Đối thủ tiềm ẩn của ngành sữa là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng trong tương lai có thể tham gia vào ngành. Khi các doanh nghiệp này xuất hiện, sẽ dẫn tới tình trạng giành giật thị phần và khách hàng của các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong ngành. Trong những năm gần đây, ngành sữa là ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Giá sữa trên thị trường Việt Nam được một tổ chức chuyên ngành đánh giá là cao nhất nhì thế giới, và lợi nhuận của công ty kinh doanh sữa thì có thể lên tới 86%.Theo nghiên cứu của Dự án bò sữa Việt- Bỉ, một dự án do Bỉ tài trợ về phát triển ngành sữa Việt Nam, giá sữa bán lẻ tại Việt Nam là 1,4 đô la Mỹ/lít, ngang bằng với giá tại những nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, là mức giá cao nhất thế giới. Trong khi giá sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới thì mức lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa cũng ở mức cao nhất nhì thế giới. Cụ thể, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột 22-86%. Đối với sữa nước, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng lên tới 48%
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19875 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ngành sữa bằng mô hình năm áp lực canh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sữa :hệ thống thu mua yếu kém,thiếu thiết bị bảo quản và làm lạnh nên chất lượng sữa không cao. Và những vấn đề thuộc về đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất lại rất đáng phải quan tâm.An toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của nhiều đơn vị, nhưng sự phối hợp giữa các đơn vị lại kém. Đây là một trong những nguyên nhân chính trực tiếp tạo nên những câu chuyện đáng buồn như sữa nhiễm melanin,sữa siêu nghèo đạm mà các phương tiện truyên thông hiện nay đang lên án gay gắt. Hậu quả từ những sự kiện trên thật đáng phải quan tâm.Vậy các nhà sản xuất sữa ở Việt Nam đã thực sự quan tâm chưa và quan tâm ở mức độ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này cũng chính là tìm ra giải pháp phát triển cho các thương hiệu sữa Việt Nam.
5.Từ các yếu tố tự nhiên:
Sự biến động của các yếu tố tự nhiên tác động gián tiếp đến ngành sản xuất và kinh doanh sữa ở Việt Nam thông qua tác động lên đàn bò sữa được chăn nuôi tại các nông trại trong nước. Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ trong nước của ngành sản xuất sữa nội địa mới chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu của các doanh nghiệp. Số còn lại chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài. Như vậy chúng ta vẫn phải đối mặt với một thực trạng là ngành chăn nuôi bò sữa của chúng ta vẫn chưa đạt được chỉ tiêu như mong đợi. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do các yếu tố tự nhiên. Cụ thể như do thiếu đất trống cỏ và đồng cỏ chăn thả nên hầu hết các cơ sở chăn nuôi bò sữa phải nuôi bò theo phương thức bán thâm canh và nuôi nhốt trong chuồng. Mặc dù nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới nhưng vẫn thiếu các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao và các loại cây thức ăn xanh trồng vào mùa khô và mùa đông. Như vậy nhà nước ta cần phải có chính sách thật cụ thể về quy hoạch vùng chăn nuôi, đất trồng cỏ để nâng cao chất lượng đàn bò trong nước và tăng nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước.
6.Từ yếu tố toàn cầu hoá:
Toàn cầu hoá là điều kiện tạo ra 1 thị trường chung cho các doanh nghiệp được tự do thông thương buôn bán, là cơ hội cạnh tranh mang tính quốc tế.Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa ở trong nước sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các thương hiệu khác trên Thế giới. Đây chính là điều kiện để cải tạo, hoàn thiện sản phẩm và cũng đồng thời là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước do sản phẩm nước ngoài đa dạng hơn và có nhiều ưu điểm hơn. Tuy nhiên trước hiện trạng chúng ta mới gia nhập WTO như hiện nay, thách thức đối với ngành sữa nước nhà quả thật là không nhỏ. Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn vừa phải tìm bước đi,vừa phải tìm hướng khắc phục hạn chế để khẳng định vị thế của mình khi bơi ra biển lớn.
