Trong nhiều lĩnh vực như: sơn và hàn đều là máy làm và người chỉ đứng trông máy. Ngoài ra nisan chỉ thuê những thợ có tài về điện và điện từ, có thể sửa chữa những máy phức tạp (đây là mảng mà nisan vừa thiếu vừa yếu), và trả lương khá cho họ (ngoài lương chính còn có lương làm thêm giờ, kiếm mỗi năm lên tới 29.000 USD tương đương với lương một Giáo sư Đại học thời đó trong một năm) .
Để tiết kiệm thời gian nisan chỉ dành một năm có 12 giờ họp lãnh đạo và loại bỏ hầu hết các giấy tờ quan liêu mà trước đây thường làm ở Nhật. Đơn giản hoá cấp lãnh đạo, làm cho người lãnh đạo cũng đến gian máy làm việc với công nhân. Đây là sự biến đổi hết sức sâu sắc vì như ta biết ở Nhật sự phân biệt đẳng cấp rất lớn. Một lãnh đạo khác với một công nhân ở chỗ: ông ta có một "chỗ ngồi cố định trong Công ty".
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới tập đoàn ô tô nisan của Nhật khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Văn hoá Mỹ được phổ biến bắt đầu từ khi những người Anh đầu tiên định cư năm 1607. Từ thời điểm đó lịch sử Mỹ là lịch sử của những tiến bộ, từ đời sống hoang dã đến các loại máy bay phản lực, tất cả chỉ diễn ra trong vòng hai thế kỷ. Ngày nay Mỹ đang là một cường quốc thương mại lớn nhất trên thế giới, và ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đến nền thương mại toàn câqù là vô cùng lớn. Chính vì vậy việc nghiên cứu về Mỹ nói chung hay nền văn hoá Mỹ nói riêng là một việc hết sức cần thiết đặc biệt đối với các Công ty muốn xâm nhập thị trường Mỹ.
Người Trung Quốc có câu:"Thập lý bách đồng phong, bách lý bất đồng tục" có nghĩa là qua mười dặm đường thì khôgn cùng một cơn gió, qua trăm dặm thì không cùng một phong tục. Điều đó cho chúng ta thấy kinh doanh trên một quốc gia khác thì sự khác biệt về văn hoá sẽ gây ra vô số khó khăn và Công ty sẽ vấp phải nhiều vấn đề lan giải.
Bài viết này em không hy vọng mang được nhiều thông tin về văn hoá Mỹ như: sự khác biệt về văn hoá giữa các vùng của Mỹ, những món ăn, những tính cách... bài viết này em sẽ đi sâu vào những giá trị, những quan niệm tạo nên nền tảng của văn hoá Mỹ để từ đó đi sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của nó tới tập đoàn ô tô nisan của Nhật khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng em rất mong được sự góp ý của thầy cô, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Hường (Tiến sĩ - Giáo sư chủ nhiệm bộ môn kinh doanh quốc tế) đã hướng dẫn cho em hoàn thành được bài viết này.
1. Văn hoá Mỹ.
"Chúng tôi không cho là mình có những tiêu chuẩn giá trị riêng, chúng tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng những phẩm chất mà chúng tôi tôn trọng cũng chính là những gì rất chung và hệ trọng đối với mọi người".
200 năm một con số lớn so với đời người nhưng lại qúa nhỏ bé khi nói về lịch sử một quốc gia. Nhưng lịch sử 200 năm nước Mỹ lại là niềm tự hào của dân tộc Mỹ, niềm tự hào của những người yêu tự do bình đẳng, và rất mong muốn sống hạnh phúc trên thế giới này. Quan trọng hơn hết chính lòng mong muốn đó là cái nền tảng tạo nên những giá trị, quan niệm đã được truyền lại trong tư duy các thế hệ Mỹ.
