Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là “đi vay để cho vay”, nhưng hoạt động cho vay có hiệu quả hay không chính là thể hiện ở doanh số thu nợ, đây là một trong nhưng chỉ tiêu quan trong thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi các chủ thể kinh tế tham gia sử dụng vốn của Ngân hàng thì phải có nhiệm vụ hoàn trả vốn và lãi, số vốn và lãi thu về phải đảm bảo bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay, đồng thời phải đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy để phát triển kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng. Cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể được hoàn trả đúng hoặc không đúng kỳ hạn. Vì vậy công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nông Thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í tiền lương tăng thêm, bên cạnh đó trong năm này nền kinh tế của tỉnh cũng đã gặp phải một số khó khăn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giảm đi khả năng hoàn trả vốn của một số hộ vay, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thu nhập của Ngân hàng.
Sang năm 2006, sự tăng trưởng thu nhập đã được tốc độ mạnh hơn so với năm 2005 với mức tăng của thu nhập lên đến 18.873 triệu đồng, chi phí trong năm này cũng tăng đến 12.477 triệu đồng tuy nhiên tỷ lệ này không cao hơn tỷ lệ gia tăng của tổng thu nhập (chi phí tăng 56,9% trong khi thu nhập tăng đến 63.3%), làm cho thu nhập ròng tăng đến 81,2% so với năm 2005, tương ứng với số tiền 4.605 triệu đồng, đây là một kết quả thật sự đáng mừng. Trong năm này một số phòng giao dịch mới của Ngân hàng được thành lập (như Tri Tôn, Thoại Sơn,…), số lượng nhân viên được tuyển thêm tăng lên, bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 cũng tăng khoảng 9,3%,…các nguyên nhân này đã góp phần làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng Mỹ Xuyên, thế nhưng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo Ngân hàng, năm 2006 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã được kết quả khả quan, cùng với sự gia tăng của các địa điểm giao dịch thì doanh thu của Ngân hàng cũng gia tăng đáng kể.
3.4. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên cho năm 2007
– Giữ vững tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng lợi thế cạnh tranh, tích lũy tăng cường nội lực,…
– Gia tăng giá trị cổ đông, ổn định và phát triển đời sống nhân viên.
– Bổ sung vốn huy động bằng cách tăng cường quảng bá thương hiệu ngân hàng, tạo các phần thưởng hấp dẫn, thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm,…
– Phấn đấu đưa tổng dư nợ cuối năm 2007 đạt 900 tỷ đồng (tăng 280,3% so với năm 2006).
– Cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, kiềm giữ tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhỏ hơn 1% trên tổng dư nợ.
– Đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh, cùng các tỉnh lân cận.
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG SXKD
4.1. Phân tích doanh số cho vay
Trong 3 năm qua, từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ xuyên đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh An Giang, cụ thể là thành phố Long Xuyên và các huyện, xã, nơi mà Ngân hàng đặt chi nhánh, phòng giao dịch tại đó. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời và đáng kể nguồn vốn cho người dân, góp phần cải thiện và ổn định đời sống người dân.
An Giang là tỉnh có đa số người dân sống bằng nghề nông, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản lượng lúa gạo của tỉnh đứng đầu cả nước, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của tỉnh cũng không kém phát triển, một phần được thể hiện qua doanh số cho vay về lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong năm 2004 đến 2006 tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, luôn tăng dần qua các năm, và Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã từng bước khẳng định vai trò cung cấp vốn của mình, mang lại lợi nhuận ngày càng cao đồng thời cũng để xây dựng một chỗ đứng ngày càng vững chắc cho Ngân hàng trong thời hội nhập hiện nay:
Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn
22.432
19.824
25.210
-2.608
-11,6
5.386
27,2
Trung hạn
18.793
22.444
33.934
3.651
19,4
11.490
51,2
Tổng
41.225
42.268
59.144
1.043
2,5
16.876
39,9
Nguồn: Phòng kế hoạch
Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh như Sacombank, Vietcombank, Đông Á, Á Châu,… nhưng doanh số cho vay SXKD của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong những năm qua luôn đạt được những kết quả rất khả quan. Nếu như năm 2005 doanh số cho vay chỉ tăng 1.043 triệu đồng so với năm 2004 thì sang năm 2006 sự gia tăng này đã đạt tốc độ mạnh mẽ hơn với mức tăng 16.876 triệu đồng, tương ứng 39,9% so với năm 2005. Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Ngân hàng cũng như Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh thích hợp, tạo được niềm tin đối với đông đảo khách hàng.
