Đề tài Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ- Con tại công ty Hợp tác kinh tế

Ngoài số vốn điều lệ mà công ty mẹ đã đầu tư cho các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm thì công ty mẹ còn bàn giao, cho thuê, nhượng bán tài sản cố định cho các công ty con quản lý và sử dụng. Đây là một hình thức khác để thể hiện mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với công ty con. Tài sản cố định mà công ty mẹ bàn giao hay đầu tư cho công ty con sử dụng được ghi nợ cho công ty con đó. Công ty mẹ có quyền điều động tài sản cố định đó từ công ty con này sang công ty con khác khi công ty con đang quản lý tài sản trên không có nhu cầu sử dụng nữa, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty mẹ tốt nhất, có lợi cho cả mẹ và con. Việc chuyển tài sản cố định từ công ty con này sang công ty con khác được thực hiện theo phương thức giảm nợ công ty con này và tăng nợ công ty con khác.

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ- Con tại công ty Hợp tác kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành viên ở Việt Nam, 4 công ty TNHH 1 thành viên ở Lào và 2 công ty cổ phần do công ty mẹ góp vốn chi phối. Công ty Hợp tác kinh tế( gọi tắt là Coecco) là công ty Nhà nước độc lập, tự chủ hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 4. Công ty Hợp tác kinh tế hoạt động theo Điều lệ của công ty ( do Bộ quốc phòng phê duyệt tại quyết định số 173/2004/QĐ- BQP ngày 22/12/2004) và các quy định khác đã được tập thể công ty thông qua. Mô hình tổ chức quản lý này bước đầu đã phát huy được hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, tình hình thực tế và xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc áp dụng mô hình công ty mẹ- con đã làm thay đổi căn bản quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm giữa công ty mẹ( Hợp tác kinh tế) với các công ty con. Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con nặng nề hơn trách nhiệm của Tổng công ty đối với các công ty thành viên trước đây. Công ty mẹ là công ty đầu tư, công ty con là công ty nhận đầu tư trên cơ sở mối liên kết về tài chính. Do đó hiệu quả hay hậu quả của hoạt động công ty con đều gắn liền với công ty mẹ, đòi hỏi công ty mẹ phải tăng cường trách nhiệm đối với công ty con thông qua người đại diện phần vốn để đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty mẹ còn phải giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến định hướng chiến lược phát triển, thị trường, đến việc thiết lập và triển khai các dự án, việc điều chỉnh cán bộ chủ chốt của các công ty con. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì các mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con đã có nhiều thay đổi nhất là về quan hệ kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế cơ bản trong công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con rất đa dạng nhưng chúng ta có thể chia thành: quan hệ tài chính, quan hệ về chiến lược phát triển kinh doanh, quan hệ về mặt thị trường. Tất cả các mối quan hệ kinh tế trên của công ty Hợp tác kinh tế đều dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, Điều lệ của công ty giúp giảm hẳn tính áp đặt, mệnh lệnh hành chính như mô hình cũ trước đây. Công ty Hợp tác kinh tế là một công ty kinh doanh đa ngành nghề, vốn lớn, có uy tín trên thị trường trong và nước ngoài, đặc biệt là ở Lào. Hiện tại cấu trúc mô hình công ty mẹ- con là cấu trúc đơn giản, công ty Hợp tác kinh tế đầu tư vào các công ty con, các công ty con lại đầu tư vào các công ty cháu và toàn bộ mô hình chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Chính hoạt động theo cấu trúc này đã giúp công ty mẹ dễ dàng quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty con, cháu. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định như: chưa có được sự đầu tư qua lại giữa các công ty con để tạo ra mối quan hệ giúp đỡ nhau phát triển của các công ty con. Còn cấu trúc mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế cụ thể hơn được thể hiện ở sơ đồ số 2: Sơ đồ 2 : Cấu trúc mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế Công ty Hợp tác kinh tế Công ty TNHH 1 thành viên Thanh Sơn Công ty TNHH 1 thành viên Trường Sơn Công ty TNHH 1 thành viên Xây Dựng Coecco- Lào Công ty TNHH 1 thành viên Phát triển miền núi Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến gỗ Công ty TNHH 1 thành viên Phát triển khoảng sản Công ty cổ phần Nhựa- bao bì Vinh Công ty cổ phần nước khoảng và du lịch Sơn Kim 4.1.2. Mối quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con. Mối quan hệ tài chính được coi là mối quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong mô hình công ty mẹ- con. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, công ty Hợp tác kinh tế dựa vào loại hinh của công ty con đang hoạt động mà ban hành quy chế tài chính cho phù hợp. Hiện tại có 2 loại hình công ty con là: công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần có vốn góp chi phối. Hai loại hình công ty con này có sự khác nhau về lượng vốn điều lệ công ty mẹ đầu tư ban đầu nên các quy định về mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với 2 loại hình công ty con này cũng có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể: (1). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế và công ty con là TNHH Nhà nước 1 thành viên: Công ty Hợp tác kinh tế là chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên do Công ty Hợp tác kinh tế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Hội đồng quản trị công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, bãi miễn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, phụ cấp và các lợi ích khác cho người quản lý điều hành ở công ty con. Công ty mẹ giao quyền cho người đại diện, người quản lý điều hành tại công ty con thay mặt mình quản lý các khoản đầu tư ở công ty con. Công ty mẹ yêu cầu công ty con báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ. Thông qua báo cáo quyết toán hàng năm công ty Hợp tác kinh tế quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty con. Hội đồng quản trị của Công ty Hợp tác kinh tế quyết định mức đầu tư vào các công ty con được thành lập mới, điều chỉnh mức đầu tư tại các công ty con đang hoạt động dựa trên nguyên tắc lợi ích- chi phí, phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty Hợp tác kinh tế. Thông qua người đại diện, người quản lý điều hành tại công ty con và tuỳ theo quy định trong điều lệ của các công ty con, Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và thu lợi nhuận đầu tư từ các công ty con. Còn các công ty con nhận vốn đầu tư, quản lý và sử dụng linh hoạt số vốn do Công ty Hợp tác kinh tế đầu tư, bảo toàn và chịu trách nhiệm trước Công ty này về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác. Công ty Hợp tác kinh tế không được trực tiếp rút vốn đã đầu tư cho công ty con dưới bất kỳ hình thức nào như điều động vốn, điều động tài sản theo phương thức không thanh toán tiền. Mà Công ty Hợp tác kinh tế chỉ được rút vốn điều lệ thông qua phương thức bán một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư vào công ty con cho nhà đầu tư khác. Giám đốc công ty con quyết định dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30% tổng giá trị tài sản tại quý gần nhất của công ty con. Còn nếu dự án đầu tư tài sản cố định có giá trị trên 30% thì do ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định. Công ty con có quyền đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác nhưng không được đầu tư vào công ty Hợp tác kinh tế( công ty mẹ). Hàng quý, năm công ty con lập báo cáo tài chính gửi công ty mẹ. Công ty Hợp tác kinh tế xem xét phê duyệt báo cáo tài chính của công ty con. Công ty Hợp tác kinh tế có quyền tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính của công ty con. (2). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con là công ty cổ phần có vốn góp chi phối. Công ty Hợp tác kinh tế chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với phần vốn góp của mình ở các công ty con. Công ty mẹ thực hiện quyền cổ đông hay bên góp vốn chi phối thông qua người đại diện phần vốn góp của mình là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ở công ty con. Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn góp của mình tại công ty con, quyết định đầu tư hay chuyển nhượng vốn đầu tư cho công ty khác theo quy định của pháp luật. 4.1.2.1. Quan hệ đầu tư giữa công ty mẹ với công ty con Công ty mẹ là công ty đầu tư, công ty con là công ty nhận đầu tư trên cơ sở mối liên kết về tài chính. Do đó hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con phần nào gắn liền với công ty mẹ, đòi hỏi công ty mẹ phải thường xuyên tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với công ty con thông qua người đại diện phần vốn góp để đảm bảo tốt nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Mối quan hệ giữa công ty mẹ- con về tài sản lưu động Đến cuối năm 2004 công ty Hợp tác kinh tế đã được phê duyệt đề án thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, với tổng vốn điều lệ tại thời điểm này là 110.067 triệu đồng, trong đó: - Vốn điều lệ đầu tư cho công ty TNHH 1 thành viên do Coecco làm chủ sở hữu là: 27.702 triệu đồng. Vốn Coecco góp vào công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết là: 40.106 triệu đồng. Vốn có trên sổ sách kế toán tại Coecco là: 42.349 triệu đồng. Như vậy đến cuối năm 2004 thì mối quan hệ về tài chính giữa công ty hợp tác kinh tế với các đơn vị thành viên đã được chuyển từ hình thức giao vốn của Nhà nước xuống các đơn vị thành viên sang hình thức đầu tư vốn có tính đến lợi nhuận tối đa. Trước khi chuyển sang hoạt đông theo mô hình công ty mẹ- con thì công ty Hợp tác kinh tế chỉ đóng vai trò là người đại diện nhận vốn từ Nhà nước và giao vốn xuống cho các đơn vị thành viên mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu qủa sử dụng vốn. Vì vậy tính hiệu quả và trách nhiệm sử dụng vốn chưa cao. Đồng thời mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với với các đơn vị thành viên lúc này mang nặng tính hành chính và chưa có sự gắn liền về lợi ích giữa công ty Hợp tác kinh tế với các đơn vị thành viên. Để thấy rõ hơn tính ưu việt, hạn chế của mô hình mới so với mô hình cũ về quan hệ đầu tư vốn thì ta so sánh quá trình giao vốn ở mô hình cũ và đầu tư vốn ở mô hình mới. Quá trình giao vốn: Số lượng vốn giao hàng năm của Bộ quốc phòng xuống các đơn vị thành viên đều do công ty Hợp tác kinh tế tự quyết định dựa theo chỉ tiêu hàng năm và yêu cầu về vốn của các đơn vị thành viên đó. Vì thế quá trình giao vốn này chưa gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên được giao, việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của công ty Hợp tác kinh tế. Còn quá trình đầu tư vốn trong mô hình công ty mẹ- con thì khác hẳn: Công ty mẹ nhận vốn từ Bộ quốc phòng sau đó tùy thuộc vào kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh, yêu cầu của về vốn của mỗi công ty con để phân chia vốn đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Công ty con nhận vốn đầu tư quan lý và sử dụng linh hoạt số vốn đó và phải chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hiệu quả sử dụng vốn. Vậy là quan hệ đầu tư vốn giữa công ty mẹ- con đã có sự gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh với từng công ty con và đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vì mục đích của đầu tư vốn lúc này là đạt lợi nhuận cao nhất. Mô hình công ty mẹ- con ở công ty Hợp tác kinh tế tuy được hình thành