Mục Lục
Phần Trang
A – LỜI MỞ ĐẦU 1
B - PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 3
I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 3
a ) Doanh nghiệp và môi trường tác động 3
b )Phân tích yếu tố nội bộ doanh nghiệp: 5
c ) Mối liên hệ giữa các nhân tố : 13
II – CƠ SỞ THỰC TIỄN: 16
2.1) Giới thiệu công ty cổ phần Kinh Đô: 16
2.2 ) Đánh giá nội bộ công ty Kinh Đô 19
1. Nguồn nhân lực 19
2. Công tác sản xuất & tác nghiệp 21
3. Công tác Marketing 23
4. Tài chính – kế toán 25
5. Công tác nghiên cứu & phát triển 28
6. Công tác quản trị. 29
C ) - KẾT LUẬN 33
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16109 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn cản việc thực hiện một chiến lược được chọn. Nó góp phần tạo nên thương hiệu cho DN.
Hệ thống thông tin là tổng hợp con người, công nghệ thông tin và các thủ tục được tổ chức lại để cung cấp thông tin cho người sử dụng,
“Nếu coi tổ chức như một cơ thể sống thì thông tin là máu..“ Hệ thống thông tin ảnh hưởng đến việc tăng lợi thế cạnh tranh của DN.
Nhận xét chung
Việc quản lý nhân sự là cái cốt lõi đối với công tác hoạnh định chiến lược, người làm quản lý muốn chiến lược của mình thành công thì họ cần làm cho nhân viên của mình hiểu được và cũng mong muốn thực hiện chiến lược.
Hoạt động quản trị nhân sự tập trung vào việc quản lý con người. Mà con người lại là trung tâm của mọi hoạt động, do đó công tác nhân sự có vai trò quan trọng hàng đầu trong quản trị chiến lược cũng như với DN.
Việc hoàn thiện hoạt động này luôn luôn dẫn tới các sản phẩm có chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn, và phản ứng nhanh hơn với những điều kiện của thị trường, như vậy nó đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của DN.
“ Bán những gì thị trường cần chứ không bán những gì ta có “
Đó là ý nghĩa của công tác Marketing, nó cho ta thấy vai trò quan trọng trong xác định chiến lược phát triển cho DN cũng như con đường đi tiếp theo cho DN
Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của DN, nó quyết định tính đọc lập, sự thành bại của DN trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Đây là hoạt động đem lại sự phát triển trong dài hạn, và thu lại sự phát triển thực sự về chất cho DN.
Quản trị là một khoa học và nghệ thuật. Quản trị phối hợp tất cả các nguồn lực của mình để đạt được mục tiêu của DN đã đề ra.
Nó có vai trò trung tâm trong hoạt đọng của DN.
c ) Mối liên hệ giữa các nhân tố :
Khi đánh giá môi trường nội bộ DN, chúng ta cũng cần xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
Trong một DN, để có thể tiến hành hoạt động của mình, các bộ phận trong DN chắc chắn phải có liên hệ với nhau, thậm chí là rất chặt ché nữa. Sự kết hợp giữa chúng tạo ra một hệ thống các mối quan hệ có quan hệ tương tác lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại và chịu ảnh hưởng của nhau.
Một DN phát triển tốt là một DN có sự liên kết vừa chặt chẽ vừa linh động giữa các bộ phận với nhau. Sự phối hợp đó tạo nên hiệu quả trong công việc.
Chúng ta có thể thấy mối quan hệ đó qua mô hình sau:
Doanh nghiệp
Nhân lực
Tài chính- kế toán
Marketing
Nghiên cứu & phát triển
Công tác quản trị
Sản xuất & tác nghiệp
Nhà quản lý cần luôn nhớ : quản trị chiến lược là một quá trình phối hợp cao độ, đòi hỏi phải có sự hợp tác hiệu quả giữa quản trị, marketing, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển và các hệ thống thông tin. Dù quá trình quản trị chiến lược được thiết lập, tổ chức thực hiện và giám sát bởi các nhà chiến lược, nhưng muốn thành công thì các nhà quản trị và các nhân viên ở tất cả các bộ phận phải cùng nhau làm việc, phải cởi mở trong việc trao đổi thông tin và cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình quản trị chiến lược.