4.1.1. Doanh số cho vay theo thời gian
Tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn, Ngân hàng Mỹ Xuyên thường tập trung cho vay mạnh lĩnh vực này, tuy nhiên trong 3 năm qua doanh số cho vay ngắn hạn lại có sự biến động bất ổn định.
Năm 2005 doanh số cho vay đã giảm 2.608 triệu đồng (11,6%), trong năm này kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá,… nên Ngân hàng đã tập trung hỗ trợ vốn cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp ít chú trọng đến lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, nguyên nhân này làm cho doanh số cho vay trong năm này sụt giảm. Nhưng sang năm 2006 sự sụt giảm này đã được khắc phục, doanh số cho vay lại đạt mức tăng khá cao với tốc độ tăng 27,2% tương ứng với 5.386 triệu đồng.
Điều này cho thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên chú trọng cung ứng vốn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng năm 2006 đã quan tâm đầy đủ hơn tất của các lĩnh vực cho vay, trong năm này Ngân hàng đã mở rộng thêm quy mô hoạt động trên địa bàn tỉnh, cùng với sự thành lập của các phòng giao dịch Mỹ Luông, Thoại Sơn,… thì hoạt động quảng bá thương hiệu và uy tín Ngân hàng cũng được tăng cường, không những làm gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn mà còn gia tăng cả doanh số cho vay trung hạn.
Doanh số cho vay trung hạn từ năm 2004 đến năm 2006, cũng tăng khá mạnh với tốc độ của năm sau luôn cao hơn năm trước, cao nhất là năm 2006, doanh số cho vay đã tăng 11.490 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 51,2%.
Sự gia tăng này đã cho thấy trong 3 năm qua, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã chú ý nhiều đến lĩnh vực cho vay trung hạn. Nguyên nhân là do thời gian qua nền kinh tế của cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, nhu cầu vốn trung hạn để đầu tư cho trang thiết bị công nghệ ngày một nhiều, và Ngân hàng cũng ngày càng chủ động được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay của đa số khách hàng.
Ở cách nhìn khác, nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn có xu hướng gia tăng theo từng năm, trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm, được thể hiện rõ ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn luôn tăng qua các năm, điều này phù hợp với nỗ lực gia tăng doanh số trung hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên, vì với loại cho vay này thì lãi suất cao, mạng lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng do năm bắt được xu thế phát triển của nền kinh tế đang dần bước vào thời kỳ hội nhập, nên các tổ chức sản xuất kinh doanh tăng cường đổi mới, cải tiến trang thiết bị, đẩy mạnh sản xuất, nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Tuy nhiên các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, vì vậy doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau cao, rủi ro tín dụng cao. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần tập trung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, với cho vay trung hạn cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng cho vay, đánh giá đúng khách hàng khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả, và có tài sản đảm bảo.
4.1.2. Doanh số cho vay theo ngành nghề
Bảng 3: DSCV theo ngành nghề Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
SXKD dịch vụ
15.652
14.455
19.726
-1.197
-7,6
5.271
36,5
Góp SXKD
14.242
11.816
17.627
-2.426
-17,0
5.811
49,2
Góp KDNT
11.331
15.997
21.791
4.666
41,2
5.794
36,2
Tổng
41.225
42.268
59.144
1.043
2,5
16.876
39,9
Nguồn: Phòng kế hoạch
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh An Giang có lúc không thuận lợi bởi những tác động xấu như dịch cúm gia cầm, dịch rầy nâu, giá cả hàng hoá không ổn định, tuy nhiên An Giang vẫn có những bước phát triển khá tích cực, hàng năm GDP của tỉnh tăng bình quân 9,1% vượt kế hoạch 0,6%, trong đó khu vực thương mại dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 12,2 %, khu vực nông nghiệp tăng 5,2%. Nắm bắt được xu thế phát triển đó, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, tận dụng tối đa nguồn lực tự có cùng với các nguồn vốn huy động được, không ngừng mở rộng cho vay đến các ngành kinh tế, mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn xã hội, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của tỉnh.