từ năm 2004 nhưng đến đầu năm 2005 mới chính thức đi vào hoạt động và cho đến nay thì lượng vốn đầu tư của công ty Hợp tác kinh tế đã có những thay đổi thể hiện cụ thể ở bảng 4 sau: Bảng 4 : Vốn đầu tư của công ty Hợp tác kinh tế qua 3 năm ( 2005- 2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 06/05 07/06 BQ I. Công ty TNHH 1 thành viên ở Việt Nam 5.431 5,5 7.025 6,41 10.130 7,73 129,85 144,20 136,83 II. Công ty TNHH 1 thành viên ở Lào 46.676 47,27 50.371 45,84 78.827 60,14 107,92 156,49 129,95 III. Công ty cổ phần có vốn góp chi phối 23.998 24,30 29.093 26,78 42.107 32,13 121,23 144,73 132,46 IV. Công ty liên doanh, liên kết 22.640 22,93 23.358 20,97 0 0 103,17 - - V. Tổng vốn 98.745 100,00 109.874 100 131.064 100 111,27 119,19 115,16 Nguồn: Phòng Tài chính So với năm 2004 tổng vốn đầu tư năm 2005 đã tăng lên rất mạnh, tăng trên 45%, nguyên nhân chính là do: Năm 2004 tại công ty Hợp tác kinh tế, mô hình công ty mẹ- con mới hình thành hoạt động chưa hiệu quả. Quá trình đầu tư vào công ty con còn nhiều hạn chế làm giảm hiệu quả cũng như tính chất đầu tư của Công ty mẹ. Năm 2005 mô hình công ty mẹ - công ty con đã thích nghi hơn và hoạt động có hiệu quả cao, trong năm này có 4 công ty con là: Công ty Phát triển Miền Núi, Công ty xây dựng COECCO -Lào, Công ty Thanh Sơn và Công ty Cổ phần nhựa - Bao bì có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất trình dự án lên công ty mẹ và yêu cầu công ty mẹ cấp thêm vốn. Lượng vốn đầu tư của công ty mẹ năm 2006 đã có sự chuyển hướng sang đầu tư mạnh vào các công ty con và giảm bớt vốn đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Bởi vì đầu tư vốn vào các công ty con vừa giúp các công ty con có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh vừa tạo được mối quan hệ mật thiết hơn giữa mẹ và con. Mặt khác năm 2006 công ty Hợp tác kinh tế có ít hợp đồng liên doanh. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư vào các công ty con năm 2006 so với năm 2005 nhìn chung không có biến động nhiều, tốc độ tăng vốn bình quân chỉ đạt khoảng 11%. Năm 2007 lượng vốn đầu tư vào công ty con đã tăng lên rõ rệt, nhất là đối với các công ty con ở Lào. Riêng công ty xây dựng Coecco- Lào đã được sự ưu tiên cấp thêm gần 5 tỷ vốn đầu tư vào một số dự án có tính khả thi cao. Lượng vốn đầu tư 2007 tăng lên một phần nữa là do công ty mẹ không đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết nữa mà chỉ tập trung vào công ty con. Qua đây càng cho ta thấy rõ hơn nữa sự ưu tiên về đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con. Thông qua vốn đầu tư hàng năm mà công ty mẹ cấp cho công ty con mở rộng sản xuất kinh doanh đã tạo nên mối quan hệ khăng khít hơn về tài chính giữa mẹ với con. Thực chất sự tăng giảm của lượng vốn đầu tư hàng năm của công ty Hợp tác kinh tế vào các công ty con phụ thuộc vào: -Khả năng cung cấp vốn của Bộ Quốc Phòng và lượng vốn trích đầu tư phát triển hàng năm của công ty Hợp tác kinh tế. - Việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các công ty con. - Sự tăng lên của một số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được phê duyệt. Quá trình đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con hàng năm giúp ta thấy rõ hơn mối quan hệ mật thiết về vốn giữa mẹ và con. Công ty con có vốn đầu tư từ công ty mẹ thì mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh được còn công ty mẹ thì nhờ việc sử dụng vốn đầu tư của công ty con có hiệu quả mà công ty mẹ phát triển được. Đây chính là mối tác động qua lại giữa công ty mẹ và công ty con trong quá trình đầu tư vốn. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn nữa mối quan hệ khăng khít về vốn giữa công ty mẹ với từng công ty con cụ thể hơn ở Bảng 5 Bảng 5: Vốn đầu tư của công ty mẹ vào công ty con từ 2005-2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh(%) SL( Tr.