Đề tài Phân tích nội dung các công cụ, thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua

NỘI DUNG

Lời nói đầu

Chương 1:

Lý luận chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của nó

1. Tổng quan về chính sách tiền tệ

2. Các công cụ chính sách tiền tệ và ưu nhược điểm của nó

3. Kinh nghiệm về các chính sách tiền tệ trên thế giới

Chương 2:

Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam

1. Bối cảnh chung

2. Các giai đoạn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam

3. Những hạn chế trong sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Chương 3:

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ

1. Chuyển đổi công cụ chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp

2. Phát triển thị trường tiền tệ

3. Cải cách hệ thống ngân hàng

3.1. Cải cách đối với ngân hàng trung ương

3.2. Cải cách đối với ngân hàng thương mại

4. Các điều kiện khác

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nội dung các công cụ, thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ cho các NHTM vay dưới nhiều hình thức tái chiét khấu túc là hình thức NHTƯ tái cáp vốn cho các NHTM. Khi NHTƯ nâng lãi suất chiết khấu túc là hạn chế cho vay đối với các NHTM, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm lượng tiền gửi giảm đồng nghĩa với việc lượng tiền cung ứng giảm. Ngược lại khi lãi suát tái chiết khấu giảm, các ngân hàng kinh doanh sẽ có khả năng bành trướng tín dụng do được lợi trong việc vay vốn củaNHTƯ, bởi vậy NHTM sẵn sàng hạ lãi suất khi cho các doanh nghiệp vay, kích thích đầu tư và sản lượng. Biện pháp này có ưu điểm là việc vay mượn được thực hiện trên những giấy tờ có giánên thời hạn vay mượn tương đối rõ ràng, việc hoàn trả nopự tương đối chắc chắn, tiền vay vận động phù hợp với sự vận động của qui luật cung cầu thị trường. nó cũng giúp NHTƯ thực hiện người vay cuối cùng nhằm tránh khỏi những cuộc sụp đổ tài chính. Chiết khấu là một cách có hiệu quả đặc biệt để cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng trong quá trình xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng bởi vì dự trữ lập tức được điều đến các ngân hàng nào cần thêm dự trữ hơn cả. Chính sách chiết khấu có tác dụng thông báo ý định của NHTƯvvề chính sách tiền tệ trong tương lai. Việc sử dụng chính sách tiần tệ ít được khuyến cáo, vì nó có hai nhược điểm chính sau: thứ nhất, ở vào nghiệp vụ này NHTƯ ở vào thế bị động, NHTƯ có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM phải đi vay; thứ hai khi MHTƯ ấn định mức lãi suất chiết khấu tại một mức đặc biệt nào đấy sẽ xảy ra những biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất chiết khấu và lãi suất thị trường vì lãi suất vay thay đổi, dẫn đến những thay đổi ngoài ý định trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đó trong cung ứng tiền tệ, NHTƯ khó có thể đảo ngược những thay đổi trong lãi suất chiết khấu. 2.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở Thực chất của hoạt động này là việc NHTƯ mua và bán các giấy tờ có giá (như cổ phiếu, trái khoán, công trái...) trên thị trường tiền tệ và trong chừng mực hạn chế nhất định cả tren thị trường vốn. Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM với lãi suất hấp dẫn, NHTƯ thu hồi tiền từ lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng, đồng thời khả năng cho vay của các NHTM cũng giảm và già trị tín dụng tăng lên. Ngược lại, bằng việc mua các giấy tờ có giá, NHTƯ cung cấp tiền cho các NHTM để cho vay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là thời hạn cuả các giấy tờ có giá. Việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn chủ yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên thị trường tiền tệ, trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thanh toán của các NHTM. Đây được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó có những ưu điểm hơn hẳn so với các công cụ khác: Phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHTƯ trong đó NHTƯ hoàn toàn kiểm soát được khối lượng giao dịch. Là công cụ linh hoạt giúp NHTƯ luôn luôn thay đổi được tình thế của mình khi mắc phải sai lầm. Nghiệp vụ này có thể sử dụng được ở bất kì một mức độ nào khi có yêu cầu căn cứ vào khối lượng cacs loại giấy tờ có giá bán ra. Nghiệp vụ thị trường mở có thể tiến nhanh chóng không gây những chậm trễ về mặt hành chính và ít tốn kém về mặt chi phí. Tuy nhiên, khi NHTƯ mua bán chứng khoán trên thị trường thì vẫn phải phụ thuộc vào người mua bán (các NHTM). Và để sử dụng được nghiệp vụ này thì phải có sự phát triển khá cao của của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, tiền trong lưu thông phần lớn nằm trong tài khoản của ngân hàng, đòi hỏi thị trường tài chính phải tương đối phát triển. 