Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo Giấy phép kinh doanh chứng khoán do uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán quy định như: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; bao lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích một số giải pháp và kiến nghị để phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống giao dịch và lưu ký, thanh toỏn bự trừ…;
Năm là, vị trớ, chức năng và vai trũ của cỏc tổ chức hỗ trợ hoạt động giao dịch trờn Thị trường giao dịch tập trung như: Hiệp hội chứng khoán, Tổ chức định mức tớn nhiệm, Trung tõm lưu ký độc lập… cần phải được luật húa một cỏc cụ thể.
Chỳng tụi cho rằng để hỡnh thành một khung phỏp lý đồng bộ và đầy đủ cho cỏc hoạt động diễn ra trờn Thị trường chứng khoánViệt Nam núi chung và hoạt động của Thị trường giao dịch tập trung núi riờng, làm cơ sở cho quỏ trỡnh hội nhập tài chớnh thế giới và khu vực thỡ chỉ việc ban hành Luật chứng khoán khụng thụi cũng chưa đủ mà đũi hỏi phải cú sự đồng bộ húa giữa Luật này và cỏc văn bản phỏp quy cú liờn quan. Trước hết, chỳng ta cần cú một hệ thống văn bản cú chất lượng cao để hướng dẫn chi tiết và cụ thể việc thực hiện Luật chứng khoán để tạo ra sự đồng bộ và nhất quỏn trong quỏ trỡnh thực thi từ cơ quan quản lý đến cỏc nhà đầu tư. Song song đú, cỏc văn bản cú hiệu lực phỏp lý cao điều chỉnh vấn đề phớ, lệ phớ và thuế, ngoại hối liờn quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán cũng phải được ban hành để tạo động lực thu hỳt và khuyến khớch đầu tư vào Thị trường chứng khoán của cỏc tổ chức, cỏ nhõn trong và ngoài nước. Cỏc vấn đề quan trọng liờn quan đến giỏ trị phỏp lý của chữ ký, tài liệu và dữ liệu điện tử; việc chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch; hoạt động ủy quyền trong giao dịch chứng khoán… cũng cần được phỏp luật điều chỉnh và hướng dẫn chi tiết.
Như vậy, qua trỡnh bày trờn để cỏc hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam núi chung và hoạt động của Thị trường giao dịch tập trung sẽ là cầu nối trong quỏ trỡnh hội nhập tài chớnh giữa Việt Nam và cỏc nước, chỳng ta cần sớm ban hành Luật chứng khoán và tiến hành đồng bộ húa cỏc văn bản phỏp quy cú liờn quan. Được như vậy sẽ tạo ra một khung phỏp lý tương đối đồng bộ, đầy đủ và cú hiệu lực phỏp lý cao, dẫn đến khả năng thực thi tốt – một điều rất cần thiết đối với sự phỏt triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này.
II. Thị trường chứng khoán của việt nam
1. Sự cần thiết phải hinh thành Thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, Việt Nam dã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý theo nguyên tắc Thị trường ở nước ta vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Nếu như Thị trường hàng hoá và dịch vụ đã bắt đầu phát triển, thì Thị trường tài chính, Thị trường vốn vẫn còn rất sơ khai nên đã hạn chế khả năng huy động vốn cho nhà đầu tư phát triển. Cụ thể như vào những năm 90 ở nước ta chỉ mới có Thị trường phát hành trái phiếu, cổ phiếu mà chưa có Thị trường mua đi bán lại trái phiếu, cổ phiếu giữa những người đầu tư ; qui mô Thị trường còn quá nhỏ bé lại chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, lại chưa được phổ biến rộng rãi trong công chúng; thời hạn của trái phiếu rất ngắn, có tới 90% trái phiết co thời hạn dưới 1 năm; chưa có chuẩn mực pháp lý về công khai hoá, về kế toán, kiểm toán đối với các công ty phát hành trái phiếu,cổ phiếu gây cho nhà đầu tư lo ngại sự rủi ro…
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng lớn và sử dụng có hiệu quả, phải có chính sách huy động vốn với những cơ chế và giải pháp thích hợp nhằm giải phóng tiềm năng, khơi thông các nguồn vốn. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng ta đã xác định rõ: “ phát triển các hình thức thu hut vốn và đảm bảo chu chuyển vốn nhanh. Xây dựng thí điểm Thị trường chứng khoán khi có điều kiện” và tiếp theo đó là chỉ đạo “ Từng bước tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành Thị trường”.
