Đề tài Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank – chi nhánh an giang

Về cho vay nông nghiệp, đây là mảng hoạt động đựơc Chi nhánh chú trọng đẩy mạnh từ khi đi vào hoạt động. Ở thời điểm 31/12/2005, DSCV nông nghiệp đạt hơn 6,3 tỷ đồng, chiếm 10,62% tổng DSCV. Do mùa vụ Đông – Xuân 2005 nông dân được giá nông sản, thêm vào là nhu cầu vốn khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm nên đến 30/6/2006, cho vay nông nghiệp tăng thêm hơn 11 tỷ đồng, đạt 18,2 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2006, tình hình sản xuất, chăn nuôi của người dân có phần ổn định lại, làm cho cho vay nông nghiệp giảm đi hơn 40%, còn đạt 10,5 tỷ đồng. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu phục vụ trồng lúa và nuôi cá, một số nuôi thêm các loại gia súc: bò, heo, hoặc kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp: các loại phân bón, thuốc trừ sâu Đặc biệt với việc giá cá và giá lúa đang có sự biến động lớn như gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định thì Chi nhánh đã ngày càng thận trọng hơn, chuyển hướng hạn chế đáp ứng nhu cầu vay này, đặc biệt là vay nuôi cá.

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank – chi nhánh an giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thu nhập từ lãi vay tăng 467% và khoản chi phí trả lãi tiền gởi tăng đến 688%, do đó khoản lãi ròng thu về tại Chi nhánh tăng được 15,4 tỷ đồng tương đương 426%. Tuy nhiên kết thúc năm 2006, phần lợi nhuận mà Chi nhánh đạt được đã tăng hơn 616%. Sự gia tăng lợi nhuận có lớn hơn mức tăng lãi ròng do bởi ảnh hưởng của các khoản vốn điều hoà từ hội sở, trong năm Chi nhánh có sự gia tăng trả lãi cho phần vốn điều hòa nhưng chỉ đạt 218%, trong khi đó công tác huy động đạt được hiệu quả nên việc chuyển vốn điều hòa về hội sở tăng đến 798%, góp phần gia tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Ở năm 2006 các chỉ tiêu hoạt động tại Chi nhánh đều đạt vượt kế hoạch đề ra, điều này thể hiện rõ sự cố gắng trên mọi mặt và khả năng phát triển là rất khả quan khi mà Chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động trong thời gian được hơn 1 năm. 3.2.6 Các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động năm 2007 – Biện pháp tổ chức thực hiện Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang, định hướng phát triển của Sacombank và tình hình thực tế tại chi nhánh, chi nhánh An Giang đề ra các chỉ tiêu sau: Huy động vốn: + VNĐ : 114,8 tỷ đồng + USD : 463 ngàn USD + Vàng : 2.340 lượng Dư nợ: + VNĐ : 247,6 tỷ đồng + USD : 1.800 ngàn USD + Vàng : 62 lượng Tổng thu : 41,896 tỷ đồng Trong đó thu phí dịch vụ : 1,657 tỷ đồng Tổng chi : 16,562 tỷ đồng Lợi nhuận sau khi tính ĐHV : 11,565 tỷ đồng Biện pháp tổ chức thực hiện: Để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu nêu trên, giữ vững sự phát triển ổn định thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm thực hiện tốt mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh: Công tác huy động vốn cần chú trọng hơn nữa hoạt động tiếp thị, nhất là các doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp, phân loại khách hàng theo số dư tiền gởi để có chính sách chăm sóc, ưu đãi hợp lý, tăng cường quảng bá hình ảnh qua giải việt dã “Sacombank – chạy vì sức khỏe cộng đồng”… Bên cạnh cũng có thể tranh thủ vốn huy động qua việc quan hệ với các Ban quản lý dự án để vận động tiền gởi ở những khu vực có giải tỏa, đền bù… Về mặt hoạt động tín dụng, cần tiếp tục trao dồi kinh nghiệm, nghiệp vụ đội ngũ nhân viên để có thể tăng cường và mở rộng cho vay trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ đồng thời mở rộng thêm