Đề tài Phân tích ngành thủy sản Việt Nam

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH NGÀNH

NGÀNH THỦY SẢN SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

& ỨNG DỤNG MÔ HÌNH APT TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO NGÀNH

Chương 1. THỊ TRƯỜNG CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 1

1.1 Nhu cầu toàn ngành .1

1.1.1 Nhu cầu toàn ngành của thế giới .1

1.1.2 Dự báo xu hướng cung của ngành Thủy Sản thế giới .5

1.1.3 Kết luận .8

1.2 Phân Tích Thị Trường Tiêu Thụ Của Ngành Thủy Sản Việt Nam .9

1.2.1 Tình hình tiêu thụ .9

Các sản phẩm có mức độ tiêu thụ cao 9

1.2.2 Thị trường tiêu thụ 13

1.2.3 Nhân tố chủ yếu tác động đến nhân tố cầu của ngành .15

1.3 Phân tích các yếu tố đầu vào của ngành Thủy Sản Việt Nam .15

1.3.1 Tình hình khai thác nuôi trồng, sản xuất, chế biến .15

 Nguồn lợi nuôi trồng và khai thác .15

 Chế biến thủy sản .18

 Nguồn lao động trong ngành Thủy Sản .19

1.3.2 Nhân tố chủ yếu tác động đến yếu tố cung của ngành .21

Chương 2. PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN .21

2.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH 21

2.1.1 Áp lực từ nguồn nguyên liệu đầu vào .21

2.1.2 Áp lực từ thị trường đầu ra .27

2.1.2.1 Vị thế của ngành trong thời gian gần đây 27

2.1.2.2 Thị trường xuất khẩu 29

2.1.2.3 Thị trường nội địa .30

2.1.3 Rào Cản Gia Nhập Ngành 36

Rào cản về đặc trưng của ngành .36

Chính sách của chính phủ .37

2.1.4 Áp Lực Cạnh Tranh Từ Sản Phẩm Thay Thế.40

Đặc tính sản phẩm.41

So sánh về giá cả.43

Về các yếu tố khác .44

2.2 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN 46

Chương 3. NGÀNH THỦY SẢN CÓ PHẢI LÀ NGÀNH CHIẾN LƯỢC

CỦA VIỆT NAM .47

3.1 Quan Điểm Cá Nhân Về Sự Phát Triển, Cơ Hội Và Thách

Thức Của Ngành 47

3.1.1 Góc nhìn của nhà đầu tư ngắn hạn .47

3.1.2 Góc nhìn của nhà đầu tư dài hạn .47

3.2 Một Số Giải Pháp Chính Cho Ngành Trong Thời Kỳ Hội Nhập

Toàn Cầu 49

Các Phụ Lục

Phụ Lục 1: Ngành Thủy Sản Việt Nam

Phụ Lục 2: Những Con Số Tổng Quan Ngành

Phụ Lục 3 : Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Ngành

Thủy Sản Việt Nam Trong Thời Gian Gần Đây

Phụ Lục 4: Chính Sách Thuế Ngành Thủy Sản Việt Nam

Phụ Lục 5: QUAN SÁT CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG NGÀNH

Mô Hình Đa Nhân Tố Với Nhóm Ngành Thủy Sản

Phụ Lục Biểu Đồ, Bảng Biểu.