Quyền tự do tự chủ:
Người Mỹ quan niệm rằng cơ sở của hạnh phúc là tự do và các thế hệ Mỹ đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để đòi quyền tự do. Tuyên ngôn Mỹ năm 1976 có nêu quyền tự do là quyền mà tạo hoá mang cho. Trong truyền thống văn hoá của mình người Mỹ củng cố niềm tin chắc chắn vào tính bất khả xâm phạm của quyền tự do và sự tin tưởng chắc chắn vào quyền đó. Chính vì niềm tin đó cho nên người Mỹ được cho mình có nghĩa vụ can thiệp mọi quá trình dân chủ hoá để bảo vệ tự do - tự do theo quan điểm của họ. Họ tin có thể thay đổi được vào một tương lai tươi sáng hơn. Họ thay đổi bởi vì họ khao khát hướng tới tương lai, một tương lai tươi sáng.
Trong khi nhiều xã hội khác nhìn lại quá khứ để tìm sự chỉ dẫn thì người Mỹ luôn hướng tới phía trước. Với người Mỹ lịch sử của nước mình là một sự tiến bộ không ngừng. Do quan niệm có thể thay đổi, có thể cải tiến được thực tại nên người Mỹ như chúng ta thấy:Luôn vội vã. Người an phận thương chấp nhận sống như nó vốn có còn người năng động thì tìm mọi cách để vượt nên. Và chính vì thế nếu nhận xét là một người năng động đều được xen như là một lời khen xứng đáng nhất.
Sự thay đổi còn thể hiện ở chỗ các công ty Mỹ liên tục thay đổi cơ cấu, giảm biên chế do đó công nhân thường hay bị thải hồi. Về phía mình các công nhân luôn được tự do trong việc cải thiện vị trí của họ bằng cách tìm các công việc mới và nhanh chóng chuyển việc nếu kiếm được công việc tốt hơn.
Tóm lại đối với bất kỳ người Mỹ nào từ những người nhập cư đầu tiên cho đến thế hệ Mỹ ngày nay tự do luôn là một cái gì đó rất thiêng liêng tồn tại trong lòng người Mỹ qua bao thế hệ.
Sự bình đẳng.
Với người Mỹ công bằng và quyền tự do cá nhân luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Có bình đẳng sẽ có bình quyền, và thực tế đây là một dân tộc mà mỗi khát vọng của một con người đều được tạo điều kiện. Việc tất cả mọi người được hưởng một cách ngang bằng mọi cơ hội để thành đạt đã tồn tại như một niềm tin thiêng liêng. Hơn nữa những hệ thống của Mỹ tạo cho mọi người có một ý thức rõ ràng là tất cả đều chơi cùng một luật. Công việc của Chính phủ là giữ cho cuộc chơi được công bằng, bảo vệ quyền lợi của mọi cá nhân. Hiển nhiên là khi con người ta tin rằng ít nhất họ còn có được một cơ hội thì họ sẽ có động cơ để thử sức mình (niềm tin này thường là ngây thơ nhưng nó giúp cho người ta luôn phấn đấu). Chính điều này làm cho đẳng cấp xã hội Mỹ bị mờ đi, không có sự phân tách rõ ràng như ở các quốc gia khác và điều đó thúc đẩy người ta luôn luôn phấn đấu vươn lên để thay đổi số phận. Điều này có những mặt tích cực như làm việc hết mình, luôn có những ý kiến thông minh nhưng kèm theo nó là tâm trạng luôn cảm thấy không thoả mãn. Vì người Mỹ luôn phải phấn đấu, nên họ không bao giờ gắn hẳng mình vào một tập thể. ở Mỹ mọi người đều phải phấn đấu vươn lên để trở thành một "ngôi sao". Do đó mức độ gần gũi giữa mọi người với nhau bị hạn chế rất nhiều. Trong khi đó ở Nhật một người nào đó làm việc gắn hẳn suốt cuộc đời của họ vào một công ty hay một tập thể nào đó là điều rất hiển nhiên. ở Nhật sự thành công là sự đóng góp chung là cả tập thể còn ở Mỹ đó lại là sự nổi trội của một cá nhân nào đó làm ra.
Một điều khác nữa ở các Công ty của Nhật tính công bằng thể hiện ở chỗ mọi quyết định đều được thông qua sự biểu quyết của tập thể - mang tính công bằng. Trong khi đó ở những Công ty Mỹ sự quyết định được nhanh chóng thông qua của những ông chủ - thường là rất ít người (họ dựa trên số liệu thực tế và sự dự đoán củ mình).