một số loại hình cho vay có ưu thế để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời… Đồng thời tiến hành đánh giá lại các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, tránh phát sinh nợ quá hạn mới. Đối với những mặt hoạt động khác thì tiếp tục phát huy những sản phẩm dịch vụ có thế mạnh trong năm 2006 như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, bảo lãnh nội địa… Thực hiện tuyển dụng nhân sự để mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường quy mô tại Chi nhánh; bố trí lực lượng, phân công phân nhiệm căn cứ vào hiệu quả từng phòng ban nhằm đảm bảo hoạt động được phát triển bền vững. Thường xuyên kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng ban, các phòng giao dịch trực thuộc để có thể kịp thời phát hiện các sai sót, đề ra giải pháp chấn chỉnh hợp lý… CHƯƠNG 4: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam, hiện tại vốn điều lệ là 2.089 tỷ đồng – lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam, tuy nhiên cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng luôn chiếm vai trò chủ yếu, thu nhập từ việc cấp tín dụng đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng cũng là lĩnh vực hoạt động có thể mang lại cho Ngân hàng nhiều rủi ro nhất, để có thể tìm hiểu về những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng, ta sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàg trong thời gian từ lúc bắt đầu đi vào hoạt động 03/8/2005 đến 31/12/2006. 4.1 Doanh số cho vay (DSCV) 4.1.1 Doanh số cho vay – Theo thời hạn tín dụng Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 35.000 135.000 165.000 100.000 258,71% 30.000 22,22% Trung hạn 25.000 35.000 55.000 10.000 40,00% 20.000 57,14% Dài hạn 0 0 130 0 - 130 - Tổng 60.000 170.000 220.130 110.000 183,33% 50.130 29,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 3: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 58,33% 79,41% 74,95% Trung hạn 41,67% 20,59% 24,98% Dài hạn - - 0,07% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tổng DSCV đã có sự gia tăng lớn theo thời gian, trong đó đáng kể nhất là DSCV ngắn hạn và trung hạn. Từ lúc Chi nhánh đựơc thành lập vào 03/8/2005 đến 31/12/2005, DSCV đã đạt 60 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,3%, cho vay trung hạn là 25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,6%, lúc này Chi nhánh chưa phát sinh các khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Đến thời điểm 30/6/2006, DSCV đạt 170 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12/2005 đã tăng lên 110 tỷ đồng, tương đương 183,3%. Đến lúc này tại Chi nhánh vẫn chưa phát sinh các khoản vay dài hạn, sự gia tăng của DSCV chủ yếu là trong cho vay ngắn hạn, tăng thêm 100 tỷ đồng tương đương 258,7%, trong khi đó cho vay trung hạn chỉ tăng được 10 tỷ đồng tương đương 40%, khi này tỷ trọng của cho vay ngắn hạn trong tổng DSCV đã đạt 79,4%. Đến hết 31/12/2006, DSCV đạt được hơn 220 tỷ đồng, tỷ lệ gia tăng chỉ còn 29,4%, thấp hơn nhiều so với thời điểm 30/6/2006. Nếu xét theo thời hạn vay thì tình hình cho vay tại Chi nhánh không có sự biến động quá lớn về tỷ trọng của các khoản vay ngắn và trung – dài hạn. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2006, tỷ lệ gia tăng trong cho vay ngắn hạn và trung hạn đã có sự thay đổi, cho vay ngắn hạn chỉ còn tăng 22,2%, trong khi đó cho vay trung hạn tăng được 57,1%. Bên cạnh đó đến thời điểm này tại Chi nhánh cũng đã có phát sinh lượng cho vay dài hạn là 130 triệu đồng. Như vậy từ thời điểm 31/12/2005 đến 31/12/2006, DSCV đều có xu hướng gia tăng mặc dù tỷ lệ gia tăng tính đến 31/12/2006 là 29,4%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng DSCV ở thời điểm 30/6/2006. Tính đến 31/12/2005, tuy Chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động được khoảng 5 tháng nhưng doanh số cho vay đã đạt mức 60 tỷ đồng, điều này có được là do trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên trước đây đã có đặt Văn phòng đại diện của Sacombank (đã có từ năm 1996 đến năm 1998 chính thức thành lập, là điểm giao dịch đầu tiên của Sacombank ra ngoài TPHCM và Thủ Đô Hà Nội), người dân đã được tiếp cận từ trước với các loại hình cho vay của Ngân hàng. DSCV tăng qua từng thời điểm cũng chứng tỏ người dân ngày càng có nhu cầu về vốn và mong muốn tạo lập quan hệ với Ngân hàng, mặt khác cũng thể hiện được công tác tiếp thị của Ngân hàng đã đạt được những thành quả nhất định. Sang năm 2006, khi Chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định, công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm tín dụng càng được triển khai triệt để, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn làm DSCV gia tăng mạnh mẽ. Tuy rằng DSCV đều có tăng ở cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thế nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này là do nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoản vay chủ yếu được dùng bổ sung nguồn vốn lưu động, mua sắm vật tư… Điều này có thể được xem như một dấu hiệu tốt khi Chi nhánh có thể nhanh chóng xoay vòng vốn, thuận lợi hơn trong công tác giám sát cho vay, đồng thời cho vay ngắn hạn cũng sẽ tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. 4.1.2 Doanh số cho vay – Theo loại hình cho vay Hiện tại Sacombank An Giang đang tiến hành cho vay theo nhiều loại hình tùy theo mục đích sử dụng vốn khác nhau, bao gồm: Cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) Cho vay nông nghiệp Cho vay tiêu dùng, bất động sản Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà Cho vay cầm cố sổ tiền gởi Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) Cho vay tiểu thương chợ … Thời gian này Chi nhánh đang tiến hành gửi cán bộ tín dụng tập huấn thêm về loại hình Cho vay lãi cấn trừ Bất động sản, dự kiến sẽ sớm đưa vào hoạt động. Việc đưa ra nhiều loại hình có thể giúp Ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn, thu hút được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, ta chỉ xét một số loại hình mà Chi nhánh đang chú trọng đẩy mạnh và thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng DSCV, đó là: cho vay SXKD, cho vay nông nghiệp, cho vay CBCNV. Bảng 4: Doanh số cho vay theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 9.456 103.234 120.341 93.778 991,73% 17.107 16,57% Nông nghiệp 6.376 18.249 10.589 11.873 186,21% -7.660 -41,97% CBCNV 31.678 19.960 35.321 -11.718 -36,99% 15.361 76,95% Khác 12.490 28.557 53.879 16.067 128,63% 25.322 88,67% Tổng 60.000 170.000 220.130 110.000 183,33% 50.130 29,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 15,76% 60,72% 54,67% Nông nghiệp 10,62% 10,73% 4,81% CBCNV 52,80% 11,74% 16,04% Khác 20,82% 16,81% 24,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Như đã trình bày trong phần 4.1.1, tổng DSCV đã có sự gia tăng mạnh theo thời gian. Trong đó, gia tăng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng cao là các khoản vay phục vụ SXKD. DSCV ở loại hình này vào 31/12/2005 chỉ đạt 9,4 tỷ đồng, nhưng đến 31/12/2006 đã tăng đến 120,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nửa đầu năm 2006, tăng 93,7 tỷ đồng tương đương 991,7%. Giải thích cho sự gia tăng này là do số lượng lớn các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tin tưởng vào hoạt động của Chi nhánh. Với số lượng