pdf92 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ngành thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải biết liên kết với nhau trong quá trình xử lý tranh chấp.  Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng đến việc nâng cao mẫu mã, chủng loại sản phẩm, nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng đã qua chế biến. Còn nếu chúng ta chỉ dừng ở việc xuất khẩu mặt hàng đông lạnh là chủ yếu thì giá trị thấp, và khó có thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Chúng ta cần quan tâm hơn đến sở thích cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường các nước xuất khẩu để mở rộng đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường sản phẩm Việt Nam còn thấp so với các nước cũng khu vựa như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Singapore…  Chú ý đến sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế giữa các quốc gia. Trong thời gian gần đây nhất là sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới đó là mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan. Mặt hàng này đang dần dần gây được ấn tượng với các nhà nhập khẩu lớn như Mĩ, Nhật bản, Châu Âu, Trung Quốc và đang lấn dần sân của mặt hàng tôm sú của Việt Nam.  Hiện nay chúng ta đã xây dựng rất tốt hình ảnh và thông tin về thị trường thủy sản Việt Nam trong một thời gian ngắn. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều đã xây dựng trang web quảng bá thương hiệu của riêng mình. Riêng hiệp hội thủy sản Vasep ( ) có riêng một trang web luôn cập nhập đầy đủ thông tin về diễn biến thị trường, giá cả và thông tin cảnh báo trên các thị trường. Có thể nói đây là một kênh thông tin vô cùng hữu ích đối với tất cả các hội viên xuất nhập khẩu thủy sản. Chưa kể đến các trang thông tin luôn đi cùng với người nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ dẫn mọi cách thức nuôi, chăm sóc, và hướng dẫn các kĩ thuật nuôi bảo đảm VSAN thực phẩm (www.vietlinh.com.vn , , ,…). Cần phải nói ngành thủy sản Việt Nam đã có những tiến bộ rất lớn trong các khâu khai thác tiềm năng từ sự phát triển công nghệ thông tin này. Chúng ta cũng cần phải nhận thấy rằng điều này xuất phát từ đâu? Ta thấy hai yếu tố rõ rệt nhất thúc đẩy phát triển thị trường thông tin của ngành:  Năm 2005 mới có 4 công ty thủy sản lên sàn thì cuối năm 2007 đánh dấu một bước tiến ngoạn mục với nhiều “đại gia” trong ngành thủy sản chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Minh Phú.  Hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá và VSAT thực phẩm, hàng loạt vụ cảnh báo về chất lượng của nhà nhập khẩu lớn cho chúng ta thấy một điều rằng hầu hết các công ty thủy sản Việt Nam còn hiểu biết rất ít về các thị trường mà mính xuất khẩu. Ai cũng hiểu điều đó chứa một yếu tố rủi ro vô cùng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nên các thông tin được nêu ra và công bố đầy đủ cho các hội viên nắm bắt một cách rõ ràng và đầy đủ. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc cung cấp thông tin cho ngành bằng ngôn ngữ quốc tế, điều này rất quan trọng. Vì các nước trên thế giới rất chú trọng đến các vấn đề về thông tin, giá cả, chất lượng sản phẩm. Riêng điều này thì các trang web thông tin bằng tiếng Anh của ngành và công ty còn thiếu tính cập nhập thường xuyên, và mức độ thông tin cung cấp chưa chuyên nghiệp.