SXKD dịch vụ
Ngân hàng cho vay lĩnh vực này đối với các hộ vay như: bán quán cơm, bán nước mắm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet, kinh doanh xăng dầu, đồ gia dụng, bán phụ tùng xe, máy móc,… ở thành thị.
Năm 2005 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã giảm 1.197 triệu đồng so với 2004. Sở dĩ có sự sụt giảm của doanh số cho vay như vậy là vì trong năm này kinh tế của tỉnh đã gặp không ít các khó khăn như hạn hán, giá vật tư tăng mạnh, chỉ số lạm phát tăng cao 9,31%,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành sản xuất kinh doanh, nhất là ngành thương nghiệp chịu tác động mạnh của biến động giá tiêu dùng tăng cao, sức mua trên thị trường giảm, bên cạnh đó quy mô hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên còn tương đối nhỏ so với các Ngân hàng thương mại khác trong tỉnh,…, tất các các điều này đã góp phần làm doanh số cho vay giảm.
Tuy nhiên, sang năm 2006 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã có khởi sắc, năm này tỉnh đã nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện quy trình thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm qua An Giang đã tăng từ hạng 34 lên hạng thứ 9/64 tỉnh thành phố của nước, kinh tế của tỉnh cũng trở nên sôi động hơn, với sự phát triển kinh tế như vậy nhịp độ phát triển của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tăng theo thể hiện qua doanh số cho vay tăng kể trên.
Góp SXKD
Doanh số cho vay lĩnh vực này cũng có sự biến động tương tự như doanh số cho vay SXKD dịch vụ. Năm 2005, do những biến động phức tạp của nền kinh tế (giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu vật tư tăng,.. ) làm giá thành sản phẩm của các tổ chức SXKD tăng cao, dẫn dến việc giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, điều này cũng làm cho doanh số cho vay góp SXKD sụt giảm, cụ thể là 2.426 triệu đồng.
Tuy nhiên sang năm 2006, kinh tế của tỉnh trở nên năng động hơn, trong năm này toàn tỉnh An Giang cũng đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng 12 chợ với tổng nguồn vốn đầu tư 108 tỷ đồng, góp phần nâng doanh số cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên đến mức tăng khá cao là 5.811 triệu đồng (59,2%)
Góp KDNT
Sản phẩm cho vay này luôn đạt doanh số tăng qua các năm, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu như vựa phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, xăng dầu,… bên cạnh còn có các ngành nghề truyền thống như sản xuất bánh phòng, mắm thái, thắt bím lục bình, lưỡi câu, đường thốt lốt,…
Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng khá mạnh từ năm 2004 đến năm 2006 cao nhất là mức tăng 5.794 triệu đồng của năm 2006 so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong các năm qua kinh tế của tỉnh phải chịu sức ép từ việc tăng giá các vật tư, nguyên vật liệu,… nên các hộ kinh doanh lĩnh vực này cần thêm nguồn vốn để duy trì cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhìn ở góc độ khác, tỷ trọng doanh số của các sản phẩm cho vay được thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 2:
Sản phẩm cho vay SXKD dịch vụ và góp SXKD đều có doanh số cho vay giảm trong năm 2005 và tăng lại trong năm 2006. Nhưng tỷ trọng doanh số cho vay hai lĩnh vực này đều có giảm liên tục trong 3 năm, mặc dù năm 2006 doanh số cho vay tăng đáng kể.
Nguyên nhân là do thời gian qua (cụ thể từ năm 2005 đến năm 2006) hoạt động cho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên gặp phải nhiều trở ngại, bên cạnh những biến động kinh tế kể trên, Ngân hàng còn gặp sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác trong tỉnh, còn có một số khách hàng có nhu cầu vay, có phương án sản xuất khá hấp dẫn nhưng không đủ tài sản thế chấp.
Còn đối với lĩnh vực góp KDNT, đây là lĩnh vực cho vay chiếm tỷ trọng khá cao và luôn tăng trong 3 năm qua, sự gia tăng này là do để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế từ năm 2006 đến 2010. Cùng với tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại, dịch vụ, tỉnh An Giang còn tập trung phát triển mạnh ngành nghề dịch vụ ở nông thôn với cơ cấu hợp lý, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh cũng đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển các ngành KDNT, điều này góp phần nâng dần tỷ trọng doanh số cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, khẳng định uy tín của Ngân hàng với người dân ngày càng cao.
Qua phân tích tình hình cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Mỹ Xuyên: tuy doanh số cho vay ở một số sản phẩm có biến động giảm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh và cũng do những đặc điểm hạn chế riêng của Ngân hàng, nhưng nhìn tổng quan vốn đầu tư của Ngân hàng cho lĩnh vực này đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, hoạt động cho vay tại Ngân hàng đã từng bước được cải thiện, tiếp cận ngày càng sâu rộng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
4.2. Phân tích doanh số thu nợ
Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là “đi vay để cho vay”, nhưng hoạt động cho vay có hiệu quả hay không chính là thể hiện ở doanh số thu nợ, đây là một trong nhưng chỉ tiêu quan trong thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi các chủ thể kinh tế tham gia sử dụng vốn của Ngân hàng thì phải có nhiệm vụ hoàn trả vốn và lãi, số vốn và lãi thu về phải đảm bảo bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay, đồng thời phải đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy để phát triển kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng. Cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể được hoàn trả đúng hoặc không đúng kỳ hạn. Vì vậy công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Bảng 4: Doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Theo thời gian
Ngắn hạn
12.767
18.184
25.116
5.417
42,4
6.932
38,1
Trung hạn
16.733
17.749
22.602
1.016
6,1
4.853
27,3
Theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
7.308
12.976
20.346
5.668
77,6
7.370
56,8
Góp SXKD
10.702
10.853
12.646
151
1,4
1.793
16,5
Góp KDNT
11.490
12.104
14.726
614
5,3
2.622
21,7
Tổng
29.500
35.933
47.718
6.433
21,8
11.785
32,8
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Biểu đồ 3:
Nhìn chung trong 3 năm qua cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng gia tăng đáng kể. Năm 2005 so với năm 2004 mặc dù doanh số cho vay chỉ tăng 2,5% nhưng doanh số thu nợ lại tăng đến 21,8% tương ứng với 6.433 triệu đồng, và sang năm 2006 thu nợ lại tiếp tục tăng 11.785 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 32,8%.
Có được kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh thích hợp, có kinh nghiệm trong việc chọn lựa và phân loại khách hàng, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn cao. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng và sự thành công trong hoạt động kinh doanh cùng với ý thức trả nợ khá tốt của khách hàng. Cụ thể như sau:
4.2.1. Doanh số thu nợ theo thời gian
Thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành quả tích cực, doanh số thu nợ năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Năm 2005 so với năm 2004, mặc dù doanh số cho vay đã giảm 11,6% nhưng thu nợ lại tăng 42,4% tương ứng với 5.417 triệu đồng.
Nguyên nhân một mặt là do dự nợ của năm 2004 cao, mặt khác nhìn ở một góc độ lạc quan hơn về nền kinh tế của tỉnh, năm này do giá vật tư tăng cùng với hạn hán, nắng nóng kéo dài, bão lụt lở đất,…. làm giá thành sản phẩm tăng. Nhưng với sự điều chỉnh kịp thời của ban lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của các ngành các cấp chính quyền và nhân dân, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng khá cao 9,9% so với năm 2004. Cho thấy bên cạnh khó khăn vẫn còn không ít các cơ hội để các tổ chức kinh tế mở rộng đầu tư, và thực tế các hộ vay SXKD tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã đạt được những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh đảm bảo khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Sang năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng 6.932 triệu đồng, đây là kết quả hiển nhiên vì năm này kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá mạnh các đơn vị kinh tế đẩy nhanh tốc độ phát triển để chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập.