Nói tóm lại niềm tin vào sự công bằng về cơ hội thúc đẩy người Mỹ làm việc một cách điên cuồng và say mê kiếm tiền để tạo địa vị xã hội hiện có của mình. Nếu bạn tin rằng bạn vẫn còn có một cơ hội thăng tiến dù chỉ là rất mỏng manh chắc chắn bạn sẽ nỗ lực hết mình.
Giá trị của lao động: "ở Mỹ công việc là công việc" - calvin coolidge.
Niềm tin vào sự tiến bộ, ý thức được tầm quan trọng của những kết quả thực tế đem lại, đã kích thích lòng nhiệt tình của người Mỹ khi bắt tay vào một công việc mới. Môt người Mỹ tự tạo chân dung mình bằng hành động, vì vậy ngay cả sự giàu có cũng không lấn át được đức tính cần cù lao động của họ.
Chính những người thanh giáo là một trong những nhóm người định cư đầu tiên và tồn tại lâu đời nhất đã duy trì những giá trị thật phù hợp để có thể tồn tại được trong một thế giới hoàn toàn mới và xa lạ: đó là tính tự lập chăm chỉ cuộc sống căn cơ thanh đạm và tuân theo sự dẫn dắt của lương tâm. Làm việc tốt và chăm chỉ là những đức tính được đánh giá cao, những ai không có phẩm chất đó sẽ không những người ngang hàng kính nể và khó có thể vươn tới một địa vị cao. Ngày nay điều đó lại càng đúng, người Mỹ tin rằng để được người khác tôn trọng thì anh ta phải có tài năng và thành công. Càng thành công thì người đó càng phải làm việc siêng năng, phải dành nhiều thời gian cho công việc chứ không phải cho gia đình.
Có rất nhiều người trên những quốc gia khác nhau đặc biệt là ở các nước Châu á, đánh giá người Mỹ là những người lạnh nhạt với tình cảm gia đình, nhưng thực tế thì không phải như vậy bởi vì người Mỹ quan niệm trong tất cả các hoạt động của con người thì công việc là quan trọng nhất. ở các nước khác việc một người thân bị ốm, anh em họ hàng gặp rắc rối có thể là một lý do để nghỉ việc chính đáng. Nhưng ở Mỹ thì không thế, công việc đặt lên trên tất cả mọi yếu tố khác. Người Mỹ làm việc điên cuồng tới mức niềm say mê kiếm tiền, không hề ngượng ngùng được đặt lên cao hơn tất cả các tình cảm khác. Điều đó có lẽ đúng phần nào song vẫn còn có nhiều giá trị khác cao hơn đồng tiền chi phối người Mỹ.
Hẳn là mọi người sẽ rất ngạc nhiên khi thấy người Mỹ say mê kiếm tiền như vậy cho dù anh ta rất giàu có, điều này trái ngược hẳn với quan niệm phương đông truyền thống: "đủ thì dùng". Nguyên nhân có thể đưa ra ở đây để giải thích cho quan điểm này của người Mỹ có thể rằng:
Một là, từ quá khứ truyền lại.
Như đã nói ở phần trên những người thanh giáo đã duy trì những giá trị thật tốt đẹp như: tính tự lập, chăm chỉ... trong đó những người tôn giáo còn quan niệm rằng: Những thành công trên trái đất này là biểu hiện của sự nâng đỡ của chúa. Do đó họ cũng không thấy mâu thuẫn với việc kiếm tiền và việc lên thiên đàng. Người Mỹ không coi sự nghèo khổ là thánh thiện, ngược lại họ cho rằng những cái mà con người ta có được thể hiện cái mà người ta xứng đáng được hưởng. Người Mỹ chỉ muốn tiếp tục kiếm thêm tiền, bị thúc đẩy bởi đạo lý của người thanh giáo cũng như bởi ước muốn có thêm nhiều tiền.
Hai là, người Mỹ luôn muốn mình có được địa vị cao và đồng tiền chính là chìa khoá để tiến đến địa vị xã hội đó. Một điều thật phi lý ở Mỹ là nếu anh thuộc tầng lớp trên mà lại không có tiền. Tầm quan trọng của tiền là như vậy, nếu anh có tiền anh có thể mua ô tô, nhà, thuyền buồm... và tham gia một câu lạc bộ của những người giàu có. Anh ta sẽ tiếp nhận không chỉ vì anh ta có tiền mà vì đồng tiền chứng minh được rằng anh ta đã hoạt động trong một xã hội ở một cấp độ cao cấp.