Chìa khóa đảm bảo sự thành công của tổ chức là sự hiểu biết và hợp tác hiệu quả giữa các nhà quản trị từ tất cả các bộ phận kinh doanh chức năng. Thông qua hoạt động quản trị chiến lược, các nhà quản trị ở các bộ phận, phòng ban sẽ hiểu được bản chất và ảnh hưởng của các quyết định của bộ phận mình đối với hoạt động của cả tổ chức. Nắm được các mối quan hệ này là vấn đề then chốt giúp thiết lập hiệu quả các mục tiêu và chiến lược cho tổ chức. Do đó mà khi xây dựng chiến lược nhà quản lý cần phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức để từ đó thực hiện các chiến lược phù hợp đối với nội bộ tổ chức.
Chúng ta có thể phân tích mối quan hệ giữa chúng như sau:
VD :
Mối quan hệ chung của phòng Nhân Lực với các bộ phận khác
Cung cấp nguồn nhân lực có trình đô, năng lực vào đúng các bộ phận phòng ban
Tạo động lực để thúc đẩy, giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ trong các phòng ban
Duy trì nguồn nhân lực
Mối quan hệ riêng cho từng phòng
Nhân lực ↔ Marketing
Bộ phận Marketing càn rất nhiều nguồn nhân lực để thực hiện việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Phòng Nhân lực thường xuyên cung cấp nhân lực có chuyên môn cho phòng Marketing.
Trong quá trình tiến hành các hoạt động Marketing, phòng Mar sẽ có những thông tin về yêu cầu về số lượng, chất lượng, vị trí làm việc… cung cấp cho phòng nhân lực.
Nhân lực ↔ Sản Xuất
Phòng Sản Xuất luôn đòi hỏi những người có trình độ về tay nghề về chuyên môn, trang thiết bị máy móc bởi vậy nó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được qua đào tạo về chuyên môn. Vì vậy phòng Nhân lực không những cung cấp lực lượng lao động cho bên Sản xuất, mà còn có thể đào tạo hướng dẫn những nhân lực của mình phải qua tiếp xúc với máy móc trang thiết bị dưới sự kết hợp của phòng Sản xuất.
Đồng thời trong quá trình sản xuất, trình độ tay nghề của người lao đông cũng được nâng cao, phòng sản xuất sẽ có các thông tin phản hồi về việc bố trí sắp xếp nhân lực cho phòng Nhân lực.
Nhân lực ↔ R&D
Phòng R&D hiện nay được đầu tư khá tốn kém về tiền của cũng như nguồn nhân lực có năng lực thực sự. R$D đòi hỏi nguồn nhân lực về chất xám cao, biết tính sáng tạo, ứng dụng trong thực tế. Đây là một vấn đề rất khó khăn về nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu bởi vậy phòng Nhân lực phải tiến hành nhiều đợt kiểm tra, đánh giá và chắt lọc những người phù hợp với R&D
Ngược lại, phòng nghiên cứu sẽ cho phòng nhân lực các phương pháp mới trong tuyển dụng, đánh giá, động viên thúc đẩy người lao động…
Nhân lực ↔ Quản trị
Công tác quản trị trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiên đúng mục tiêu đề ra và thực hiện đúng được mục tiêu đề ra. Nhân lực cho công tác quản trị không cần nhiều nhưng cũng đòi hỏi cao về tầm vĩ mô, người nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trước mắt. Phòng Nhân lực có thể cung cấp những thông tin về những cán bộ giỏi thông qua các hồ sơ, tài liệu đánh giá cho công tác quản trị.
Đồng thời việc quản trị sẽ đưa ra các mục tiêu, các kế hoạch cũng như yêu cầu cho phòng nhân lực. Tổ chức kết hợp nhân lực trong tổ chức với nhau sao cho hiệu quả nhất.
Nhân lực ↔ Tài chính-Kế toán
Phòng Tài chính-Kế toán nhiệm vụ chủ yếu là việc thực hiện việc phân tích các chỉ số, các bản báo cáo, tiền lương… Phòng nhân lực cung cấp những thông tin về các bảng thực hiện công việc của cán bộ để từ đó có được cơ sở đánh giá về tiền lương, mức độ hoàn thành công việc của nhân viên để thấy được vấn đề sâu xa trong sự thay đổi của các chỉ số tài chính.
Ngược lại, bên tài chính kế toán sẽ cung cấp tài chính cho phòng nhân lực hoạt động….
II – CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1) Giới thiệu công ty cổ phần Kinh Đô:
Công ty CỔ PhẦN Kinh Đô
Địa chỉ:
Số 6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại:
Fax: 84.8.7269472
Email: kido.co@kinhdofood.com
Website:
Chứng chỉ: ISO 9001:2000
Thị trường chính: Việt Nam
Sản phẩm/ dịch vụ: bánh kẹo
Lịch sử hình thành phát triển
- Được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm, Quận 06 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và lượng công nhân viên khoảng 70 người. Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.
- Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty, qua việc thành công trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan). Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐ Cty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của công ty Kinh Đô sau này.
- Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m2. Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD.
- Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Đây là các sản phẩm mang tính dinh dưỡng cao, vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng.
- Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
- Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 01 vốn là một khu đất của dự án đầu tư không triển khai được (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương). Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban Giám Đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm, góp phần tạo bề mặt văn minh sạch đẹp cho thành phố Hồ Chí Minh.
- Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m2. Và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại Km22 thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ.
- Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Nhà máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan, … Tìm thêm thị trường mới thông qua việc phát huy nội lực, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế về thực phẩm tại Singapore, Mỹ, … Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu mã phù hợp với từng thị trường cũng như yêu cầu của từng đối tượng khách hàng nước ngoài, …
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty Kinh Đô phát triển hệ thống các nhà phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành, luôn luôn đảm bảo việc kinh doanh phân phối được thông suốt và kịp thời. Với năng lực, kinh nghiệm và nhiều năm gắn bó, hệ thống các nhà phân phối và đại lý của Công ty đã góp phần đáng kể cho sự trưởng thành và phát triển của mình.
- Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài, đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô.
- Năm 2002 là năm thứ tư công ty tham gia vào thị trường bánh Trung Thu, nhưng công ty đã hoàn toàn khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình, với sản lượng tăng vọt từ 150 tấn trong năm 1999 lên đến 450 tấn trong năm 2000, 700 tấn trong năm 2001 lên đến 800 tấn trong mùa trung thu năm 2002.
Trong năm 2002, để thực hiện các kế hoạch phát triển của mình, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ. Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất Chocolate trị giá trên 1 triệu USD, nhằm đưa công ty trở thành công ty đứng đầu cả nước trong lãnh vực sản xuất Chocolate, một sản phẩm có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của các nước trong khu vực, chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003.
Việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới mang tính ưu việt, chất lượng cao luôn được Ban Lãnh Đạo Công Ty chú trọng. Đây cũng chính là tiềm lực và xu hướng phát triển trong tương lai.
Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%.
Bên cạnh đó, một hệ thống gồm 12 Kinh Đô Bakery, 01 Trung Tâm Thương Mại Savico – Kinh Đô đặt tại Tp.HCM và 03 Kinh Đô Bakery đặt tại Hà Nội đã đưa sản phẩm Kinh Đô đến trực tiếp người tiêu dùng.
Song song, sản lượng xuất khẩu sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm trên 20% tổng sản lượng tiêu thụ, ngoài những đối tác xuất khẩu hiện nay, Kinh Đô chủ động khảo sát và phát triển đến những thị trường mới như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Mỹ và Trung Đông.
* Nghành nghề kinh doanh của công ty :
– Chế biến nong sản thực phẩm
Sản xuất kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây
Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi sách, dụng cụ học tập …..
Thương mại dịch vụ
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
Dịch vụ quảng cáo
2.2 ) . Đánh giá nội bộ công ty Kinh Đô
1.Nguồn nhân lực
Theo số lượng mà chúng tôi thu thập được thì tính đến 28/04/2008 tổng số lao động trong công ty là 2221 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện ở bảng sau:
Trình độ học vấn
Văn phòng
Gián tiếp
Công nhân
Tổng cộng
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1
4
186
26
27
21
3
0
1
53
27
38
168
125
10
1
5
14
610
865
46
5
240
58
79
799
984
56
Tổng cộng
267
422
1532
2221
Dựa vào những thông tin đã thu thập được chúng tôi xin đưa ra bảng đánh giá thực tiễn về nguồn nhân lực của công ty :
TT
Chỉ tiêu
Đặc điểm của công ty
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm
Ý thức kỷ luật
Tinh thần trách nhiệm
Các quy định về nhân lực
Hệ thống tổ chức quản lý và chi phí
Không khí làm việc
Điều kiện lao động
Chính sách xã hội
Năng lực, kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo của quản trị cấp cao
Khoảng 17 % công nhân và nhân viên Công ty Kinh Đô có trình độ từ trung cấp trở lên ( Trong đó trình độ Đại học và trên đại học chiếm 11 % )
Thành lập năm 1993, đôi ngũ nhân viên của công ty ngày càng lớn mạnh sau sau 15 năm hình thành và phát triển. Nhưng nếu so sánh với những đối thủ chạnh tranh như Hải hà, Bibica thì Kinh Đô mới chỉ hoàn toàn là người đi sau. Nên kinh nghiêm sẽ không thể bằng đối thủ cạnh tranh.