Ngoài ra còn do Ngân hàng đang chuyển dịch dần sang hướng đa dạng hóa khách hàng, từng bước lựa chọn khách hàng, tập trung cho vay những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các doanh nghiệp này đa phần cần nguồn vốn trung hạn. Những năm qua nền kinh tế của cả nước cũng như của địa phương tiếp tục tăng trưởng nên nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất cũng ngày một cao, và Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã chủ động được nguồn vốn, nên đã đẩy mạnh việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế này, kết quả là cho doanh số cho vay trung hạn gia tăng kéo theo doanh số thu nợ cũng gia tăng đáng kể.
Nếu xét về tỷ trọng doanh số thu nợ, ta thấy rằng tỷ trọng thu nợ trung hạn giảm qua các năm, mặc dù doanh số cho vay tăng. Đây cũng là điều đương nhiên vì doanh số cho vay trung hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển dài hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Còn tỷ trọng thu nợ ngắn hạn tăng theo từng năm, điều này một phần là do các khoảng cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn ngắn, mặt khác do ý thức trả nợ của các hộ vay cao, cùng với sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh đã giúp các đối tượng vay hoàn trả được vốn và lãi vay đúng hạn cho Ngân hàng.
4.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
Ngược với sự sụt giảm doanh số cho vay là 7,6% của năm 2005 so với năm 2004, thu nợ giai đoạn này lại đạt mức tăng rất cao 77,6% tương ứng với 5.668 triệu đồng và cao hơn nữa là mức tăng 7.370 triệu đồng (56,8%) của năm 2006. Năm 2006 thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng khá cao 36,5%, hoạt động kinh doanh của các hộ vay có hiệu quả. Còn năm 2005 so năm 2004 trong khi doanh số cho vay giảm mà doanh số thu nợ lại tăng, nguyên nhân là do dư nợ của các năm trước chuyển sang, bên cạnh đó nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng và khách hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Góp SXKD
Thu nợ lĩnh vực này từ năm 2004 đến năm 2006 cũng luôn tăng nhưng với tốc độ còn khá chậm. Năm 2005 thu nợ chỉ tăng 1,4% tương ứng với 151 triệu đồng so với năm 2004, sang năm 2006 tốc độ tăng này mạnh hơn với mức tăng 1.793 triệu đồng (16,5%).
Sở dĩ năm 2005 thu nợ tăng không cao là vì doanh số cho vay năm này giảm so với 2004, tình hình thu nợ của cán bộ Ngân hàng gặp khó khăn, do năm 2005 một số chợ phải di dời, ảnh hưởng đến việc kinh doanh mua bán của các hộ vay ( bán phụ tùng xe, đồ gia dụng,… ). Nhưng sang năm 2006, các chợ đã huy hoạch xong, việc mua bán của các tiểu thương cũng dần ổn định đảm bảo được việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng tốt hơn.
Góp KDNT
Với tốc độ tăng khá cao của doanh số cho vay, doanh số thu nợ góp KDNT cũng tăng qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 nhưng khá chậm, cao nhất là mức tăng của năm 2006 với doanh số thu nợ tăng 2.622 triệu đồng (21,7%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong các năm qua, kinh tế của tỉnh gặp khó khăn, giá trị tăng thêm của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2006 so với năm 2005 âm 2,95%, làm cho một số người dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,… gặp thất bát, không đủ vốn kịp thời để trả cho các hộ kinh doanh nông thôn như vựa phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,….., làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ vay KDNT dẫn đến việc xin gia hạn nợ tại Ngân hàng.
Bên cạnh đó, các hộ vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên như các cơ sở xuất truyền thống chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, các thiết bị sản xuất chủ yếu bằng thủ công nên năng suất thấp, khả năng cạnh tranh không cao,…. Những điều này cũng góp phần làm thu nợ góp KDNT tại Ngân hàng không cao.
Khi xét về tỷ trọng ta thấy rằng tỷ trọng góp KDNT cũng có xu hướng giảm dần thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4:
Tỷ trọng thu nợ góp KDNT giảm theo từng năm, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn có những hạn chế nhất định như còn thiếu kinh nghiệm trong quá trính sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến kém hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó còn do khách hàng vay KDNT gồm nhiều cơ sở sản xuất truyền thống, những khách hàng này thường chọn vay trung hạn nên thời gian hoàn vốn lãi cho Ngân hàng dài. Tất cả những điều này góp phần làm thu nợ góp KDNT cũng như tỷ trọng thu nợ không cao.
