Tình hình cho vay ngắn hạn có những chuyển biến khá tốt, đồng nghĩa với cơ cấu cho vay của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn thật sự thích hợp trong thời điểm này, đặc biệt là với người dân AG vay vốn để chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, cá ba sa, ngày càng mở rộng quy mô do những sản phẩm thủy sản ngày càng có giá trị xuất khẩu trên thị trường Quốc tế.
Từ thực tế trên cho thấy, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang không chỉ quan tâm đến mục tiêu XDSCN mà đồng thời còn tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cho vay đối tượng khác (sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi ), khách hàng vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng có thể trả nợ gốc vào bất cứ thời gian nào trong năm hoặc trả hết một lần duy nhất vào cuối năm, điều này giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán nợ gốc; ngoài ra còn nhờ vào sự đánh giá thị trường một cách đúng đắn của Ban Giám đốc và tích cực trong công tác của các cán bộ tín dụng Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đã góp phần tăng dần doanh số cho vay ngắn hạn theo mỗi năm.
Hiện nay trên địa bàn TPLX có rất nhiều tổ chức tín dụng và trong tương lai sẽ có nhiều tổ chức tín dụng khác, đó là những đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đứng trước vấn đề đó đòi hỏi Ngân hàng đề ra những chính sách cho vay như thế nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, và có được khách hàng uy tín là một điều hết sức khó khăn.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, rủi ro chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn, nó xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan gắn liền với hoạt động tín dụng:
Chủ quan
- Xuất phát từ ngân hàng:
+ Bộ máy điều hành lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, sự phân công không hợp lý.
+ Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng hoặc ban lãnh đạo còn hạn chế.
+ Chính sách cho vay không hợp lý.
+ Các thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, không chính xác.
+ Thực hiện không tốt quá trình cấp tín dụng.
+ Buông lỏng việc kiểm tra khách hàng vay.
- Xuất phát từ khách hàng:
+ Sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
+ Năng lực, công tác quản lý yếu kém của đơn vị vay vốn (doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình,…) dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán.
Khách quan
- Từ cơ chế của nhà nước: Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ, hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi. Vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm toán chưa được phát huy.
- Từ khách hàng: Do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như thiên tai, lạm phát tiền tệ, chi phí tăng, thay đổi bất thường về giá cả sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng thay đổi… dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân khác.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL
CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Khái quát Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang
Ngân hàng PTN ĐBSCL ra đời theo quyết định 769/TTG (18/09/97) của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đã làm thay đổi diện mạo của những ngôi nhà nơi đây, từ những ngôi nhà tranh tre được thay thế dần bằng những ngôi nhà khang trang, vững chắc để người nông dân yên tâm làm kinh tế.
Ngân hàng PTN ĐBSCL được thống đốc NHNN Việt Nam phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động theo quyết định 408/QĐ – NHNN 5 (08/12/97). Ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 04/1998.
Để mở rộng quy mô hoạt động, Ngân hàng PTN ĐBSCL đã thành lập chi nhánh theo công văn số 390/CV – NHNN 5 ( 07/05/98) của Thống đốc NHNN và quyết định 18/QĐ – HĐQT (27/05/99) của Hội đồng quản trị Ngân hàng PTN ĐBSCL.
Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang là đơn vị kinh tế cấp I trực thuộc Hội sở tại TP Hồ Chí Minh, hoạt động theo điều lệ của tổ chức và Ngân hàng PTN ĐBSCL, theo sự phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL.
Chi nhánh chính thức khai trương ngày 17/12/1999.
Tên chi nhánh: Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi Nhánh An Giang.
Tên giao dịch: Housing Bank Of Mekong Delta An Giang Branch.
Tên viết tắt: MHB AG.
Địa chỉ: 15 – Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, An Giang
( : 076.857321
Fax: 076.857276
Ngoài ra Ngân hàng PTN ĐBSCL còn có 3 chi nhánh cấp II, đặt tại: Châu Đốc (1), Châu Phú (2), Tân Châu (3).
