MỤC LỤC
I – Tìm hiểu về Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel 2
II – Phân tích môi trường kinh doanh 6
1. Phân tích môi trường Vĩ mô: 6
1.1 – Văn hóa xã hội: 6
1.2 – Kinh tế 7
1.3- Kỹ thuật – Công nghệ 10
1.4 – Chính trị - luật pháp: 11
2. Phân tích môi trường Vi mô ( Mô hình 5 áp lực của Foster) 12
2.1 – Đối thủ hiện tại 13
2.2 – Khách hàng: 14
2.3 – Nhà cung ứng: 15
2.4 – Sản phẩm thay thế: 15
2.5 – Đối thủ tiềm ẩn : 16
3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 17
3.1 – Phân tích tình hình công ty : 17
3.2 – Tình hình tài chính : 17
3.3– Đánh giá môi trường nội bộ : 18
3.4 – Đánh giá chung về doanh nghiệp: 20
4. Các chiến lược mà Viettel đã đang và sẽ áp dụng 22
4.1. Chiến lược Marketing : 22
4.2 Chiến lược thâm nhập thị trường 23
4.3. Chiến lược phát triển thị trường 25
4.4. Chiến lược phát triển sản phẩm. 26
4.5. Đánh giá các chiến lược Viettel: 27
III - Kết luận 29
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 35931 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,8
Giá trị sản xuất công nghiệp
+13,6
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
+24,1
Tổng kim ngạch xuất khẩu
-1,6
Tổng kim ngạch nhập khẩu
+37,6
Khách quốc tế đến Việt Nam
+36,2
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm
17,4
Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009
+8,51
Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010 sẽ là tăng trưởng GDP khoảng 6,5 so với năm 2009; giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8-3,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7-7,3%; khu vực dịch vụ tăng 7,8-8,3%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6% so với năm 2009. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41,7% GDP. Chỉ số giá tiêudùng khoảng dưới 7%.
Với tốc độ hồi phục và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cơ hội tiếp cận thị trường và nguồn lực, mở rộng lĩnh vực kinh doanh của VIETTEL là rất lớn. Từ cuối năm 2009, tiêu dùng và đầu tư trong nước có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ.
Thêm vào đó trong giai đoạn này tỉ giá USD/VND có những biến động mạnh mẽ , chỉ trong vòng 1 năm tỉ giá đã tăng 10,7% gây áp lực mạnh mẽ lên giá hàng hóa và các nguyên liệu nhập khẩu.
Lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ 8,5%/năm xuống 7,5%/năm . Lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng giảm từ 8,5%/năm xuống 3,6%/năm. Với những điều chỉnh trên của Nhà nước đang có những động thái tích cực nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.
Ngược lại chỉ số VN- Index tăng giảm không ổn định gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Chỉ số hàng công nghiệp tồn kho tăng 0,2% so với năm trước và đang có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó thì tình trạng lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm 2008, chỉ số này là trên 23%. Năm 2009, Chính phủ đã có những chính sách vĩ mô khá tốt để kiềm chế lạm phát và kết thúc năm 2009 thì CPI của chúng ta chỉ tăng gần mức 7% có giảm nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của công ty.
Sự suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 cũng có những ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến nền kinh tế thế giới . Vì vậy quá trình khắc phục những hậu quả do nó để lại cũng cần có 1 khoảng thời gian khá dài . Tuy nhiên việc sử dụng gói kích cầu 1 tỉ USD được đưa ra lần đầu tiên vào 2/12/2008 đến nay đang dần phát huy hiệu quả trong kích cầu tiêu dùng.
Với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng trong tương lại đem lại những cơ hội và thách thức rất lớn đối với VIETTEL đòi hỏi Công ty phải có những phương pháp tiếp cận , thay đổi công nghệ , phương thức quản lý, chăm sóc khách hàng …hợp lý, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến kinh tế và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển.