II.Phân tích môi trường ngành sữa
1.Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
a.Nhà phân phối
Hiên nay các nhà phân phối chính của ngành sữa là hệ thống siêu thị và các đại lý.Hệ thống này trải khắp toàn quốc và có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh ngiệp.hơn 70% lượng sữa tiêu thụ thông qua 2 kênh phân phối gián tiếp này.các siêu thị và đại lý nhờ đó có được những quyền lực ảnh hưởng đặc biệt lên nhà sản xuất.
Áp lực về giá cả :
Giá cả có vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sữa. Các nhà phân phối là khách hàng chính của các doanh nghiệp.Quyết định sức mua của hàng hóa.Việc bình ổn giá và đưa ra mức giá hợp lý cho nhà phân phối là bài toán có tính quyết định trong việc chiếm lĩnh thị phần.các nhà sản xuất thường đưa ra mức giá ưu đãi cho các nhà phan phối nhằm thu hút họ bán sản phẩm của mình.Việc có nhiều nhà sản xuất trong khi chỉ có ít nhà phân phối đã tạo nên cuộc cạnh tranh về giá gay gắt.các nhà phân phối cũng có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm bán hàng nghiễm nhiên tao thành 1 thị trường cạnh tranh nhỏ trong phạm vi thị trường của nhà phân phối.
Do nhà phân phối có nhiều đặc quyền về bán hàng nên việc quản lý giá bán trên thị truờng đối với các nhà cung cấp cũng là sức ép lớn với các doanh nghiệp sữa.Các quy định rang buộc về giá đối với nhà cung cấp cần các doanh nghiệp sữa thực hiện nghiêm túc để tránh gây ảnh hưởng đến đánh giá và lựa chọn của người tiêu dùng cuối cùng.
Sức ép về chất lượng :
Chất lượng là yếu tố cạnh tranh quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp sữa.sữa là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.việc đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn là yếu tố đánh giá lựa chọn của người tiêu dùng. Các nhà phân phối cũng dựa vào đánh giá lựa chọn này để quyết định kinh doanh.cạnh tranh về chất lượng cũng gay gắt không kém cạnh tranh về giá.Đòi hỏi trình độ công nghệ sản xuất và quản lý cao. Yếu tố công nghệ và chất lượng đầu vào quyết định chất lượng của sản phẩm.Hiện nay công nghệ luôn luôn phát triển đã tạo nên cuộc cạnh tranh công nghệ rất lớn với các nhà sản xuất.Những sản phẩm chất lượng cao với nhiều ưu điểm tác dụng sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sữa.
Sức ép từ các dịch vụ đi kèm :
quyết định mua của nhà phân phối cũng bị chi phối bởi các dịch vụ và ưu đãi đi kèm, đã tạo nên sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp sữa. Đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nhưng dịch vụ và ưu đãi hấp dẫn nhà phân phối và người tiêu dung.
b.Khách hàng lẻ
Bộ phận khách hàng không lớn nhưng cũng là thị trường tiêu thụ không nhỏ có ảnh hưởng khá lớn tới hệ thống bán hàng và tạo nên sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.việc khai thác và thu hút khách hàng lẻ cũng là con bài chiến lược cạnh tranh và mở rộng thị phần của doanh nghiệp sữa.Xây dựng hệ thống đại lý độc quyền và hệ thống bán lẻ trưng bày sản phẩm là 1 chiến lược kinh doanh lớn của doanh nghiệp sữa nhằm tranh dành lượng khách hàng không nhỏ này.
Mức giá bán lẻ cần phải hợp lý với mức giá bán của các nhà phân để tránh tình trạng chênh lệch về giá đẫn đến cái nhìn sai khác từ phía người tiêu dùng.
Các dịch vụ ưu đãi tiếp thị sản phẩm đến tay khách hàng lẻ cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
VD: Trong vụ bê bối sữa nhiễm độc vừa qua, trong nước doanh nghiệp sữa hanoimilk bị chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ việc tẩy chay của khách hang. Trong nhiều tháng doanh số bán hàng của doanh nghiệp bằng không.sản xuất đình trệ.hàng trăm ngà tấn sữa bị tiêu hủy.thiệt hai của doanh nghiệp lên tới hàng trăm tỷ đồng.Sua khi có kết luận lại sữa của doanh nghiệp hanoimilk ko có melamine thì người tiêu dùng vẫn xa lánh sản phẩm của hanoimilk.Đó là ví dụ điển hình về sức mạnh của người tiêu dùng nếu các doanh nghiệp quên lãng.