Sơ đồ
Chi nhánh cấp II
(Châu Đốc) (1)
Chi nhánh cấp II
(Châu Phú) (2)
Chi nhánh cấp II
(Tân Châu) (3)
Hội Sở chính
(Tp HCM)
Chi nhánh cấp I
(NH PTN ĐBSCL – CN AG)
3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang có tổng số CBNV hiện tại là 131 người, gồm có: Ban Giám đốc, Phòng hành chánh – nhân sự, Phòng kế toán – ngân quỹ, Phòng tín dụng, Phòng kiểm tra nội bộ và 3 chi nhánh: Châu Đốc, Châu Phú, Tân Châu.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chi nhánh cấp II
(Châu Đốc) (1)
Chi nhánh cấp II
(Châu Phú) (2)
Chi nhánh cấp II
(Tân Châu) (3)
Ban Giám Đốc
Phòng
TC - HC
Phòng
KT - NQ
Phòng
TD
Phòng KTNB
3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc
Giám đốc: được Hội sở bổ nhiệm, Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động chi nhánh.
Phó Giám đốc: được ủy quyền giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng.
Phòng hành chính – nhân sự
- Quản lý toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến cán bộ nhân viên trong hoạt động của Ngân hàng.
- Sắp xếp bố trí công nhân viên phù hợp với trình độ chuyên môn.
- Cung cấp trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động của Ngân hàng.
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến mức lương, hưu trí.
Phòng kế toán – ngân quỹ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Tổ chức hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền kiều hối,…
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.
- Kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
- Giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của ngân hàng và của Nhà nước.
- Bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng tín dụng chuyển sang theo quy định.
- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. Thực hiện chế độ quyết toán hàng năm với Hội sở.
- Lập kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh và theo dõi thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
Phòng tín dụng
- Khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động.
- Tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát.
- Thẩm định các phương án, dự án đầu tư.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và ngoài nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
- Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ.
- Lập các báo cáo thống kê.
Phòng kiểm tra nội bộ
- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh.
- Thực hiện kiểm tra, theo dõi, phát hiện sai phạm, phúc tra việc sửa chữa những sai phạm của chi nhánh.
- Thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiến nghị của kiểm tra bộ nội bộ tài chính chi nhánh, và kiểm tra việc thực hiện.
- Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, NHNN và Hội sở Ngân hàng PTN ĐBSCL trong việc kiểm tra tại chi nhánh.
- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.3 Phương hướng hoạt động năm 2007
Từ những kết quả của năm 2006, theo định hướng của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2007.
● Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đề ra những mục tiêu sau
- Nguồn vốn huy động tại chỗ: 270.000 triệu đồng.
- Tổng dư nợ: 910 tỉ đồng, mức tăng trưởng: 15,19%.
- Nợ xấu (nhóm 3-5): <2%/tổng dư nợ.
- Lợi nhuận trước thuế: 21.950 triệu đồng.
● Những giải pháp thực hiện trong năm 2007
- Công tác nguồn vốn:
Tập trung công tác huy động vốn, triển khai khuyến mãi phù hợp với thực tế trên địa bàn. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ huy động vốn tại chỗ tối thiểu trên 30%/tổng dư nợ cho vay hiện hữu.
Phát triển các sản phẩm mới trong huy động vốn, trong tín dụng và tăng dần tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ trong tổng thu nhập.
Điều hoà vốn kịp thời, hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các chi nhánh cấp II, Phòng giao dịch hoàn thành kế hoạch chung của chi nhánh.
- Công tác tín dụng:
Thực hiện chiến lược phục vụ các khách hàng, giải quyết hồ sơ vượt mức phán quyết, có chiến lược lãi suất theo từng nhóm khách hàng.
Tập trung cho vay ngắn hạn, phấn đầu tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 60%/ tổng dư nợ cho vay. Thực hiện thẩm định cho vay khoa học, hiệu quả, không để hồ sơ của khách hàng kéo dài.
