MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên vứu .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .
5. Giáo án điện tử và cách xây dựng giáo án điện tử
PHẦN 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI
1. Cấu trúc bài trong chương 2 .
2. Nhiệm vụ của chương 2 .
3. Phân tích nội dung bài thuộc chương 2 ( Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật ) .
4. Soạn giáo án điện tử ( Bài 26: sinh sản của vi sinh vật) .
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
1. Kết luận .
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nội dung xây dựng giáo án điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
======***======
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Thuộc phần 3: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương 2: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Giáo viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Mến
Giáo sinh thực hiện: La Văn Hiệp
THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
VĨNH PHÚC,/03/2009
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài này em đã nhận được sự chỉ đạo tân tâm, tận tình của cô Phạm Thị Mến và các thầy cô giáo trong tổ Sinh - Hóa và các thầy cô trong trường THPT Yên lạc.
Nhờ sự chỉ dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý kiến của các thầy cô đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Đây là lần đầu tiên em tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học ở trường THPT do đó không tránh khỏi những sai xót, thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong trường THPT Yên Lạc và các bạn cùng đoàn thực tập để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Yên Lạc
Ngày 16 tháng 03 năm 2009
Sinh viên
La Văn Hiệp
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự đòi hỏi phát triển về tri thức cũng tăng gấp bội. Chính điều này dã dặt ra cho chúng ta một câu hỏi phải làm gì để theo kịp với tiến độ đó? Xã hội ngày càng đổi mới và con người cũng phải đổi mới theo sự tiên tién của nền công nghiệp hoá toàn cầu. Thế kỷ 21 đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ rất nặng nề, đó là phải đổi nới vươn lên đẻ đưa con người lên vũ đài tuyệt đỉnh của tri thức và điều đáng nói ở đây và làm như thế nào đẻ thực hiện được điều này? Không còn cách nào khác là chúng ta phải đổi mới phương pháp giáo dục, đưa nền giáo dục đi lên gắn chặt với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện chương trình đổi mới này thì bộ giáo dục đã quyết định đưa ra bộ sách giáo khoa mới thay cho bộ sách giáo khoa cũ. Bên cạnh sự đổi mới về nội dung thì phương pháp và phương tiện dạy học cũng cần phải được đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Việc đổi mới chương trình gíáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục. Muốn có giờ lên lớp đạt hiệu quả thì trước tiên phải chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài và khâu phân tích nội dung, khi thực hiện khâu này thì giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải đọc thêm tài liệu có liên quan đến bài, làm cho bài giảng trở nên phong phú, xinh động cuốn hút làm học sinh đam mê, yêu thích và hững thú với môn học. Như vậy vấn đề hiểu và phân tích nội dung bài giảng là khâu rất quan trong và cần phải đầu tư.
Song song với khâu phân tích nội dung thì phương pháp và phương tiện dạy học cũng là một khâu rất quan trọng. Hiện nay Bộ giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp và thiết bị dạy học nhằm phục vụ học sinh lĩnh hội kiến thức một cách triệt để, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của giá viên. Một trong những phương pháp hiện nay đang thí điểm và mang lại kết quả cao là sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thiết kế các bài soạn trên máy vi tính và trinh chiếu powerpoint. Đây là phương pháp mới có nhiều ưu điểm giúp giáo viên có sự chuẩn bị rất kỹ càng cả về nội dung và hình ảnh, tiết kiêm thời gian, cho hình ảnh đẹp và chính xác, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh kích thích sự sáng tạo tự khám phá vấn đề của học sinh. Nhưng bên cạnh những ưu điểm trên thì cũng có những nhược điểm là nếu bạn lạm dụng thì học sinh chỉ nghe, quan sát hình trên máy chiếu mà không ghi chép bài học, không hiểu đầy đủ thông tin trong bài học nếu giáo viên không khắc sâu kiến thức bằng lời. Vì vậy đi đôi với việc sử dụng phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới thì việc giảng dạy kết hợp với viết bảng để khắc sâu kiến thức cho học sinh là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên tôi đã chon cho mình đề tài “Phân tích nội dung xây dựng một số giáo án điện tử thuộc chương trình sinh học 10 ban cơ bản phần ba: sinh học vi sinh vật”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
. Mục đích.