Là một bộ phận cấu thành của Thị trường tài chính, là trung tâm thu nhận và phân phối các nguồn vốn trung, dài hạn có hiệu quả, là nơi cung cấp thông tin để đánh giá hoạt động kinh tế và mang nhiều tiện ích cho công chúng đầu tư, Thị trường chứng khoán là công cụ để thực hiện yêu cầu đáp ứng đủ vốn đầu tư phát triển và thực hành tiết kiệm, tăng hiệu quả hoạt động nền kinh tế…
Vì vậy Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển là một yêu cầu khách quan và là đòi hỏi bức xúc của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước.
Để thực hiện các chủ trương trên ngay từ 1995 Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán. Ngay tháng 6 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ thành lập ban Chuẩn bị tổ chức Thị trường chứng khoán giúp Chính phủ chị đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng Thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Năm 1996 thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ( tại Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996) và sau đó 2 năm quyết định thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (tại quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998). Đồng thời với hình thành tổ chức bộ máy, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm phát luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, đặc biệt là nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 và sau đó được thay thế bằng Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Nghi định số 141/2003/NĐ-CP ngày20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãng và trái phiếu Chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành trên các lĩnh vực: phát hành chứng khoán ra công chúng; niêm yết chứng khoán; giao dịch chứng khoán; đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán; công bố thông tin; quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán …
Nhờ sự chuẩn bị tích cực và khẩn trương cho nên đến giữa năm 2000 về cơ bản các điều kiện thiết yếu để xây dựng Thị trường chứng khoán ở Việt Nam như: Đảm bảo tính vững mạnh, ổn định của nền kinh tế vĩ mô; Tạo được hàng hoá và các tổ chức tài chính trung gian đáp ứng yêu cầu hoạt động của Thị trường; Nguồn nhân lực có phẩm chất năng lực quản lý, điều hành Thị trường chứng khoán; Cơ sở pháp lý để chứng khoán và Thị trường chứng khoán tương đối đầy đủ và đồng bộ; Cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo vận hành Thị trường chứng khoán …
2. Hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
2.1. Phát hành chứng khoán công chúng.
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoáncó thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.
Chứng khoán phát hành ra công chúng được ghi bằng đồng Việt Nam. mệng giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán phát hành lần đầu là 10.000 đồng. Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu la 100.000 đồng và bội số là 100.000 đồng.
Tổ chức phát hành là tổ chức đã đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật.
2.2. Niêm yết chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoáncó đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại Thị trường giao dịch tập trung. Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành được phép niêm yết tai Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tổ chức có chứng khoán phát hành ra công chúng muốn niêm yết phải được ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép; mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một Trung tâm giao dịch chứng khoán theo các quy định cụ thể của pháp luật.
Những chứng khoán niêm yết được giao dịch chuyển nhượng dễ dàng, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư công chúng. Công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết và thông qua các giao dịch mua bán cổ phiếu để tạo được uy tín với khách hàng và danh tiếng trên Thị trường trong và ngoài nước mang lại môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng khả năng ký kết hợp đồng, mở rộng Thị trường tiêu thụ sản phẩm…Nhờ thực hiện các yêu cầu khắt khe của việc niêm yết và giao dịch chứng khoán trên Thị trường mà công ty buộc phải chấn chỉnh công tác hạch toán, kiểm toán, cập nhật và công bố thông tin…xây dựng được nề nếp công khai minh bạch hoạt động của mình. Mặt khác, do đã có cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên Thị trường chứng khoán, công ty dễ dang phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn với chi phí thấp cũng như vay vốn của các ngân hàng thương mại, nâng cao tính thanh khoản của công ty. Đồng thời qua biến động tăng, giảm giá cổ phiếu của mình trên Thị trường giúp công ty đáng giá, so sánh được tình hình hoạt động và biết được quan hệ cung cầu chứng khoán trên Thị trường chứng khoán để đưa ra đối sách phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của công ty và lợi ích của các nhà đầu tư chứng khoán.
2.3. Giao dịch chứng khoán
Hoạt động mua, bán Thị trường chứng khoán trên Thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên Thị trường tập trung và Thị trường phi tập trung.
- Mua, bán chứng khoán của tổ chức phát hành: Việc mua bán có thể mua bán trực tiếp tại tổ chức phát hành. Qua cách nay nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập nhất là mặt địa lý. Còn có thể mua thông qua trung gian tức la mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường lầ các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại.