2.Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế của sữa và các sản phẩm từ sữa là các sản phẩm có khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng như sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Ngày nay, các sản phẩm có khả năng thay thế này ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng khá tốt mà giá cả lại tương đối rẻ hơn. Đó là thức uống thay thế sữa và những thức uống trung gian như sữa đậu nành, các loại nước hoa quả, các thức uống được chế biến từ các loại ngũ cốc...; hay các sản phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết như sữa và các sản phẩm từ sữa mà giá cả lại tương đối rẻ và dễ thay đổi khẩu vị như bánh mỳ, nước cam, đậu hạt, cá mòi...
Trong tình hình hiện nay, khi ngành sữa vừa trải qua hàng loạt các vụ rắc rối về chất lượng một số sản phẩm được chế biến từ sữa thì áp lực từ phía các sản phẩm thay thế không hề nhỏ.
Về mặt chất lượng: chất lượng của sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa phải cao vì chất lượng các sản phẩm thay thế là tương đương, thậm chí là có những sản phẩm thay thế có thêm một số tác dụng chữa bệnh, hoặc giúp người sử dụng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhiều hơn.
Ví dụ: Hiện nay, hàng triệu người trên khắp thế giới mắc các bệnh liên quan đến xương do cơ thể họ không dung nạp đường lactose có trong các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, họ có thể chống lại hiện tượng này khi sử dụng các sản phẩm thay thế sữa, chứa nhiều lactose. Nhiều người cho rằng đường lactose chỉ có trong các sản phẩm sữa nhưng thực tế chúng cũng được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như: bánh mỳ, ngũ cốc, một số món tránh miệng và nhiều loại kẹo. Ngoài ra, có thể bổ sung calcium từ nhiều loại thực phẩm bên cạnh sản phẩm sữa như: cải xanh, các loại đậu hạt, rau diếp, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, sữa đậu nành và nước cam.
Về giá cả: giá của sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa cần phải giảm bớt; đặc biệt là hiện nay giá của sữa và các sản phẩm từ sữa là quá “ nóng”, quá cao. Một hộp sữa có giá đến vài trăm nghìn thậm chí hàng triệu đồng. Mức giá đó là quá sức đối với những gia đình có thu nhập trung bình, hoặc thấp nhưng vẫn phải mua như các bà mẹ có con nhỏ hay một loại sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa dùng riêng cho những người có bệnh như tiểu đường...Từ đầu năm đến nay, giá sữa liên tục có những đợt điều chỉnh tăng mạnh. Trong tháng 3, sữa bột của rất nhiều hãng đã đồng loạt tăng trung bình từ 5-6%, chủ yếu là các sản phẩm nhập ngoại. Chỉ có một số ít các hãng như Dutch Lady Việt Nam, France Bé Bé, và sản phẩm của Hanco Food cố gắng giữ giá trong suốt 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, các hãng cho biết, nguyên liệu đầu vào tăng, tỷ giá USD gần đây dao động mạnh, nếu giữ giá bán cũ thì doanh thu không đảm bảo, nên bước sang tháng 7 họ phải áp dụng biểu giá mới cho các dòng sản phẩm.Theo đó, sữa bột nhãn hiệu Cô gái Hà Lan sẽ tăng 5-7 %, khiến mỗi lon "phình to" ra từ 20.000-30.000 đồng. Giá sữa tươi loại nhỏ nhất là 100 gram cũng nhỉnh lên 500 đồng mỗi hộp.Ngoài ra, sữa đặc Hoàn Hảo, sữa bột Friso của Dutch Lady bán tại siêu thị Hapro giá cũng tăng trung bình 6%. Sữa bột Friso loại 900 gram cho trẻ trên 3 tuổi có giá bán mới là 171.000 đồng, giá cũ 155.000 đồng.Một số nhãn hiệu khác đã tăng giá theo cách giảm trọng lượng, nhưng giữ nguyên giá bán. Chẳng hạn, sữa đặc có đường sản xuất trong nước của Vinamilk gói lớn 250 gram, cũng bị "ngót" lại còn 220 gram. Dòng ngoại nhập như sữa Similac Mom hộp sắt 400 gram của hãng Abbott nay còn 300 gram, Dumex hộp 900 gram còn 800 gram... nhưng giá bán không thay đổi. Thực chất đây là một chiêu thức tăng giá mới mà người tiêu dùng phải tinh mắt mới phát hiện ra. Mức giá quá cao, chất lượng chưa đảm bảo khiến người tiêu dùng e dè, lo sợ khiền thị phần của ngành sữa thời gian qua giảm đi.