( )  Có thể nhận thấy rõ một điều rằng Áp lực từ khách hàng là rất lớn, và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước còn vướng phải rất nhiều hạn chế. Chúng ta tăng trưởng mạnh xuất khẩu trong thời gian vừa qua cũng xuất phát từ nhu cầu của thế giới, và nhất sau vụ kiện bán phá giá của Mĩ, chứ chúng ta chưa thực sự xây dựng được một thương hiệu bền vững và phát triển của riêng mình. Điều này thể hiện rõ trong tình hình xuất khẩu bất ổn trong những năm gần đây. Nhưng cũng phải thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực, và ngày càng hoàn thiện mình hơn sau các vụ kiện cũng như các lời cảnh báo để thích ứng dần với môi trường có tính chất cạnh tranh khốc liệt này. 2.1.3 Rào Cản Gia Nhập Ngành Rào cản về đặc trưng của ngành:  Đối với việc nuôi trồng và khai thác nhỏ lẻ của người dân thì vốn đầu tư không cao, nhưng năng suất thấp.  Để xây dựng ngành theo hướng ngành công nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản thì cần một nguồn vốn rất lớn. Nguồn vốn này tất nhiên không thể từ các chính sách cho vay hỗ trợ của ngân Hàng, chính sách khuyến nông của nhà nước, mà phải từ các nguồn vốn lớn như huy động từ thị trường CK, hay các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, các tổ chức đầu tư nước ngoài. Và nhu cầu vốn lớn nhất là xây dựng đầu tư vùng nguyên liệu sạch, những trang thiết bị hiện đại trong khai thác và chế biến, cũng như bảo vệ môi trường.  Là ngành sản xuất có tỉ trọng đầu tư cho tài sản cố định rất cao chiếm từ 70 – 80% nguồn vốn dài hạn (xây dựng nhà máy, nhà xưởng đông lạnh, mua máy móc sản xuất, thuê, mua đất trong nuôi trồng…)  Là ngành có tác động rất mạnh đến yếu tố môi trường sống, cần phải có một lượng vốn đủ lớn cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.  Yếu tố nguồn lợi tự nhiên có giới hạn cũng là rào cản của ngành trong thời gian gần đây.  Hệ thống phân phối của ngành yêu cầu cao về kĩ thuật nhất là trong quá trình vận chuyển, và bảo quản sản phẩm do yêu cầu tươi sống (đây là yếu tố rào cản khiến ngành thủy sản Việt Nam mất đi phần nào thị trường nội địa).  Chính sách bảo hộ bằng rào cản thuế vẫn còn cho đến năm 2010 trong lộ trình gia nhập WTO mới được cắt giảm dần. Nên mặt hàng thủy sản nước ngoài gia nhập thị trường trong nước còn thấp. Chính sách của chính phủ: Chính sách của chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ tốt đa cho phát triển và nuôi trồng thủy sản, vì đây được xem là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa ngành này đã khai thác tốt thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như góp phần hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo cho khu vực dân cư sống bằng nghề Ngư nghiệp. Luật thủy sản mới đã được quốc hội thông qua năm 2004, nhưng luật này không quy định chi tiết các hoạt động nuôi trồng thủy sản mà giao cho bộ thủy sản chịu trách nhiệm xây dựng và hướng dẫn các văn bản dưới luật và các tiêu chuẩn cho mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Luật thủy sản lại được trao quyền cho các nhà quản lý, đặc biệt là cấp tỉnh trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên thông qua xây dựng các văn bản pháp quy và kế hoạch quy hoạch tổng thể đến giai đoạn 1999 – 2010 như:  Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 (Quyết định số 224/1999/QĐ-BTS) Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản – Bộ Thủy Sản.  Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định so61/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005) của Thủ Tướng Chính Phủ).  Chương trình khuyến ngư quốc gia giai đoạn 1999-2010 (sản xuất giống, nuôi tôm sú, đánh bắt xa bờ, nuôi cá nước ngọt, nuôi biển và nước lợ, bảo quản sau thu hoạch và chế biến) của trung tâm khuyến Ngư Quốc Gia.  Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 (Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg)  Chương trình hành động của Bộ Thủy Sản về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 2010.  