Lực lượng lao động trong công ty hiện nay đang ngày càng phát triển, đặc điểm của nghành nghề mà công ty đang kinh doanh( bánh kẹo , thực phẩm ) là tính chất thời vụ. Nên công ty luôn có số lượng lớn lao động phổ thông làm việc theo mùa và không ổn định. Do đó việc tạo kỷ luật trong công nhân viên là khá khó khăn.
Cũng như đã phân tích trong phần ý thức kỷ luật thì chỉ những nhân viên chính thức và làm việc lâu dài cho Kinh Đô mới có chấp hành kỷ luật một cáchnghiêm túc cũng như có tinh thần trách nhiệm với tổ chức. Còn lại họ làm theo thời vụ nên họ sẽ không có tinh thần trách nhiệm đối với công việc như nhân viên chính thức.
Chế độ làm việc :
- Thời gian làm việc : Công ty làm việc 8h/ngày, 5,5 ngày trên tuần, nghỉ trưa 1h. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi người lao động theo quy định của pháp luật
- Nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ Tết : Nhân viên được nghỉ lễ và nghỉ Têt theo quy định của của luật Lao Động. Những nhân viên có thời gian làm việc tại công ty từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, những nhân viên có thời gianlao động làm việc tại công ty chưa 12 thang thì số ngày nghỉ phép trong năm tính theo thời gian làm việc. Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc tại công ty nhân viên lại được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép.
- Tuyển dụng : Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động là thu hút lao độngcó năng lực vào làm việc cho công t, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà công ty ra những tiêu chuẩn băt buộc riêng, song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng nhu cần cơ bản như : có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốtnghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình ham học hỏi yêu thích công việc, có ý tưởng sáng tạo.Đói với vị trí quant rọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích và trình độ ngoại ngữ tin học .
Công ty Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trực thuộc tập đoàn Kinh Đô. Nguồn nhân lực của công ty gồm nhiều tầng lớp lao động và công ty xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với từng đặc điểm nghành nghề hoạt động phù hợp với năng lực , trình độ, năng lực và công việc của từng người. Cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng hưởng lương tháng , công nhân hưởng lương công nhật, hệ số lương được xét dựa theo cấp bậc và tay nghề.
Công ty có chính sách thu hút nhân viên giỏi, có năng lực kinh nghiệm. Chính sách lương của Kinh Đô rất linh hoạt đẻ thu hút nguồn nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau tới đầu quân cho mình. Đồng thời công ty cũng chú ý tới hoạt đong đào tạo bồi dưỡng nhân viên, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ISO 9001 : 2000. Việc đào tạo của công ty được tiến hành tại trung tâm đào tạo Kinh Đô,ngoài ra công ty cũng thường xuyên cử các bộ công nhân viên đi học tại các trường đại học, trung cấp nghề trong và ngoài nước. Tuy nhiên công ty chưa có chính sách liên quan tới lao động phổ thông trong công ty. Điều này sẽ dẫn tới việc họ sẽ không gắn bó với công ty, dễ dàng rời bỏ công ty. Điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng tới những chi phí cho công ty như : Chi phí tuyển dụng đào tạo nghề. Trong khi đó công ty có thể tận dụng ở những công nhân lành nghề của mình.
Kinh Đô có hệ thống nhà xưởng khá hiện đại thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, cũng như các nguyên tắc bảo hộ lao động được tuân thủ nghiêm ngặt
- Nhân viên công ty được nghỉ ốm 03 ngày ( Không liên tục ) trong năm và được hưởng nguyên lương. Trong thời gian nghỉ thai sản, thời gian nghỉ 04 tháng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả .
- Hàng năm công ty tạo việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương trung bình là >= 1 500 000 / người lao động
Chủ tịch hội đồng của công ty là : Trần Kim Thành, Tổng giám đốc là : Trần Lệ Nguyên.Thành viên trong ban lãnh đạo của công ty có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực. Các Phó tổng giám đốc đều là những chuyên gia trong và ngoài nước phụ trách. Đối với lĩnh vực nhân sự là ông Patrick ho Loke yin người Singapore, ông từng là tổng giám đốc của Universal Joit Group, RPO tại Việt Nam. Hiện nay ông vừa là Phó giám đốc Điều hành kiêm Phó Tổng Giám Đốc Nhân sự công ty Kinh Đô.
Về công tác sản xuất và tác nghiệp:
Chức năng sản xuất/tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Quản trị sản xuất/tác nghiệp là quản trị đầu vào, quá trình biến đổi và đầu ra
TT
Chỉ tiêu
Đặc điểm của công ty
1
2
Việc cung ứng nguyên vật liệu
Mối quan hệ với nhà cung cấp
Về giá: Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 65-70% giá thành của sản phẩm. Do đó việc tăng hay giảm giá sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác do thị trường sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao nên không thể điều chỉnh ngay giá bán ra khi nguyên vật liệu đầu vào thay đổi, điều này dẫn đến lợi nhuận gộp của Công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.