doanh nghiệp liên tục được thành lập cộng với số doanh nghiệp sẵn có trên địa bàn thì nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh luôn là rất lớn. Về cho vay nông nghiệp, đây là mảng hoạt động đựơc Chi nhánh chú trọng đẩy mạnh từ khi đi vào hoạt động. Ở thời điểm 31/12/2005, DSCV nông nghiệp đạt hơn 6,3 tỷ đồng, chiếm 10,62% tổng DSCV. Do mùa vụ Đông – Xuân 2005 nông dân được giá nông sản, thêm vào là nhu cầu vốn khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm nên đến 30/6/2006, cho vay nông nghiệp tăng thêm hơn 11 tỷ đồng, đạt 18,2 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2006, tình hình sản xuất, chăn nuôi của người dân có phần ổn định lại, làm cho cho vay nông nghiệp giảm đi hơn 40%, còn đạt 10,5 tỷ đồng. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu phục vụ trồng lúa và nuôi cá, một số nuôi thêm các loại gia súc: bò, heo,… hoặc kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp: các loại phân bón, thuốc trừ sâu… Đặc biệt với việc giá cá và giá lúa đang có sự biến động lớn như gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định thì Chi nhánh đã ngày càng thận trọng hơn, chuyển hướng hạn chế đáp ứng nhu cầu vay này, đặc biệt là vay nuôi cá. Đối với cho vay CBCNV, đây là loại hình vay tín chấp đã được đẩy mạnh từ trước khi Chi nhánh được thành lập. Hiện nay Chi nhánh đã phát triển được loại hình này ở một số huyện thị lân cận như Long Xuyên, Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Thành và nơi đặt hai Phòng Giao dịch Tân Châu, Châu Phú. Nhóm khách hàng mà Chi nhánh hướng đến là các cán bộ - nhân viên hoạt động trong các đơn vị: trường học, Phòng Giáo dục, các cơ sở y tế các cấp, Kho Bạc Nhà Nước, bưu điện, và một số sở ban ngành theo phê duyệt riêng của Phó tổng giám đốc khu vực. Qua số liệu ở bảng 4 và 5, DSCV CBCNV đã có sự biến động, đạt 31,6 tỷ đồng vào 31/12/2005, sau đó giảm đi chỉ còn 19,9 tỷ đồng vào 30/6/2006, nhưng đến thời điểm 31/12/2006 DSCV đã tăng trở lại và đạt được 35,3 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2006, DSCV CBCNV đã giảm hơn 11 tỷ đồng tương đương 36,9%, điều này một phần là do địa bàn cho vay chưa được chú trọng đẩy mạnh, mặt khác cán bộ tín dụng không thể kiêm nhiệm hết khi mà DSCV loại hình SXKD gia tăng quá nhanh. Đến thời điểm 31/12/2006, cho vay CBCNV đã có gia tăng 76,9% tương đương 35,3 tỷ đồng, lúc này là khi Phòng Giao dịch Tân Châu và Châu Phú đã đi vào hoạt động, số lượng cán bộ tín dụng được gia tăng, công tác tiếp thị, giới thiệu tới các cơ quan xí nghiệp được đẩy mạnh, giúp cho lượng lớn cán bộ nhân viên quan tâm nhiều hơn đến loại hình vay tín chấp này, DSCV cũng được gia tăng. Một số loại hình cho vay còn lại tuy cũng có biến động doanh số nhưng nhìn chung đều có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng liên tục của tổng doanh số cho vay đã phần nào thể hiện sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng đối với Chi nhánh, đối với Ngân hàng. Nguyên nhân của thành quả này một phần do chính quy chế cho vay của Ngân hàng ngày càng thông thoáng hơn, một phần nhờ vào tác dụng của công tác tiếp thị và sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên khi tiếp xúc, giải quyết hồ sơ khách hàng. 4.2 Doanh số thu nợ (DSTN) Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, khi quyết định việc nên cho vay hay không, cán bộ tín dụng sẽ căn cứ chủ yếu vào 3 nhóm yếu tố: giá trị và tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất và phương án kinh doanh, cuối cùng là nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Việc tìm hiểu rõ khả năng trả nợ của khách hàng sẽ quyết định việc thu nợ về sau được thực hiện tốt hơn, giúp Ngân hàng duy trì và bảo toàn được nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 4.2.1 Doanh số thu nợ - Theo thời hạn tín dụng Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 15.500 27.216 134.751 11.716 75,58% 107.535 395,11% Trung hạn 12.500 4.143 19.629 -8.357 -66,85% 15.486 373,78% Dài hạn 0 0 0 0 - 0 - Tổng 28.000 31.359 154.380 3.359 12,00% 123.021 392,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 7: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 55,36% 86,79% 87,28% Trung hạn 44,64% 13,21% 12,72% Dài hạn - - - (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Do tác động lớn của việc gia tăng DSCV, nhìn chung tình hình thu nợ tại Chi nhánh cũng có xu hướng tăng mạnh. Tổng số thu nợ đạt 28 tỷ đồng vào 31/12/2005, đến thời diểm 31/12/2006 đã đạt 154,3 tỷ đồng, trong đó tăng mạnh nhất từ 30/6/2006 đến 31/12/2006, tăng được 123 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là hơn 390%. Về chi tiết từng loại thời hạn tín dụng, thu nợ ngắn hạn luôn có tốc độ tăng nhanh hơn và đạt tỷ trọng lớn hơn so với thu nợ trung hạn, mặc dù tính đến thời điểm 31/12/2006, tại Chi nhánh đã có phát vay dài hạn nhưng vẫn chưa thu lại vốn gốc từ các khoản vay này. Thu nợ ngắn hạn đạt 15,5 tỷ đồng vào 31/12/2005, và cũng như tổng DSTN, thu nợ ngắn hạn tăng nhanh từ 27,2 tỷ đồng ở 30/6/2006 lên 134,7 tỷ đồng vào 31/12/2006, mức tăng là 107,5 tỷ đồng tương đương 395,1%. Sự gia tăng DSTN ngắn hạn là do Chi nhánh đẩy mạnh việc phát vay ngắn hạn từ năm 2006, thời hạn tín dụng dưới một năm nên việc thu hồi nợ được thực hiện nhanh chóng. Xét về tình hình thu nợ trung hạn, tại Chi nhánh đạt 12,5 tỷ đồng vào 31/12/2005. Nhưng đến 30/06/2006, thu nợ chỉ còn đạt 4,1 tỷ đồng, tỷ lệ giảm hơn 66%. Nguyên nhân do có sự giảm xuống của DSCV, một phần khác là do các khoản vay chưa đến hạn trả nợ và do phát sinh nợ quá hạn. 4.2.2 Doanh số thu nợ - Theo loại hình cho vay Trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh từ năm 2005 đến hết năm 2006, DSCV luôn chiếm tỷ trọng cao ở loại hình cho vay SXKD và cho vay CBCNV. Tương tự như ở DSCV, DSTN theo loại hình cho vay cũng có xu hướng gia tăng và có tỷ trọng cao ở cho vay SXKD và cho vay CBCNV. Bảng 8 và 9 sẽ thể hiện DSTN theo loại hình cho vay tại Chi nhánh: Bảng 8: Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 9.347 9.181 108.375 -166 -1,77% 99.194 1.080,42% Nông nghiệp 2.374 4.833 7.381 2.549 103,58% 2.548 52,72% CBCNV 8.249 3.583 8.847 -4.666 -56,56% 5.264 146,91% Khác 8.030 13.762 29.777 5.732 71,38% 16.015 116,37% Tổng 28.000 31.359 154.380 3.359 12,00% 123.021 392,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 9: Tỷ trọng thu nợ theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 33,38% 29,27% 70,20% Nông nghiệp 8,48% 15,41% 4,78% CBCNV 29,46% 11,42% 5,73% Khác 28,68% 43,90% 19,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Đối với loại hình cho vay SXKD, DSTN tại Chi nhánh đã có sự gia tăng đột biến, vào thời điểm 31/12/2005, DSTN đạt hơn 9,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,3% tổng DSTN. Đến thời điểm 30/06/2006, DSTN vay SXKD chưa có sự biến động lớn, giảm đi 166 triệu đồng còn lại hơn 9,1 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm cuối năm 2006, DSTN đã có sự gia tăng rất mạnh, đạt mức 108,3 tỷ đồng, tức đã tăng so với thời điểm 30/06/2006 là hơn 10 lần, chiếm đến 70,2% tổng DSTN. Có sự gia tăng đột biến này là bởi trong năm 2006 đa số các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, các khoản nợ đến hạn được trả gốc đầy đủ, ngoài ra còn một số khoản vay được khách hàng tất