Không để nợ quá hạn gia tăng, xử lý nợ xấu, không để nợ xấu toàn chi nhánh tăng trên 2,5%. Phân công bộ phận theo dõi, quản lý tín dụng, xử lý nhanh đối với các khoản nợ nhóm 5.
- Công tác kế toán:
Quản lý việc chi tiêu mua sắm, công tác phí theo chế độ chính sách nhà nước trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.
Quản lý các khoản thu chi, hạch toán kịp thời chính xác; Đề ra kế hoạch cụ thể việc khoáng chi phí cho các chi nhánh cấp II.
- Công tác kiểm tra:
Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho giám đốc trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Đôn đốc các chi nhánh cấp II thực hiện tốt quy trình, quy định đã được ban hành.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh và thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra của Phòng Kiểm tra nội bộ Hội sở.
- Công tác tổ chức hành chánh:
Mở rộng và phát triển mạng lưới của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL, chi nhánh AG dự kiến mở thêm 3 phòng giao dịch (Hoà Lạc, Chợ Mới, Thoại Sơn), tuyển thêm cán bộ.
Tuyển dụng nhân sự theo biên chế được duyệt của Hội sở; đoàn kết tốt giữa các phòng ban và chi nhánh.
- Công tác khác:
Cải cách và hoàn thiện quy trình tín dụng. Nâng cao đạo đức, năng lực của các cán bộ nhân viên. Nâng cao hiệu lực quản lý của Ban lãnh đạo và các phòng ban.
Bố trí khoa học cán bộ phục vụ công tác báo cáo kịp thời và tin học hoá công tác báo cáo thống kê để hạn chế số lao động phục vụ công tác gián tiếp.
Tiến hành các thủ tục cần thiết trình Tổng Giám đốc, xúc tiến nhanh thủ tục mở các phòng giao dịch trực thuộc. Lãnh đạo chi nhánh cấp II chủ động nghiên cứu đưa ra chiến lược phù hợp đặc thù tại địa phương.
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn 2004 - 2006
4.1.1 Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với quá trình huy động vốn, nó cung ứng một lượng tiền lớn cho xã hội, được xem là một hoạt động không thể thiếu của mỗi ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy để tồn tại và phát triển, Ngân hàng PTN ĐBSCL - Chi Nhánh An Giang không chỉ chú trọng đến huy động vốn mà còn phải làm tốt công tác tín dụng.
Hoạt động tín dụng trong 3 năm gần đây (2004 – 2006) như sau:
Bảng 1: Tình hình cho vay năm 2004 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
St
%
St
%
1. Ngắn hạn
408.033
427.203
531.307
19.170
4,70
104.104
24,37
- XDSCN
11.540
1.467
4.167
-10.073
-87,29
2.700
184,05
- Khác
396.493
425.736
527.140
29.243
7,38
101.404
23,82
2. Trung dài hạn
185.451
235.369
402.621
49.918
26,92
167.252
71,06
Tổng
593.484
662.572
933.928
69.088
11,64
271.356
40,95
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Ghi chú:
Khác: sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi…
Năm 2004 - 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng đều và luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay, đặc biệt năm 2006 có doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất với mức tăng là 104.104 triệu đồng, tăng 24,37% so năm 2005. Doanh số cho vay tăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn còn vay trung dài hạn tăng tương đối, đây là một bước thay đổi đáng kể, do Ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của người dân.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng, trong đó cho vay khác tăng cao hơn so với cho vay XDSCN, vì nhu cầu vay vốn để kinh doanh trong ngắn hạn tăng không ngừng, với tính chất riêng của những loại hình kinh doanh khác nhau mà người dân chỉ cần vay vốn với thời gian ngắn là có thể thu hồi vốn, và tiếp tục kinh doanh hoặc chuyển sang đầu tư khác. Năm 2006 có mức tăng cao như trên là vì người dân vay vốn để kinh doanh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (tôm, cá basa,…) vốn là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu và đó cũng chính là lợi thế của tỉnh nhà.