Trong khi đó, giá cả các sản phẩm thay thế sữa lại tương đối thấp. Một hộp sữa đậu nành không đường không cholesterol giá 13.000/ hộp.Các loại hộp giấy 200ml có giá 3000/ hộp; bịch finô 220ml có giá 2500/bịch hay các sản phẩm tự nhiên như thịt, cá, các loại đậu hạt ... rất dễ tìm kiếm, chế biến mà giá cả lại thấp...rất thuận tiện cho người tiêu dùng. Một số bà mẹ chuyển cho gia đình nình sang sử dụng song song nhiều loại sản phẩm vừa dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa vừa sử dụng các sản phẩm thay thế để tiết kiêm chi phí mà cả gia đình vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khiến thị phần các sản phẩm thay thế ngày càng tăng; xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như các hãng sản xuất sữa đậu nành Vinasoy, V.Fresh...
Như vậy, áp lực từ sản phẩm thay thế của ngành sữa là mạnh. Đặc biệt là trong thời gian qua, Bộ y tế và cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã xét nghiệm và kết luận hàng loạt nhãn hàng sữa nhiễm melamine khiến người tiêu dùng lo sợ và chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế. Ví dụ: Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các loại sữa nhiễm melamine, chị Trần Trúc Quỳnh (đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho cả gia đình chuyển hẳn sang dùng sữa đậu nành: Gia đình tôi sử dụng sữa tươi khá thường xuyên, mỗi tuần khoảng 4 - 5 lít, nhưng từ khi có thông tin về sữa nhiễm melamine thì tôi dừng hẳn, chuyển sang chế biến đậu nành thành sữa thay thế. Tại một cửa hàng bán đậu phụ và các sản phẩn từ đậu nành trên phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Hương - chủ cửa hàng - cho biết: Thời gian gần đây lượng khách tăng khá mạnh, phần lớn là hỏi mua sữa đậu nành. Có người còn cầu kỳ đặt hàng loại sữa đậu nguyên chất, đặc sánh để thay thế sữa tươi. Áp lực lớn đặt ra yêu cầu bức thiết đối với ngành sữa Việt Nam khi đứng trước nguy cơ bị thay thế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến giá thành sản phẩm sản xuất ra tăng là phải tìm ra con đường cho sự phát triển của ngành.
3.Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Hiện quy mô nhà cung cấp sữa ở trong nước hiện nay còn nhỏ lẻ và chỉ đáp ứng được 20% nguyên liệu đầu vào cho ngành sữa. Hiện quy mô đàn bò sữa , bình quân cả nước 5,3 con/hộ, nên hiệu quả chăn nuôi bò sữa ở nhiều nơi thấp. Chăn nuôi bò sữa chủ yếu được thực hiện dưới hình thức hộ gia đình, chiếm 93% tổng đàn bò sữa cả nước. Hiện tại, Việt Nam có trình độ chăn nuôi bò sữa thấp. Ngoại trừ một số vùng còn lại đại đa số nông dân chưa có tập quán chăn nuôi, thiếu kiến thức về chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, thú y ... Chăn nuôi bò sữa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro do thiếu kiến thức nuôi bò sữa.Trong khi đó kênh tiêu thụ sữa bò kém,các nhà máy chế biến sửa thường ở xa nơi cung cấp nguyên liệu.Do khoảng cách xa với các nhà máy sữa nên chí phí vận chuyển và bảo quản tương đối cao, chi phí vận chuyển trung bình từ trại chăn nuôi đến nhà máy và bảo quản lạnh hết 300đ/lít.