đ) CC(%) SL( Tr.đ) CC(%) SL( Tr.đ) CC(%) 06/05 07/06 1. Cty TNHH 1 thành viên ở Việt Nam 5.431 7,13 7.052 8,15 10.130 7.729 129,8 143,65 Cty Thanh Sơn 3.412 4,48 5.033 5,82 6.155 4.696 147,5 122,29 Cty Du lịch Trường Sơn 2.019 2,65 2.019 2,33 3.975 3.033 100 196,88 2. Cty TNHH 1 thành viên ở Lào 46.676 61,33 50.371 58,22 78.827 60.14 107,9 156,49 Cty Xây dựng Coecco- Lào 8.134 10,69 10.954 12.66 25.720 19.62 134,7 234,8 Cty Chế biến gỗ 18.680 24,45 18.723 21.64 24.852 18.96 100,2 132,74 Cty Phát triển miền núi 9.510 12,49 9.610 11.11 15.517 11.84 101,1 161,47 Cty Phát triển khoảng sản 10.352 13,60 11.084 12.81 12.738 9.719 107,1 114,92 3. Cty cổ phần có vốn góp chi phối 23.998 31,54 29.093 33,63 42.107 32.13 121,2 144,73 Cty CP Nhựa- bao bì Vinh 10.320 13,56 15.415 17,82 27.105 20.68 149,4 175,84 Cty CP nước khoáng và Du lịch Sơn Kim 13678 17,98 13.678 15,81 15.002 11.45 100 109,68 4. Tổng vốn đầu tư 76.105 100,00 86.516 100,00 131.064 100 113,7 151,49 Nguồn: Phòng Tài chính Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, công ty Hợp tác kinh tế gồm có tất cả 8 công ty con. Trong đó 2 công ty con: công ty Thanh Sơn và công ty Trường Sơn được hình thành là do sáp nhập vào công ty Hợp tác kinh tế nên lượng vốn đầu tư năm 2005 của 2 công ty con này chính là nguồn vốn chủ sở hữu của họ còn công ty mẹ chưa có sự đầu tư mới vào đây. Thực chất lượng vốn đầu tư năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004 là do công ty mẹ đầu tư vốn để sáng lập ra 2 công ty con mới đầu tư 100% vốn tại Lào là: công ty Xây dựng Coecco- Lào và công ty Phát triển miền núi. Do vậy mà lượng vốn đầu tư công ty mẹ vào công ty con năm 2005 chú yếu tập trung vào các công ty con TNHH 1 thành viên tại Lào, chiếm trên 61% tổng vốn đầu tư trong năm. Năm 2006 công ty cổ phần Nhựa- bao bì Vinh có sự mở rộng quy mô, đầu tư mới dây chuyền sản xuất sản xuất bao bì hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên công ty mẹ nên công ty mẹ đã chuyển hướng đầu tư hơn 5 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư mới năm 2006. Đến năm 2007 công ty mẹ có sự ưu tiên đầu tư vào công ty Xây dựng Coecco- Lào với vốn đầu tư mới gần 10 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư mới. Tuy nhiên trong vòng 3 năm( 2005- 2007) lượng vốn đầu tư vào 6 công ty con còn lại cũng có sự tăng lên nhưng hàng năm nhưng tăng chậm và thực chất sự tăng vốn đầu tư của 6 công ty con này chú yếu là do lợi nhuận của công ty mẹ được phân phối năm trước giữ lại ở công ty con để bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho năm sau chứ không có sự đầu tư mới. Cụ thể: lợi nhuận 2005 công ty mẹ thu được ở các công ty con do phân chia theo tỷ lệ góp vốn đầu tư không đưa về công ty mẹ mà để lại ở công ty con để bổ sung vốn đầu tư 2006. Do đó mà quá trình đầu tư công ty mẹ vào công ty con luôn gắn liền với lợi nhuận. Qua bảng ta cũng thấy lượng vốn đầu tư của công ty mẹ vào công ty con là TNHH 1 thành viên luôn chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư còn lại là công ty cổ phần. Điều này giúp ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là TNHH 1 thành viên có sự gắn bó mật thiết về vốn hơn so với công ty con là cổ phần có vốn góp chi phối. Với công ty con là TNHH 1 thành viên thì công ty mẹ là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nên quan hệ tác động qua lại giữa công ty mẹ với công ty con tương đối nhiều. Còn công ty con là các công ty cổ phần thì công ty mẹ chỉ là cổ đông góp vốn chi phối nên không trực tiếp quản lý quá trình hoạt động của các công ty con này mà chỉ gián tiếp điều chỉnh hoạt động cơ chế tài chính thông qua số lượng cổ phần chi phối của mình trong công ty con đó. Quá trình đầu tư vốn cho đến hiện nay ở công ty Hợp tác kinh tế chỉ mới xảy ra một chiều là công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con