Về nguyên vật liệu: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính đều nằm tại TP Hồ Chí Minh nên dễ dàng chủ động, ít tốn chi phí vận chuyển.Tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn trong khâu nguyên vật liệu do ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài: Trứng và sữa là sản phẩm từ gia súc, gia cầm đang đựoc sản xuất theo quy mô lớn, thị trường nội địa phát triển mạnh nhưng bị đe doạ bởi dịch cúm gia cầm và sữa nhiễm melanin. Bột mì thì Việt Nam không sản xuất mà phải nhập khẩu
Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp bởi: Địa điểm gần nên dễ dàng vận chuyển, các nguyên vật liệu không phải khó tìm, có chính sách ưu đãi với nhà cung cấp…
3
Trình độ công nghệ
Sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kéo hiện đại nhất Việt Nam thậm chí có những dây chuyền hiện đai nhất Châu Á-Thái Bình Dương.
Toàn bộ máy móc mới 100%, và mỗi dây chuyền sản xuất một dòng sản phẩm
Đặc điểm nổi bật của hệ thống máy móc thiết bị mà Công ty đang sử dụng là đồng bộ, khép kín và được ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học, đó là việc cài đặt những thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm bằng phần mềm và khả năng điều chỉnh bằng màn hình tinh thể lỏng. Hệ thống máy móc thiết bị được bảo trì thường xuyên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất của Công ty với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài luôn có những cải tiến kỹ thuật cho phù hợp hơn nữa với thực tế hoạt động của Công ty.
Bên cạnh hệ thống máy móc thiết bị, Công ty cũng rất chú trọng đến công nghệ chế biến các sản phẩm bánh kẹo. Khác biệt với nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, Kinh Đô tự pha trộn các loại phụ gia và nguyên vật liệu được kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt. Quá trình sản xuất sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ theo từng điểm nút của quy trình chế biến, từ sơ chế nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói đến lưu kho, vận chuyển...
4
Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn
Được đầu tư công nghệ hiện đại, công suất sản xuất lớn, nên mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ở mức rất thấp và vì vậy chi phí sản xuất của công ty có tính cạnh tranh cao so với các đơn vị trong cùng ngành.
chi phí sản xuất thường thấp hơn so với ngành, nên giá thành có thể không cao so với ngành, làm tăng lợi nhuận gộp của công ty.
5
Năng suất lao động
Năng suất lao động khá cao, do dây chuyền sản xuất hiện đại, trình độ tay nghề cũng như chuyên môn của đội ngũ nhân viên khá cao, môi trường lao động tạo điều kiện tốt cho lao động nên người lao động làm việc với hiệu suất khá cao. (Thể hiện ở con số 100% công suất máy móc thiết bị được sử dụng.)
6
Quy trình sản xuất khoa học
Do công nghệ của KĐ vượt trội hơn hẳn so với ngành, dây chuyền sản xuất khép kín, quy trình sản xuất cũng rất hiệu quả, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, làm tăng sản lượng tạo ra.
7
Hệ thống kiểm soát và tồn kho
Hệ thống kiểm soát của công ty được tổ chức rất chặt chẽ, nghiêm ngặt theo từng điểm nút của quy trình chế biến, từ sơ chế nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói đến lưu kho, vận chuyển. Như vậy có thể kiểm tra chất lượng & số lượng sản phẩm một cách triệt để, đảm bào đầu ra tốt cho công ty.
8
Công tác quản lý chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Vùng nguyên vật liệu được lấy từ công ty có tên tuổi.
Đội ngũ nhân viên sản xuất được trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm
Đội ngũ quản lý chất lượng kiẻm tra chặt chẽ
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Kinh Đô miền Bắc hiện đang được thực hiện tại tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ bảo quản nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến đến đóng gói sản phẩm và bảo quản sản phẩm tại kho. Tất cả các hoạt động sản xuất bánh kẹo của Công ty đều được cụ thể hoá thành các quy trình sản xuất, trình bày bằng văn bản và lưu đồ, trong đó
trình bày chi tiết các bước công việc, người chịu trách nhiệm thực hiện và người chịu trách nhiệm kiểm tra. Đối với từng bước công việc trong quy trình đều có các tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật cụ thể. Tất cả các công nhân vận hành dây chuyền của Công ty đều được đào t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp.doc