3. Kinh nghiệm về các chính sách tiền tệ trên thế giới Có bốn loại chính sách tiền tệ cơ bản trên thế giới: chính sách tiền tệ có mục tiêu tỷ giá hối đoái; chính sách tiền tệ có mục tiêu là khối lượng tiền tệ; chính sách tiền tệ có mục tiêu lạm phát; chính sách tiền tệ có mục tiêu ngầm ẩn chứ không công khai. Chính sách tiền tệ có mục tiêu tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử lâu dài. Đó là việc ấn định giá trị đồng nội tệ theo giá vàng hoặc gắn vào đồng tiền của một quốc gia khác. Gần đây, người ta thường sử dụng phương pháp neo giá trị của đồng nội tệ theo giá trị một ngoại tệ trong một biên độ nhất định. Phương pháp này rất đơn giản rõ ràng và dễ hiểu và tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát thông qua đồng ngoại tệ được chọn làm neo. Một số quốc gia đã sử dụng thành công chính sách này như Anh, Pháp (sau khi gắn đồng tiền của nó vào đồng Mark Đức. Tuy nhiên nó cung có những mặt hạn chế như làm mất đi tính độc lập của các chính sách tiền tệ; do có sự ổn định của đồng tiền, các nhà đầu tư không lường hết được mọi sự rủi ro và làm dòng vốn đổ vào tăng nhanh, khi vốn bị rút ra một cách bất ngờ thì đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ trầm trọng của các cuộc khủng hoảng; nó cũng loại bỏ đi những dấu hiệu quan trọng cho thấy chính sách tiền tệ đã quá bành trướng nhung đến khi NHTƯ nhận ra thì đã muộn. Chính sách tiền tệ có mục tiêu tiền tệ: Chính sách này cho phép NHTƯ có thể chọn một tỷ lạm phát không giống các quốc gia khác tuỳ theo sự biến động của sản lượng. Chế độ tiền tệ này có thể gửi tín hiệu gần như lạp tức cho cả công chúng và thị trường về tình trạng của chính sách tiền tệ cũng như ý định của các nhà làm chính sách trong việc kiểm soát lạm phát. Mỹ, Anh, Canada đã không thành công tong việc kiểm soát vì việc theo đuổi chính sách này không được chặt chẽ và mối liên hệ không ổn định giữa khối lượng tiền tệ và các biến mục tiêu như lạm phát. Thế nhưng Đức và Thuỵ Sĩ lại thành công khi áp dụng và do đó hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và nó đang được xem xét như là một chính sách tiền tệ chính của NHTƯ Châu Âu. Chính sách tiền tệ có mục tiêu lạm phát: Niu Dilân là quốc gia đầu tiên thực hiện theo chính sách này vào năm 1990 tiếp theo là Canada (1991) Anh (1992)...Chính sách này có một số lợi điểm quan trọng. Nó cho phép sử dụng chính sách trong việc đối phó với các cú sốc trong nội địa, ngoài ra nó dễ hiểu và có tính minh bạch cao. NHTƯ có trách nhiệm công khai về con số mục tiêu lạm phát, nó sẽ cung cấp thông tin cho công chúng và những người tham gia thị trường tài chính cũng như các nhà chính trị, đồng thời nó làm giảm bớt tính không chắc chắn của chính sách tiền tệ, lãi suất và lạm phát. Một đặc tính quan trọng nữa của chế độ tiền tệ này là nó làm tăng tính trách nhiệm của NHTƯ. Chính sách tiền tệ có mục tiêu ngầm chứ không công khai: Milton Friedman đã nhấn mạnh tác động của chính sách tiền tệ có độ trễ khá lớn. Do đó chính sách tiền tệ sẽ mất thời gian khá dài để có thể tác động tới lạm phát. Vì vậy để ngăn chặn lạm phát xuất hiện, NHTƯ cần phải hành động theo kiểu dự báo đón trước nhằm đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp. Lí do cơ bản cho việc sử dụng chiến lược này chính là sự thành công của nó mà điển hình là ở Mỹ trong vài năm gần đây. Một nhược điểm quan trọng của chiến lược náy là nó thiếu tính minh bạch. Nhưng nhược điểm lớn nhất là nó phụ thuộc quá nhiều vào sở thích, năng lực và độ tin cậy của những người có trách nhiệm trong NHTƯ. Những bất lợi đó có thể làm cho chiến lược hoạt đông không tốt trong tương lai. Bốn loại chính sách tiền tệ được đề cập trên đây đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết quả mong muốn trong dài hạn. việc sử dụng loại chế độ nào là tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và lịch sử của từng quốc gia. Chương II Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 1. Bối cảnh chung Sau đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chúng ta phải đi những bước đầu tiên, vừa xây dựng và cải cách tổ chức hoạt động hệ thống ngân hàng, vừa định hướng chính sách tiền tệ. Từ năm 1990, sau khi hai pháp lệnh ngân hàng được ban hành (pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngân hàng – Hợp tác xã tín dụng – Công ty tài chính), hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng, bước đầu thích ứng dần với hệ thống ngân hàng của nền kinh tế thị trường. Chính sách tiền tệ đã được xác định thông qua xây dựng các chính sách cụ thể: chính sách tín dụng tạo ra các công cụ huy động vốn, mở rộng cho vay đến mọi thành phần kinh tế; chính sách lãi suất thực hiện thông qua xoá bỏ bao cấp vốn, thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động của lạm phát...; chính sách quản lí ngoại hối và một số công cụ hỗ trợ khác. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả, thể hiện vai trò quản lí thông qua: ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, điều hành các chính sách ấy hoạt động có hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức của hệ thống ngân hàng theo hướng gọn nhẹ có khoa học; củng cố hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, mở rộng quan hệ quốc tế; xây dựng qui chế, cấp giấy phép thành lập và quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng đa thành phần; xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Đến tháng 10 - 1998, hai pháp lệnh ngân hàng đã được thay thế bằng hai luật ngân hàng: Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức Tín dụng. Hai luật này đã giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng được tự do hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực ngân hàng. 2. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn Chính sách tiền tệ của NHTƯ là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đòng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6. Thời kì 1986 đến 2000 có thể chia làm 4 giai đoạn 2.1. Giai đoạn 1986 - 1988 Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tổng cầu luôn vượt quá tổng cung. Tình trạng thiếu ngân sách xảy ra thường xuyên vì vậy Nhà nước liên tục phát hành tiền để bù thiếu hụt khiến cho nền kinh tế luôn trong trạng thái bát ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số (siêu lạm phát). Xuất phát từ thực trạng đó, nhiệm vụ chống lạm phát đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy đã có hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ: Đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường Thi hành chế độ lãi suất thực dương. Điều này đã làm nên những thay đổi mạnh mẽ dảo ngược tình hình. Với mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền Việt Nam, những thay đổi trên đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng, khôi phục lòng tin của người dân đối với đồng nội tệ, các quan hệ thị trường được hình thành, tạo ra những cơ sở vững chắc để biến tư tưởng đổi mới trở thành xu hướng thực tiễn. 2. 2. Giai đoạn 1989 - 1991 Các chính sách tiền tệ mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao. Nhưng lạm phát ở mức trên 66% năm 1990 –1991 là không thể tránh khỏi vì nhuồn lực cho nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo hệ thống kinh tế thị trường. Đi đôi với các biện pháp thắt chặt chi tiêu tài chính, tiết kiệm chi và giảm bội chi, việc tăng cường động viên tài chính và hoạt động của các ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế cũng được quan tâm thích đáng. Đặc biệt cải cách hệ thống thuế, áp dụng chính sách thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác động tích cực trong mở rộng và tập trung kịp thời nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 2. 3. Giai đoạn 1992 - 1995 Đây là giai đoạn nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, sự ổn định đã đi vào chế độ dừng. Việc cung ứng tiền tệ cho bội chi ngân sách đã chấm dứt, cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách Nhà nước, các chính sách kinh tế đưa ra phú hợp vứi nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường làm cân bằng tổng cung và tổng cầu hàng hoá. Việc đièu hành quản lý kinh tế tuy vậy vẫn ở dạng thô. Do vậy nền kinh tế không tránh khỏi những giao động về lạm phát. Lạm phát giai đoạn 1991 - 1995 1991 1992 1993 1994 1995 Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiếu hướng thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Chính phủ luôn chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm đến chính sách tiền tệ và giữ lạm phát ở mức thấp. Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước, pháp lệnh ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng đã qui định cơ sở cho việc thành lập hệ thống ngan hàng hai cấp. Bên cạnh đó Nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự trợ giúp kĩ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế. cán cân thanh toán đã có chiều hướng thuận lợi. Bên cạnh những thành tựu đạt được như kiềm chế lạm phát, quản lí ngoại hối, chính sách lãi suất... việc điều hành chính sách tiền tệ cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Cụ thể: Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ chưa được hoàn thiện theo cơ chế thị trường: lãi suất còn cao và chưa được điều chỉnh khéo léo, linh hoạt phù hợp với yêu cầu đặt ra của nền kinh tế; công cụ dự trữ bắt buộc chưa phát huy hết tác dụng; cán cân thanh toán còn bị thâm hụt lớn; việc chi tiêu ngân sách còn gặp nhiều bất cập, đôi khi gây ra những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng phát hành để bù đắp chi tiêu gây ra hiện tượng lạm phát ngoài dự kiến. Công cụ hữu hiệu nhất của chính sách tiền tệ là hoạt động thị trường mở trong khi thị trường tín phiếu kho bạc hình thành chậm làm cho NHNN khó khăn trong việc điều hành công cụ này. Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính nhiều khi chưa ăn khớp nhịp nhàng. 2. 3. Giai đọan 1996 - 2000 Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính trong giai đoạn này, mục tiêu kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn so với mục tiêu kiểm soát, ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng đồng đều trong các năm, tỷ lệ lạm phát giao động không quá mạnh. Cố gắng đạt cán cân thanh toán quốc tế từ thiếu hụt tới cân bằng vá tiến tới thặng dư. Đảm bảo trạng thái cân bằng ngân sách, tăng thu giảm chi nhất là các khoản chi điều hành để tập trung cho đáu tư công cộng. Một số nội dung chính trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ trong thời kì này: Hạn mức tín dụng: việc đưa ra hạn mức tín dụng sẽ tạo ra những nhân tố khó khăn cho các NHTM. Mặc dù công cụ này đã được áp dụng từ năm 1994 và đã có những tác đọng hiệu quả nhưng từ quý II năm 1998 NHNN đã không áp dụng công cụ này như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ. Dự trữ bắt buộc: theo quy chế dự trữ bắt buộc được ban hành theoQuyết định số 396/1997/QD-NHNN1 ngày 1/12/1997, NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng qui định trả lãi cho dự trữ vượt quá, mức phạt nếu tổ chức tín dụng thiếu khoản dự trữ bắt buộc. Những quy định này khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ đọng trong điều hành nguồn vốn kinh doanh và thực hiện dự trữ bắt buộc đúng như quy định phù hợp mục tiêu hành chính sách tiền tệ. Tái cấp vốn: thông qua hình thức cho vay thế chấp chứng từ và cho vay thế chấp bằng tiền gửi ngoại tệ của các NHTM, NHNN thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn nhằm bù đắp khó khăn tạm thời về thanh toán cho các NHTM. Năm 1998 lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh từ 1% tháng lên 1,1% tháng. Năm 1999, cùng với việc giảm trần lãi suất cho vay lãi suát tái cấp vốn cũng được giảm xuống mức 0,85% tháng. Lãi suất: thời kì này đánh dấu sự thay đổi căn bản về điều hành lãi suất thích ứng với nhịp độ cải cách kinh tế của Việt nam. NHNN điều hành chính sách lãi suất thông qua mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chée theo tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35% tháng. Trong phạm vi trần lãi suất và tỷ lệ chênh lệch lãi suất được công bố, các ngân hàng thương mại được điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất cho vay và huy động vốn phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn và đặc điểm kinh doanh riêng. Nghiệp vụ thị trường mở: ngày 12/7/2000 nghiệp vụ thị trường mở do NHNN chủ trì đã mở phiên giao dịch đầu tiên. Công cụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó có ưu điêmr hơn hẳn các công cụ khác, cho phép NHNN chủ động linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ. Do vậy việc áp dụng công cụ thị trườnt mở đánh dấu bước phát triển quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ việc sử dụng những công cụ cứng nhắc mang tính hành chính sang công cụ linh hoạt và hiệu quả hơn. Tỉ lệ tăng tổng phương tiện thanh toán (%) Tỉ lệ tăng lượng tiền cung ứng (%) Tỉ lệ tăng dư nợ tín dụng (%) Tỉ lệ tăng vốn huy động (%) 1996 22,7 22,7 1997 26,1 26,1 22 25,7 1998 23,9 25,6 16,4 34 1999 39,25 39,3 19,2 34 2000 20 25 21 25 3. Những hạn chế trong sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam Chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, tuy nhiên trong việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ đang bộc lộ những thiếu sót nhất định. Hiện tượng thiếu lành mạnh trong hệ thống tài chính – tiền tệ nói chung và sự thiếu nhất quán về một số mặt chính sách vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, đe doạ sự ổn định kinh tế về trung và dài hạn. Tình hình xấu đi càng bộc lộ rõ những khó khăn và tồn tại trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Có thể nêu một số điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ còn ở dạng sơ khai, chưa được hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường. Yêu cầu kiện toàn chính sách lãi suất trong mối tương quan chế đọ tỷ giá hối đoái thích hợp hơn vẫn chưa được xử lí tốt. Thứ hai, kinh doanh của hầu hết các NHTM còn gò bó, thiếu chủ động, tự chủ. Phần lớn các NHTM cổ phần hiện nay đều trong tình trạng thua lỗ. Nguồn vốn tín dụng còn hạn hẹp, mất cân đối cơ cáu với việc sử dụng, cho vay còn phân tán, hiệu quả thấp. Rủi ro tín dụng ngân hàng là đáng lo ngại và luôn luôn thường trực. Thứ ba, hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, chư có những điều kiện căn bản để từng bước tự do hoá lãi suất và thả nổi tỷ giá hối đoái. Thị trường vốn mới ở dạng “manh nha” nên khả năng cung cấp vốn đầu tư trung dài hạn cho nền kinh tế còn rất yếu kém. Việc tạo lập các công cụ và thể chế phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường vốn daì hạn nói chung mới bắt đầu và còn gặp không ít khó khăn. Đó là những trở ngại lớn cho NHNN tiến hành tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của đất nước. Thứ tư, sự thâm hụt lớn của cán cân vãng lai do nhập siêu triền miên và gánh nặng từ nợ nước ngoài cũng như gánh nặng của bội chi ngân sách tạo nên những áp lực từ nhiều phía đe doạ tính ổn định, độc lập tương đối của chính sách tiền tệ mà bước đầu đã tạo dựng được ở giai đoạn chống lạm phát trước đây. Thâm hụt cán cân vãng lai chủ yếu phải bù đắp bằng nhập khẩu vốn là nguyên chính khiến đồng tiền Việt Nam bị quá cao, kích thích tâm lí tích trữ dưới dạng ngoại tệ. Trong khi đó sự nôn nóng uốn nắn một cách cứng nhắc hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng sau một số vụ đổ vỡ tài chính làm tái phát xu hướng bao cấp tràn lan qua hạn mức tín dụng, qua lãi suất ưu đãi, qua áp lực chỉ định cho vay... Đó là những trở ngại không đễ gỡ bỏ trong quá trình hoàn thiện chính sách tiền tệ hiện nay. Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ Như đã trình bày ở trên việc điều hành chính sách tiền tệ trong 10 năm vừa qua ở Việt Nam đã thu ddược một số thành công nhất định như kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển với thị trường tài chính cũng như các hoạt động tín dụng mở rộng, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá, đòi hỏi việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả là một diều tất yếu. Để có thể thực hiện dược mục tiêu này, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: 1. Chuyển đổi công cụ chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp ở những nước có nền tài chính sơ khai, không có tính cạnh tranh như Việt Nam, các công cụ trực tiếp được lựa chọn tạm thời khi khung thể chế cho các công cụ gián tiếp chưa đưọc phát triển. Các cộng cụ trực tiếp được thừa nhận là đáng tin cạy trong việc kiểm soát tổng khối lượng tín dụng, chúng tương đối dễ áp dụng và lý giải, đồng thời chi phí thực hiện thấp.Trong thực tế cơ chế điều chỉnh trực tiếp đã đem lại sự thành công đáng kể cho chính sách tiền tệ trong thập niên 90 và đã đạt được hiệu quả tối đa của nó với tỷ lệ lạm phát một chữ số cùng tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6% trong gần 10 năm. Song các công cụ trực tiếp lại có nhiều nhược điểm. Đặc biệt trong thời gian gần đây, bắt đầu tỏ ra lúng túng và thiếu chủ động, mà nguyên nhân chủ yếu là: Các công cụ trục tiếp