Chương trình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Thủy Sản ( Quyết định số 11/2004/QĐ-BTS).  Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010 – định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 33/2005/QĐ-BTS). Ngoài ra bộ Thủy sản cũng đưa ra một số hoạt động chính để hỗ trợ phát triển ngành như:  Đẩy mạnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản bền vững.  Xây dựng bản đồ sinh thái sử dụng kĩ thuật định vị vệ tinh toàn cầu GIS để xác định vùng nuôi tối ưu cho các loài Thủy Sản.  Mở rộng mô hình nuôi theo GAP/BMP ra tất cả các vùng nuôi tôm và dần dần áp dụng cho các loài nuôi khác như cá basa, rô phi, tôm càng xanh và nuôi cá biển.  Tập trung xây dựng các trại giống “tập trung”, vùng nuôi “tập trung” và vùng nuôi cá biển “tập trung”.  Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống, thực hiện các nghiên cứu và xây dựng công nghệ sản xuất giống cho các loài nuôi biển có giá trị kinh tế.  Xây dựng các quy mô lớn, sản xuất ra con giống có chất lượng cao. Nguồn: Báo Cáo Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Tài Liệu được xây dựng theo yếu cầu của Bộ Thủy Sản và Ngân Hàng Thế Giới tháng 6/2006) Có thể thấy các chương trình mà chính phủ đưa ra là rất nhiều, bao quát hết tất cả mọi khía cạnh ngành thủy sản, đó đều là những chiến lược dài hơi. Phải nhận thấy rằng nếu chúng ta thực hiện tốt và đồng bộ được tất cả các dự án nêu trên thì ngành thủy sản sẽ phát triển một cách bền vững, và môi trường sinh thái được bảo vệ. Nhưng thực tế lại không theo chiều hướng đó: hàng loạt các báo động cảnh báo trong thời gian gần đây về chất lượng sản phẩm, sự xuống cấp của hệ sinh thái ven bờ, sự khai thác bất hợp lí dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven biển (nhất là tôm giống, cá giống khai thác tự nhiên), một vài địa phương Huế, Đà Nẵng trong thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều cách thức đánh bắt cá nguy hiểm cho môi trường cũng như người khai thác như: đánh bắt cá bằng xung điện, bằng thuốc nổ có tính chất tàn sát mạnh nguồn cá tự nhiên. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều được thực hiện với quy mô rất rộng lớn, với rất nhiều các dự án và kế hoạch thực hiện, xong vấn đề ở đây là tất cả các dự án đó đều nằm trên giấy, trên những văn bản triển khai còn kế hoạch cụ thể được tiến hành đến đâu của từng dự án, ai chịu trách nhiện chính trong việc thực hiện các dự án, và kết quả đạt được của các dự án cự thể như thế nào thì lại không thấy được đề cập. Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của ngành, thể hiện là chính phủ đầu tư rất lớn cho các thể chế cơ quan và cơ quan , ban ngành các cấp chính quyền có liên quan trong quá trình quản lý và nuôi trồng thủy sản:Đứng đầu là bộ Thủy Sản, cơ quan quản lý cấp quốc gia đối với ngành thủy sản: _ Bộ có 11 đơn vị hành chính: Vụ Nuôi trồng thủy sản, Vụ kế hoạch và tài chính, Vụ khoa học công nghệ, cục quản lý chất lượng, An toàn và vệ sinh thú y THủy Sản, các cơ quan quản lý cấp tỉnh và huyện, các sở thủy sản trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân các cấp. Ngân sách hằng năn của bộ hiên khoảng 9 tỷ đồng (Bộ thủy sản và Ngân Hàng Thế Giới, 2005). Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Nông Nghiệp, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư.Và 9 đơn vị phục vụ: có 3 viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, trại sản xuất giống, trung tâm khuyến Ngư, các trường đại học chuyên ngành thủy sản, viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản Việt Nam (liên kết của 3 trường Đại Học). _ Hiệp hội chế biến xuất khẩu Thủy Sản (Vasep)_ Hiệp hội này được thành lập từ các nhà chế biến xuất khẩu lớn của Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều tổ chức hỗ trợ ngành: _ Các tổ chức tín dụng và tư thương câp tín dụng cho ngành: Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân Hàng công Thương, Ngân Hàng Chính sách xã hội, Ngân Hàng đầu tư phát triển, hiệp hội phụ nữ, đoàn thanh niên. _Và các ngành doanh nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho ngành rất nhiều: ngành thức ăn cho Thủy Sản, hay sản xuất thuốc thú y Thủy Sản. Rất nhiều chính sách tập trung biến ngành thủy sản thành ngành xóa đói giảm nghèo. Phải thừa nhận rằng với sự nỗ lực hết sức của chính phủ, hộ nông dân đã khai thác, nuôi trồng thủy sản để cải thiện được cuộc sống, đã có sản phẩm để bán lẻ ở các chợ. Tuy nhiên người dân vẫn khó có thể thoát nghèo về căn bản vì công cụ đánh bắt còn thô sơ, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên - thời tiết, khai thác có nguy cơ bị cạn kiệt do tình trạng đánh bắt lan tràn và không có ý thức bảo vệ. Cũng phải thấy chính sách khuyến nông là sự hỗ trợ tốt cho người dân, xong nó vẩn thể hiện một số bất cập, do vốn ít, mức độ dàn trải rộng, tạo tư thế ỉ lại cho người dân đối với trung ương và địa phương. Chính sự không tập trung vốn này đã làm cho ngành thủy sản là ngành phát triển từ lâu đời nhưng ngành này của Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành một ngành công nghiệp khai thác và chế biến . Nhưng cũng cần phải thấy rằng đây là thời kì của nền kinh tế thị trường, người dân rất khó vay vốn từ các ngân hàng. Vì nhu cầu vốn cho kinh doanh là rất lớn mà vốn của các Ngân Hàng đều tập trung phần lớn vào khu vực, doanh nghiệp có lãi suất cao, ngành nghề hấp dẫn. Vậy các doanh nghiệp của người dân dù được hỗ trợ nhưng cũng khó có thể tồn tại lâu và cạnh tranh (trừ các doanh nghiệp linh động, nhạy bén số này rất thấp) vì chờ vốn của nhà nước với mức độ nhỏ giọt thì không phát triển được, mà nếu đi vay thì ai sẽ là người cho vay những dự án thiếu sức hấp dẫn này. Vậy người dân đã không thể phát triển để cạnh tranh, mà cũng không thể ngồi chờ vốn rót xuống hay đi kiếm khoản vốn lớn để mở rộng và phát triển. Thế tiến thoái lưỡng nan này vẫn gây cho ngư dân một cuộc sống bấp bênh. Như vậy liệu nghề cá có thể mãi mãi là một “ngành xóa đói giảm nghèo tốt” không, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và rất nhiều yếu tố biến động như hiện nay ? Sự tập trung hóa để tạo tính chuyên nghiệp, cũng như vốn lớn thì sẽ được ưu tiên giải quyết như thế nào? Còn Bộ thủy sản với quá nhiều các cơ quan hoạt động liệu có đồng bộ và hiệu quả được không trong khi trách nhiệm về từng lĩnh vực thì không quy định cụ thể? Chưa có chính sách nào đưa ra những chương trình, dự án để gắn kết người dân với thị trường, với các doanh nghiệp sản xuất (Ví dụ điển hình mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty cổ phần đã thực hiện). Các công trình nghiên cứu rất quy mô, nhưng tính ứng dụng thực tiễn còn rất thấp. Chưa có chính sách nào kết hợp một cách đồng bộ để định hướng cho việc xây dựng một ngành công nghiệp khai thác, nuôi trồng, và chế biến thủy sản. Nếu xét về vai trò hỗ trợ ngành thì hoạt động tích cực nhất phải kể đến ở đây chính là hội khuyến Ngư và Hiệp hội VASEP, bên cạnh đó là các trung tâm truyền tải thông tin như: vietlinh, trung tâm tin học thủy sản, cục chế biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối. Trong thời gian gần đây hiệp hội Vasep hoạt động thành công nhất và có tiếng nói quan trọng trong ngành vì hiệp hội đã giải quyết được những yếu cầu