toán trước hạn, sau đó yêu cầu được vay lại với số vốn gốc lớn hơn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Xét về những khoản vay phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, tình hình thu nợ diễn ra thuận lợi, DSTN gia tăng theo thời gian. Thu nợ cho vay nông nghiệp đạt hơn 2,3 tỷ đồng vào 31/12/2005, đến 31/12/2006 con số này là 7,3 tỷ đồng. Trong đó tăng nhanh nhất là từ 31/12/2005 đến 30/06/2006, tăng 103,5 % tức đạt 4,3 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng DSTN tăng từ 8,4% lên 15,4%. Tuy có sự gia tăng liên tục trong DSTN thế nhưng về số lượng là không lớn, điều này là do tình hình cho vay năm 2006 đạt chưa cao, bên cạnh các khoản vay này đa phần đều có kỳ hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ nên các khoản vay trong năm 2006 chưa đến thời điểm trả nợ gốc, làm DSTN đạt được không cao. Còn đối với cho vay phục vụ CBCNV, tình hình thu nợ có khác hơn trong cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, giảm đi ở thời điểm 30/06/2006, sau đó tăng trở lại vào 31/12/2006. DSTN ở 31/12/2005 đạt khoảng 8 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng DSTN, đến 30/06/2006, DSTN giảm đi 56,5%, chỉ còn hơn 3,5 tỷ đồng. Tuy rằng DSTN có giảm đi, nhưng điều này không có nghĩa rằng nợ quá hạn chiếm lượng lớn làm ảnh hưởng đến DSTN, mặc dù ở thời điểm 30/06/2006 có một phần nhỏ nợ quá hạn của CBCNV, điều này sẽ được trình bày ở phần sau, chủ yếu sự sụt giảm này là do một số hợp đồng vay đã được tất toán trong khi những hợp đồng mới phát sinh lại được ký kết phần lớn không xa thời điểm 30/06/2006, đến 31/12/2006 thu nợ đối tượng CBCNV đã có sự gia tăng trở lại, đạt 8,8 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt khoảng 146,9%. DSTN tại Chi nhánh đã có sự gia tăng theo thời gian, điều này rõ ràng do ảnh hưởng của sự tăng mạnh trong DSCV. Một điều khá rõ nữa là sau khi giải ngân một khoản thời gian nhất định Chi nhánh mới có thể bắt đầu thu hồi vốn gốc, do đó sự gia tăng DSTN có thể nói sẽ luôn đến muộn hơn so với sự gia tăng của DSCV. Để có thể thực hiện tốt việc thu nợ như đã trình bày, có khá nhiều yếu tố tác động trong đó có thể kể đến như: sự phối hợp trong nội bộ Ngân hàng, phòng quản lý tín dụng theo dõi liệt kê nhằm giúp cán bộ tín dụng có thể kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, sự ổn định của thị trường giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả, thuận lợi trong việc trả nợ, cuối cùng và quan trọng nhất cũng chính là ý thức trả nợ tốt của chính khách hàng. 4.3 Dư nợ (DN) Dư nợ tại một thời điểm xác định thể hiện tổng số tiền mà Ngân hàng còn phải thu về, đây là toàn bộ số vốn gốc mà Ngân hàng chưa thu lại, bao gồm các khoản vay trước đây và các khoản vay mới phát sinh. Dư nợ có mối tương quan đồng biến với DSCV và nghịch biến với DSTN, do vậy chỉ tiêu này thể hiện được thực tế tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, góp phần đánh giá hiệu quả việc cho vay, khả năng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng. 4.3.1 Dư nợ - Theo thời hạn tín dụng Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 28.469 136.253 166.502 107.784 378,60% 30.249 22,20% Trung hạn 33.828 64.685 100.056 30.857 91,21% 35.371 54,68% Dài hạn 0 0 130 0 - 130 - Tổng 62.297 200.938 266.688 138.641 222,55% 65.750 32,72% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 11: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 45,70% 67,80% 62,43% Trung hạn 54,30% 32,20% 37,52% Dài hạn - - 0,05% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tổng dư nợ tại Chi nhánh có sự gia tăng liên tục theo thời gian, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2005 là 612,2 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2006 là 266,6 tỷ đồng trong đó tăng nhanh nhất là từ 31/12/2005 đến 30/06/2006, trong thời gian 6 tháng dư nợ đã tăng hơn 138 tỷ đồng, đạt 200,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt rất cao, khoảng 222%. Xét theo từng loại thời hạn cho vay, dư nợ đều tăng ở vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Riêng cho vay dài hạn, đến thời điểm 31/12/2006 dư nợ chỉ mới phát sinh là 130 triệu đồng, do lúc này DSCV dài hạn cũng chỉ phát sinh 130 triệu đồng và chưa thu hồi được vốn gốc. Tại thời điểm 31/12/2005, dư nợ ngắn hạn là 28,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,7% dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, đạt 54,3% tương đương 33,8 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm 30/06/2006, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung hạn đã có sự thay đổi, 67,8% là của cho vay ngắn hạn và 32,2% là của cho vay trung hạn, lúc này dư nợ ngắn hạn tăng 107,7 tỷ đồng tương đương 378,6% đạt 136,2 tỷ đồng, trong khi dư nợ trung hạn chỉ đạt 64,4 tỷ đồng, tăng 30,8 tỷ đồng tương đương 91,2%. Nguyên nhân của sự tăng nhanh dư nợ ngắn hạn là do DSCV tăng quá cao (258,7%) trong khi DSTN tăng với tỷ lệ thấp hơn (75,5%). Còn tại thời điểm 31/12/2006, mặc dù dư nợ ở mỗi loại thời hạn đều tăng nhưng tỷ lệ tăng đã có sự thay đổi. Lúc này dư nợ ngắn hạn là 166,5 tỷ đồng, dư nợ trung hạn là 100 tỷ đồng, vậy dư nợ ngắn hạn chỉ tăng được 30,2 tỷ đồng tương đương 22,2% trong khi dư nợ trung hạn tăng lên 35,3 tỷ đồng tương đương 54,6%. Nguyên nhân sự suy giảm nhanh tỷ lệ tăng dư nợ ngắn hạn là do đến thời điểm 31/12/2006, rất nhiều khoản vay ngắn hạn đã đến trả vốn gốc, làm DSTN tăng rất cao. 4.3.2 Dư nợ - Theo loại hình cho vay Bảng 12: Tình hình dư nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 27.483 121.536 133.502 90.453 342,22% 11.966 9,84% Nông nghiệp 4.284 17.700 20.908 13.416 313,16% 3.208 18,12% CBCNV 29.138 45.515 71.989 16.377 56,20% 26.474 58,16% Khác 1.392 16.187 40.289 14.795 1062,85% 24.102 148,89% Tổng 62.297 200.938 266.688 138.641 222,55% 65.750 32,72% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 13: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 44,12% 60,49% 50,06% Nông nghiệp 6,87% 8,80% 7,84% CBCNV 46,77% 22,65% 26,99% Khác 2,24% 8,06% 15,11% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tình hình dư nợ ở mỗi loại hình cho vay đều gia tăng theo thời gian, trong đó có mức tăng tương đối cao và đạt dư nợ cao nhất là loại hình cho vay SXKD. Đối với loại hình cho vay này dư nợ gia tăng khá giống với dư nợ cho vay ngắn hạn, tăng từ 24,8 tỷ đồng vào 31/12/2005 đến 166,5 tỷ đồng vào 31/12/2006, trong đó tại thời điểm 30/06/2006 dư nợ đã đạt được hơn 136 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt hơn 378%. Còn đối với loại hình cho vay nông nghiệp, tuy dư nợ đạt tương đối không cao nhưng có sự tăng trưởng khá nhanh. Vào 31/12/2005, dư nợ chỉ đạt 4,2 tỷ đồng, đến 30/06/2006 dư nợ đã đạt 17,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt đến 313,1%. Đến 31/12/2006 dư nợ ở loại hình này đã đạt 20,9 tỷ đồng. Mặc dù có sự tăng nhanh nhưng tỷ trọng dư nợ của loại hình này vẫn không có sự thay đổi lớn, chỉ đạt dưới 10% ở cả 3 mốc thời điểm. Về mảng cho vay CBCNV, dư nợ tăng liên tục và tương đối đồng đều theo thời gian, điều này là bởi cho vay CBCNV đạt được DSCV tương đối cao trong khi thời gian trả nợ thường kéo dài đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích rủi ro tín dụng tại sacombank – chi nhánh an giang.doc
Tài liệu liên quan