm phí cao.
Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 loại sản phẩm đá, ta đi sâu nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đá này trong công ty để thấy rõ hơn sự tác động của số lượng sản phẩm tiêu thụ tới lợi nhuận thông qua số dư đảm phí.
Bảng 2.15: Tình hình tiêu thụ từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Khối lượng tiêu thụ (m3)
Đơn giá (đồng/m3)
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư
đảm phí
Chi phí
bất biến
Lợi nhuận
1
Đá 0x4
7.828
77.273
604.893.044
403.024.580
201.868.464
75.789.370
126.079.094
2
Đá 1x2
6.600
136.364
900.002.400
484.189.200
415.813.200
112.764.754
303.048.446
3
Đá 4x6
974
90.909
88.545.366
51.074.612
37.470.754
11.094.189
26.376.565
Tổng cộng
15.402
1,593,440,810
938.288.392
655.152.418
199.648.313
455.504.105
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Nhận xét: Qua bảng tình hình tiêu thụ của mỗi sản phẩm đá trong tháng 12/2010, ta thấy đá 0x4 có sản lượng tiêu thụ cao nhất (7.828 m3), kế đến là đá 1x2 (6.600 m3) và cuối cùng là đá 4x6 (974 m3). Tuy nhiên lợi nhuận đạt được của đá 1x2 là cao nhất (303,048,446đồng), kế đến là đá 0x4 (126.079.094 đồng) và cuối cùng là đá 4x6 (26.376.565 đồng).
Khảo sát sự ảnh hưởng về chi phí, sản lượng tiêu thụ tới lợi nhuận của các sản phẩm đá thông qua số dư đảm phí của tháng 12/2010, ta có:
Ø ĐÁ 0X4
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 75.789.370 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 2.938,94 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (77.273 – 51.485) x 2.938,84 = 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 75.789.370 - 75.789.370 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 0x4 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 7.828 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (77.273 – 51.485) x 7.828 = 201.868.464 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 201.868.464 – 75.789.370 = 126.079.094 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 7.828 – 2.938,94 = 4.889,06m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (77.273 – 51.485) x 4.889,06 = 126.079.094 đồng.
Ø ĐÁ 1x2
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 112.764.754 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 1.789,86 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (136.364 – 73.362) x 1.789,86 = 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 112.764.754 – 112.764.754 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 1x2 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 6.600 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (136.364 – 73.362) x 6.600 = 389.412.200 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 415.813.200 – 112.764.754 = 303.048.446 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 6.600 – 1.789,86 = 4.810,14 m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (136.364 – 73.362) x 4.810,14 = 303.048.446 đồng.
Ø ĐÁ 4x6
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0 Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 11.094.189 đồng.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 288,38 m3)
Số dư đảm phí lúc này là: (90.909 – 52.438) x 288,38 = 11.094.189 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 11.094.189 – 11.094.189 = 0 đồng.
Vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn thì chỉ có khả năng bù đắp đủ phần chi phí bất biến nên lợi nhuận của sản phẩm đá 4x6 lúc này bằng 0.
- Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 974 m3
Số dư đảm phí lúc này là: (90.909 – 52.438) x 974 = 37.470.754 đồng.
Lợi nhuận lúc này là: 37.370.754 – 11.094.189 = 26.376.565 đồng.
© Như vậy, khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng: 974 – 288,38 = 685,62 m3
Thì lợi nhuận cũng tăng lên một lượng là: (90.909 – 52.438) x 685,62 = 26.376.565 đồng.
Kết luận: Thông qua việc phân tích trên, ta đã thiết lập được mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Nghĩa là khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua mức hòa vốn thì lượng tiêu thụ tăng càng nhiều thì lợi nhuận cũng tăng lên. Hay nói cách khác khối lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua mức hòa vốn thì tỷ lệ với lợi nhuận. Điều đó được thể hiện rõ thông qua số dư đảm phí.
Thông qua việc phân tích trên, giúp cho nhà quản trị có thể dựa vào các chỉ tiêu này để có thể đưa ra những quyết định, chính sách cho công ty. Tuy nhiên, nếu dựa hoàn toàn vào các chỉ tiêu này trong việc tiêu thụ sản phẩm để tạo ra lợi nhuận cho công ty thì không chính xác. Vì thế ta phải xem xét thêm các yếu tố khác như kết cấu chi phí, giá bán để đưa ra mục tiêu tăng giảm lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.
