Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa dịch vụ cung cấp cho thị trường thì bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như:nguyên, nhiên, vật liệu,phụ tùng, bán thành phẩm, tuyển dụng lao động,thuê đất, vay tiền
Ở Việt Nam hiện nay các nhà cung ứng các yếu tố sản xuất cũng có nhiều biến động. Nhiều công ty đang phải đối mặt với việc khan hiếm nguồn nguyên liệu.
Từ đầu năm đến nay, giá đường trên thế giới và trong nước liên tục tăng mạnh làm cho nhiều nhà máy đường đang phải hoạt động dưới công suất do thiếu nguyên liệu, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại đường nhập khẩu là những trở ngại lớn mà các doanh nghiệp ngành mía đường phải đối mặt.
Từ đây ta có thể thấy các nhà cung ứng trên thị trường việt nam nhìn chung là vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể cung ứng nguồn nguyên vật liệu cho các doanh ngiệp một cách ổn định cho dù họ cũng đã có nhiều cố gắng.
Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của các nhà cung ứng này đang còn yếu nên còn bị ảnh hưởng nhiều của sự biến động trên thị trường, hoặc do ảnh hưởng của yếu tố thời tiếtsự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu
Như vậy các nhà quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng bởi vì giá vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá.trong ngắn hạn có thể bỏ lỡ các cơ hội tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm khách hàng đối với công ty.
28 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam, sử dụng mô hình SWOT để định hướng chiến lược cho công ty cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.► Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng.- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước (đây là điểm khó khăn và cũng là thuận lợi cho Việt Nam).
Vấn đề không mới hiện nay là môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những mối lo sau:
Thiếu hụt nguyên liệu
Chi phí năng lượng tăng
Mức độ ô nhiễm tăng
Thực tiễn này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thế giới:
Áp dụng các chính sách tiết kiệm nguyên, nhiên liệu: thu hồi nước đã qua sử dụng, lắp đặt bộ tiết kiệm điện…
Ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như: tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải, sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường.
Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới.
Môi trường vi mô
Yếu tố khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi mô vì họ là người đề đạt yêu cầu, mong muốn, họ là người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và là người đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để phân loại, khách hàng gồm có: người tiêu dùng, người trung gian, người sản xuất, các cơ quan Đảng và Chính phủ.
Người tiêu dùng
Thị trường người tiêu dùng gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Các đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam:
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng
Mặc cho tất cả các sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu và với ảnh hưởng của lạm phát hay suy thoái kinh tế, hộ gia đình trung lưu Việt Nam đã trở nên giàu có hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách quá lớn giữa những hộ gia đình có thu nhập cao và những hộ có thu nhập thấp hơn.
Rõ ràng, các chuyên viên tiếp thị và các nhà sản xuất cần cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm với giá cả đa dạng hơn và để bảo đảm rằng họ có thể thu hút được khoảng cách đang mở rộng trong các tầng lớp tiêu dùng Việt Nam.
Người tiêu dùng quan tâm hơn tới thương hiệu và hành vi xã hội của các doanh nghiệp
Không chỉ là những nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, mà có cả những nhãn hiệu Việt Nam, những nhãn hiệu chiếm 4 trong 10 nhãn hiệu phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2008.
=> Như vậy, các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần hiểu hơn những nhu cầu tình cảm của người tiêu dùng và những phân khúc mới đang phát triển ở Việt Nam để hoàn thành tốt hơn nhu cầu được công nhận xã hội và đa dạng sản phẩm.
- Coi trọng yếu tố tiêu dùng an toàn
Xu hướng lớn nhất trong thị trường hiện nay là phản ứng gay gắt với các sản phẩm không rõ xuất xứ và nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các sản phẩm FMCG rẻ ở nông thôn Việt Nam đều xuất xứ từ Trung Quốc, khoảng vài trăm nhãn hiệu và có nhiều thành phần từ Trung Quốc hơn.
Vì vậy, an toàn thực phẩm, như ngày hết hạn, thành phần, và nguồn gốc các thành phần và sản phẩm, cũng như tổ chức chứng nhận y tế sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu vào năm 2009.
=> Các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần tập trung hơn vào an toàn thực phẩm, xuất xứ và cơ quan kiểm duyệt để đạt được thị phần khổng lồ ở thị trường nông thôn vốn bị chiếm lĩnh bởi các mặt hàng rẻ từ Trung Quốc, miễn là giá vẫn phải phù hợp với những người tiêu dùng nghèo hơn.
Thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam
“Thu nhập tăng - chi tiêu nhiều - am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống của mình” là ba yếu tố định hình nên một thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam.
=> Các doanh nghiệp có thể lợi dụng đặc điểm này để tập trung khai thác thị trường tiềm năng này.
Người trung gian
Là các tổ chức thương mại, những cá nhân và tổ chức mua hàng để bán hay cho thuê nhằm mục đích kiếm lời. Cụ thể hơn là những người bán buôn hoặc bán lẻ các loại hàng hoá, dịch vụ.
Hiện nay ở Việt Nam, các trung gian ngày càng nhiều và lớn mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận lợi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên đội ngũ phân phối ở Việt Nam hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp và có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần thiết phải thiết lập chiến lược về kênh phân phối chuẩn cho doanh nghiệp mình.
Người sản xuất
Hiện nay, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh tự sản xuất để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều và đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu người tiêu dùng. Các DN sản xuất mua nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm để sản xuất hay tái sản xuất và bán đi thu lợi nhuận.
Cơ quan Đảng, Chính phủ
Thị trường các tổ chức Nhà nước gồm các tổ chức của chính phủ và các cơ quan địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện những chức năng cơ bản theo sự phân công của chính quyền.
Đối thủ cạnh tranh
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp VN không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại VN
Với những công nghệ cao và nguồn tài chính hùng mạnh,các doanh nghiệp nước ngoài thật sự là một đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp VN
=> Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; tạo điều kiện cho ta tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý; các khoản vay ưu đãi từ các nước… Đây là những nguồn lực to lớn góp phần đưa nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Những lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức to lớn: Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.
Các lực lượng bên trong công ty
Khi đánh giá một công ty ta cần dựa vào ba yếu tố sau:
Năng lực tài chính
Khái niệm: Năng lực tài chính của 1 DN là nguồn lực tài chính của bản thân DN, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường. Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp phần lớn có quy mô vừa và nhỏ với nguồn vốn ít, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn (vốn tự có, vốn điều lệ rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, tiếp cận thị trường vốn không đủ điều kiện, năng lực tự huy động không có... ). Vốn là cái khó khăn nhất và cũng là cái yếu nhất của DN. Có 46% các doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho rằng khó khăn về lãi suất tín dụng. Có đến 41% kêu gọi hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm cắt giảm lãi suất vay vốn, giảm bớt gánh nặng tài chính. Quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được.
à Từ đây chúng ta có thể thấy được rằng đây thực sự là một điều đáng bàn với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà làm Marketing cần đánh giá đúng năng lực tài chính của mình để từ đó định ra chiến lược cho công ty mình.
Kỹ thuật công nghệ
Hiên nay các doanh nghiệp của Việt nam đang cố gắng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Tiến hành nhập khẩu các trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên thì theo nhận định chung, trình độ khoa học-kỹ thuật của viêt nam vẫn còn thấp.
Theo các quan chức Việt nam nói "công ty Việt Nam đang bỏ lỡ công nghệ mới và tụt hậu trong thị trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng,.” Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam, một nghiên cứu gần đây của 429 công ty phát hiện ra rằng chỉ có ba trong số họ đã áp dụng công nghệ tiên tiến. Hơn một nửa đã được tìm thấy đã được sử dụng "công nghệ lỗi thời." công ty Việt Nam đang bỏ lỡ công nghệ mới và tụt hậu trong thị trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng, các quan chức nói.
Nguồn nhân lực
Trong báo cáo chính thức của mình, Việt Nam luôn khẳng định rằng mình có nguồn tài nguyên phong phú của con người mà có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay là một vấn đề hóc búa.
Các quan chức cho biết chỉ 32% của người lao động được đào tạo và 14,4% có chứng chỉ đào tạo dạy nghề dài hạn. Các báo cáo về thị trường lao động của Bộ LĐTBXH cho biết: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”.
Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thi Việt Nam sẽ chi tiêu khoảng 6 nghìn tỉ đồng (US $ 375,000,000) về dạy nghề trong những năm tiếp theoTổ chứ. Đào tạo trình độ kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong các tổ chức doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở các công ty cũng được nâng lên đáng kể.
Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất
Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa dịch vụ cung cấp cho thị trường thì bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như:nguyên, nhiên, vật liệu,phụ tùng, bán thành phẩm, tuyển dụng lao động,thuê đất, vay tiền…
Ở Việt Nam hiện nay các nhà cung ứng các yếu tố sản xuất cũng có nhiều biến động. Nhiều công ty đang phải đối mặt với việc khan hiếm nguồn nguyên liệu.
Từ đầu năm đến nay, giá đường trên thế giới và trong nước liên tục tăng mạnh làm cho nhiều nhà máy đường đang phải hoạt động dưới công suất do thiếu nguyên liệu, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại đường nhập khẩu là những trở ngại lớn mà các doanh nghiệp ngành mía đường phải đối mặt.
Từ đây ta có thể thấy các nhà cung ứng trên thị trường việt nam nhìn chung là vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể cung ứng nguồn nguyên vật liệu cho các doanh ngiệp một cách ổn định cho dù họ cũng đã có nhiều cố gắng.
Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của các nhà cung ứng này đang còn yếu nên còn bị ảnh hưởng nhiều của sự biến động trên thị trường, hoặc do ảnh hưởng của yếu tố thời tiếtàsự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu…
àNhư vậy các nhà quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng bởi vì giá vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá.trong ngắn hạn có thể bỏ lỡ các cơ hội tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm khách hàng đối với công ty.
Ví dụ: trong những năm gần đây thì giá dầu lửa có nhiều biến động và đây là điều bất lợi cho các công ty kinh doanh phải sử dụng tới các sản phẩm từ dầu mỏ.
Các tổ chức dịch vụ môi giới MKT
Những môi giới trung gian bao gồm những cá nhân hay doanh nghiệp hỗ trợ cho việc phân phối, tiêu thụ, quảng bá hàng hóa/dịch vụ cho thị trường. Họ bao gồm:
Những môi giới thương mại: là những cá nhân hay doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, tìm kiếm và/hoặc trực tiếp bán sản phẩm. Ví dụ hệ thống môi giới thương mại của Unilever là hàng ngàn tiệm tạp hóa, các Đại lí, các nhà phân phối, các siêu thị…Tại sao doanh nghiệp cần có môi giới thương mại? Đó là vì không công ty nào có đủ khả năng tự thiết kế kênh phân phối bao trùm khắp thị trường. các môi giới thương mại đảm bảo tốt hơn, nhanh hơn các điều kiện thuận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng cho các khách hàng mục tiêu, và tất nhiên với chi phí thường thấp hơn so với công ty tự làm.Những môi giới lưu thông hàng hóa: Các cá nhân hay tổ chức giúp lưu thông hàng hóa, vận chuyển từ nơi dự trữ tới nơi cần thiết. Các môi gới này có tác dụng trong việc bảo đảm sự an toàn, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp lựa chọn các môi giới tốt.
Những môi giới dịch vụ Marketing: Các cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn marketing….giúp công ty có các định hướng tốt hơn và quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm của mình. Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp không thể nào tự mình làm hết các công tác này, mà cũng không thể làm tốt được, do vậy việc sử dụng các môi giới dịch vụ marketing là vô cùng cần thiết.
Những môi giới tổ chức tín dụng- tài chính: Các tổ chức hỗ trợ đầu tư, các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm… nhằm hỗ trợ công ty đầu tư và/bảo hiểm chống lại các rủi ro lien quan tới việc mua bán hàng hóa. Các môi giới này ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói chung, các môi giới trung gian này ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm, cụ thể là ảnh hưởng tới giá bán lẻ, hình ảnh thương hiệu, uy tín công ty, tốc độ tiêu thụ v.v…Giả sử các nhà phân phối và bán lẻ thực hiện không đúng các chương trình khuyến mãi tiêu dùng ( ví dụ: không phát quà khuyến mãi cho người tiêu dùng) thì uy tín và hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hoặc giả các nhà bán lẻ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh lẫn nhau cũng ảnh hưởng tới hình ảnh công ty. Nhất là các môi giới marketing, nếu họ làm sai lệch hay không phù hợp các thông tin tời thị trường thì ảnh hưởng sâu sắc tới doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp sản phẩm bị tầy chay chỉ vì các quảng cáo hay thông tin không phù hợp.
Do vậy, công tác Marketing cho môi giới trung gian bao gồm việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giáo dục thường xuyên về các quan điểm và định hướng hành động marketing của doanh nghiệp, phối hợp thực hiện và giám sát chặt chẽ các hoạt động của họ để hạn chế tối đa các rủi ro và sai sót có thể xảy ra.
PHẦN 2: SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY VINAMILK
Giới thiệu sơ lược về công ty Vinamilk
Giới thiệu chung:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 01/12/2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Vốn điều lệ đăng ký hiện nay của công ty là 1.590 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước chiếm 50,01% vốn cổ phần, cổ đông nội bộ chiếm 13,10% và cổ đông bên ngoài chiếm 36,89%
Hoạt động của công ty:
Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Ngoài ra, công ty Vinamilk còn kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; kinh doanh kho bãi, bến bãi; kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa; sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang – xay – phin – hòa tan; và sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty: Công ty có trụ sở chính tại 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.HCM. Công ty có 8 nhà máy sữa, trong đó có 3 nhà máy và 1 xí nghiệp kho vận tại Tp.HCM cùng 5 nhà máy đặt tại các tỉnh như: Đồng Nai, Cần Thơ, Quy Nhơn, Nghệ An, Hà Nội.
Điểm mạnh của công ty Vinamilk
Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt
Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập vào năm 1976 và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.
Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng với các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì khác nhau, Vinamilk mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng..
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với hơn 140.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng.
Cùng với mạng lưới phân phối trong nước, Vinamilk hiện tại đang đàm phán các hợp đồng cung cấp với các đối tác tiềm năng tại các nước như Thái Lan, Úc và Mỹ.
Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy
Vinamilk hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước.
Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép công ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt.
Vinamilk cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng.
Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường
Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp công ty đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007.
Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng.
Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh
bền vững
Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty cho đến hôm nay. Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa
Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế:
Vinamilk nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất, là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra, vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác
Điểm yếu của công ty Vinamilk
Hệ thống marketing chưa tốt
Vinamilk là có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương hiệu mạnh, nhưng khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty. Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thế vượt trội của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại chưa được chuyển tải đến người tiêu dùng.
Công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm chưa thực sự tốt
Sản phẩm sữa là sản phẩm rất nhạy cảm với các công đoạn bảo quản, vận chuyển. Nếu các khâu này làm không tốt thì người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm sữa không bảo đảm chất lượng như ban đầu. Do đó, chăm sóc khách hàng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của Vinamilk vẫn còn kém.Vinamilk đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các đối thủ nước ngoài đang kinh doanh mặt hàng sữa tại Việt Nam do có một chiến lược về giá hợp lý, đa dạng về sản phẩm, mẫu mã và chất lượng không thua kém các sản phẩm nhập khẩu, nhưng xét cho cùng, vẫn còn khá nhiều bất cập trong khâu chăm sóc khách hàng như đã nói. Một cái tốt không thể bù cho nhiều cái chưa tốt được.
Hệ thống phân phối và bán lẻ chưa chọn lọc
Hệ thống phân phối và bán lẻ của các công ty sữa trong nước nói chung và của Vinamilk nói riêng chưa chặt chẽ trong khâu lựa chọn, ký kết hợp đồng phân phối với các đại lý. Các đại lý và điểm bán lẻ chính là kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, nếu không có những quy định chặt chẽ về điều kiện kho tàng, bảo quản, dịch vụ… sẽ làm mất uy tín của công ty. Nhiều hộp sữa do không được bảo quản đúng quy cách nên trước khi tới tay người tiêu dùng bao bì đã bị biến dạng, biến chất, quá hạn…. Vinamilk nên có những khuyến cáo và công bố cụ thể các đại lý phân phối chính hãng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết rõ. Đồng thời có cam kết bồi thường sản phẩm vi phạm chất lượng được mua tại đại lý của công ty nếu có lý do chính đáng, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn với sản phẩm sữa nội.
Cơ hội đối với công ty Vinamilk
Thị trường sữa Việt Nam ngày càng được mở rộng với nhu cầu không ngừng tăng cao.
Nguyên nhân chính là do:
- Mặc dù hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm sữa trên phạm vi toàn cầu thời gian qua sụt giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới, song điều này không tác động nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam, khi nhu cầu về sữa vẫn tăng khá mạnh với tổng doanh thu năm 2009 tăng trưởng trên 14% so với năm 2008, đạt hơn 18.500 tỷ đồng. Con số này vượt xa mức doanh thu 4.194 tỷ đồng năm 2000 và 13.361,7 tỷ đồng năm 2007. Điều này cho thấy không giống như các ngành khác ngành sữa ít chịu tác động của thị trường thế giới và nhu cầu về sữa trong những năm qua không hề có sự sụt giảm.
- Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân số trên 1%/năm và thu nhập bình quân tăng trên 6%/năm tốc đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường kinh doanh việt nam sử dụng mô hình swot để định hướng chiến lược cho công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk.docx