Việc kiến được nhiều tiền là biểu hiện của sự thành công và họ chỉ ra cho thế giới biết rằng họ đã sống theo như đúng lời nguyện của mình.
Có thể nói những nền tảng văn hoá như: sự tự do, sự công bằng, niềm tin vào lao động... đã tạo ra trong tư duy của những người Mỹ về một tương lai tươi sáng hơn.
Sự ảnh hưởng của văn hoá tới kinh doanh quốc tế trong thời đại ngày nay đang ngày càng sâu sắc. Do đó việc am hiểu văn hoá nói chung, văn hoá Mỹ nói riêng là rất cần thiết cho những doanh nghiệp vào thị trường Mỹ.
2. ảnh hưởng của văn hoá đến nisan
Nisan là một trong những tiểu đoàn sản xuất xe hơi lớn tại Nhật sản lượng không chỉ đứng đầu không chỉ Nhật Bản (1,7 triệu chiếc/năm) mà cũng rất nổi tiếng trên thế giới chỉ đứng sau General motor của Mỹ tập đoàn nisan là một trong những điển hình kinh tế Nhật sau chiến tranh.
Sự thành công của nisan đạt được như ngày hôm nay là do xác định được chiến lược phát triển của thị trường đúng đắn trong đó việc nisan thâm nhập vào thị trường Mỹ là một bước tiến dài để vươn đến thành công. Ngay từ những năm 1964 ngành công nghiệp xe hơi của Nhật Bản ngày càng chín muồi thị trường trong nước thể hiện tình hình bão hoà, nisan đã ý thức mau lẹ việc thu hút được những kỹ thuật tiên tiến nước ngoài và tính cấp bách đi vào trong việc đi vào thị trường quốc tế trong đó thị trường Mỹ là mục tiêu hàng đầu vì thị trường Mỹ có đầy đủ nhân tố để nisan có thể phát triển và bành chướng quy mô của mình. Tuy nhiên việc khó khăn đạt ra cho nisan chính là sự khác biệt về văn hoá. Nisan nhà sản xuất xe hơi giàu bản sắc Nhật Bản nhất trong số các tập đoàn xe hơi xứ Phù Tang, sẽ phải làm thế nào để thích nghi với một nền văn hoá phương tây hoàn toàn trái ngược với nền văn hoá phương đông vốn có của mình? Phần này sẽ phân tích ảnh hưởng của văn Mỹ đến nisan và làm thế nào để nisan có thể thích nghi một cách nhanh chóng đến như vậy.
Nisan nỗi lo đánh mất"Bản sắc Nhật Bản"
Sự trục trặc từ cơ cấu tổ chức: Sự tự do không dàng buộc và tập thể đã làm cho người Mỹ luôn luôn thay đổi công việc, không bị vướng víu vào gia đình hay những luật định của cộng đồng. Chính điều này là nỗi lo lớn nhất của nisan khi bắt đầu bước chân tới Mỹ, nền văn hoá truyền thống Nhật Bản từ xa xưa truyền lại không cho phép con người ta từ bỏ ông chủ của mình, đi ngược lại đó là phản bội lại lòng chung thành một điều không thể chấp nhận được ở Nhật Bản. Việc một công nhân Mỹ chỉ làm cho nisan khi công ty trả lương cho anh ta cao hơn những Công ty sản xuất xe hơi khác và sẽ từ bỏ nó nếu như Công ty trả cho anh ta lương thấp hơn điều đó làm cho không ít nhà quản lý của Nhật Bản lo lắng. Sự thay đổi trong công việc của người Mỹ làm cho cơ cấu tổ chức trở lên bất ổn định, hệ thống sản xuất trở lên không liên hoàn và nhịp nhàng chỉ vì thiếu đi một khâu nào đó. Tất nhiên hậu quả của vấn đề này không có gì là to lớn lắm, nhưng thật là nghiêm trọng nếu như người công nhân Mỹ là một nhà quản lý. Tình huống sẽ là:
- Anh ta sẽ bỏ Công ty nếu lương thấp.