1.3- Kỹ thuật – Công nghệ
Kỹ thuật – Công nghệ là 2 yếu tố có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với mỗi Quốc gia, mỗi doanh nghiệp . Đặc biệt thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức dần thay thế cho thời đại công nghiệp. Sự biến đổi công nghệ diễn ra liên tục với thời gian ngày càng ngắn lại. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Đồng thời ảnh hướng rất lớn tới chu kỳ sống của các sản phẩm viễn thông. Tuy nhiên để thay đổi thì công ty cần phải có những điều kiện : trình độ lao động , tiềm lực tài chính , chính sách phát triển ..hợp lý.
Trong thời gian qua thì Viettel đã liên tục và không ngừng đưa ra thị trường những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ 3G ,4G giúp Công ty có những điều kiện để nâng cao chất lượng , mở rộng thị trường ..nhưng cũng vấp phải những khó khăn về đối thủ cạnh tranh : VNPT…và về việc hạ giá thành sản phẩm. ngành khi các hãng viễn thông khác cũng cùng tiếp cận với công nghệ này. Và như vậy thì đòi hỏi công ty phải làm sao để cung cấp được nhiều loại dịch vụ cho công nghệ mới này, phải có chất lượng dịch vụ tốt đồng thời cũng phải có chiến lược về giá thật tốt để các tranh với các hãng khác.
Hiện giờ ngành công nghệ đang được phát triển và rất được quan tâm. Và yếu tố công nghệ ở Việt Nam đang phát triển, được nhà nước quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì thế mà công ty Viettel cần phải nắm bắt lấy cơ hội này để tiếp cận với những công nghệ mới, để từ đó nâng cao chất lượng phục vụ
Ngoài ra thì các yếu tố về tự nhiên : địa lý, khí hậu , thời tiết …cũng có những ảnh hưởng nhất định chất lượng dịch vụ và trong việc đầu tư , phát triển cơ sở hạ tầng của Viettel. Từ đó đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược của Viettel thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi và đầu tư cho tiến bộ công nghệ.
1.4 – Chính trị - luật pháp:
Hiện nay nước ta được đánh giá là 1 trong những nước có nền chính trị ổn định trên thế giới, tạo môi trường kinh doanh an toàn và thân thiện cho nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế làm cho công ty có nhiều hơn các cơ hội gia nhập vào thị trường thế giới. Nhất là khi Viettel vào TOP 100 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó thì hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện . Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng ngắn gọn giúp Công ty tháo gỡ các rào cản , nâng cao hiệu suất lao động.
Các bộ luật về doanh nghiệp rõ ràng và cụ thể giúp Công ty hoạt động hiệu quả , thuận lợi hơn dưới sự hướng dẫn và quản lý của các khung pháp lý rõ ràng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn đọng những khó khăn trong công tác cấp các thủ tục hành chính, quan liêu , tham nhũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Cùng với những thay đổi trong cách quản lý về mảng viễn thông : giá trần cho cước viễn thông, giới hạn các hình thức khuyến mãi, đăng kí thông tin các nhân…cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của Viettel.
Kết luận : Với những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn về môi trường Vĩ mô đặt ra những đòi hỏi về 1 chiến lược phát triển hợp lý của công ty để phát triển và mở rộng thị trường.
2. Phân tích môi trường Vi mô ( Mô hình 5 áp lực của Foster)
2.1 – Đối thủ hiện tại
Thị trường Viễn thông ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển , các doanh nghiệp mới trong ngày cạnh tranh ngày càng gay gắt bên cạnh những công ty đã có từ lâu : MOBIPHONE , VINAPHONE, SPHONE …thì sự xuất hiện của những đối thủ mới BEELINE, VIETNAM MOBILE, EVN TELECOM…cũng chiếm mất một phần thị trường của VIETTEL.
Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2009, các nhà mạng phát triển mới hơn 40 triệu thuê bao (phát sinh cước); trong đó, Viettel là 16 triệu, Mobifone và Vinaphone mỗi mạng có thêm hơn 10 triệu thuê bao.Làm phép tính trừ thì 4 mạng còn lại là Sfone với đầu số là 095, EVN Telecom là 096, Beeline là 0199) và Vietnamobile là 092 chỉ phát triển mới được khoảng 4 triệu thuê bao. Nhưng theo khảo sát, hầu như không thấy phát sinh thuê bao của 095 và 096, như vậy hai mạng mới, Vietnamobile 092 (khai trương tháng 4/2009) và Beeline 0199 (khai trương tháng 8/2009) là hai mạng có tốc độ phát triển đáng nể.
Những con số trên cho thấy cạnh tranh giữa Viettel với các doanh nghiệp trong ngành hiện nay đang rất khốc liệt. Hiện tại các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh nhau khách hàng thông qua giá dịch vụ và các chương trình khuyến mãi nên Viettel cần phải có 1 chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng hợp lý để tăng thị phần trên thị trường.
2.2 – Khách hàng:
Hiện tại trên thị trường có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ mạng chính . Tuy nhiên Viettel vẫn là 1 trong những doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng tiêu thụ lớn nhất.
Ngày 28/06/2008, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đạt con số 20 triệu thuê bao. Chiếm giữ vị trí số 1 về số lượng thuê bao, vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ.
Với Viettel, đối tượng khách hàng là : Sinh viên , người lao động , người giàu , người già , trí thức .. đều có. Tuy nhiên thì chất lượng chăm sóc khách hàng của Viettel vẫn còn nhiều bất cập , chưa làm thỏa mãn được khách hàng.
- Kết nối lên tổng đài quá khó
- Nhân viên điểm giao dịch không đáp ứng được hết nhu cầu phục vụ của KH.- Nhân viên thu cước nhân viên chưa làm hài lòng KH khiến KH phải nhiều lần bị chặn do nợ cước mà rõ ràng không có nhân viên đến thu.- Chưa có cách thức chăm sóc KH nào khác ngoài hệ thống tổng đài và nhân viên điểm giao dịch khiến khi vấn đề gọi lên nhiều không được giải quyết chỉ nhận được câu trả lời đợi mà đợi thì không biết đến bao giờ......
Mặc dù với tình hình và quy mô cung ứng lớn của Viettel hiện tại thì chưa có nhiều khách hàng ở mức độ lớn để tạo ra ưu thế trong việc mặc cả giá nhưng với điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão hiện nay thì khách hàng ngày càng có đầy đủ thêm thông tin về thị trường và có sự liên kết với nhau thông qua các mạng xã hội…Do đó sức ép mặc cả giá , chấp nhận hay tẩy chay của khách hàng đang ngày càng lớn…
Vì vậy , Viettel cần phải có những biện pháp cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng đồng thời làm suy giảm các sự liên kết mang tính chất chống đối của các khách hàng lớn và tiềm năng.
2.3 – Nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng hiện nay của Viettel :
+ Nhà cung ứng tài chính: BIDV , MHB . Vinaconex , EVN. Có thể thấy hiện tại với có rất nhiều nhà cung ứng tài chính có thể hợp tác cùng Viettel và sự cung ứng tài chính của các đối tác hiện tại là khá ổn định nên Viettel không cần có nhiều lo lắng về mảng cung ứng tài chính.
+ Nhà cung ứng nguyên vật liệu sản phẩm : AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry Nokia Siemens Networks, ZTE. Hiện nay mới có thêm Dell và Intel trong lĩnh vực Laptop, Apple cung cấp iphone. Đây đều là các doanh nghiệp , tập đoàn lớn nên Viettel cần phải hết sức lưu ý khi hợp tác , phân phối sản phẩm để đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đối tác và tạo ra các lợi thế trong đàm phán, giao dịch.