- Mua, bán chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mọi giao dịch mua, bán niêm yết đều phải qua hệ thống giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận.
- Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán gồm 5 bước:
+ Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
+ Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của trung tâm.
+ Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
+ Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
+ Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán hoặc tiền trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán.
2.4. Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
- Đăng kí chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu, các quyền khác và nghĩa vụ liên quan của người sở hữu chứng khoán bằng hệ thống thông tin lưu dữ chứng khoán và hệ thống thông tin về người sở hữu chứng khoán trong các tài khoản lưu ký chứng khoán thông qua thành viên lưu ký. Chứng khoán niêm yết phải được đăng ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán gồm: Đăng ký thông tin về chứng khoán như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mệnh giá chứng khoán … và người sở hữu chứng khoán như tên, quốc tịch, địa chỉ… của người sở hữu chứng khoán.
-Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng, đảm bảo an toàn, tránh mất mát, cháy, hư hỏng, bị tráo đổi… và ghi nhận dưới hình thức ghi sổ giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán. Lưu ký chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển giao chứng khoán giữa các nhà đầu tư không phải thực hiện bằng vật chất mà chỉ cần ghi nợ và có trên tài khoản giữa người mua và người bán, giảm được chi phí thời gian và nhân lực, tăng tiện úch và hiệu quả hoạt động của Thị trường.
- Bù trừ, thanh toán chứng khoán là một trong những lĩnh vực phức tạp và quan trọng nhất trong quá trình giao dịch của Thị trường chứng khoán. Thông qua hệ thống giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán, các lệnh mua, bán chứng khoán sau khi khớp lệnh sẽ được chuyển sang hệ thống thanh toán để hoàn tất thủ tục chuyển giao chứng khoán từ người bán sang người mua va thanh toán tiền giữa người mua và người bán. Việc bù trừ giao dịch chứng khoán phải phù hợp với số lượng chứng khoán và tiền ghi trong các chứng từ giao dịch, tuân thủ nguyên tắc giao dịch chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền. Việc thanh toán tiền phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống tài khoản của thành viên lưu ký và của trung tâm giao dịch chứng khoán mở tại ngân hàng chỉ định thanh toán; việc thanh toán chứng khoán phải đươc thực hiện bằng chuyển khoản thông qua hệ thống tài khoản chứng khoán giao dịch, tài khoản bù trừ, thanh toán chứng khoán đã giao dịch của thành viên lưu ký mở tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
2.5. Công bố thông tin.
Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin theo quy định. Tổng Giám đốc phải chụi trach nhiệm về nội dung thông tin do nhân viên công bố thông tin được uỷ quyền công bố.
Việc công bố thông tin phải đầy đủ, kịp thời và chính xác theo qui định của pháp luật.
Tổ chức phát hành, trung tâm giao dịch chứng khoán khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo uỷ ban chứng khoán Nhà nước; Tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Các tài liệu, báo cáo gửi cho uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán được thể hiện dưới hình thức văn bản. Đối với báo cáo tài chính quý, năm, báo cáo thường niên ngoai hình thức văn bản tổ chức phát hành, niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ gửi kèm theo đĩa lưu giữ thông tin hoặc gửi file theo địa chỉ do uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán qui định.
Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo cáo, công bố theo qui định của pháp luật.
2.6. Thị trường giao dịch tập trung và phi tập trung.
-Thị trường giao dịch tập trung ỏ nước ta hiện nay được thực hiện tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch chứng khoán, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trung tâm giao dịch chứng khoán là một định chế tài chính đặc biệt được ttỏ chức đưới hình thức là một đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc ủy ban chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
Trung tâm giao dịch chứng khoán có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán và Thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Trung tâm giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như:
+Tổ chức, quản lý điều hành và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán tại trung tâm.
+ Quản lý, giám sát hoạt động niêm yết.
+ Tổ chức, quản lý và thực hiện việc công bố thông tin Thị trường, cung cấp các dịnh vụ.
+ Lập và quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán; thu các khoản chi phí theo quy định của pháp luật.
+ Phát hiện và kiến nghị xử lý các vi phạm về chứng khoán và Thị trường chứng khoán.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và Thị trường chứng khoán theo quy định của Chủ tịch uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
- Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Thị trường chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ cho thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là Thị trường chứng khoán phi tập trung, có nhiêm vụ:
+Tổ chức đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành cổ phần ra công chúng thông qua phương thức đấu giá trực tiếp.
+Tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trai phiếu chính quyền địa phương.
+Tổ chức hoạt động giao dịch Thị trường thứ cấp: mua bán laị các chứng khoán chưa niêm yết. Mọi giao dịch thông qua công ty chứng khoán thành viên Trung tâm.
2.7. Công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo Giấy phép kinh doanh chứng khoán do uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán quy định như: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; bao lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
Để được kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo Giấy phép do uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp sau khi được Bộ Tài chính chấp nhận.
2.8. Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của các tổ chức và cá nhân Việt Nam và nước ngoài uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán nhằm thu hút được lợi nhuận cao nhất có thể và giảm mức tối thiểu rủi ro thông qua tìm, lựa chọn danh mục đầu tư hợp lý với sự đa dạng hoá tốt nhất trên cơ sở số tiền của quỹ.
Quỹ đầu tư chứng khoáncó 2 loịa chủ yếu: Quỹ đóng là quỹ phát hành cô phiếu theo đợt và sau đó không mua lại cổ phiếu của cổ đông muốn rút vốn; Quỹ mở là quỹ cho phép các cổ đông bán lại cổ phiếu cho quỹ khi cần. Loại quỹ này linh hoạt cho người đầu tư , nhưng đòi hỏi vốn thanh toán phải dồi dào và giá cổ phiếu phải được xác định thường xuyên và chính xác. Trong điều kiện hiện nay các quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ta áp dụng hình thức quỹ đóng để đảm bảo an toàn khi khả năng thanh toán còn thấp.
2.9. Quản lý Nhà nước về Thị trường chứng khoánvà chứng khoán.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Thị trường chứng khoánvà chứng khoán; các bộ, uỷ ban chứng khoánNhà nước, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ thực hiện quản lý Nhà nước đối với chứng khoánva Thị trường chứng khoán theo phân cấp của Chính phủ. Nội dung quản lý Nhà nước về Thị trường chứng khoánvà chứng khoán bao gồm :
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển Thị trường chứng khoán.
- Cấp, gia hạn, chỉ định, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vu chứng khoánvà thu lệ phí.
- Tổ chức quản lý Thị trường giao dịch chứng khoáncó tổ chức và các tổ chức trung gian, tổ chức phụ trợ hoạt động trên Thị trường chứng khoán.
- Thanh tra, giam sát và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoánvà Thị trường chứng khoán.
-Đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và Thị trường chứng khoán.
-Hợp tác quốc tế về Thị trường chứng khoán và chứng khoán
2.10. Hàng hóa trên Thị trường chứng khoán
Bản chất của chứng khoánlà một loại tài sản tài chính và nó có những đặc tính cơ bản như tính thanh khoản, tính rủi ro, tính sinh lợi.
2.10.1. Cổ phiếu.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
Khi mua cổ phiếu, những người đầu tư (các cổ đông) sẽ trở thành những người chủ sở hữu đối với công ty. Mức độ sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như gánh chịu mọi hậu quả trong quá trình hoạt động của công ty. Trong trường hợp xấu nhất là công ty phải thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ được nhận được những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong các nghĩa vụ nợ khác. Cổ phiếu là công cụ tài chính không có thời hạn đáo hạn.
* Phân loại cổ phiếu.
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản, đó là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu phổ thông (hay còn gọi là cổ phiếu thông thường) là loại cổ phiếu điển hình nhất và là cổ phiếu bắt buộc phải có ở các công ty cổ phần. Cổ phiếu phổ thông có những đặc tính căn bản mang tính phổ thông và được thể hiện bởi các quyền lợi cho người nắm giữ cổ phiếu:
+ Quyền biểu quyết: cổ đông phổ thông có quyền ứng cử, đề cử và biểu quyết các chức vụ quản lý trong công ty cổ phần; có quyền tham gia vào các kỳ họp đại hội đồng cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng. Cổ đông phổ thông cũng có quyền kiểm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường.
+ Quyền nhận cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt hoặc cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông công ty là tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và chính sách của công ty và do hội đồng quản trị quyết định. Vì thế thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định.
+ Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông phổ thông có quyền mua trước các cổ phiếu mới trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
- Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi giành cho cổ đông những ưu đãi nhất định so với cổ phiếu phổ thông. Những ưu đãi đó có thể là ưu đãi về cổ tức hoặc ưu đãi về biểu quyết.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá hay một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ được hưởng mức cổ tức này, vì thế thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi nói chung là cố định. Đổi lại, cổ đông ưu đãi không được tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty. Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, thì ưu tiên nhận lại vốn góp của cổ đông sẽ được thực hiện trước các cổ đông phổ thông và sau các trái chủ (người nắm giữ trái phiếu).
* Lợi tức cổ phiếu.
Người nắm giữ cổ phiếu có thể kỳ vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức ưu đãi và lãi vốn.
Cổ tức
Cổ tức là một phần lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông, được gọi là thu nhập của cổ đông. Vì vậy, chỉ khi nào doanh nghiệp làm ăn có lãi thì mới có khoản lợi nhuận sau thuế dành để chia cổ tức, vì vậy mức cổ tức nhận được qua các năm thường là không cố định (ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi). Thông thường mức cổ tức của cổ phiếu được coi là hấp dẫn khi tỷ lệ % của nó phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm loại kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ở một số công ty vì mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, lợi nhuận thường được giữ lại để tăng vốn nên mức cổ tức trả cho cổ đông rất khiêm tốn.
Lãi vốn
Lãi vốn là khoản chênh lệnh giữa giá thu được khi bán cổ phiếu và giá đã mua vào. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng trong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem lại cho cổ đông. Tuy nhiên, chỉ khi nào giá cổ phiếu tăng lên thì mới có lãi vốn, nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì sẽ gây lỗ vốn. Người đầu tư vì thế phải quan tâm tới khả năng tăng giá của cổ phiếu.
Thông thường, giữa mức cổ tức nhận được và mức lãi vốn có mối tương quan thuận chiều. Vì khi công ty làm ăn tốt, có lợi nhuận cao (sẽ có điều kiện chia cổ tức cao) và mức tăng trưởng tốt (sẽ tạo điều kiện cổ phiếu tăng giá). Tuy nhiên, trong thực tế có loại cổ phiếu có mức chi trả cổ tức cao và ổn định, nhưng lại kém tiềm năng tăng giá. Ngược lại, có loại trả cổ tức thấp (thậm chí không trả) nhưng lại hứa hẹn tiềm năng tăng giá trong tương lai. Tuỳ theo mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của từng người, mà nhà đầu tư có thể lựa chọn mua những loại cổ phiếu có thể đem về lợi tức khác nhau.
* Rủi ro cổ phiếu.
Rủi ro của một công cụ tài chính nói chung và của cổ phiếu nói chung được hiểu là tính không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại.
Những yếu tố góp phần tạo nên những thay đổi trong lợi tức cổ phiếu cấu thành nên yếu tố của rủi ro. Các yếu tố ảnh hưởng có thể từ bên ngoài hoặc từ bên trong, có thể kiểm soát hoặc không. Rủi ro cổ phiếu gồm hai loại:
- Rủi ro hệ thống: Là phần trong biến động tổng thể của lợi nhuận gây ra bởi những yếu tố tác động tới giá cả của tất cả các chứng khoán. Những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội là những nguồn rủi ro hệ thống. Hiệu ứng của chúng là làm cho giá cả của hầu hết các chứng khoán riêng lẻ cùng chuyển động theo một hướng. Rủi ro hệ thống chiếm phân nửa trong tổng rủi ro của cổ phiếu.
- Rủi ro không hệ thống: Là phần của tổng rủi ro chỉ xảy ra với một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế. Loại hình rủi ro này gắn liền với các yếu tố như năng lực quản trị công ty, loại hình kinh doanh, khuynh hướng tiêu dùng tác động tới lợi nhuận của công ty.
Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, vì trên thực tế lợi nhuận kỳ vọng càng lớn thì rủi ro càng cao, nhà đầu tư phải nghiên cứu khuynh hướng đầu tư của mình để đưa ra chiến lược phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu.
2.10.2. Trái phiếu.
Trái phiếu là một loại chứng khoánquy định nghĩa vụ người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ (người cho vay) một khoản tiền xác định (bao gồm cả gốc và lãi) vào một thời điểm nhất định (đáo hạn). Hay nói cách khác, trái phiếu là một loại chứng khoánđược phát hành để xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu.
* Đặc điểm của trái phiếu.
- Trái phiếu là công cụ đòi nợ, đòi hỏi người phát hành hoàn trả cho người cho vay (trái chủ) khối lượng vốn vay đã cộng với lãi vay trong một thời gian nhất định. Trái phiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 329.doc