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2004 - 2006
Trong doanh số cho vay ngắn hạn, cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng gần 100% trong 3 năm (2004 - 2006). Cho vay khác giữ một vị trí quan trọng và đang được Ngân hàng quan tâm hiện nay.
- Cho vay XDSCN: năm 2005 giảm 10.073 triệu đồng, giảm 87,29% so năm 2004 và chiếm tỷ trọng gần như không đáng kể trong doanh số cho vay ngắn hạn. Vì người dân thích vay trung dài hạn cho việc XDSCN hơn là vay ngắn hạn do tính chất của việc XDSCN là cần có thời gian dài và không tạo ra được nguồn thu nhập, hoặc sau một thời gian dài mới tạo được nguồn thu cho người sử dụng vốn vay, nên vay XDSCN thích hợp với vay trung dài hạn.
Nhưng đến năm 2006 cho vay XDSCN tăng 2.700 triệu đồng, tăng 184,05% so năm 2005, chiếm 1% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tuy doanh số cho vay XDSCN tăng nhưng rất ít so với mức tăng của doanh số cho vay khác. Cho vay XDSCN tăng là do Ngân hàng cân đối nguồn vốn cho vay XDSCN trong ngắn hạn và trung dài hạn, để nhằm ổn định doanh số cho vay XDSCN trung dài hạn, và không làm ảnh hưởng quá lớn đến doanh số cho vay XDSCN trong ngắn hạn.
- Cho vay khác: gồm sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi… cho vay khác trong cả 3 năm đều tăng, cao nhất là năm 2006 cho vay khác là 527.140 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99% trong doanh số cho vay ngắn hạn.
Và năm 2006 là năm doanh số cho vay khác có mức tăng cao nhất, tăng là 101.404 triệu đồng, tốc độ tăng là 23,82% so năm 2005. Cho vay trong ngắn hạn nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu và đa dạng các đối tượng (doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình,…) có nhu cầu vay vốn để đầu tư do tác động của sự kiện “Việt Nam gia nhập WTO”, góp phần làm doanh số cho vay khác lúc nào cũng vượt qua và lớn hơn gấp nhiều lần doanh số cho vay XDSCN.
Như vậy, cho vay khác (sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản,…) qua 3 năm luôn chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn, thể hiện sự dịch chuyển gần như hoàn toàn từ cho vay XDSCN sang cho vay đối tượng khác trong ngắn hạn và thể hiện rõ mục đích cho vay ngắn hạn.
Tình hình cho vay ngắn hạn có những chuyển biến khá tốt, đồng nghĩa với cơ cấu cho vay của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn thật sự thích hợp trong thời điểm này, đặc biệt là với người dân AG vay vốn để chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, cá ba sa,… ngày càng mở rộng quy mô do những sản phẩm thủy sản ngày càng có giá trị xuất khẩu trên thị trường Quốc tế.
Từ thực tế trên cho thấy, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang không chỉ quan tâm đến mục tiêu XDSCN mà đồng thời còn tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cho vay đối tượng khác (sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi …), khách hàng vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng có thể trả nợ gốc vào bất cứ thời gian nào trong năm hoặc trả hết một lần duy nhất vào cuối năm, điều này giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán nợ gốc; ngoài ra còn nhờ vào sự đánh giá thị trường một cách đúng đắn của Ban Giám đốc và tích cực trong công tác của các cán bộ tín dụng Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đã góp phần tăng dần doanh số cho vay ngắn hạn theo mỗi năm.
Hiện nay trên địa bàn TPLX có rất nhiều tổ chức tín dụng và trong tương lai sẽ có nhiều tổ chức tín dụng khác, đó là những đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đứng trước vấn đề đó đòi hỏi Ngân hàng đề ra những chính sách cho vay như thế nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, và có được khách hàng uy tín là một điều hết sức khó khăn.
4.1.2 Doanh số thu nợ
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là nhằm mục tiêu mang lại lợi nhuận, hoạt động tín dụng chẳng những phải đảm bảo được tính an toàn mà còn phải đạt hiệu quả, đảm bảo được khả năng thu hồi nợ, giảm nợ khó đòi và nợ quá hạn.
Bảng 2: Tình hình thu nợ năm 2004 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
St
%
St
%
1. Ngắn hạn
268.663
352.013
617.309
83.350
31,02
265.296
75,37
- XDSCN
5.649
7.431
6.194
1.782
31,55
-1.237
-16,65
- Khác
263.014
344.582
611.115
81.568
31,01
266.533
77,35
2. Trung dài hạn
286.137
245.483
309.032
-40.654
-14,21
63.549
25,89
Tổng
554.800
597.496
926.341
42.696
7,70
328.845
55,04
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng thu nợ ngắn hạn năm 2004 - 2006
Năm 2004 - 2005 tổng doanh số thu nợ luôn tăng và tăng gần gấp đôi vào năm 2006. Tổng doanh số thu nợ tăng nhờ vào việc lựa chọn đúng đối tượng, vừa phải thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn vừa phải lựa chọn các khách hàng uy tín, có khả năng trả nợ tốt. Vì vậy để đảm bảo khả năng thu hồi nợ thì điều quan trọng đó là công tác thẩm định phải được thực hiện tốt.
Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng khá nhanh qua 3 năm 2004 – 2006, đặc biệt luôn cao hơn doanh số thu nợ trung dài hạn, một phần nhờ vào sự thay đổi trong cơ cấu cho vay, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác góp phần tăng tổng doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ ngắn hạn nói riêng.
Trong doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ khác qua 3 năm 2004 – 2006 luôn chiếm tỷ trọng gần 100% trong doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ XDSCN chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân là do hiện tại cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ, nuôi trồng thủy sản… được gọi là cho vay khác, từ đó dẫn đến việc thu nợ của nhóm cho vay khác cao hơn so với XDSCN.
Doanh số thu nợ ngắn hạn diễn biến qua các năm như sau:
- Thu nợ XDSCN: năm 2005 tăng 1.782 triệu đồng, tăng 31,55% so năm 2004, chiếm tỷ trọng 2% trong doanh số thu nợ ngắn hạn, đây là mức tăng tương đối, một phần là nhờ các cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, nhưng nguyên nhân chính là do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.
Năm 2006 thu nợ XDSCN giảm 1.237 triệu đồng, giảm16,65% so năm 2005, chiếm tỷ trọng 1% trong doanh số thu nợ ngắn hạn. Thu nợ XDSCN giảm là do tính chất của việc XDSCN là không mang lại thu nhập hoặc không thể có thu nhập ngay, mà chủ yếu dựa vào các hoạt động khác như kinh doanh, đầu tư, chăn nuôi… mang lại thu nhập để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Do đó, khi các hoạt động trên không thuận lợi, kém hiệu quả, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, không thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường… nên khách hàng không thể thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
- Thu nợ khác: thu nợ khác qua 3 năm đều tăng và tăng cao nhất vào năm 2006, tăng 266.533 triệu đồng, tăng 77,35% so năm 2005, chiếm tỷ trọng 99% trong doanh số thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ của những đối tượng kinh doanh, chăn nuôi… tăng cao nhờ vào những thuận lợi riêng từ môi trường sản xuất kinh doanh, các khách hàng có phương án SXKD khả thi, nên đa số khách hàng có thể trả nợ cho Ngân hàng, thể hiện việc cho vay của Ngân hàng đối với các đối tượng này là đúng đắn, kinh nghiệm và trình độ của các cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.
Công tác thu nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng để đảm bảo được nguồn thu nhập của mình. Doanh số thu nợ ngắn hạn của năm 2004 - 2006 đã có những chuyển biến khá tốt, cho thấy ngoài yếu tố kinh doanh hiệu quả của khách hàng còn phải kể đến sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và vai trò của cán bộ tín dụng Ngân hàng.