Phân tích nội dung các bài thuộc chương 2 “ SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT ”, phần 3 “SINH HỌC VI SINH VẬT ” sinh học 10 ban cơ bản. Bước đầu làm quen với sử dụng phần mềm Powerpoint.
2.2. Phương pháp tiến hành
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu sách giáo khoa sinh học 10-ban cơ bản
- Lý luận dạy học sinh học.
- Phương pháp giảng dạy sinh học 10.
- Sách giáo khoa sinh học 10.
- Các tài liệu liên quan tới việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Tài liệu về giáo án điện tử.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia.
Xin ý kiến nhận xét của giảng viên hưỡng dẫn: Cô Phạm Thị Mếm cùng các thầy cô trong tổ phương pháp đối với:
- Việc đổi mới phương pháp hiện nay.
- Sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra trường.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Phân tích nội dung bài giảng
3.1.1. Logic nội dung bài giảng
- Vị trí của bài trong chương.
- Logic của bài.
3.1.2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài.
- Nội dung và kiến thức cơ bản của bài.
- Những kiến thức bổ sung.
- Những kiến thức thực tiến liên quan.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích nội dung bài giảng
4.1.1. Logic nội dung bài.
- Vị trí của bài trong chương.
- Logic của bài.
4.1.2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài.
- Nội dung và kiến thức cơ bản của bài.
- Những kiến thức bổ sung.
- Những kiến thức thực tiễn liên quan ( nếu có ).
4.2 Thiết kế một giáo án điện tử trong chương trình.
5. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ CÁCH XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ.
5.1. Giáo án điện tử là gì?
Giáo án điện tử là bản thiết cụ thể toàn bộ kế hoạc dạy học mà người dạy trên lớp, toàn bộ kế hoạch dạy học đã đựơc multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.Giáo án điện tử là sản phẩm của hoạt động thiế kế bài dạy, được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
5.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử.
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
Xác định mục tiêu bài học.
Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm.
Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức.
Xây dựng tư viện tư liệu.
Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoatj động cụ thể.
Chạy thử chương trình, sửa và hoàn thiện.
Giáo án điện tử có thể được viết dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tuỳ theo trình độ công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có. Trong đó, thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint là đơn giản nhất.
Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint.
Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới.
Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ theo từng slide.
Chọn dạng màu nền phần trình diễn.
Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, videoclip vào slide.
Sử dụng hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của bài giảng.
Thực hiện liên kết giữa các slide, các file, chương trình.
Chạy thử chương trình và sửa chữa.
Đóng gói tệp tin.
Giải nén tệp tin.
5.3. Ưu, nhược điển của giáo án điện tử.
5.3.1. Ưu điểm:
- Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên lên lớp.
- Hình ảnh, tranh vẽ rõ nét, đẹp, chính xác.
- Tiết kiệm thời gian cho giáo viên.
- Gây hứng thú cho học sinh.
5.3.2. Nhược điểm:
- Nếu lạm dụng học chi nghe, xem mà không ghi được bài.
- Nếu không mở rộng hoặc khắc sâu bằng lời nói, học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI
PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT.
CHƯƠNG 2: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. CẤU TRÚC CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG 2.
Bài 25: Sinh trưỏng của vi sinh vật.
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật.
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật.
2. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG 2.
Chương 2 là chương rất quan trọng của phần ba – sinh học vi sinh vật. Nó có nhiệm vụ chứng minh về mặt lí thuyết sự sinh sản theo cấp số mũ của vi sinh vật, quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục, cơ sở ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Chương 2 với ba bài từ bài 25 đến bài 27 đã đề cập các vấn đề sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật đó là:
Sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 25).
Sinh sản của vi sinh vật (Bài 26).
Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật (Bài 27).
Như vậy bài 25, 26 giúp ta hiểu được sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật diễn ra như thế nào? Sau đó bài 27 sẽ giải thích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật trong đó có đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố hoá học và lý học.
3. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI THUỘC CHƯƠNG 2.
Bài 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. LOGIC NỘI DUNG BÀI 26.