2.4 – Sản phẩm thay thế:
Hiện nay với sự phát triển của điện tử - viễn thông đang dần tạo áp lực nên các công ty như Viettel. Trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm gần gũi dễ sử dụng được áp dụng vào thay thế cho sóng điện thoại di động . Các công ty thuộc ngành viễn thông phải đối mặt với tiềm năng lợi nhuận yếu vì nhiều yếu tố hiệp lực chống lại các nhà cung cấp hiện tại. Khách hàng có thể chuyển đổi nhà cung cấp dễ dàng và lại có sẵn nhiều lựa chọn thông tin liên lạc như điện thoại hữu tuyến, e-mail, tin nhắn tức thì, và dịch vụ điện thoại qua Internet. Hơn nữa, nhịp độ thay đổi công nghệ nhanh chóng buộc các nhà cung cấp hiện tại phải bỏ nhiều chi phí để duy trì ưu thế. Trong khi đó, những người tham gia vào các ngành công nghiệp khác có thể đối mặt với sự kết hợp năm tác động này theo hướng thuận lợi hơn nhiều.
Do đó Viettel phải liên tục đấu tranh để thu hút khách hàng từ các đối thủ, thường là bằng cách giảm giá và mở rộng dịch vụ.
2.5 – Đối thủ tiềm ẩn :
Trong thời gian từ những năm 1999 trở lại đây thì nạn trộm cắp cước viễn thông ngày càng phát triển mạnh và trở nên tinh vi , khó phát hiện với mức thiệt hại gây ra cho các công ty viễn thông trong đó có Viettel là rất lớn. Ngay cả dịch vụ trả trước Viettel Mobile cũng là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng kinh doanh trái phép dịch vụ viễn thông có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi đối tượng kinh doanh "chọn" họ là cầu nối để thực hiện những hành vi trái phép. Trong khi đó, nhà các cung cấp dịch vụ này hiện không thể quản lý được các thuê bao trả trước của mình bởi không có số ID.
Ngoài ra thì rào cản gia nhập ngành là khá lớn do những đòi hỏi về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống phân phối và hệ thống khách hàng là khá lớn cùng với sự hạn chế của Nhà nước trong hệ thống các công ty viễn thông nên việc có thêm các đối thủ mới tham gia vào trong ngành là khá ít.
3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
3.1 – Phân tích tình hình công ty :
a) Những điểm mạnh của công ty:
-Tổng công ty có lợi thế là công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính viễn thông với bề dày truyền thống và mạng lưới rộng khắp cả nước
-Viettel có nguồn vốn lớn và liên tục được bổ sung,từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt với những dự án có quy mô lớn
-Là thương hiệu mạnh,uy tín với chất lượng sản phẩm và dịch vụ được khách hàng đánh giá cao.
-Nguồn nhân lực chất lượng cao:đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp,trình độ cao,nhiệt tình,năng động
-Hạ tầng kĩ thuật liên tục đươc đầu tư,nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển
b) Những điểm yếu của công ty:
-Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế
-Chưa khai thác một cách hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực,từ đó dẫn đến năng suất lao động tương đối thấp.
-Quy mô mạng lưới vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại
3.2 – Tình hình tài chính :
- Năm 2008 là năm thứ 4 liên tiếp doanh thu của tổng công ty Viễn thông Quân đội tăng gấp đôi năm trước, trong 5 năm qua, doanh thu của Viettel tăng 52 lần
- Theo báo cáo tài chính:năm 2009 doanh thu Viettel tăng trưởng đạt mức 81% (tăng trưởng toàn ngành gần 61%) ,mức tăng thấp nhất của Viettel trong 5 năm trở lại đây với bốn năm trước, doanh thu tăng 100%/năm. Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% doanh thu của ngành). Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nước gần 7 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết năm 2009, lũy kế thuê bao của Viettel đạt 47,7 triệu thuê bao hoạt động 2 chiều, chiếm 43%. Viettel đã xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam với 24.000 trạm BTS đảm bảo 83% xã đã có trạm phát sóng của Viettel; 100.000 km cáp quang phủ hết 100% huyện trên đất liền và 75% xã. Năm 2010 Viettel tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, thấp nhất là 60%, tương đương với doanh thu đạt 75 – 78 nghìn tỷ đồng.