Đối với công tác thu nợ, các cán bộ tín dụng luôn dành nhiều thời gian để xem xét hoạt động kinh doanh của những đối tượng vay vốn, khả năng thanh toán nợ của khách hàng; luôn có trách nhiệm nhắc nhở các khách hàng, tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng; quyết đoán trong việc, áp dụng linh hoạt giữa kinh nghiệm và thực tiễn với những quy định của Ngân hàng để có được kết quả thu nợ như trên.
4.1.3 Dư nợ cho vay
Dư nợ cũng là một khâu để đánh giá quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và tùy theo quy mô hoạt động mà ngân hàng sẽ đề ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ hợp lý.
Bảng 3: Tình hình dư nợ năm 2004 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
St
%
St
%
1. Ngắn hạn
256.947
332.137
246.135
75.190
29,26
-86.002
-25,89
- XDSCN
6.741
0.777
-1.250
-5.964
-88,47
-2.027
-260,88
- Khác
250.206
331.360
247.385
81.154
32,43
-83.975
-25,34
2. Trung dài hạn
410.227
400.113
493.702
-10.114
-2,47
93.589
23,39
Tổng
667.174
732.250
739.837
65.076
9,75
7.587
1,04
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Sự thay đổi trong cơ cấu cho vay sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đánh giá cơ cấu cho vay hiện tại ảnh hưởng đến số dư nợ thế nào cần phân tích tình hình dư nợ sau:
Tổng dư nợ tăng, trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2005 có mức tăng khá cao, tăng 75.190 triệu đồng, tăng 29,26% so năm 2004, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn của năm 2005 đạt tương đối so với kế hoạch tăng dư nợ ngắn hạn mà Ngân hàng đề ra là 501.000 triệu đồng. Đó là nhờ việc đẩy mạnh cơ cấu cho vay ngắn hạn, mở rộng các đối tượng vay vốn nên có thể đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau, vừa phân tán rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn và có mức tăng trưởng hợp lý dư nợ như trên.
Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2004 - 2006
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm 86.002 triệu đồng, giảm 25,89% so năm 2005, dựa vào quy mô hoạt động hiện tại mà Ngân hàng có những thay đổi trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, bước đầu chưa có nhiều khách hàng biết đến nên doanh số cho vay trong ngắn hạn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, dẫn đến dư nợ cho vay ngắn hạn giảm.
Đối với dư nợ ngắn hạn thì tỷ trọng dư nợ của đối tượng sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản,… chiếm một tỷ lệ khá lớn, còn dư nợ XDSCN chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Phân tích cụ thể tình hình dư nợ ngắn hạn như sau:
- Dư nợ cho vay XDSCN: dư nợ cho vay XDSCN có xu hướng giảm từ năm 2004 – 2006, giảm mạnh vào năm 2005 và 2006. Năm 2005 dư nợ cho vay XDSCN giảm 5.946 triệu đồng, giảm 88,47% so năm 2004. Năm 2006 dư nợ XDSCN giảm 2.027 triệu đồng, giảm 260,88% so năm 2005 và chỉ chiếm tỷ trọng là 1% trong dư nợ ngắn hạn. Dư nợ XDSCN ngắn hạn giảm mạnh do có sự điều chỉnh doanh số cho vay XDSCN giữa ngắn hạn và trung dài hạn, sự điều chỉnh này là dựa nhu cầu vay vốn hiện tại và khả năng tăng trưởng dư nợ của nhóm này trong tương lai.
Tuy dư nợ cho vay XDSCN giảm vẫn không làm ảnh hưởng nhiều đến dư nợ chung vì trong ngắn hạn thì việc cho vay XDSCN thường được duy trì với tỷ trọng thấp hơn so với việc cho vay khác.