2.2.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 %
Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.16: Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại đá
STT
Sản phẩm
Số dư
đảm phí
Doanh Thu
Tỷ lệ số dư đảm phí
1
Đá 0x4
201.868.464
604.893.044
33,37%
2
Đá 1x2
415.813.200
900.002.400
46,20%
3
Đá 4x6
37.470.754
88.545.366
42,32%
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Để thấy rõ hơn sự chênh lệch về tỷ lệ số dư đảm phí của mỗi sản phẩm đá, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại đá
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu và biểu đồ thể hiện trên, ta thấy mỗi loại sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Trong đó thì tỷ lệ số dư đảm phí của đá 1x2 là lớn nhất (46,20%), tiếp theo là đá 4x6 (42,32%) và cuối cùng là đá 0x4, có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất (33,37%).
Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 loại sản phẩm đá và tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm, ta đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chi phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tới lợi nhuận như sau:
Ø ĐÁ 0X4
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 75.789.370 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 2.938,94 m3)
Doanh thu thuần: 77.273 x 2.938,94 = 227.100.667 đồng.
Số dư đảm phí là: 25.788 x 2.938,94 = 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận là: 75.789.370 – 75.789.370 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 227.100.667 – 0 = 227.100.667 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 227.100.667 x 33,37% = 92.468.493 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 7.828 m3
Doanh thu thuần: 77.273 x 7.828 = 604.893.044 đồng.
Số dư đảm phí là: 25.788 x 7.828 = 201.868.464 đồng.
Lợi nhuận là: 201.868.464 – 75.789.370 = 126.079.094 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 604.893.044 – 277.100.667 = 327.792.377 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 327.792.377 * 33,37% = 109.384.316 đồng.
Ø ĐÁ 1x2
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 112.764.754 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 1.789,86 m3)
Doanh thu thuần: 136.364 x 1.789,86 = 244.072.457 đồng.
Số dư đảm phí là: 63.002 x 1.789,86 = 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận là: 112.764.754 – 112.764.754 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 244.072.457 – 0 = 244.072.457 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 244.072.457 x 46,20% = 112.761.475 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 6,600 m3
Doanh thu thuần: 136.364 x 6.600 = 900.002.400 đồng.
Số dư đảm phí là: 63.002 x 6.600 = 415.813.200 đồng.
Lợi nhuận là: 415.813.200 – 112.764.754 = 303.048.446 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 900.002.400 – 244.072.457 = 655.929.943đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 655.929.943 * 46,20% = 303.048.446 đồng.
Ø ĐÁ 4x6
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 0
Doanh thu sản phẩm bằng 0. Khi đó công ty sẽ bị lỗ một khoảng bằng với chi phí bất biến được phân bổ là 11.094.189 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt mức hòa vốn (tức 288,38 m3)
Doanh thu thuần: 90.909 x 288,38 = 26.216.153 đồng.
Số dư đảm phí là: 38.471 x 288,38 = 11.094.189 đồng.
Lợi nhuận là: 11.094.189 – 11.094.189 = 0 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 26.216.153 – 0 = 26.216.153 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 26.216.153 x 42,32% = 11.094.676 đồng.
å Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 974 m3
Doanh thu thuần: 90.909 x 974 = 88.545.366 đồng.
Số dư đảm phí là: 38.471 x 974 = 37.470.754 đồng.
Lợi nhuận là: 37.470.754 – 11.094.189 = 26.376.565 đồng.
Doanh thu tăng thêm là: 88.545.366 – 26.216.153 = 62.392.213 đồng.
Lợi nhuận tăng thêm là: 62.392.213 * 42,32% = 26.376.565 đồng.
Kết luận: dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí mà ta có thể tính toán nhanh chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách lấy doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận thông qua chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí. Ta có các giả định như sau:
ü Doanh thu sau hòa vốn của các sản phẩm đá đều tăng thêm 10.000.000 đồng. Ta có bảng sau:
Bảng 2.17: Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Tỷ lệ
số dư đảm phí
Lợi nhuận
tăng thêm
1
Đá 0x4
33,37%
3.337.000
2
Đá 1x2
46,20%
4.620.000
3
Đá 4x6
42,32%
4.232.000
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Khi cùng tăng một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các sản phẩm đá thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng thêm cao và ngược lại. Cụ thể trong công ty, khi doanh thu sau hòa vốn đều tăng thêm 10.000.000 đồng thì lợi nhuận sản phẩm đá 1x2 tăng cao nhất (4.6200.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm lớn (46,20%). Ngược lại, sản phẩm đá 0x4 tăng thấp nhất (3.337.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm thấp (33,37%).
ü Doanh thu sau hòa vốn của các sản phẩm đá đều giảm xuống 10.000.000 đồng. Ta có bảng sau:
Bảng 2.18: Mối quan hệ giữa doanh thu giảm xuống và lợi nhuận
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Tỷ lệ
số dư đảm phí
Lợi nhuận
giảm xuống
1
Đá 0x4
33,37%
3.337.000
2
Đá 1x2
46,20%
4.620.000
3
Đá 4x6
42,32%
4.232.000
(Nguồn: Bảng 2.16 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Khi cùng giảm một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các sản phẩm đá thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận giảm nhiều hơn và ngược lại. Cụ thể trong công ty, khi doanh thu sau hòa vốn đều giảm xuống 10.000.000 đồng thì lợi nhuận sản phẩm đá 1x2 giảm nhiều nhất (4.620.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm lớn (46,20%). Ngược lại, sản phẩm đá 0x4 giảm thấp nhất (3.337.000 đồng) do có tỷ lệ số dư đảm thấp (33,37%).
Kết luận: Sau khi phân tích hai trường hợp giả định tăng, giảm của doanh thu ta thấy những sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, khi gặp điều kiện thuận lợi, doanh thu tăng thì tốc độ tăng lợi nhuận rất nhanh. Nhưng ngược lại, khi có sự biến động, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhiều hơn dẫn đến thiệt hại sẽ cao hơn.
Tuy dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí để quyết định nên chú trọng đầu tư sản xuất sản phẩm nào nhưng công ty cũng cần xem xét lại kết cấu chi phí của các loại sản phẩm để biết sản phẩm nào mới thật sự mang lại lợi nhuận kinh tế và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
2.2.2.3. Kết cấu chi phí
Để thấy rõ kết cấu chi phí của từng sản phẩm đá, ta xem xét các báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các sản phẩm đá trong tháng 12/2010
Bảng 2.19: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
CHỈ TIÊU
ĐÁ 0x4
ĐÁ 1x2
ĐÁ 4x6
TOÀN CÔNG TY
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
1
Doanh thu
604.893.044
100%
900.002.400
100%
88.545.366
100%
1.593.440.810
100%
2
Chi phí khả biến
403.024.580
67%
484.189.200
54%
51.074.612
58%
938.288.392
59%
3
Số dư đảm phí
201.868.464
33%
415.813.200
46%
37.470.754
42%
655.152.418
41%
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
455.504.105
(Nguồn: Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Ta có thể tính kết cấu chi phí từng sản phẩm như sau:
ó Đá 0x4
Tổng chi phí là: 403.024.580 + 75.789.370 = 478.813.950 đồng.
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 84,17%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 15,83%
ó Đá 1x2
Tổng chi phí là: 484.189.200 + 112.764.754 = 596.953.954 đồng.
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 81,11%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 18,89%
ó Đá 4x6
Tổng chi phí là: 51.074.612 + 11.094.189 = 62.168.801 đồng
Chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 82,15%
Chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí: x 100% = 17,85%
Nhận xét: Qua việc tính toán kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm đá, ta thấy chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với chi phí bất biến. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất (84,17%) và chi phí bất biến chiếm tỷ trọng thấp nhất (15,83%).
2.2.2.4 Đòn bẩy hoạt động
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =
Ta có đòn bẩy hoạt động của các sản phẩm đá như sau :
- Sản phẩm đá 0x4: = 1,60
- Sản phẩm đá 1x2: = 1,37
- Sản phẩm đá 4x6: = 1,42
Để có thể thấy rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận, ta giả định trong thời gian tới, công ty tăng 20% doanh thu cho mỗi sản phẩm đá. Ta có bảng tăng lợi nhuận như sau:
Bảng 2.20: Lợi nhuận tăng lên khi doanh thu tăng lên 20%
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Đòn bẩy hoạt động
1,60
1,37
1,42
Doanh thu tăng
20%
20%
20%
Tốc độ tăng lợi nhuận
32,02%
27,44%
28,41%
Lợi nhuận thuần
126.079.094
303.048.446
26.376.565
Lợi nhuận tăng lên
40.373.693
83.162.640
7.494.151
Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy độ lớn đòn bẩy hoạt động của 3 sản phẩm đá đều lớn hơn 1. Xét về độ lớn của đòn bẩy hoạt động thì sản phẩm đá 0x4 có đòn bẩy hoạt động cao nhất (1,60) và thấp nhất là sản phẩm đá 1x2 (1,37). Còn nếu xét về tốc độ tăng lợi nhuận thì sản phẩm đá 0x4 có tốc độ tăng lớn nhất (32,02%) và thấp nhất là sản phẩm đá 1x2 (27,44%). Tuy nhiên nếu xét về lợi nhuận tăng lên khi doanh thu tăng lên 20% thì sản phẩm đá 1x2 có lợi nhuận tăng lên cao nhất (83.162.640 đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty tnhh thuận dư.doc