- Về tình hình tài chính: Tổng số nợ vay trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của viettel tại ngày 31 tháng 3 năm 2009 là 2.893 tỷ đồng, giảm 204 tỷ đồng so với số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2008, chiếm 32% trên tổng tài sản hợp nhất toàn tổng công ty là 9.024 tỷ đồng.
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh là 440 tỷ đồng, tiền chi cho hoạt động đầu tư là 322 tỷ đồng và chi trả nợ vay thuần là 204 tỷ đồng.
3.3– Đánh giá môi trường nội bộ :
Nhân tố thuận lợi
- Công ty Viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà nước xác định “ưu tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển của công ty do được thừa hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước,là điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình bởi nó phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.
-Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,dân số đông.Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nói chung và cho hoạt động của công ty Viettel nói riêng.Đây thực sự là cơ hội mở rộng thị trường trong tương lai.Rõ ràng Việt Nam chính là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vưc viễn thông.
- Mạng lưới Viễn thông Viettel đã phủ khắp cả nước và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất cả nước với hơn 50 triệu thuê bao và thuơng hiệu ngày càng lớn mạnh.Đây là lợi thế giúp Viettel dễ dàng quảng bá thương hiệu của mình tới người tiêu dùng
- Chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao,đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu liên lạc và sử dung internet của khách hàng, tạo được lòng tin và phát triển được một số lượng lớn khách hàng trung thành của công ty trong những năm qua.
-Viettel đặc biệt quan tâm tới môi trường làm việc của từng nhân viên,xây dựng môi trường làm việc thân thiện,phát huy tính sáng tạo,cải tiến công nghệ,xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, khắc phục khó khăn nhằm nâng cao năng suất lao động.
Nhân tố bất lợi
- Nguy cơ mất khách hàng là rất lớn nếu như doanh nghiệp không có những chiến lược thưc sự hiệu quả bởi môi trường kinh doanh co sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác như: MOBILEPHONE,VINAPHONE,SPHONE,…
-Là doanh nghiệp hoạt động với quy mô thị trường lớn Viettel khó tránh khói những khó khăn trong công tác điều hành hoạt động,khả năng linh hoạt thay đổi với nhưng thay biến đổi môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
-Nhu cầu thị trường về chất lượng dịch vụ ngày càng tăng trong khi đó đòi hỏi giá dịch vụ phải giảm
-Ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động mạnh đến nhu cầu sử dụng dịch vụ,có những giai đoạn doanh thu cung ứng dịch vụ bị sụt giảm một cách đáng kể.
3.4 – Đánh giá chung về doanh nghiệp:
Doanh thu 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 78% so với cùng kỳ năm 2008, ước thực hiện 24.222 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh Viettel vừa công bố, tỷ suất lợi nhuận ước đạt 24% doanh thu, tương ứng 5.328 tỷ đồng, bằng 59% kế hoạch năm, tăng 63% so cùng kỳ năm 2008.
Theo phân tích của Viettel, 6 tháng cuối năm, cạnh tranh giữa các mạng di động vẫn sẽ tiếp tục gay gắt, quyết liệt hơn trên mọi phương diện như giá cước, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng...
Trong đó, mục tiêu cả năm mà Viettel hướng đến là đạt doanh thu 62.000 tỷ đồng; lắp đặt mới 7.000 - 8.000 trạm BTS (trong đó, 3G là 6.000 trạm) nâng tổng số trạm BTS tại Việt Nam lên hơn 25.000; tại Lào và Campuchia lắp đặt từ 2.000 trạm và trở thành mạng có hạ tầng lớn nhất.
Mạng này cho biết sẽ phấn đấu phát triển mới 5 triệu thuê bao di động hoạt động, nâng tổng số thuê bao hoạt động đến cuối năm 2009 là 25 triệu; 2 triệu thuê bao cố định không dây (nâng tổng số lên 5 triệu); 43.000 thuê bao cố định có dây; 113.000 thuê bao Internet băng rộng ADSL; 185.000 thuê bao Internet băng rộng công nghệ EDGE; 100.000 thuê bao Internet băng rộng công nghệ 3G, phát sóng 1.500 trạm BTS.
Ngoài ra, Viettel cũng sẽ nâng tổng số trạm phát sóng tại Campuchia lên 3.000 trạm và dự kiến khai trương mạng di động tại Lào vào tháng 8/2009.
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Ma Trận
SWOT
ĐIỂM MẠNH(S)
-Là DN nhà nước,sở hữu nguồn vốn lớn (1)
-Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp hợp lí,linh hoạt (2)
-Nguồn nhân lực chất lượng cao (3)
-Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ (4)
-Hoạt động marketting hiệu quả (5)
ĐIỂM YẾU(W)
-Chiến lược marketing của Vietel làm cho khách hàng có thói quen thay đổi nhãn hiệu.Mức độ trung thành của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ (1)
-Chất lượng dịch vụ chưa cao (2)
-Năng suất lao động tương đối thấp(3)
CƠ HỘI(O)
-Nền kinh tế đang phục hồi là cơ hội tốt cho viêc mở rộng kinh doanh (1)
-Tốc độ tăng trưởng cao của thị trường viễn thông (2)
-Sử dụng S1,S3,S4,S5 để tận dụng cơ hội O1
--Sử dụng S2,S4,S5 để tận dụng cơ hội O1
-Hạn chế điểm yếu W2 để tận dụng cơ hội O2
-Hạn chế điểm yếu W1,W3 để tận dụng O1
THÁCH THỨC(T)
-Hao mòn hữu hình lớn do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ(1)
-Doanh thu giảm do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt(2)
-Yêu cầu về chất lượng,tính đa dạng về dịch vụ ngày càng cao(3)
-Tận dụng điểm mạnh S3,S4,S5 để vượt qua nguy cơ T1
-Sử dụng S5 để vượt qua T1
-Sử dụng S1,S4 để vươt qua T3
-Khắc phục W1,W2 nhằm tránh thách thức T2
-Khắc phục W3 nhằm tránh nguy cơ T1
-Khắc phục W2 để tránh nguy cơ T3
4. Các chiến lược mà Viettel đã đang và sẽ áp dụng
4.1. Chiến lược Marketing :
Hoạt động marketting luôn tạo nên sự khác biệt giữa Viettel với các doanh nghiệp khác.Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đặc biệt với những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông thì khác biêt hóa sản phẩm là một yêu cầu tất yếu. Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile và Beeline thì người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel.Thành công trong hoạt động marketting tại Viettel thể hiện qua mấy điểm sau:
-Chiến lược phân đoạn thị trường hợp lý đã đáp ứng khá tốt nhu cầu đa dạng của mọi khach hàng .Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ nhất. Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. Viettel có những sản phẩm thì hướng tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo mức thu nhập.
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất.
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất.
- Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất.
- Doanh nghiệp có gói cước hấp dẫn nhất.
- Đi đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh Viettel cũng là doanh nghiệp có những nhiều chương trình phát triển cộng đồng gắn liền với những lợi ích to lớn của xã hội hoặc chính sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt đến người nghèo và trẻ em nhất: với quan điểm kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, các chương trình như Mạng Internet cho bộ giáo dục, hội nghị thoại cho Bộ Y Tế,..
-Hàng năm Viettel chi hàng trăm tỉ đồng cho những chương trình hỗ trợ người nghèo : Trái tim cho em..gây được những tiếng vang lớn.
4.2 Chiến lược thâm nhập thị trường
Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, xem xét các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, các nhà quản lý của Viettel đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vị thế của Tổng công ty bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà hiện là thế mạnh của Tổng công ty như: điện thoại quốc tế, điện thoại trong nước, các dịch vụ thông tin di động, internet, bưu chính, tài chính, nhân lực. Tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội Viettel còn thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ.
- Thị trường viễn thông tại Việt nam đang phát triển rất mạnh, với thị phần trên dưới 40% tuy vậy các hà mạng cũng đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy Viettel đang nỗ lực tung ra những gói cước giá rẻ, đang nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả nhằm tăng thị phần của các sản phẩm.
- Viettel đã tăng số nhân viên bán hàng và mở rộng đại lý tại các tinh thành tỷong cả nước.
- Tăng cường các hoạt đông quảng cáo trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn…
- Đồng thời Viettel đang đẩy mạnh các chiến dịch khuyến mại như đưa ra các gói cước giá rẻ:
Gói cha và con: Hiểu được băn khoăn ấy, gói Cha và con ra đời giúp “giải bài toán khó” cho các bậc làm cha làm mẹ: Con vẫn dùng được di động, nhưng tiền sử dụng cho di động lại phụ thuộc vào người cha, cho bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu…
Gói Happy Zone: Bình thường, người sử dụng di động sẽ trả 1.500đ/ phút khi gọi đi. Tuy nhiên, có một bộ phận dân cư (đặc biệt khu vực miền Tây) cũng muốn đi du lịch hoặc làm ăn nhưng hầu như họ chỉ di chuyển trong phạm vi tỉnh mình sinh sống. Trong khi đó, giá cước di động như hiện nay nếu dành cho họ không phù hợp, họ - những người di chuyển trong một phạm vi hẹp – phải trả tiền bằng những người giàu – những người hay đi du lịch.
Gói Tomato: Đã góp phần phát triển thương hiệu công ty và một điểm quan trọng nữa là nó sẽ giúp doanh nghiệp đưa viễn thông đến cả những người nông dân nghèo nhất - tính đại chúng và phúc lợi - khi họ có thể hầu như không mất đồng tiền cước nào mà vẫn có thể sử dụng.
Gói Sumo Sim: Viettel luôn tuân theo tôn chỉ: xã hội hóa di động, làm sao để người nghèo cũng có cơ hội dùng di động để họ có cơ hội bớt nghèo. Thực tế cho thấy rằng: Rào cản lớn nhất hạn chế người dân có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ di động chính là giá máy điện thoại còn rất cao. Hiện nay, chi phí thấp nhất để họ có được máy điện thoại là khoảng 600.000 đồng. Hiểu được mong muốn khát khao của những người dân ấy, gói SumoSim ra đời. Với chính sách bán bộ trọn gói SumoSim, Viettel giúp một lượng lớn người dân thỏa mãn ước mơ của mình là có được 1 máy di động hoàn toàn miễn phí.
Người ta có thể nhận thấy đây là nỗ lực của Viettel trong công tác phổ cập hoá dịch vụ di động, mang lại cơ hội dùng dịch vụ di động cho tất cả mọi người dân Việt Nam, kể cả những người có thu nhập thấp nhất.
Cố định Homephone: Hơn nữa, tâm lý người Việt thường muốn chỉ phải trả trọn gói khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, chứ không muốn bị ám ảnh một khoản nợ phải trả cả đời (tiền thuê bao điện thoại hàng tháng). Vì thế, gói Homephone không cước thuê bao ra đời: chỉ cần đóng trọn gói 500.000đ, người sử dụng không còn phải quan tâm chi trả khoản thuê bao hàng tháng nữa.
Ngoài ra còn tặng 100% các thẻ nạp, tặng cổng Modul cho 1 thuê bao internet…
4.3. Chiến lược phát triển thị trường
Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh giá. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Công ty đã đưa ra các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng khả c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25867.doc