Việc tăng dư nợ cho vay khác trong ngắn hạn chính là mục tiêu của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang.
- Dư nợ cho vay khác: Năm 2005 dư nợ khác tăng 81.154 triệu đồng, tăng 32,43% so năm 2004, chiếm tỷ trọng gần 100% trong dư nợ ngắn hạn. Dư nợ cho vay khác tăng đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nuôi trồng thuỷ sản,… Dư nợ khác chiếm một tỷ lệ lớn trong dư nợ ngắn hạn, điều này dựa vào sự đánh giá của Ban Giám đốc đối với thị trường nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng để nhằm tăng dư nợ thích hợp theo từng thời kỳ.
- Năm 2006 dư nợ cho vay khác giảm 83.975 triệu đồng, giảm 25,34% so với năm 2005, dư nợ cho vay khác giảm cũng là nguyên nhân chính làm cho dư nợ ngắn hạn giảm, nguyên nhân là do sự thay đổi trong cơ cấu cho vay ngắn hạn còn mới lạ so với người dân, vì trước đây họ chỉ biết đến Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang qua việc cho vay XDSCN và hình thức cho vay trung dài hạn. Dư nợ cho vay khác giảm cho thấy Ngân hàng chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến về những thay đổi trong chính sách cho vay, nên cần phải quan tâm nhiều hơn để có thể tăng dư nợ hợp lý.
Mặt khác, do lãi suất đầu vào của Ngân hàng là khá cao so với các ngân hàng khác trong tỉnh, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và khả năng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.
Tuy nhiên, do phương châm của Ngân hàng là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững”, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang chú ý đến việc lựa chọn khách hàng, dư nợ tăng chậm hoặc giảm đều nhằm đảm bảo việc thực hiện phương châm trên. Trong tương lai, những thay đổi trong cơ cấu cho vay sẽ được phổ biến hơn, doanh số cho vay ngắn hạn có thể sẽ tăng và do đó cũng có thể tăng dư nợ trong tương lai.
Dư nợ qua các năm 2004 – 2006 có những biến động đáng kể, nhưng vẫn giữ được mức dư nợ hợp lý dựa trên quy mô hoạt động của Ngân hàng và theo sự hướng dẫn của Hội sở.
4.1.4 Nợ quá hạn
Trái với những biện pháp để tăng dư nợ hợp lý, NQH bắt buột phải có những biện pháp để hạn chế, phòng ngừa. Trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng, vấn đề NQH là một trong những vấn đề không mong muốn, Chi nhánh ngân hàng PTN ĐBSCL cũng vậy.
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn năm 2004 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
St
%
St
%
1. Ngắn hạn
2.105
2.374
4.416
0.269
12,78
2.042
86,02
2. Trung dài hạn
8.361
11.785
6.870
3.424
40,95
-4.915
-41,71
Tổng
10.466
14.159
11.286
3.693
35,29
-2.873
-20,29
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
NQH ngắn hạn luôn thấp hơn NQH trung dài hạn nhưng luôn gia tăng mỗi năm (2004 - 2006) đây là một vấn đề khó tránh khỏi, tuy nhiên Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang luôn áp dụng những biện pháp hạn chế NQH trong giới hạn cho phép.
NQH ngắn hạn chủ yếu là ở nhóm cho vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,… còn nhóm XDSCN chỉ giữ một tỷ lệ rất thấp trong NQH ngắn hạn.
Từ năm 2004 – 2006 NQH ngắn hạn tăng, trong đó năm 2006 có mức tăng khá cao, tăng 2.042 triệu đồng, tăng 86,02% so năm 2005. NQH ngắn hạn tăng do một số khách hàng vay vốn nhằm mục đích nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi,… không gặp thuận lợi, có sự biến động bởi giá cả, đặc biệt là những năm gần đây việc xuất khẩu cá basa, thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết, những điều kiện về chất lượng nhập khẩu của các nước khác,… khi Việt Nam là t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang.doc