- Anh ta sẽ ra đi chỉ vì anh ta cảm thấy người điều khiển anh ta kém năng lực hơn anh ta.
- Anh ta cảm thấy gò bó vì luôn luôn phải sống trong một cái tập thể mà anh ta không mong muốn (đơn giản là vì anh ta không được dạy ở phổ thông rằng tập thể là quan trọng hơn cá nhân. Như đây là Mỹ vì vậy anh hoàn toàn có lý).
Và hậu quả sẽ là:
- Các hoạt động của Công ty sẽ đình trệ trong một thời gian chỉ vì các quyết định chưa được thông qua, do ban lãnh đạo đang bất ổn.
- Các nhà quản lý đến từ Nhật Bản sẽ đặt câu hỏi:
Tại sao anh ta cũng làm vịêc như tôi với sản lượng công việc và chất lượng công việc chẳng hơn gì tôi mà lương anh ta lại cao hơn tôi?
Con người này luôn muốn nổ trội hơn người khác vậy thì cứ để cho hắn là một người để xem hắn sẽ giả quyết vấn đề này như thế nào?
Rốt cuộc xung đột sẽ xảy ra trong cơ cấu lãnh đạo và hậu quả là kinh doanh ngày càng trở lên tồi tệ cho dù sản phẩm Công ty, dịch vụ của Công ty đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng...
Một sự thực là nisan và các chi nhánh tại Mỹ không phải lúc nào cũng đồng lòng, đặc biệt là khi phải lựa chọn đường lối phát triển trên thị trường Mỹ . Có lúc mâu thuẫn chỉ là một vấn đề rất nhỏ nhưng có những bất động này sinh từ những quyết định mang tầm chiến lược về sản phẩm.
Một ví dụ cho thấy điều đó: Khi chi nhánh tại Mỹ yêu cầu Tokyo thay đổi tên cho sản phẩm mang tính mạnh mẽ hơn: Con cọp, báo... thay vì như cái tên yểu điệu mà Tokyo đã đặt: Cô tiên, bầu trời xanh...
Do quan niệm về tự do khác với người Nhật nên người Mỹ ít khi ràng buộc vào tập thể, một sự thật mà Tokyo không thích chút nào. Vì vậy, để giảm bớt đi rủi ro từ điều này gây ra nisan đã xây dựng một nhà máy tự động hoá cao để hạn chế số lượng công nhân qua đó mà giảm thiểu sự ảnh hưởng của văn hoá Mỹ tới truyền thống Công ty.
Trong nhiều lĩnh vực như: sơn và hàn đều là máy làm và người chỉ đứng trông máy. Ngoài ra nisan chỉ thuê những thợ có tài về điện và điện từ, có thể sửa chữa những máy phức tạp (đây là mảng mà nisan vừa thiếu vừa yếu), và trả lương khá cho họ (ngoài lương chính còn có lương làm thêm giờ, kiếm mỗi năm lên tới 29.000 USD tương đương với lương một Giáo sư Đại học thời đó trong một năm) .
Để tiết kiệm thời gian nisan chỉ dành một năm có 12 giờ họp lãnh đạo và loại bỏ hầu hết các giấy tờ quan liêu mà trước đây thường làm ở Nhật. Đơn giản hoá cấp lãnh đạo, làm cho người lãnh đạo cũng đến gian máy làm việc với công nhân. Đây là sự biến đổi hết sức sâu sắc vì như ta biết ở Nhật sự phân biệt đẳng cấp rất lớn. Một lãnh đạo khác với một công nhân ở chỗ: ông ta có một "chỗ ngồi cố định trong Công ty".
Không những thế nisan còn chuyền tinh thần lao động của những người công nhân Nhật tới những người công nhân Mỹ, đó chính là: sự đoàn kết trong Công ty, cùng lao động để hướng tới một mục đích chung cho tập thể...