1.1. VỊ TRÍ BÀI 26 TRONG CHƯƠNG.
Bài 26 là bài thứ 2 trong chương sau bài 25 – sinh trưởng của vi sinh vật. Bài 26 được xếp trước bài 27 sau khi tìm hiểu quá trình sinh trưởng của vi sinh vật và thấy được những ưu điểm và hạn chế của sự sinh trưởng quần thể vi khuẩn. Vậy quá trình sinh sản được diễn ra như thế nào, nó có khắc sự sinh trưởng hay không? đó chính là nội dung chúng ta cần tìm hiểu p bài 26.
Như vậy logic ở bài 26 giúp chúng ta biết được quá trình sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và sinh sản của vi sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào? Đây chính là cơ sở để người ta nghiên cứu các bài tiếp theo.
1.2. LOGIC NỘI DUNG BÀI 26.
Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật đựơc xem là sự sinh sản, sinh vật nhân sỏ khác sinh vật nhân thực ở điểm nào? Đó chính là nội dung của bài 26.
Phần 1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ được trình bày lần lựơt theo các kiểu sinh sản phân đôi, sinh sản bằng hònh thức nảy chồi và tạo bào tử.
Phần 2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực được trình bày lần lượt theo các kiểu sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi. Sự sắp xếp các mục như SGK giúp chúng ta thấy được quá trình tiến hoá của các hình thức sinh sản từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính.
2. TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC BÀI 26.
2.1. NỘI DUNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN GIÁO VIÊN CẦN TRANG BỊ CHO HỌC SINH.
PHẦN 1: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ.
1.1. Phân đôi.
- Vi khuẩn chủ yếu sinh sản bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng tế bào vi khuẩn tăng kích thứơc do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là hạt mêzôxôm).
- Vòng AND của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra hai tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
1.2. Nảy chồi và tạo thành bào tử.
- Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử ( bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng ) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan, hay bằng bào tử đốt ở xạ khuẩn, vi khuẩn quang dưỡng màu tía có hình thức phân nhánh và nảy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
- Khác với các loại trên khi gặp điều kiện bất lợi thì vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.
PHẦN 2: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC.
2.1. Sinh sản bằng bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử chủ yếu ở nhiều loại nấm mốc. Có cả hình thức sinh sản vô tính bằng bào tử và bào tử hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
- Ví dụ: + Nấm Mucor – bào tử được hình thành trong túi.
+ Nấm Penicillium – bào tử trần
2.2. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
- Ví dụ:
+ Nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy chồi như nấm men rưọu
+ Phân đôi như nấm men rượu Rum .
- Các tảo đơn bào như tảo lục, tảo mắt, trùng đế giày… Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa hai tế bào.
2.2. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN CHÚ Ý BỔ SUNG.
PHẦN 1: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ
1.1. Phân đôi.
- Sinh sản phân đôi ở vi khuẩn không giống nguyên phân, không có sự hình thành thoi vô sắc không có các pha, các kỳ.
- Hầu hết các vi khuẩn sinh trưởng không phải là sự tăng kích thước tế bào riêng lẻ mà là sự tăng số lượng tế bào.
- Ví dụ: Trong điều kiện thuận lợi với thời gian là 120 phút, một tế bào vi khuẩn có thể tạo ra một quần thể có khối lượng 80 nghìn tấn song trong tự nhiên do nhiều yếu tố kìm hãm tố độ sinh sản và tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy với vi khuẩn có lợi chúng ta cần tạo điều kiện tối ưu để chúng sinh sản và thu được sản phẩm với chất lượng như mong muốn. Đối với vi khuẩn có hại, gây bệnh cần tạo điều kiện bất lợi cho chúng như muối dưa cần muối mặn hơn và nén chặt hơn để ngập trong vại.
1.2. Nảy chồi và tạo thành bào tử.
Giáo viên nêu tương tự như SGK.
- Lưu ý: Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào khi gặp điều kiện bất lợi.
PHẦN 2: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC.
- Đa số nấm men, hình thức sinh sản chủ yếu là nảy chồi, một số sinh sản bằng cách phân đôi hoặc bằng bào tử.
- Nấm, đặc biệt là nấm mốc sinh sản chủ yếu bằng bào tử (vô tính, hữu tính) đây là hình thức sinh sản rất hiệu quả của nấm men.