căn bản của ngành thủy sản theo xu hướng đẩy mạnh tính thương mại hóa cho ngành . .Thành Viên hiệp hội ngày càng đông chủ yếu là các nhà xuất khẩu lớn, với vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho bộ ngành thủy sản về chính sách thương mại và là thành viên chính để hướng sự phát triển nuôi trồng thủy sản theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hoạt động Vasep tiến hành rất đa dạng như: tăng cường quan hệ của các hội viên với các đối tác chiến lược, hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp hội viên với nông ngư dân nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kĩ thuật tranh chấp thương mại quốc tế từ kinh nghiệm các hội viên, tăng cường quan hệ với chính phủ, làm cầu nối giữa Doanh nghiệp hội viên với nhà nước. Mở rộng quan hệ quốc tế, cập nhập thông tin thương mại thị trường và tổ chức các sự kiện, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Tổ chức khuyến ngư cũng có những hoạt động rất tích cực đến khuyến khích nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ người dân về vấn đề kĩ thuật và cách thức nuôi cho năng suất đạt hiệu quả cao nhất, tập huấn về nuôi trồng và chăm sóc chữa bệnh cho thủy sản, dự báo. Xét về khía cạnh việc xóa đói giảm nghèo cho người dân với ngành thủy sản và việc thúc đẩy Việt Nam thành nước xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu_với một ngành công nghiệp thủy sản phát triển mạnh và bền vững_ thì đây là công việc với những bước đi khác nhau, cách thức hỗ trợ khác nhau, và nhất là nguồn vốn đầu tư khác hẳn nhau. Chính phủ chính là thành phần tham gia vào hoạt động mà các tổ chức kinh doanh không muốn thực hiện vì không có lợi nhuận cao. Các hoạt động liên quan đến ban hành, và kiểm soát việc thực thi nghiêm túc Luật Thủy Sản, nghiên cứu khai thác nguồn lợi sao cho hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, và hỗ trợ cần thiết với ngư dân nghèo, nhỏ lẻ. Còn đối với một thị trường cho ngành thủy sản thì phải để ngành tự vận động theo quy luật cung cầu của thị trường, ngay cả các dự án nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa công nghệ cũng tự các doanh nghiệp đầu tư theo định hướng mở rộng thị trường của DN. Chỉ cần nhà nước cung cấp một chính sách minh bạch, rõ ràng về thuế và các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt tới để hỗ trợ ngành, nhất là chính sách thuế, và các chính sách ưu đãi cho ngành. ( Xem Phụ Lục 4: Chính sách Thuế Trong Ngành).  Vậy xét về các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với ngành thì thấy chính phủ rất quan tâm đến ngành, xong các chính sách thực hiện hiệu quả còn rất thấp, gây lãng phí cho nguồn vốn đầu tư và phát triển ngành. Các dự án chưa bám sát thực tế thị trường và yếu tố thương mại, môi trường ngày càng có nguy cơ bị ô nhiễm nặng. Các mặt yếu kém về công tác quản lý về thuế, quản lý môi trường sinh thái và môi trường đầu tư của ngành, đã thực sự trở thành rào cản gia nhập ngành của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, các hiệp hội thủy sản trong thời gian gần đây đã gắn kết được người dân hoạt động trong ngành, với yếu tố thương mại và nhất là với chính phủ, Bộ, ban ngành thủy sản, đây là hướng đi đúng đắn để phát triển và mở rộng ngành. Vấn đề cần nhất giờ đây là chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ để tạo ra chính sách thông thoáng, minh bạch, cụ thể cho môi trường đầu tư vào ngành này. 2.1.4 Áp Lực Cạnh Tranh Từ Sản Phẩm Thay Thế. Sản phẩm đầu ra của ngành thủy sản có hai dạng: Sản phẩm thức ăn từ thủy sản và các sản phẩm phụ khác ( sản phẩm này rất đa dạng phục vụ nhiều ngành như ngành dược, ngành