Sự đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng tài năng và sự năng động cá nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nisan bởi vì chính niềm tin vào những điều đó nên người Mỹ thường có tính "nổi trội" trước đám đông, muốn độc lập vươn lên những đỉnh cao. Nisan không thích điều đó bởi vì nó đi ngược lại truyền thống Nhật Bản: đề cao sự đồng thuận, coi trọng thành tích tập thể, từ bỏ cái tôi của mình trong tập thể...
Tuy nhiên chính sự muốn tự vươn lên này cho nên người Mỹ rất năng động và sáng tạo, mà điều này thì công ty rất cần để phát triển và cải tiến sản phẩm. Một ví dụ từ Toyota cho thấy điều đó:
Vào cuối những năm 1990, các nhà lập kế hoạch sản phẩm Nhật Bản khăng khăng phản đối ý kiến của các đồng nghiệp Mỹ về loại xe tải nhỏ 8-V. Để thay đổi, nhà điều hành Mỹ đã đưa các đối tác Nhật Bản đi xem một trận đấu bóng đá, và dừng lại một chút trên bãi đỗ xe của sân vận động Taxes. Tại đó các nhà quản trị Nhật Bản nhìn thấy hàng dãy xe tải lớn nhỏ đủ kích cỡ. Và cuối cùng, họ cũng công nhận rằng người Mỹ nhìn theo con mắt thương mại hơn. Kết quả là loại xe Tundra ra đời bán với giá 25000 USD/1chiếc.
Qua đó ta thấy người Mỹ luôn luôn từ thực tế đi vào kinh doanh và không có một định kiến, điều đó làm cho sản phẩm luôn luôn được cải tiến thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, một điều mà người Nhật còn phải học tập rất nhiều. Phát huy tinh thần năng động sáng tạo của người Mỹ kết hợp với sự chăm chỉ lòng chung thành của người Nhật nisan đã thúc đẩy sự phát triển của Công ty ngày một phát triển, kết hợp mà không mất đi bản sắc Nhật.
Sự đảo lộn trong nếp sống:
Một thử thách khó khăn đối với nisan trong công cuộc thâm nhập thị trường Mỹ đó là: quan điểm về công việc ở Mỹ.
ở Mỹ công việc là công việc và người ta làm một cách điên cuồng để hoàn thành công việc. Khi nghiên cứu quan điểm này của người Mỹ, các nhà lãnh đạo nisan hay bất cứ các nhà quản lý của Công ty nào khác đáng ra phải cảm thấy là mừng rỡ nhưng làm việc quá chăm chỉ lại gây ra khó khăn cho nisan. Thật là buồn cười!
Những nhà máy xe hơi ở Mỹ không chỉ làm hai ca mà nhiều lúc còn làm ba ca. Làm ca đêm với công nhân Mỹ thì chẳng có vấn đề gì nhưng đối với công nhân Nhật thì lại thành một vấn đề rắc rối. ở Mỹ nhà cửa rộng rãi, tử tế, công nhân làm đêm về đều có chỗ nghỉ nghơi. ở Nhật không thế, nhà bé, lấy đâu ra chỗ cho người làm ca đêm về? Tất nhiên giải quyết vấn đề này đối với Công ty là quá đơn giản vì hiện tại nó đang ở trên thị trường Mỹ. Nhưng cái vấn đề chủ yếu lại không ở đó mà ở chỗ người Nhật không thích làm ca đêm, người ta ghét khi phải làm nhiều ca. Chẳng ai ngủ được và giờ ăn uống trong nhà bị đảo lộn. Từ người công nhân cho đến các nhà quản lý cao cấp của Nhật, tất tần tật họ đều ghét phải làm như vậy cho dù làm ca đêm lương cao hơn (thường là tăng lên 50%). Nhưng cũng chẳng có một ông "Japan" nhận cả. Nisan giải quyết vấn đề này bằng cách cứ làm một tuần ca đêm thì lại làm một tuần ca ngày, hoặc chỉ áp dụng ca đêm cho công nhân Mỹ (tất nhiên phải luân chuyển ca làm cho họ).
Thay đổi: Tồn tại hay là chết.