và chưa có sự đầu tư ngược lại của công ty con vào công ty mẹ. Nguyên nhân là do trong điều lệ của công ty Hợp tác kinh tế đã quy định các công ty con có quyền đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác nhưng không được đầu tư vào công ty mẹ để tránh tình trạng đầu tư ảo khó kiểm soát. Đây là một trong những điểm hạn chế mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với công ty con. Trên thực tế thì các cơ quan chức năng đã tranh luận nhiều về quyền đầu tư trở lại của công ty con đối với công ty mẹ. Có hai ý kiến về vấn đề này, một là công ty con không được đầu tư vốn vào công ty mẹ; hai là không hạn chế việc đầu tư trở lại của công ty con vào công ty mẹ. Tuy nhiên ý kiến thứ hai vẫn chiếm ưu thế hơn nhiều và đang được nhiều tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con áp dụng có kết quả tốt. Do vậy, thời gian tới mong rằng Công ty Hợp tác kinh tế sẽ cho phép các công ty con được có điều kiện đầu tư trở lại công ty mẹ, nhằm tạo thêm mối quan hệ bình đẳng và tăng hiệu quả kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con. Tóm lại, quá trình đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con vừa nhằm mục đích kinh doanh nhưng cũng vừa để hỗ trợ, giúp đỡ công ty con có vốn sản xuất kinh doanh tăng kết quả, hiệu quả kinh tế. Do vậy, từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và thay đổi cơ chế quản lý vốn đầu tư thì doanh thu, lợi nhuận của cả công ty mẹ lẫn công ty con đều tăng lên rất mạnh. Cụ thể quá trình biến động về doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ, công ty con được thể hiện ở bảng 5 và 6: Bảng 6 : Tình hình doanh thu của công ty mẹ và các công ty con từ 2004-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu DT 2004 DT 2005 DT 2006 DT 2007 So sánh(%) 05/04 06/05 07/06 I. Cty mẹ 326.481 408.151 565.670 950.584 125,02 138,59 168,05 II. Cty con 1. Cty Thanh Sơn 22.260 60.555 57.429 57.735 272,04 94,84 100,53 2. Cty Trường Sơn 11.765 29.683 40.652 45.557 252,30 136,95 112,07 3. Cty Xây dựng Coecco-Lào 67.334 68.551 85.612 101,81 124,89 4. Cty chế biến gỗ 13.668 30.571 27.355 48.909 223,67 89,48 178,79 5. Cty phát triển khoảng sản 5.557 16.076 28.658 40.512 289,29 178,27 141,36 6. Cty phát triển miền núi 10.524 27.750 38.120 263,68 137,37 7. Cty CP Nhựa- bao bì Vinh 51.240 100.706 130.957 198.583 196,54 130,04 151,64 8. Cty CP nớc khoáng Sơn Kim 2.584 5.948 10.240 15.652 230,19 172,16 152,85 Nguồn: Phòng Tài chính Dựa vào bảng 6 ta thấy: doanh thu của công ty mẹ tăng mạnh, đặc biệt từ năm 2005 đến 2007, bình quân doanh thu công ty mẹ từ 2004-2007 tăng gần 43%. Đồng thời ở bảng 7 thấy: lợi nhuận của công ty mẹ cũng tăng lên nhiều từ 2004- 2007, bình quân trong 4 năm tăng trên 65%, đặc biệt năm 2005 tăng hơn 130% so với 2004. Nguyên nhân là do sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì công ty Hợp tác kinh tế vừa chủ động sản xuất kinh doanh, vừa là công ty đầu tư tài chính cho các công ty con của mình nên đã đưa lại kết quả kinh doanh cao. Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của công ty mẹ và các công ty con Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu LN 2004 LN 2005 LN 2006 LN 2007 05/04 06/05 07/06 I. Cty mẹ 10.588 24.441 30.550 48.324 230,84 124,9 158,18 II. Cty con 1. Cty Thanh Sơn 1.226 3.296 3.607 3.506 268,84 109,44 97,2 2. Cty Trường Sơn 658 1.840 3.014 3.607 279,63 163,8 119,67 3. Cty Xây dựng Coecco-Lào 6.824 6.951 8.214 101,86 118,17 4. Cty Chế biến gỗ 1.050 3.668 1.063 4.010 349,33 28,98 377,23 5. Cty Phát triển khoảng sản 287 682 1.687 2.430 237,63 247,36 144,04 6. Cty Phát triển miền núi 52 238 450 457,69 189,08 7. Cty CP Nhựa- bao bì Vinh 1.527 4.119 6.015 10.567 269,74 146,03 175,68 8. Cty CP nước khoáng Sơn Kim 108 297 512 1.054 275,00 172,39 205,86 Nguồn: Phòng Tài chính Còn các công ty con