chế biến thức ăn thậm chí cả ngành năng lượng với sản phẩm dầu biodiezel). Nhưng chúng ta có theo quan sát tỉ trọng của hai dạng sản phẩm này của ngành thì Sản phẩm thủy sản dùng để chế biến thức ăn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và mang tính ổn định hơn. Biểu Đồ A.2: Khối lượng Thủy Sản cho hai loại sản phẩm của Thế Giới (Fao) Sản lượng thủy sản cung cấp cho nhu cầu thực phẩm của con người chiếm một tỉ trọng lớn gấp từ 3-4 lần khối lượng thủy sản không dùng làm thức ăn. Điều này xuất phát từ đặc tính của các sản phẩm từ thủy sản:  Phong phú về chủng loại từ nguồn nước mặn, nước lợ, nước ngọt có mức độ phân bố rộng nhất trên toàn địa cầu .  Đa dạng về chủng loại: Các loài cá, giáp xác, nhuyện thể, ngay cả các loài thực vật thủy sản cũng có giá trị cao như rong biển, tảo biển.  Có khối lượng calo đạm và chất béo chiếm tỉ trọng lớn, bến cạnh đó còn có các chất khoáng và vitamin rất cần thiết cho cơ thể Vitamin A & D trong dầu cá, acid béo Omega – 3 (là chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng cơ thể không thể tự sản xuất được nó chất này có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu , sò ốc).  Có khả năng khai thác trong tự nhiên rất lớn, bên cạnh đó còn có con người còn có khả năng tự gây giống và nuôi trồng nguồn lợi thủy sản này. Nếu xét về yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế của ngành này ta nên xét đến các sản phẩm được chế biến làm thực phẩm và thức ăn cho con người. Còn các nguồn thủy sản để chế biến các sản phẩm chuyên biệt như: chế dược phẩm, dầu thì mức độ cạnh tranh thấp, do sự tiêu dùng không rộng rãi. Các sản phẩm thay thế của ngành trong sản xuất và chế biến thức ăn là tất cả những sản phẩm thực phẩm xuất phát từ động vật và gia súc, gia cầm _đây là những loài thực phẩm thông dụng và cung cấp một lượng Calo rất lớn. Chúng ta sẽ lần lượt so sánh về các loại sản phẩm này để thấy mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế đối với ngành: Đặc tính sản phẩm: Xét trên khía cạnh thị trường tiêu thụ nội địa. Đặc tính so sánh Ngành Thủy Sản Thực phẩm từ ngành thay thế khác Khẩu Vị Có mùi vị đặc trưng, thịt ngọt, mềm. Có thể dùng nhiều gia vị khác nhau, nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng. Có nhiều mùi vị mới lạ, hấp dẫn, có tính kích thích mùi vị. Mùi vị, chất dinh dưỡng giữ được nhiều nhất phụ thuộc vào mức độ tươi sống của sản phẩm. Thịt chắc, mềm. Có thể tẩm nhiều gia vị khác nhau để mang lại nhiều mùi vị khác. Mùi vị tạo cảm giác quen thuộc, ít chán.Phù hợp khẩu vị người Châu Á. Mùi vị có phụ thuộc vào mức độ tươi sống, nhưng mức độ thấp hơn. Lượng đạm, và các chất cần thiết  Dồi dào omega 3 (giúp tuần hoàn máu tốt, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ)  Giàu đạm, ít cholesterol (Một khẩu phần ăn khoảng 150gr cá hoặc hải sản sẽ cung cấp 50 - 60 % nhu cầu chất đạm hàng ngày cho cơ thể)  Giàu vitamin, khoáng chất (cá, nghêu, sò, ốc, hến). - I-ốt: Cần thiết cho tuyến giáp. - Sắt: Cần cho quá trình hình thành hồng cầu. - Kẽm: Giúp làm lành vết thương. - Niacin (nicotinẽ a - xít): Giúp làn da khỏe mạnh và giải phóng năng lượng trong cơ thể. - Vitamin B: Cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. - Phosphorus: Giúp xương, răng chắc khỏe và giúp các vitamin nhóm B hoạt động hiệu quả. - Can - xi: Rất cần thiết cho xương, răng và hỗ trợ chức năng cơ bắp, thần kinh hoạt động chính xác.  Có hàm lượng protein cao: Hàm lượng protein trong thịt các loại động vật đều xấp xỉ như nhau (15-20%) .Protein rất cần thiết cho cơ thể nó được cấu thành từ 22 loại acid amin Protein có một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng, và hoàn thành chức năng bình thường của cơ thể, cung cấp một phần trong việc cấu tạo xương, da, và các màng bao phủ quanh tế bào, hoặc tạo nên phần riêng biệt bên trong tế bào.  