Như vậy quy mô nhà cung cấp thì nhỏ lẻ ,nguồn sữa bò cung cấp thì không ổn định do còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.Điều này ảnh hưởng rât nhiều đến việc gây sức ép đối với doanh nghiệp chế biến sữa.Doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào không gây được sức ép đối với doanh nghiệp chế biến sữa,mà phải chịu sức ép từ doanh nghiệp chế biến sữa. Lượng sữa của các cơ sở thu gom sữa bò chủ yếu bán cho nhà máy chế biến sữa, chiếm tỷ trọng 97%. Trong đó, 2 nhà máy chế biến sữa là Vinamilk (49%) và Dutch Lady (20%) đang gần như độc quyền thị trường. Do đó, giá thu mua sữa chủ yếu do 2 công ty trên quyết định. Hiện nay, mức giá thu mua sữa của các nhà máy sữa vẫn đang rất thấp. Thời gian qua, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng (5% năm 2005, và tăng 6,3% trong 6 tháng đầu năm), nhưng giá thu mua sữa lại gần như không thay đổi.
Trong những năm gân đây,thu nhập và mức sống của người dân đã được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, khi đất nước đã gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp”. hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Trong khi đó ta phải nhập khẩu đến 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu. Phải nói thêm một trong những lý do khiến các dự án bò sữa đi vào ngõ cụt là giá thu mua sữa của các nhà máy tại Việt Nam luôn thấp hơn giá thị trường của thế giới, khi các dự án đã thất bại, giá thu mua nguyên liệu lại nhảy vọt lên gấp 2 lần trong thời gian ngắn² chưa kể việc giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao trong 2 tháng vừa qua.Do ta nhập chủ yếu là nguyên liệu ngoại nên các doanh nghiệp chế biến sữa trong nước có nhiều sự chọn lựa nhà cung cấp cho mình,nguồn thông tin về các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới luôn sẵn có và dễ tìm.Nên việc chuyển đổi nhà cung cấp sẽ trở nên dễ dàng hơn,các doanh nghiệp sẽ tìm những nhà cung cấp nguyên liệu với giá rẻ và đảm bảo chất lượng.Dù vậy với việc giá nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao thì việc nhập nguyên liệu ngoại vẫn khiến sản xuất sữa trở nên khó khăn và giá bán sữa trên thị trường trong nước tăng lên. Rõ ràng việc đầu tư phát triển ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước sẽ làm giảm đi sự phụ thuộc của doanh nghiệp chế biến sữa trong nước với thị trường thế giới.Nó cũng làm tăng được sức mạnh của doanh cung cấp nguyên liệu trong nước,cải thiện giá nguyên liệu đầu vào,tăng giá thu mua sữa bò sẽ kích thích quy mô chăn nuôi bò sữa.
4.Áp lực cạnh tranh nội bộ nghành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên
một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
TÌNH TRẠNG NGHÀNH
*Nhu cầu và tốc độ tăng trưởng:
Sau những năm đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện, sức tiêu thụ các sản phẩm sữa tăng nhanh. Năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47 kg, năm
1995 đã tăng lên đến 2,05 kg, năm 1998 trên 5 kg, năm 2000 là 6,5 kg và năm 2001 ước là 7,0 kg.
Theo FAPRI, mức tiêu thụ của VN tăng rất nhanh, đặc biệt là sữa lỏng. Mức tiêu thụ sữa lỏng đạt 124,1 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng 8%/năm trong giai đoạn 1997 – 2007
1,000 MT
Mức tiêu thụ một số sản phẩm sữa ở Việt Nam từ 1997 - 2007
So với năm 1990 thì năm 2001 sức tiêu thụ sữa của nước ta đã tăng gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ được quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn. Mức tiêu thụ sữa tăng nhanh chủ yếu là ở các thành phố, đô thị, các khu công nghiệp và khu du lịch, trong khi đó sản lượng sữa sản xuất hàng năm của ta mới đáp ứng được 10 - 11% nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước Theo Trung tâm nghiên cứu NN quốc tế Australia (ACIAR),con số này thấp hơn 6 lần vào thập niên 1990-2001 (1,31kg/người năm 2001) (Quirke et al., 2003)
• Mục tiêu của kế hoạch tổng thể (Quyết định số.