sau khi được đầu tư vốn kinh doanh từ công ty mẹ đã chủ động trong việc sản xuất của mình, do đó mà kết quả kinh doanh thu được cao hơn nhiều so trước khi chưa chuyển đổi mô hình hoạt động. Cụ thể, doanh thu, lợi nhuận của các công ty con đều tăng mạnh. Đặc biệt là sự đột phá về doanh thu năm 2005 so với năm 2004 như ở công ty Thanh Sơn , công ty Phát triển khoảng sản tăng gần gấp 3 lần còn các công ty con khác thì mức tăng xấp xỉ gấp 2 lần. Còn lợi nhuận 2005 so với 2004 có sự đột phá của 2 công ty Trường Sơn tăng gần gấp 3 lần và công ty Chế biến gỗ tăng hơn 3 lần. Có được sự đột phá về doanh thu, lợi nhuận giữa năm 2005 so với năm 2004 là do sự thay đổi cơ bản về chất của mô hình quản lý công ty Hợp tác kinh tế đối với các công ty con, nhất là sự thay đổi về phương thức đầu tư vốn. Quan hệ giữa mẹ với con từ 2005 trở lại đây là mối quan hệ về kinh tế không còn quan hệ mệnh lệnh hành chính như mô hình cũ từ 2004 trở về trước. Năm 2006, 2007 tốc độ tăng doanh thu của các công ty con cũng tương đối cao, tuy nhiên có một số công ty trong quá trình kinh doanh gặp điều kiện không thuận lợi nên doanh thu, lợi nhuận thấp hơn năm 2005. Công ty Thanh Sơn có doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005, nguyên nhân chính là do sản phẩm xi măng mà công ty sản xuất ra chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém so với một số công ty xi măng khác trên thị trường nên khó tiêu thụ hơn. Dựa vào bảng 6 và 7 ta thấy: doanh thu và lợi nhuận của các công ty con đạt được từ 2004-2007 tương đối cao nhưng không ổn định, năm thì tăng quá cao, năm lại giảm sút so với năm trước. Tuy nhiên có 2 công ty con được xem là phát triển tương đối ổn định là: công ty Xây dựng Coecco- Lào và công ty cổ phần Nhựa- bao bì với doanh thu, lợi nhuận đạt được hàng năm lớn; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt xấp xỉ 10%/ năm cao hơn hẳn so với các công ty con khác. Thấy rõ được sự phát triển ổn định của 2 công ty con này nên công ty Hợp tác kinh tế cũng đang hướng sự ưu tiên đầu tư vốn mạnh vào 2 công ty này để giúp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Thông qua doanh thu và lợi nhuận mà công ty mẹ và các công ty con đạt được qua 4 năm phần nào cho ta thấy được hiệu quả của quá trình đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con. Đồng thời phản ánh được kết quả kinh doanh của mô hình hoạt động mới cao hơn hẳn so với mô hình cũ và việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế là rất đúng đắn. Mặt khác chính doanh thu, lợi nhuận của công ty con đạt được chịu sự tác động nhiều từ công ty mẹ và doanh thu, lợi nhuận của công ty mẹ có được cũng nhờ sự đóng góp nhiều của công ty con. Lợi nhuận của công ty mẹ năm 2005 tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2004 nguyên nhân chính là do lợi nhuận thu được của các công ty con trong cùng thời gian này tăng mạnh. Từ đây cho ta thấy mối quan hệ công ty mẹ- con càng thêm gắn bó mật thiết. * Quan hệ vay, cho vay vốn giữa công ty mẹ với các công ty con Ngoài lượng vốn đầu tư cho công ty con theo điều lệ quy định hàng năm thì công ty con còn có thể vay vốn từ công ty mẹ để sản xuất kinh doanh nếu có nhu cầu. Công ty Hợp tác kinh tế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho các công ty con về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trường hợp công ty Hợp tác kinh tế không còn vốn cho công ty con vay nữa thì công ty vẫn đi vay vốn ngân hàng về cho công ty con vay vì công ty con mới thành lập chưa đủ điều kiện vay. Thông qua việc cho vay vốn của công ty mẹ đã làm cho mối quan hệ mẹ- con càng xích lại gần nhau hơn, thể hiện rõ mối quan hệ qua lại là mẹ cần có con và con cần có mẹ. Với công ty con được vay vốn của công ty mẹ còn có thuận lợi nữa đó là thủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33327.doc
Tài liệu liên quan