không cho phép NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt lượng vốn khả dụng trong điều kiện ứ thừa Công cụ trục tiếp ngày càng tỏ ra tiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và do đó làm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ. Hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ bị hạn chế vì không lợi dụng được các kênh dẫn truyền đa dạng qua lãi suất, tín dụng và thị trường tài chính với nhũng ảnh hưởng qua giá trái phiếu, cổ phiếu và giá ngoại tệ. Việc sử dụng các công cụ trực tiếp và các chính sách điều chỉnh như hiện nay chỉ cho phép chính sách tiền tệ tác động đến các khía cạnh vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn trực tiếp. Điều này không có nghĩa là chúng ta phủ nhận vai trò của công cụ trực tiếp đối với nền kinh tế. Việc chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp chỉ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và linh hoạt trong sử dụng chính sách tiền tệ. Nền kinh tế đang đứng trước nhu cầu hội nhập và mở cửa, một chính sách tiền tệ cứng nhắc và kém hiệu quả sẽ không đảm bảo cho nó tránh được những ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức và mọi loại tài sản nợ. Phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc thể hiện bằng lãi suất phạt áp dụng trên số thiếu hụt bình quân của cả kì và lãi suất phạt này phải cao hơn so với các mức lãi suất khác. NHTƯ phải có quyền quy định cách thức tính toán và loại tài sản nợ cũng như loại hình tổ chức áp dụng. Hoạt động tái chiết khấuvà tái cấp vốn cần hợp nhát các thể thức tái cấp vốn thành một thể thức với một lãi suất cho vay duy nhất. Thể thức này cần áp dụng thống nhất đối với mọi ngân hàng và cho phép được vay tự động với các quy tắc và hạn mức được quy định trước. Hạn mức vay cần phải gắn với vốn của ngân hàng hay tài sản thế chấp. Cần quy định thời hạn cho vay vốn tối đa càng ngắn càng tốt để cho phép NHTƯchủ động thay đổi điều kiện vay khi cần thiết. Hoạt động thị trường mở đây là công cụ mà đa số các quốc gia chưa có vì chỉ ít quốc gia có thị trường tiền tệ đủ lớn để thực hiện các giao dịch có hiệu ứng tương tự. Người ta có thể tạo ra các hiệu ứng đó bắng cách thực hiện các giao dịch với các tín phiếu ngắn hạn trên thị trường sơ cấp, cụ thể là sử dụng việc phát hành trên thị trường sơ cấp như là một cơ chế bán tín phiếu với giá thị trường.Dù sử dụng loại trái phiếu nào thì bản chất của hoạt động loại này vẫn là việc bán trái phiếu định kì trên thị trường sơ cấp và tốt nhất là thông qua đấu thầu để NHTƯ có được tín hiệu của thị trường. 2. Phát triển thị trường tiền tệ Điều kiện cần thiết là phải có thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tiền tệ hoạt động tốt để chắp nối, cân đối cung cầu giữa các tổ chức trong hệ thống. Phải thiết lập thị trường có khả năng tạo ra lãi suất từ chính nhu cầu của thị trường, cho phép NHNN can thiệp một cách hạn chế để thực hiện chính sách tiền tệ và các NHTM có thể hoạt động độc lập. Phải thừa nhận một điều rằng, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì việc phát triền thị trường tiền tệ cũng theo những xu hướng khác nhau, nó căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng cụ thể của từng nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mỗi nước có thể tạo ra các điều kiện cho một thị trương liên ngân hàng cơ sở và phát triển thị trường đối với một số loại tín phiếu nhất định. Nhìn chung để phát triển thị trường tiền tệ chúng ta cần quan tâm đến một số yếu tố Sự ổn định hợp lý của lãi suất, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và khuôn khổ pháp lý thích hợp. Sự ổn định lãi suất không có nghĩa là đi ngược lại với cơ chế định giá của thị trường. Nhưng NHNN cần khống chế biên độ giao động của lãi suất thông qua xác định lãi suất trần trong đấu thầu. điều này luôn là một sự cân bằng tinh tế và các quyết định cần đưa ra trên cơ sở các chỉ tiêu chính sách. Để tạo ra khả năng thanh khoản cao khi thị trường thứ cấp chưa phát triển, NHNN cần phải thiết lập thể thức tái chiết khấu được thiết kế thích hợp và khuyến khích một số NHTM đóng vai trò tạo lập thị trường. Đối với ngân sách nhà nước thì việc tài trợ cho ngân sách cần được thực hiện ngày càng nhiều thông qua thị trường và căn cứ theo lãi suất thị trường. Chính p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72996.DOC
Tài liệu liên quan