Trong những năm đầu tiên mở thị trường Mỹ nisan nhận thấy trước hết cần nghiên cứu thị trường Mỹ, tìm ra nó sẽ mua cái gì? Katayama (Chủ tịch chi nhánh nisan tại bờ biển phía tây Mỹ) thấy rằng Califonia (một bang ở miền tây nước Mỹ) có một thói quen mua sắm không cố định, luôn thay đổi. Họ thích thay đổi như trước đây họ đã từng cắt với quá khứ mà tới vùng này, do đó họ sẽ thích mua một cái gì mới như xe Nhật. Cái quan trọng nữa là khác với ở Nhật mạng lưới đại lý cực kỳ quyết định. ở Mỹ đại lý là khách hàng thực sự của Công ty. ở Nhật Công ty đưa các người quản lý bị lưu đầy vào việc đại lý, trả lương cho họ thấp và coi thường họ.
Nisan đã đặt ngay một mạng lưới đại lý dọc bờ biển phía tây và cho họ một món hời to: họ được hưởng từ 18 - 20% tiền lãi (trong khi các Công ty Mỹ chỉ trả cho đại lý từ 12 - 13%). Không nhiều thì ít ai lại đi gõ cửa thiên hạ mời mua một chiếc xe ít nghe nói đến. Hơn nữa do phân tích doanh nghiệp Mỹ nisan đã đi tới thấy rằng con đường duy nhất cho Công ty phồn vinh đó chính là làm giàu cho các đại lý.
Nisan cho rằng nếu Nhật đổ hết tất cả các năng lượng và tài nguyên vào mọi vùng của Mỹ thì chắc chắn sẽ thất bại. Nên bắt đầu lặp những đầu cầu ở bờ biển, từ từ kiếm tiền để chi cho quảng cáo và chỉ đến mức nào đó mới mở rộng vào những vùng đã được chọn lựa ở sâu trong nội địa.
Nisan tuyệt đối tin rằng nhân tố quan trọng nhất để thành công là cung cấp được dịch vụ thích hợp. Một phần nào thị trường Mỹ giống như tù nhân của sự giàu sang của đất nước. "Giàu quá không thiết sửa xe" người ta có thể thay đổi hẳn một bộ phận chứ không thích một chiếc xe "tu sửa". Chế độ đã được thiết kế để sản xuất một chiếc xe lâu chừng 3 - 4 năm rồi khi nó bắt đầu hư thì sẽ đưa nó xuống lớp dân nghèo hơn. Các công ty và đại lý không phải cố gắng nhiều để phục vụ vì nhiều khách hàng dễ dàng mua một chiếc xe mới. Trong khi đó vẫn không ít người Mỹ phàn nàn là thiếu dịch vụ xe. Họ gồm cả người già, trẻ, và những người nghèo hơn, tất cả đều cần xe bền, không hao xăng mà tiềm năng họ là những khách hàng tốt.
Công ty volkswagen đã làm ăn tốt với khách hàng này. Nisan bèn lấy volkswagen làm mẫu mực. Không đánh bại được thì ít ra cũng phải thi đua với nó. Tuy nhiên một vấn đề là chiếc ô đầu tiên của nisan (Dasun) đem tới Mỹ là quá tệ, giá nó 1616 USD và các nhà quản lý của nisan đều tự hỏi: tại sao lại có người bỏ tiền ra mua nó?
Nhiều khi giám đốc tiêu thu phải tự tay lái chiếc xe hỏng của khách hàng sang biên đường để sửa chữa. Không chỉ có nisan mà ngay cả Toyota, chiếc xe đầu tiên của nó khi màng vào Mỹ cũng như một quả bom kinh hoàng. Và Toyota đã phải rút nó ngay về Nhật để cải tiến.
Cái tệ nhất là động cơ của nó quá bé 1000 phân khối (CC) trong khi xe Mỹ lại từ 5 - 6000 CC . Không tăng tốc được, xe từ đường biên đổ và xa lộ cao tốc thật vất vả, phanh cũng yếu. Chưa hết Dasun được thiết kế cho mùa đông ở Nhật (ấm hơn ở Mỹ). Sang đây nó khó khởi động vì ác quy quá nhỏ, khách hàng hỏi nhà sản xuất. Nhà sản xuất trả lời nếu khởi động mà khó khăn thì đêm đến đắp cho nó cái chăn. Khách hàng trả lời: "Mỹ người ta không làm thế, xe là thứ phụ sao vất vả với nó quá vậy?"