- Ở vi khuẩn khi có sự tiếp hợp, tải nạp hoặc biến nạp, vi khuẩn nhận biết có thể tiếp nhận một nhiễm sắc thể của tế bào cho và biến thành hợp tử của từng phần (hợp tử không hoàn toàn). Vi khuẩn ở tự nhiên luôn là cơ thể đơn bội.
- Bào tử nấm có thể mang lại lợi ích cho con người nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như gây dị ứng, bệnh ung thư phổi
2.3 NHỮNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN.
- Từ những hiểu biết về sự sinh sản của vi sinh vật mà người ta có cách điều chỉnh làm cho những vi khuẩn có lợi tăng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và kìm hãm những vi khuẩn có hại cho người tối đa nhất.
- Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất những vi khuẩn có lợi như nấm mốc…, trong sản xuất bánh mì, rưọu, bia…
4. SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Bài 26. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU.
1 Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này HS cần:
+ Nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi).
+ Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn ( Bắt đầu từ sự hình thành hạt mê zôxôm, AND phân chia và hình thành vách ngăn ).
+ Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực (có thể sinh sản bằng cách phân chia nguyên nhiễm hoặc bằng bào tử vô tính hay hữu tính).
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng:
+ Kỹ năng phân tích kênh hình.
+ Kỹ năng khái quát một số hệ thống kiến thức.
+ Kỹ năng vận dụng thực tế.
3.Thái độ.
HS có được kiến thức về các hình thức sinh sản của vi sinh vật. Từ đó có thể giải thích được nguyên nhân các hiện tượng có liên quan xảy ra trong thực tiễn cuộc sốnng.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP.
Phương tiện: Máy tính, projecter.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra
3. Đặt vấn đề.
Vi sinh vật là những cơ thể có kích thước nhỏ bé, cấu tạo đơn giản, thế nhưng chúng lại rất đông đúc, phát tán dễ dàng và có mặt ở khắp nơi. Tại sao vi sinh vật lại có số lượng nhiều như vậy? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài 26: sinh sản của vi sinh vật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Chiếu slide 1: Câu hỏi
Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng hình thức nào?
+ HS qua đọc trước bài ở nhà trả lời
+ GV đưa câu trả lời:
Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ gồm 3 hình thức: Phân đôi, nảy chồi, bào tử.
- Chiếu slide 2: Phân đôi của vi khuẩn dưới kính hiển vi.
Câu hỏi:
+ Em hãy mô tả quá trình phân đôi của vi khuẩn diễn ra như thế nào?
+ So sánh hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với quá trình nguyên phân?
+ Vì sao nói phân đôi là hình thức phân chia đặc trưng cho các loại tế bào?
- Chiếu slide 3: Hình vi khuẩn phân đôi.
+ Quá trình phân đôi của vi khuẩn diễn ra như sau: Kích thước tế bào tăng dần đến phân chia, hình thành vết ngăn từ nếp gấp màng sinh chất (mêzôxôm) hình thành hai tế bào con.
+ Hình thức phân đôi ở vi khuẩn không hình thành thoi vô sắc như các kì nguyên phân, không có các pha, các kì.
+ Phân đôi là đặc trưng của tế bào vi khuẩn chỉ có một vòng đơn ADN.
- Chiếu slide 4: Sơ đồ sinh sản phân đôi ở vi khuẩn.
Giáo viên kết luận
- Chiếu slide 5: Hình 26.2 Bào tử đốt ở xạ khuẩn (a), tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang di dưỡng màu tía (b).
+ GV ngoài hình thức phân đôi vi khuẩn còn có hình thức sinh sản bằng cách nào?
+ HS quan sát hình trả lời.
+ Giáo viên đưa ra câu trả lời
- Chiếu slide 6: Câu hỏi.
+ Vậy theo các em bào tử sinh sản có đặc điểm nào chung?
+ HS nghiên cứu SGK trả lời
+ GV đưa ra câu trả lời
+ GV lưu ý: Có một dạng đặc biệt của vi khuẩn gọi là nội bào tử.
- Chiếu slide 7: Câu hỏi.
+ Nội bào tử là gì? Nó được hình thành như thế nào? Và có cấu tạo ra sao?
+ GV đưa ra khái niệm, đặc điểm,cấu tạo.
- Chiếu slide 8: Câu hỏi mở rộng.
+ Nội bào tử của vi khuẩn có ý nghĩa như thế nào đối với vi khuẩn?
+ Việc hình thành nội bào tử ở vi khuẩn gây hại ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người?
- GV giải thích:
+ Với vi khuẩn thì nội bào tử sẽ bảo vệ khi nó gặp điều kiện bất lợi.
+ Với con người khi nội bào tử lọt vào được cơ thể sẽ phát triển trở lại trong ruột, máu gây bệnh nguy hiểm.
- Chiếu slide 9: Câu hỏi.
+ Vi sinh vật nhân thực có những hình thức sinh sản nào?
+ HS nghiên cứu SGK trả lời.
+ GV bổ sung câu trả lời: vi sinh vật nhân thực có 2 hình thức sinh sản:
. Sinh sản bằng bào tử.
. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi.
- Chiếu slide 10: Hình 26.3. Các loại bào tử.
+ Phân biệt bào tử trần và bào tử kín?
+ HS trả lời:
- Bào từ trần không có túi bao bọc.
- Bào tử kín được bao bọc bởi túi bào tử.
+ Em hãy phân biệt hình thức sinh sản bằng bào tử vô tính và sinh sản bằng bào tử hữu tính?
+ HS nghiên cứu trả lời.
+ GV đưa ra câu trả lời
- Chiếu slide 11: Hình nấm men, tảo mắt, tảo lục, trùng đế giày.
+ Đưa ra câu hỏi: Sinh sản bằng nảy chồi và sinh sản nhân đôi giống và khác nhau điểm nào?
+ HS quan sát hình chiếu trả lời.
+ GV nêu ra điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau: Đều là hình thức sinh sản vô tính.
- Khác nhau: Cách tạo cỏ thể mới
- Chiếu slide 12: Câu hỏi
Theo các em sự sinh sản ở sinh vật nhân thực và sinh sản ở sinh vật nhân sơ khác nhau ở điểm nào?
+ Qua bài học HS trả lời.
+ GV củng cố:
- Vi sinh vật nhân sơ chủ yếu sinh sản bằng ngoại bào tử hay bào tử đốt, nảy chồi. Còn nội bào tử không làm nhiệm vụ sinh sản.
- Vi sinh vật nhân thực phân chia nguyên phân hoặc giảm phân, do đó ở vi sinh vật nhân thực có thể tồn tại cả sinh sản bằng bào tử vô tình và bào tử hữu tính.
- Chiếu slide 13: Câu hỏi.
Trong thực tiễn người ta đã sử dụng vi sinh vật để làm gì?
+ HS tr ả l ời qua ki ến thức đã học ở các bài trước.
+ GV củng cố.
I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ
1. Phân đôi.
- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.
- Vòng ADN đính vào hạt mêzôxôm làm điểm tự và nhân đôi thành 2 ADN.
- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa hai phân tử AND về hai tế bào riêng biệt.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử.
+ Sinh sản bằng bào tử đốt ( xạ khuẩn ) phân cắt phần đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.
+ Sinh sản nhờ nảy chồi ( vi khuẩn quang dưỡng màu tía) tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
+ Sinh sản bằng ngoại bào tử ( vi sinh vật dinh dưỡng mêtan ) bào tử được hình thành ngoài tế bào dinh dưỡng.
+ Khái niệm: Nội bào tử vi khuẩn là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản.
+ Đặc điểm: Nội bào tử được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn.
+ Cấu tạo: Gồm nhiều lớp màng dày ( vỏ cortex và hợp chất canxiđibicôlinat) khó thấm và có khả năng chịu nhiệt.
II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC.
1. Sinh sản bằng bào tử.
+ Bào tử hữu tính.
Ví dụ: Nấm Mucor
- Hình thành hợp tử do hai tế bào kết hợp với nhau.
Trong hợp tử diễn ra quá trình giảm phân hình thành bào tử kín.
+ Bào tử vô tính.
Ví dụ: Nấm chổi, nấm cúc…
- Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của các sợi nấm kí sinh.
2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi.
+ Sinh sản bằng nảy chồi.
Ví dụ: Nấm men rưọu, nấm chổi.
- Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập.
+ Sinh sản bằng phân đôi.