22/2005/QD-BCN ): phấn đấu đạt mức tiêu thụ sữa 10kg/người (2010) & 20 kg (2020)
Như vậy ,các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng đang gây sức ép với nhau.Doanh nghiệp cạnh tranh nhau để dành giật thị trường,bằng cách đưa ra những chiến dịch cho sản phẩm sữa của mình:quảng cáo,khuyến mại,chính sách ưu đãi dành cho nhà phân phối…
CẤU TRÚC NGHÀNH (nghành phân tán): có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
Các rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
* Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư:Doanh nghiệp khi tham gia ngành sữa đều phải đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm máy móc,nhà xưởng,dây chuyền sản xuất…nó đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nên việc rut lui khỏi ngành là khó khăn.
* Ràng buộc với người lao động :Đội ngũ lao đông khi tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp,họ đều ký kêt với doanh nghiệp hợp đồng lao động.Nếu doanh nghiệp phá hợp đồng sẽ phải chịu gánh nặng bồi thường lớn.
* Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) :Doanh nghiệp muốn hoạt động được ,họ phải đăng kí giấy phép kinh doanh,rùi bản quyền sản phẩm,Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình,cũng như phải tuân theo những quy định mà tổ chức mình tham gia.DN muồn rút lui cũng không phải là dễ dàng.
* Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.thì rào cản rút lui là không lớn.
Trong tình hình hiện nay, khi mà chất melamine đang "thống trị" tàn phá toàn cầu thì sự cạnh tranh trong ngành khắc nghiệt. Những công ty có vài sản phẩm có chứa chất melamine thường bị tẩy chay kể cả những sản phẩm sạch...và những công ty sữa sạch khác cũng bị tẩy chay... (do sự cảnh giác quá cao độ của người dân việt nam). Tuy nhiên, có thể nói trong cái nguy có cái cơ (cơ hội) đứng lên thống lĩnh thị trường của công ty sữa sạch.
5.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn của ngành sữa là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng trong tương lai có thể tham gia vào ngành. Khi các doanh nghiệp này xuất hiện, sẽ dẫn tới tình trạng giành giật thị phần và khách hàng của các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong ngành. Trong những năm gần đây, ngành sữa là ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Giá sữa trên thị trường Việt Nam được một tổ chức chuyên ngành đánh giá là cao nhất nhì thế giới, và lợi nhuận của công ty kinh doanh sữa thì có thể lên tới 86%.Theo nghiên cứu của Dự án bò sữa Việt- Bỉ, một dự án do Bỉ tài trợ về phát triển ngành sữa Việt Nam, giá sữa bán lẻ tại Việt Nam là 1,4 đô la Mỹ/lít, ngang bằng với giá tại những nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, là mức giá cao nhất thế giới. Trong khi giá sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới thì mức lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa cũng ở mức cao nhất nhì thế giới. Cụ thể, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột 22-86%. Đối với sữa nước, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng lên tới 48%
Theo mức giá trên thị trường hiện nay mà một công ty sản xuất sữa vừa mua hàng vào đầu tháng 2/2009, giá sữa nguyên liệu đạt chuẩn (về hàm lượng đạm, béo, đường và một số vitamin khoáng chất thuộc thành phần tự nhiên của sữa) nhập từ các nhà cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu vào khoảng 60.000 đồng/kg (đã có thuế). Tính trên giá thành, mỗi kg sữa có bổ sung tối đa các thành phần theo công thức tốt nhất mà các hãng sữa nêu, sẽ vào khoảng 70.000 đồng/kg. Thậm chí, nếu có bổ sung DHA lên gấp 4 lần, giá chỉ có thể tăng thêm khoảng 4.000 đồng mỗi kg sữa bột. Nếu cộng thêm bao bì khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lon thiếc, các khoản thuế và chi phí khác cho kinh doanh thì bán trên 100.000 đồng/kg là các công ty đã có lãi.Vậy mà người tiêu dùng đang phải trả từ 300.000 đồng/kg trở lên cho các loại sữa được coi là cao cấp. Với tỉ lệ lợi nhuận bình quân của ngành cao như vậy, ngành sữa là ngành có sức hấp dẫn cao, thu hút nhiều doanh nghiệp.Tuy sức hút ngành sữa lớn song rào cản gia nhập ngành không hề nhỏ với bốn nhóm rào cản chính:
Rào cản về thương mại:
+Về thương hiệu: hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng, đã tạo được lòng tin nơi khách hàng như Dutch Lady, Elovi Việt Nam, Abbott, Vinamilk, sữa Ba Vì, Hà Nội milk....các nhãn hiệu sữa trên đều có những thế mạnh riêng sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác đã được xây dựng bằng những chiến lược định vị thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp. Việc xây dựng một thương hiệu là không hề dễ dàng do cần nhiều thời gian và công sức, bởi vậy đây là môt rào cản lớn đối với các doanh ngiệp muốn gia nhập ngành sữa.