Cũng tương tự như sự sụt giảm của tỷ trọng thu nợ góp KDNT, tỷ trọng thu nợ góp SXKD cũng giảm theo từng năm. Mặc dù doanh số cho vay của lĩnh vực này tăng qua các năm nhưng công tác thu nợ tại Ngân hàng đã gặp phải một số khó khăn do các nguyên nhân đã kể trên (các chợ phải huy hoạch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ vay), vì vậy tỷ trọng thu nợ giảm. Chỉ riêng tỷ trọng thu nợ lĩnh vực SXKD dịch vụ là tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2006 cao nhất là tỷ trọng năm 2006 đạt 42,6%, đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu là ngắn hạn, thời gian luân chuyển vốn ngắn, tập trung nhiều nhất ở thành thị, nơi các hoạt động kinh doanh mua bán diễn ra rất sôi động, cùng với tốc độ phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế, thì các hộ vay SXKD dịch vụ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng kinh doanh ngày càng hiệu quả, đảm bảo được việc hoàn trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian qua đã có những tiến triển rất tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ đó, có thể đánh giá phần nào công tác lựa chọn, phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ, điều kiện vay vốn và việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, động viên nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
4.3.Phân tích dư nợ
Vượt qua khó khăn thử thách, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, taọ tiền đề cho việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới, cố gắng nâng ngày càng cao chất lượng tín dụng.
Trong những năm qua, kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhưng mức tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng khá cao, khẳng định chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được người dân tin cậy.
Bảng 5: Dư nợ Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Theo thời gian
Ngắn hạn
10.261
11.901
11.995
1.640
16,0
94
0,8
Trung hạn
16,573
21,268
32,600
4,695
28,3
11.332
53,3
Theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
8.344
9.823
9.203
1.479
17,7
-620
-6,3
Góp SXKD
9.329
10.292
15.273
963
10,3
4.981
48,4
Góp KDNT
9.161
13.054
20.119
3.893
42,5
7.065
54,1
Tổng
26.834
33.169
44.595
6.335
23,6
11.426
34,4
Nguồn: Phòng kế hoạch
Biểu đồ 5
Dư nợ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tăng qua các năm theo sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tăng cao nhất là dư nợ năm 2006 so với 2005 với mức tăng 11.426 triệu đồng. Dư nợ tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, năm 2006 thêm 3 phòng giao dịch được thành lập, dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều địa điểm đăng ký vay vốn trên địa bàn tỉnh,… các hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng sẽ không ngừng tăng lên.
4.3.1. Dư nợ theo thời gian.
Trong các năm qua Ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực cho vay trung hạn để đạt chỉ tiêu dư nợ đề ra, cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển. Nên dư nợ trung hạn luôn gia tăng cụ thể là từ năm 2004 đến năm 2006, cao nhất là năm 2006, dư nợ trung hạn tăng 53,3% tương ứng 11.332 triệu đồng. Còn về tỷ trọng dư nợ trung hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng qua các năm, cao nhất vẫn là năm 2006 với tỷ trọng dư nợ trung hạn là 73,1%. Điều này phù hợp với nỗ lực phấn đấu tăng dư nợ của Ngân hàng và cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. Để chuẩn bị thế sẵn sàng bước vào hội nhập, ban lãnh đạo tỉnh An Giang cũng đã tạo điều kiện giúp các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh đa dạng về hình thức, phong phú về ngành nghề, xây dựng thương hiệu, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện các chương trình khuyến công, thúc đẩy các cơ sở sản xuất phát triển, năm 2006 An Giang đã có tới 380 doanh nghiệp đăng ký thành lập, bước đầu khởi sự các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn trung hạn,…., những điều này đã góp phần làm tăng doanh số trung hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
Tương ứng với sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ trung hạn thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm dần, thấp nhất là tỷ trọng năm 2006 giảm còn 26,9%. Tuy vậy dư nợ 3 năm qua vẫn tăng nhưng cũng khá khiêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích nghiệp vụ tín dụng SXKD tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên.doc