Ngay đến chuyện thảm sàn xe cũng là một vấn đề, Nhật thích cọ rửa xe cho nên sàn thảm tháo ra được còn ở Mỹ thì không. Qúa lắm người ta dùng máy hút bụi. Cái mà người Mỹ cần trước hết là một cái xe khoẻ và đẹp thì Tokyo chưa làm nổi. Người Nhật chưa hiểu hết tầm quan trọng của dáng và kiểu thì chưa vào được thị trường Mỹ.
Nói tóm lại cần phải thay đổi, cái gì cũng phải thay đổi: từ chất lượng xe, kiểu dáng xe, tính thẩm mỹ... cho tới cách nhìn và cách đánh giá mà người tiêu dùng Mỹ góp ý.
Khi bắt đầu bước chân vào Mỹ các nhà quản trị của nisan rất ngạc nhiên trước sự tự do và khả năng của người Mỹ. Người Mỹ tin rằng họ muốn điều gì cũng đều làm được, không nghi lễ, không kiểu cách.
ở Mỹ chủ Công ty có thể mặc áo sơ mi hở cổ và thư ký quèm lại mặc com lê cà vạt. Nói cách khác phải thay đổi một cách toàn diện từ cơ cấu Công ty cho tới chất lượng sản phẩm đơn giản là vì thay đổi mới có thể tồn tại được ở Mỹ.
3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời đại như ngày nay một doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại thì phải có những chiến lược phát triển thị trường lâu dài. Việc xác định thị trường nào là quan trọng rất cần thiết. Thị trường Mỹ một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng và đầy rủi ro. Sẽ rất bất cập cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Mỹ mà lại không có sự hiểu biết về văn hoá. Qua phần viết ở trên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học tập các doanh nghiệp Nhật ở một số vấn đề sau:
Một là, phải có sự nghiên cứu kỹ về thị trường: các thị hiếu nhu cầu tiêu dùng, hệ thống cung cấp dịch vụ và đại lý...
Hai là, phải nhìn thấy được yếu tố văn hoá nào sẽ ảnh hưởng tới con người sản phẩm của Công ty, phân tích đánh giá và thay đổi cho phù hợp.
Ba là, phải có một thái độ cầu thị học hỏi những điều hay từ tính cách con người Mỹ: sự năng động, sự sáng tạo, không định kiến... và đặc biệt là đi từ thực tế.
Bốn là, luôn luôn phải ghi nhớ chúng ta là người ngoại quốc. Đây là một điều hết sức quan trọng vì: khi đã đặt chân lên một lãnh thổ không thuộc quốc gia mình thì mình đã là người ngoại quốc do đó không được mỉa mai, khinh chê những gì mà ở quốc gia chúng ta không chấp nhận được.
Nói tóm lại: chúng ta là người ngoại quốc.
Cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một tinh thần tự tôn dân tộc, tiếp thu bản sắc văn hoá của các dân tộc khác nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
Trên đây là một số nghiên cứu về văn hoá Mỹ mặc dù bài viết của em còn nhiều thiếu sót do không có sự am hiểu về Công ty và sản phẩm một cách chi tiết. Tuy nhiên bài viết của em tập chung vào những giá trị nền tảng của văn hoá Mỹ như: giá trị về lao động quan niệm về công bằng, tự do từ đó đi sâu vào phân tích đồng thời qua đó đã giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đến nisan một Công ty nổi tiếng sản xuất xe hơi của Nhật.
Bài viết đã cố gắng đưa nhiều ví dụ minh hoạ tuy nhiên còn rất nhiều thiếu sót nhưng em mong rằng bài viết này có thể đem lại một điều gì đó mới mẻ và quan trọng hơn hết là nó có thể đem lại những tri thức là hiểu biết về văn hoá Mỹ cho những sinh viên khoá dưới thông qua sự chỉ bảo và dạy dỗ của thầy cô. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hường đã hướng dẫn cho em để em có thể hoàn thành đề án này
Tài liệu tham khảo
1. Sốc văn hoá Mỹ
2. Khái quát lịch sử
3. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay
4. Sự sụp đổ của Ford và sự đi lên của Nisan
5. Toyota Mỹ hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29937.doc