+ Về hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối có thể gọi là mạch máu, thông qua đó để hàng hóa đi từ nhà sản xuất dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Cần đảm bảo chi phí lưu thông từ nhà sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng cuối cùng thấp nhất, thông qua cơ chế cạnh tranh. Hiểu rõ thế mạnh của một hệ thồng phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành đều có một hệ thống phân phối mạnh.
+ Về thị phần: thị trường tiêu thụ sữa tuy lớn song hiện nay có một số doanh nghiệp sữa đang chiếm phần lớn thị phần thị trường sữa như với các nhà sản xuất sữa bột trong nước thì Vinamilk dẫn đầu và chiếm 13,8% thị phần sữa bột cả nước, kế tới là Dutch Lady, một liên doanh với Hà Lan có nhà máy ở Bình Dương chiếm 11,3% thị phần, Nutifood, một công ty 100% vốn trong nước chiếm 5% thị phần và Nestle, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có nhà máy ở Đồng Nai chiếm 4,4% thị phân.
+ Về sự chung thủy của khách hàng: Người Việt Nam có thói quen tiêu dùng sản phẩm của các thương hiệu có uy tín. Đây cũng là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sữa đặc biệt là sau đợt khủng hoảng sữa nhiễm melamine khiến thị trường sữa trong nước rơi vào “khủng hoảng” là đòn đánh nặng đối với các hãng sữa nhỏ mới vào thị trường, nhưng mặt khác lại là cơ hội vàng cho các thương hiệu sữa xịn mở rộng hơn nữa thị phần. Bởi người tiêu dùng đang bị mất lòng tin với các thương hiệu sữa ít tên tuổi và có xu hướng chuyển sang dùng các loại sữa đã được chứng nhận an toàn.
Rào cản về phương tiện kĩ thuật: vừa qua, vụ sữa nhiễm melamine đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, bởi vậy các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sữa cần phải có một hệ thống phương tiện kĩ thuật hiện đại từ khâu xử lí nguyên liệu đầu vào đến dây chuyền sản xuất và hệ thống lưu kho bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ta có thể lấy ví dụ điển hình là Hanoimilk trở thành công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam trang bị máy kiểm nghiệm Melamine, các độc tố khác trong sữa và thực phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra công ty còn đầu tư một dây chuyên sản xuất thử nghiệm (Pilot) dùng để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về sữa, nước trái cây tiệt trùng, thực phẩm dinh dưỡng với công suất 50lít/ giờ.
Rào cản về tài chính: như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sữa cần phải có tiềm lực tài chính lớn để đáp ứng các yêu cầu trên.
Rào cản về nguồn lực quí hiếm: các doanh nghiệp sữa đã có thương hiệu hiện nay đều có một đội ngũ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, luôn tìm và nhập các nguyên liệu đầu vào tốt nhất có thể, và đội ngũ các nhà khoa học luôn tìm tòi, nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình. Rào cản này khá lớn với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành vì rất là khó để có ngay một đội ngũ các chuyên gia và nhà khoa học hàng đầu như vậy.Như vậy, ta có thể thấy tuy ngành sữa là ngành có sức hấp dẫn lớn do có lợi nhuận cao, song các rào cản gia nhập ngành là không hề nhỏ bởi vậy áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn của ngành sữa là nhỏ. Bởi vì trong giai đoạn hiện nay rất khó để các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành có thể vượt qua tất cả các rào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21817.doc