Ví dụ: nấm men rưọu rum, tảo lục, trùng đế dày…
- Tế bào mẹ phân đôi thành hai cơ thể con.
+ Sinh sản hữu tính: Bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.
* Ứng dụng của việc nghiên cứu vi sinh vật:
+ Muối chua rau quả.
+ Chế biến nước mắm, nứoc tương.
+ Sản xuất bia, rưọu.
+ Chế biến và sản xuất thức ăn gia súc.
4. Củng cố.
4.1. Quá trình giảm phân diến ra ở sinh vật nao?
A. Xạ khuẩn
B. Vi khuẩn, nấm.
C.Vi khuẩn.
D. Nấm
4.2. Điều nào khồn đúng với quá trình phân đôi của vi khuẩn?
A. Tăng kích thước tế bào.
B. Thoi phân bào xuất hiện.
C. AND nhân đôi.
D. Vách ngăn tế bào hình thành.
5. Dặn dò.
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài,
- Đọc mục “ Em có biết ”.
- Đọc trước bài 27
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN.
1.1. Trong dạy học việc xác định nội dung, những kiến thức cần khắc sâu, kiến thức cần mở rộng là rất quan trọng và cần thiết. Nội dung và kiêns thức là cơ sở để người học lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, đồng thời giúp giáo viên có những phương pháp dạy học phù hợp.
1.2. Việc phân tích bài dạy trước khi thiết kế giáo án nhằm mục đích nâng cao chất lượng, đi sâu và trọng tâm của bài dạy.
- Xác định vị trí, logic của bài dạy sẽ thấy đựơc sự liền mạch của bài học giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống và dễ dàng. Đồng thời giúp học sinh có tầm nhìn mới về thế giới quan khoa học.
- Xây dựng những kiến thức bổ sung và kiến thức thực tiễn có liên quan đến bài dạy ( nếu có ) sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có thể vận dụng những kiến thức trong bài học để giải thích những hiện tượng trong đời sống và ứng dụng trồng trọt sản xuất thực tiễn.
- Xây dựng những bài giảng bằng phần mềm Powerpoint theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là việc làm mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực trong quá trình dạy học.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Các trường phổ thông nên mở rộng cho các giáo viên hình thành phương pháp dạy học có hiệu quả bằng việc phân tích nội dung bài dạy.
2.2. Nên chon nội dung xây dựng giáo án điện tử vào chương trình dạy học bắt buộc đối với các giáo viên trong trường phổ thông.
2.3. Nên tổ chức một câu lạc bộ “ Giáo viên với phương pháp dạy học hay ” để các giáo viên học hỏi kinh nghiệm của nhau.
2.4. Không nên lạm dụng giáo án điện tử một cách tràn lan mà tuỳ từng bài từng chương cụ thể chọn bài soạn giáo án điện tử phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận dạy học sinh học – Nxb Giáo dục – Hà Nội -1996 của Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành.
2. Kỹ thuật dạy học sinh học - Trần Bá Hoành
3. Sách giáo khoa sinh học 10 – Ban cơ bản – NXB Giáo dục
4. Sách giáo viên sinh học 10 – Ban cơ bản – NXB Giáo dục
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU …………………………………………
Lý do chọn đề tài…………………………………………
Mục đích và phương pháp nghiên cứu…………………...
Đối tượng và phạm vi nghiên vứu……………………….
Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………….
Giáo án điện tử và cách xây dựng giáo án điện tử………
PHẦN 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI…………………
1. Cấu trúc bài trong chương 2……………………………….
2. Nhiệm vụ của chương 2…………………………………..
3. Phân tích nội dung bài thuộc chương 2 ( Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật )……………………………………………………..
4. Soạn giáo án điện tử ( Bài 26: sinh sản của vi sinh vật)…….
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………….
1. Kết luận……………………………………………………….
2. Kiến nghị………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Họ và tên: Lớp: Khoa:
Tên đề tài:
1. Nhận xét trình độ lý luận và kiến thức ( cách lập luận, giải quyết vấn đề có hợp lí thoả đáng hay không? )
2. Nhận xét chất lượng đề tài (ý nghĩa thực tiễn, hình thức trình bày)
3. Kết quả ( xếp loại cho điểm )
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích nội dung xây dựng giáo án điện tử.doc