Chứa nhiều Lipit: Lượng lipid dao động 1-30%; thành phần chủ yếu là các acid béo no chiếm trên 50%, nhiều cholesterol. Chất này cung cấp năng lượng quan trọng nhất của cơ thể, nó giúp xúc tiến sự hấp thu, hoà tan các vitamin, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ quan nội tạng khỏi bị thương. - Ka -li: Cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp. Chú ý: Các loại thủy sản tốt cho người lớn tuổi, người béo phì và người bị mắc bệnh tim mạch. Các loại cá biển một số loại có chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá kiếm, cá ngừ).  Cung cấp một số khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể: -Chứa nhiều Vitamin nhóm B nhất là Vitamin B1, và các loại khoáng chất: đồng, kẽm sắt, selen. -Thịt là nguồn phospho (116- 117mg%), kali (212-259mg%), sắt (1,1-2, 3mg%) - Canxi thấp (10- 15mg%) Chú ý: Thực phẩm từ thịt động vật phù hợp cho thời kì cần tăng trưởng và phát triển mạnh. Không tốt cho người lớn tuổi, và người bị mắc bệnh về tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh được rằng “Thực phẩm từ thịt động vật không có chân (cá) tốt hơn từ động vật 2 chân (gia cầm) và loài gia cầm có 2 chân thì lại tốt hơn loài gia súc có 4 chân” Tính đa dạng - Thủy hải sản có rất nhiều loài cá , giáp xác, nhuyễn thể, thực vật biển… - Có các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và mước mặn. - Có 3 dạng sản phẩm chính: tươi sống, đông lạnh, đã qua chế biến. - Có nhiều loại nhưng loại thường dùng nhất là: thịt gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng), thịt gia súc (thịt bò, thịt lợn). - Chủng loại cho thực phẩm ít hơn so với thủy sản. - Có hai loại sản phẩm chính: tươi sống, đông lạnh, (số lượng qua chế biến ít gặp). Khả năng chế biến Do có vị, và thịt ngọt đặc trưng cho từng loài nên có khả năng chế biến rất nhiều sản phẩm thức ăn với nhiều cách chế biến khác nhau. Có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được làm sản phẩm tăng cường chất dinh dưỡng. Khả năng chế biến nhiều nhưng so với thủy sản thì thấp hơn. Đa số chế biến các món thông thường truyền thống, nhưng không gây cảm giác chán. So sánh về giá cả:Nếu xét về giá cả thì ngành thủy sản có biến động hơn cả so với mặt bằng chung của các ngành cung cấp thực phẩm khác. Có hai lý do chính làm cho nhận xét này luôn đứng vững trong thực tiễn:  Thứ nhất: Nhưng nhìn chung đa số các loại thực phẩm thủy sản thuộc mặt hàng thực phẩm cao cấp hơn so với mặt hàng thực phẩm thiết yếu: do được khai thác từ tự nhiên mùi vị rất được ưa chuộng, giàu chất đạm, song khai thác khó khăn hơn ( khai thác trong tự nhiên vẫn chiếm tỉ trọng lớn). Sản phẩm thủy sản tiêu thụ mạnh hơn khi chất lượng dân số tăng.  Thứ hai: Ngành thủy sản có rất nhiều mặt hàng hóa, chủng loại, nhiều sản phẩm khác nhau, tùy theo từng thời kì các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau trên góc độ giá cả. Giá các loại tôm cá rất đa dạng và phong phú có thể thâm nhập vào nhiều loại đối tượng khách hàng. Sơ đồ biến động giá giữa thực phẩm ngành thủy sản và các thực phẩm thay thế khác. Ngành Thủy Sản Thực phẩm từ ngành thay thế khác Xét về yếu tố biến động giá thì mặt hàng thủy sản vẫn có tính biến động mạnh hơn các loại thực phẩm khác. Còn các giá trị biến động đột ngột của các sản phẩm thịc gà và lớn hơi là do các đợt dịch cúm gai cầm và heo tai xanh trong thời gian gần đây. Về các yếu tố khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan