Đề tài Phân tích nội dung quản trị quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm của công ty Cocacola

Ưu tiên hàng đầu là chiến lược marketing và mẫu mã sản phẩm Asa Candler, người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu Coca-Cola trên 70 tỷ USD đó và cũng là ông chủ đầu tiên của tập đoàn Coca-Cola không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.

Các nỗ lực khuyến thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng “Uống Coca-Cola” trên vải dầu ở các mái hiên nhà thuốc. Asa Candler sau đó đặt tên nhãn hiệu mới không chỉ trên các chai nướt ngọt mà còn trên quạt máy, lịch và đồng hồ. Từ ngày đó, nỗ lực tiếp thị và khuyến thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm đã giúp thương hiệu Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu được ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.Một trong những cách mà Coca-Cola vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng là luôn hoà nhập vào các hoạt động giải trí của họ. Lấy ví dụ như công ty tổ chức các hoạt động thể thao rộng khắp để củng cố những điểm nổi bật riêng của thương hiệu. Lùi lại thời điểm năm 1903, Coca-Cola đã sử dụng các cầu thủ của đội bóng chày nổi tiếng thời bấy giờ để quảng cáo. Và một trong những sự kiện thể thao nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất, Thế vận hội Olympic đã luôn nằm trong danh sách những sự kịên nổi bật được Coca-Cola tài trợ chính thức. Tập đoàn còn có mốt quan hệ giao hữu rất tốt với Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, NASCAR, Hiệp hội bóng chày và Giải Khúc Côn Cầu, Mỹ.Một loạt các bảng hợp đồng dài hạn với Hiệp hội vận động viên Quốc gia đã giúp Coca-Cola kiếm được rất nhiều cơ hội tiếp thị lớn với 22 vận động viên và 87 quán quân trong mỗi năm.

 

docx24 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nội dung quản trị quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm của công ty Cocacola, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa,dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất,kinh doanh khác nhau.Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ,hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Nhãn hiệu hàng hóa gồm: Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm,bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh,dịch vụ khác nhau. 2.Quảng cáo Quảng cáo là hình thức tuyên truyền,giới thiệu thông tin về sản phẩm,dịchvụ, công ty hay ý tưởng.Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến người nhận thông tin.Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi,thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Mục đích quảng cáo: Doanh nghiệp xây dựng nên một mẫu quảng cáo nhằm vào nhiều mục đích khác nhau,để tăng doanh số bán hoặc để củng cố thái độ có sẵn của khách hàng về sản phẩm,dù mục tiêu của quảng cáo có nhằm vào tăng doanh số hay củng cố thái độ của khách hàng thì các mục tiêu này cũng có mối liên hệ với mục đích của doanh nghiệp,sau đây là 6 mục đích của quảng cáo được liệt kê theo mức độ trực tiếp giảm dần. -Nhằm thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng. -Khuyến khích khán giả tìm hiểu thông tin về sản phẩm. -Tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu. -Nhắc lại người tiêu dùng nhớ lại sự thỏa mãn trong quá khứ và thúc đẩy họ mua trở lại. -Thay đổi thái độ của người tiêu dùng. -Củng cố thái độ. 3.Quản trị quảng cáo Bất kỳ một hình thức giới thiệu gián tiếp và khuếch trương mang tính phi cá nhân cho các ý tưởng,sản phẩm hay dịch vụ;do một người bảo trợ có liên hệ chi ra. Các bước thực hiện Bước 1:Xác định mục tiêu quảng cáo Bước 2:Quyết định ngân sách Bước 3:Quyết định thông điệp quảng cáo Bước 4:Quyết định về phương tiện truyền thông Bước 5:Đánh giá hiệu quả quảng cáo II.Nội dung quản trị quảng cáo của nhãn hiệu Nước uống cocacola 1.Giới thiệu sản phẩm nước uống Cocacola 1.1.Giới thiệu về nhãn hiệu cocacola thế giới Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960. Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry... Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa. Các sản phẩm của coca-cola: Nước cam Teppy Minute Maid Nutri Ngon-Khỏe Coca-Cola cổ điển, Coke ít gas (diet Coke) Sprite, Fanta, Coke hương Vani (Vannilla Coke), Coke hương anh đào (Cherry Coke) , Barq, Mello Yello, nước suối Dasani, và cả một dòng sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và nước trái cây đóng hộp. 1.2.Thị trường mục tiêu Coca Cola, chiến lược “chắc chân trên thị trường” Hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải để rồi không thu được gì trong cả năm. Đó là chiến lược mà CoCa Cola, hãng sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình. Để có được thành công như ngày hôm nay của Coca Cola nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rằng đó là nhờ Coca Cola đã thực hiện đúng chiến lược trên. Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu của Coca Cola là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới. Không như nhiều hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể thì Coca Cola luôn kiên định với những thị trường truyền thống. Theo hãng thì trước tiên hãy có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng lớn đã, sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, biểu tượng Coca Cola luôn có “vững như bàn thạch”. Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi Ở  Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực: 1. Trung Quốc 2. Ấn Độ 3. Nhật Bản 4. Philipin 5. Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc & New Zealand) 6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA). 2.Xác định mục tiêu quảng cáo Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm…Các mục tiêu quảng cáo thường được phân loại thành mục tiêu để thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở.                Nhắc đến nước ngọt người ta không những nhắc đến loại nước giải khát nhẹ có ga mà còn có thể liên tưởng đến nhịp sống sôi động, ít nhất đó là những hình ảnh các hãng nước ngọt tiếp thị đến khách hàng. Coca Cola, người khổng lồ trong sản xuất nước giải khát nhẹ, là một trong những hãng đã tiên phong trong quảng cáo nước ngọt như một hình thức tăng thêm hương vị cho cuộc sống. Coca Cola đã được đánh giá “nhãn hiệu được quảng cáo tốt nhất ở Mĩ”.                Để đạt được điều đó hãng có những quyết định mục tiêu quảng cáo thành công như:                            - Mục tiêu thông tin: Hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo lên nhu cầu ban đầu. Giới thiệu cho thị trường biết về sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hay sự thay đổi về giá cả.  - Mục tiêu để thuyết phục: Đây là mục tiêu cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết  phục khách hàng mua ngay.    - Mục tiêu để nhắc nhở: sử dụng trong giai đoạn trưởng thành (bão hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên v.v… Mục tiêu cuối cùng mà Coca-cola luôn hướng tới đó là khách hàng khi nhắc đến đồ uống nước ngọt là nhớ ngay đến các sản phẩm của Coca-cola Với doanh số ổn định thì đây đang là mục tiêu được Coca-cola đề ra. Sau một mùa đông khá lặng tiếng trong quảng cáo, mùa hè về  Coca-cola đã tung ra website để nhắc nhở mọi người nhớ đến 1 thứ nước giải khát tuyệt thích hợp với ngày thời tiết oi bức. 3.Quyết định ngân sách quảng cáo Hàng năm những khoản đầu tư của Coca-cola vào các thị trường truyền thống luôn chiếm từ 70-80% tổng đầu tư của hãng.Những khoản đầu tư này dành nhiều cho quảng cáo,nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác Coca-cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các hợp đồng quảng cáo lớn. Với niềm hưng phấn lấy từ phim Harry Potter, Coca Cola đổ 150 triệu USD vào chiến dịch quảng cáo mới trong đó có việc cho in 850 triệu nhãn hàng cho Coke, Minumaid và Hi-C tại Mỹ với hình ảnh của Harry Potter. Các chuyên gia mô tả việc quảng cáo của Coca Cola trong suốt thời gian dài là thiếu tổ chức, hiệu quả kém hiệu quả 4.Quyết định thông điệp quảng cáo Chú gấu bắc cực trở thành món quà tặng nhân viên hàng năm của công ty. Trong 100 chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất thế kỷ 20 do tạp chí Advertising Age bình chọn, riêng Coke đã độc chiếm đến 3. Quả thực, cái tên Coca-Cola đến nay không đơn thuần chỉ là hiện thân của 1 gã khổng lồ nước ngọt; từ rất lâu nó đã gắn liền với những quảng cáo được yêu thích nhất, ấn tượng nhất trong tâm trí người tiêu dùng. Tạp chí BusinessWeek đã chọn ra 13 quảng cáo tiêu biểu nhất của hãng để minh chứng cho khẳng định ấy. 1. Nét quyến rũ mới (năm 1900) Tấm áp phích quảng cáo này xuất hiện đầu những năm thế kỷ 20, khi Coke mới chập chững ra mắt công chúng tại các hiệu tân dược và được đựng trong téc có vòi (nhiều năm sau này người ta mới sản xuất Coke đóng chai và đóng hộp). Đây cũng là lần đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của những nhân vật nổi tiếng trên các ấn phẩm quảng cáo thương mại - người phụ nữ trong hình là Hilda Clark, một nữ diễn viên kiêm ca sĩ rất được mến mộ tại thời điểm đó. Chú ý hơn chút nữa, bạn sẽ nhận ra giá một cốc Coca lúc đó chỉ 5 cent - mức giá này dược giữ nguyên đến tận 40 năm sau. Và thật phi thường, những con chữ Coca-Cola uốn lượn bằng mực đỏ giữ nguyên kiểu dáng của nó từ đầu thế kỷ cho đến tận bây giờ. 2. Soda 4 mùa (năm 1922) Với slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát), chiến dịch này là lần đầu tiên Coca-Cola tiến hành quảng cáo có quy mô và tổ chức. Đây cũng là lần đầu công ty tiếp thị Coke không chỉ là món đồ uống của riêng mùa hè, ngay cả dùng trong mùa đông cũng thật sảng khoái. 3. Kiệt tác của Rockwell (năm 1930) Hình ảnh một nhân viên trẻ đang mang hai chai Coca vào phòng cho ông chủ, bên cạnh slogan đầy ý nghĩa “The pause that refreshes” - chừng đó thôi cũng đủ để Ad Age xếp tấm áp phích vào vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ. Đây là một trong 6 tác phẩm hiếm hoi mà nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell tạo dựng theo đơn đặt hàng của Coca-Cola. 4. Merry Cokemas (năm 1941) Xuất hiện ngập tràn khắp các cửa hiệu bán đồ uống trong mùa Giáng Sinh, bức vẽ là sản phẩm của Haddon Sundblom - họa sĩ người Chicago chuyên vẽ tranh minh họa danh tiếng . Có 1 điều thú vị là: chính Sundblom là một trong những người đầu tiên tạo ra hình tượng ông già Nô-en quen thuộc như ngày nay: một cụ già mập mạp mũi đỏ thân thiện. 6. Bạn cũ ở chiến trường (năm 1944) Quảng cáo năm 1944: một chàng lĩnh Mỹ nở nụ cười khi nhận ra “người quen” trên chiến trường châu Âu xa lạ. Trước khi Thế chiến bùng nổ, chủ tịch Robert Woodruff của Coke lúc đó hứa sẽ bán cho mọi quân nhân Mỹ mỗi chai Coke với giá đúng 1 đồng bạc, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù chi phí sản xuất có biến đổi thế nào. Giữ đúng lời cam kết đó, Coke đã thành lập 64 nhà máy đóng chai khắp châu Âu để có thể cung cấp sản phẩm trên khắp các chiến trường.. 7. Xem TV, sảng khoái hơn với Coke (năm 1963) Với slogan “Things Go Better With Coke”, đây là một trong những chiến dịch quảng cáo được yêu thích nhất của Coke trong nhiều thập kỷ. Cũng là lần đầu tiên dân chúng thế giới được quảng cáo xuất hiện trên truyền hình, thay vì loại hình in ấn phổ biến như trước đây. 8. “Điều có thật” (năm 1970) Lần đầu tiên công ty ra mắt thương hiệu Coca-Cola với đường cong màu trắng trên nền đỏ cháy rực. Hình ảnh này trở thành biểu tượng còn giữ nguyên đến tận ngày nay. 9. "Em muốn dạy cả thế giới hát" (năm 1971) Có lẽ đây là đoạn phim quảng cáo gây tiếng vang nhất của Coke: một dàn bé gái đứng xếp hàng trên đỉnh núi vùng đồng quê Italia, đồng thanh hát ca khúc trứ danh “I"d Like to Teach the World to Sing” (Em muốn dạy cả thế giới hát). Ngay lập tức, bài hát này trở thành tiêu điểm được khán giả yêu cầu phát đi phát lại trên đài phát thanh. 10. Một khoảng lặng trong thể thao (năm 1984) Hình ảnh 1 vận động viên bơi lội Olympic xuất hiện đúng thời điểm diễn ra Thế vận hội Los Angeles 1984. Để thấy 1điểm nổi trội rằng: Coke là người đi đầu trong hoạt động tài trợ các sự kiện thể thao của thế giới. (Lần đầu tiên là Thế Vận hội Amsterdem 1982). 11. Lần đầu thất bại (năm 1985) Chiến dịch này dành riêng để quảng bá sản phẩm New Coke, và được trong lịch sử ghi lại như 1 tấm gương marketing thất bại điển hình nhất. Bị khách hàng tẩy chay, công ty nhanh chóng phải đưa Coca-Cola Classic - món nước uống cổ điển quay lại thị trường. Tuy sau đó Coke không chính thức khai tử cho sản phẩm mới, nhưng New Coke cũng tự động biến mất hoàn toàn trên các giá siêu thị sau đó vài năm. 12. Dốc cạn! (năm 1979) Là một trong những đoạn phim quảng cáo của Coke được công chúng ưa chuộng nhất mọi thời đại - hình ảnh ngôi sao bóng bầu dục Mean Joe Greene tu sạch bách chai Coke do 1 fan hâm mộ chuyển tới. Ăn theo sự đón nhận nồng nhiệt, tại Argentina Coke cũng dựng 1 đoạn phim tương tự, chỉ thêm thắt chút xíu thay đổi: đưa ngôi sao Diego Maradona vào thế chỗ Greene. 13. Gấu Giáng sinh (năm 1994) Là lần đầu tiên hãng sử dụng đồ họa vi tính để tạo ra hình ảnh những chú gấu bắc cực dễ thương uống Coca-cola. Tại thời điểm này, nó được xem là bước đột phá trong ngành quảng cáo thế giới - một minh chứng nữa cho thấy Coke luôn đi đầu trong các bí quyết công nghệ marketing. 14. Vượt qua thử thách Với hình ảnh một thiếu niên đạp xe qua nhiều chặng đường liên tiếp, từ đồi núi, qua các vùng quê, sang tới thành thị trở thành đoạn phim xuất hiện phổ biến khắp các tụ điểm lớn. Trớ trêu thay, chính đối tượng mà Coke nhắm tới lại là những người thấy “dị ứng” nhất, tuy nhiên nhà quảng cáo Wieden Kennedy lại cho rằng nó giúp tạo hiệu ứng chung cho toàn bộ chiến dịch, nên đoạn phim được giữ lại. 5.Quyết định về phương tiện truyền thông Ưu tiên hàng đầu là chiến lược marketing và mẫu mã sản phẩm Asa Candler, người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu Coca-Cola trên 70 tỷ USD đó và cũng là ông chủ đầu tiên của tập đoàn Coca-Cola không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có. Các nỗ lực khuyến thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng “Uống Coca-Cola” trên vải dầu ở các mái hiên nhà thuốc. Asa Candler sau đó đặt tên nhãn hiệu mới không chỉ trên các chai nướt ngọt mà còn trên quạt máy, lịch và đồng hồ. Từ ngày đó, nỗ lực tiếp thị và khuyến thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm đã giúp thương hiệu Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu được ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.Một trong những cách mà Coca-Cola vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng là luôn hoà nhập vào các hoạt động giải trí của họ. Lấy ví dụ như công ty tổ chức các hoạt động thể thao rộng khắp để củng cố những điểm nổi bật riêng của thương hiệu. Lùi lại thời điểm năm 1903, Coca-Cola đã sử dụng các cầu thủ của đội bóng chày nổi tiếng thời bấy giờ để quảng cáo. Và một trong những sự kiện thể thao nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất, Thế vận hội Olympic đã luôn nằm trong danh sách những sự kịên nổi bật được Coca-Cola tài trợ chính thức. Tập đoàn còn có mốt quan hệ giao hữu rất tốt với Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, NASCAR, Hiệp hội bóng chày và Giải Khúc Côn Cầu, Mỹ.Một loạt các bảng hợp đồng dài hạn với Hiệp hội vận động viên Quốc gia đã giúp Coca-Cola kiếm được rất nhiều cơ hội tiếp thị lớn với 22 vận động viên và 87 quán quân trong mỗi năm. Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. 6.Đánh giá 6.1.Đánh giá hiệu quả quảng cáo Bằng những chiến lược quảng cáo quy mô và giá trị,Coca-cola đã thu được nhiều thành công. Không lâu sau khi ra đời năm 1893 tại Mỹ, Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) đã trở thành thứ thức uống phổ thông và được yêu chuộng trên toàn thế giới. Trong gần 120 năm lịch sử hình thành và phát triển, Coca-cola đã tung ra hàng trăm chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên phạm vi toàn thế giới. Không chỉ dẫn đầu về giá trị thương hiệu, Coca-cola còn dẫn đầu về số lượng quảng cáo mà hãng tung ta trên toàn cầu trong hơn 1 thế kỷ qua. Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Ngoài ra Coca Cola còn đầu tư những khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các Hợp đồng quảng cáo lớn. Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của Coca Cola, từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của Coca Cola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội trời chung Pepsi. Tuy vậy có những thời điểm,Coca-cola gặp phải những hất bại lớn,chỉ vì đi sai hướng trong chiến lược quảng cáo 6.2.Chiến lược quảng cáo của một số đối thủ cạnh tranh Trong thế giới tiêu dùng hiện tại, cuộc chiến mang tên thương hiệu giữa Pepsi-Coca Cola đã diễn ra và không ngừng gây tò mò hứng thú cho công chúng. Trong cuộc cạnh tranh xuyên thế kỷ này, hai đại gia hàng đầu trong “làng” nước giải khát công khai tuyên chiến với nhau về chất lượng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, chiến lược marketing, thậm chí từng mẩu quảng cáo… Trong cuộc chiến này, có thể nói, Pepsi là người sinh sau, nhưng điều gì đã giúp Pepsi tạo được vị thế đối trọng với Coca cola như ngày hôm nay? Cuộc đấu trí trong nền kinh tế tiêu dùng Coco cala ra đời vào năm 1886. Đến 1902, Pepsi cũng được khai sinh. Khi đó, Coca đã là một đại gia trong ngành nước giải khát tại Mỹ và Pepsi chỉ là đối thủ… tép riu. Vậy mà đến 1988, pepsi đã vượt lên top 10 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ và thực sự trở thành đối thủ truyền kiếp của Coca cola trong cuộc cạnh tranh bất phân thắng bại. Để chống chọi được với ông trùm Coca cola và tồn tại sừng sững như hôm nay, Pepsi đã trải qua hành trình cạnh tranh kiên trì không ngừng nghỉ. Trong 5 năm 1950 – 1955  Pepsi quyết tâm cải thiện hương vị cạnh tranh với coca cola, đồng thời đầu tư thiết kể kiểu dáng chai, tập trung cho quảng cáo và xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị phần tiềm năng mà coca chưa phủ sóng được: thức uống mang về nhà, xác định rõ thị trường cạnh tranh với coca cola. Tiếp tục đà tiếp thị quảng bá đó,  doanh số Pepsi tăng vọt. Năm 1985, doanh số Pepsi đã tăng gấp 4 lần. Cũng chính năm 1985, một bước ngoặt có lợi cho Pepsi đã xảy ra. Nhân kỷ niệm 100 năm ra đời, Coca Cola bất ngờ cải tiến công thức pha chế đã sử dụng trên 90 năm nay. Dù tiêu tốn hàng chục triệu đô la cho công thức mới nhưng không ngờ điều này gặp phải sự phản đối kịch liệt của người tiêu dùng Mỹ, mặc dù sau đó Coca Cola phải trở lại hương vị cũ, nhưng uy tín của Coca cola ít nhiều bị suy giảm. Tranh thủ cơ hội này, Pepsi lập tức làm những mẩu quảng cáo nhắm vào chỉ trích sai lầm của pepsi và kéo khách hàng về phía mình Bí quyết của pepsi- Một “nước Mỹ mới” Một yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa Pepsi và Coca cola trong cuộc chiến cạnh tranh này là tinh thần, là nét “văn hóa” mà cả hai tạo ra.  Điều thú vị là dù hai loại nước giải khát có màu sắc và mùi vị khá giống nhau nhưng lại đem đến hai cảm giác hoàn toàn khác cho người tiêu dùng. Với tông màu nâu đỏ, những giai điệu quảng cáo được thiết kế riêng đầy mềm mại và tính nhân văn, Coca cola hướng tới những giá trị truyền thống nhẹ nhàng, ấm áp, cổ điển. Còn Pepsi tạo cho mình hình ảnh của lối sống tiêu dùng hiện đại trẻ trung, hưởng thụ, lối sống của một "Generation Next"- (Thế hệ tiếp nối) qua những đoạn quảng cáo sôi động, màu sắc khỏe khoắn. Có thể dễ nhận thấy, linh hồn các đoạn quảng cáo của Pepsi còn là sự xuất hiện của những ngôi sao nổi tiếng với giới trẻ, các siêu sao ca nhạc, danh thủ bóng đá: Britney Spears, Beckham, Veron, Raul… Không một cuộc chiến nào trong làng quảng cáo căng thẳng như giữa hai nhãn hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, Coca Cola và Pepsi. Hai đại gia này công khai tuyên chiến với nhau trên quảng cáo cả ở báo, tạp chí lẫn truyền hình... Coca-Cola xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên năm 1886 tại Atlanta (bang Georgia, Mỹ) và thường được nhắc đến với tên Coke. Pepsi có mặt trên thị trường muộn hơn, vào năm 1903, nhưng sau đó cả hai công ty này đều chiến đấu rất căng thẳng thông qua các quảng cáo in, video... để chiếm lĩnh vị trí của nhau. Một số hình ảnh quảng cáo in và truyền hình về "cuộc chiến quảng cáo" của hai hãng nước ngọt nổi tiếng này. Nhân viên Pepsi uống Coca Cola. Quảng cáo của Coca Cola và... ... của Pepsi. Một quảng cáo của Pepsi được công bố vào ngày "Cá tháng tư". Nhân viên Pepsi bị sa thải vì... "xét nghiệm cho thấy dương tính với Coca Cola". 6.3.Giải pháp Để duy trì cũng như phát triển thương hiệu, hình ảnh của mình, một doanh nghiệp không thể xem nhẹ vai trò của quảng cáo. Tuy nhiên, để có những quảng cáo thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung và cả yếu tố tài chính. - Quảng cáo thường tốn kém, chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, đánh giá nghiêm túc về thời điểm cần quảng cáo cũng như hiệu quả mà quảng cáo có thể mang lại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Phát triển các công cụ quảng cáo như sách quảng cáo (brochure), biển hiệu quảng cáo,… và kiểm tra tính hiệu quả, tin cậy của thông tin đưa vào trong các tài liệu quảng cáo, dù quảng cáo là cách để doanh nghiệp tiếp thị hình ảnh và nói về chính mình. - Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. - Tập trung vào tính hiệu quả chứ không phải quy mô của quảng cáo, bên cạnh đó cần phát huy tính sáng tạo, chủ động xây dựng ý tưởng chứ không nên quá lệ thuộc vào các công ty quảng cáo. - Tham gia vào các phòng thương mại, hiệp hội các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để có thêm cơ hội được tiếp thị hình ảnh của chính mình. _Gợi ý Là người tiêu thụ hàng hóa, chúng ta đều luôn tìm kiếm ra mặt mới nhất và tuyệt vời nhât của hàng hóa hoặc dịch vụ. Vậy đâu là gợi ý về các thông tin mới nhất trong đợt tuyên truyền quảng cáo của bạn ? Hãy cung cấp cho các khách hàng tương lai những khoảnh khắc ngạc nhiên thay vì họ nhận ra rằng đang có một điều khác biệt mà bạn có thể cung cấp cho họ. Ví dụ một sản phẩm độc đáo, một dịch vụ sinh lời, hoặc một mẫu ý tưởng tối tân và mang tính cách mạng. Dù đó là điều tạo nên bởi quan điểm mới của công ty bạn hay chỉ đơn giản là một chiêu thức khuyến mại đặc biệt, hãy tận dụng giây phút ngạc nhiên ấy của khách hàng để gợi ý họ chấp thuận mua hàng. _Thu hút đúng đối tượng. Trên thực tế, một khi khách hàng đã bị cuốn hút bởi quảng cáo thường có suy nghĩ đây quả là thứ mình cần. Muốn vậy. quảng cáo phải hướng tới những khách hàng ý tưởng nhất để nói với họ bằng những biệt ngữ cụ thể và chính xác nhất, bao gồm cả một số từ thông dụng của riêng giới khách hàng đó. Dù được đặt trên báo chí hay phát sóng trên tivi, phải làm sao cho mọi khách hàng tiểm năng của bạn đều nhận thấy được hình ảnh của họ cần trong quảng cáo. Hãy tìm hiểu về những thông tin liên quan đến độ tuổi, giới tình, điều kiện kinh tế và những chỉ số nhân khẩu học khác, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để ngẫm được cách họ suy nghĩ. Sau đó hãy tạo nên một đợt quảng cáo mà tại đó giới khách hàng sẽ nhanh chóng liên tưởng đến họ ngay.Đồng thời, nên đặt nó vào những hoàn cảnh phù hợp nhất, bằng cách chọn lựa những dạng truyền thông phù hợp nhất mà khách hàng luôn hướng tới để tìm kiếm thông tin trên thị trường. _Nói thật Người tiêu thụ ngày nay dễ dàng nhận ra được đâu là những sản phẩm hay dịch vụ giả mạo, kém chất lượng. Ngày càng có nhiều người không tin vào những lời kêu gọi từ quảng cáo, cho dù đó hoàn toàn là sự thật. Đó chính là lý do vì sao những câu khẩu hiệu tiếp thị của bạn phải thật đáng tin cậy. Hãy tránh những lời cường điệu quá trong quảng cáo. Nên tạo một đợt quảng cáo có sự phối hợp của giới truyền thông nhắm giúp những khách hàng quan tâm có thể tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm. Một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích nội dung quản trị quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm của công ty Cocacola.docx
Tài liệu liên quan