MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG GIÁ CP VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CP . 1
1.1 PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN . 1
1.1.1 Rủi ro không hệ thống . . . 1
1.1.1.1 Rủi ro kinh doanh . . . 1
1.1.1.2 Rủi ro tài chính . . . 2
1.1.2) Rủi ro hệ thống. . . 2
1.1.2.1 Rủi ro thị trường . 3
1.1.2.2 Rủi ro lãi suất. . . 3
1.1.2.3 Rủi ro sức mua . . . 4
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN . 4
1.2.1 Nhóm nhân tố cơ bản . . . 5
1.2.2 Nhóm nhân tố vĩ mô . . . 5
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, LÃI SUẤT TỚI GIÁ CHỨNG KHOÁN. 8
1.3.1 Tác động của nhân tố tỷ giá . . 8
1.3.1.1 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài . . 8
1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Xuất Nhập Khẩu . 9
1.3.1.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động thuần trong nước . 10
1.3.1.4 Nhà đầu tư nước ngoài mua CK bằng đồng ngoại tệ . 10
1.3.2 Tác động của rủi ro lãi suất . . 11
1.4 CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN . 12
1.4.1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM . . 12
1.4.1.1 Tổng quan về mô hình CAPM . . 12
1.4.1.2 Các giả định của mô hình . . 13
1.4.1.3 Nội dung của mô hình . . 13
1.4.2 Tổng quan lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá . 17
1.4.2.1 Tổng quan về mô hình APT . . 17
1.4.2.2 Các giả định của mô hình . . 18
1.4.2.3 Nội dung của mô hình . . 18
1.4.2.4 Mô hình nhân tố . . . 19
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ
TỚI GIÁ CP THÔNG QUA CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ . 22
2.1 CAPM VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CHO TTCK VIỆT NAM . 22
2.1.1 Các giả định của mô hình . . 22
2.1.2 Các quy tắc chung để kiểm định mô hình . . 23
2.1.3 Kiểm định mô hình CAPM . . 23
2.1.4 Các lý do khiến mô hình CAPM không đúng ở Việt Nam . 26
2.2 CÁC NHÂN TỐ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 27
2.2.1 Tâm lý của nhà đầu tư . . . 27
2.2.2 Hiện tượng làm giá chứng khoán . . 30
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . . . 31
2.3.1 Tác động của lãi suất . . . 31
2.3.2 Tác động của tỷ giá . . . 35
2.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP
THÔNG QUA MÔ HÌNH APT . 39
2.4.1 Các giả định của mô hình . . 39
2.4.2 Chọn nhân tố cho mô hình . . 40
2.4.3 Xem xét ma trận hệ số tương quan . . 41
2.4.4 Xây dựng mô hình . . . 44
2.4.5 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính . 45
2.4.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình . . 47
2.4.7 Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình . 48
2.4.8 Xác định tầm quan trọng của các nhân tố có trong mô hình . 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ . 55
3.1 Cách thức thực hiện chính sách tiền tệ nên uyển chuyển và mềm mại hơn
để tránh gây sốc cho thị trường . . 57
3.2 Nên có chế độ lãi suất phù hợp, thực hiện tăng lãi suất có kiểm soát . 59
3.3 Thực hiện biện pháp tăng tỷ giá, giảm giá nội tệ để ổn định TTCK . 60
3.4 Cho phép các doanh nghiệp được phát hành CP bằng ngoại tệ . 60
3.5 Tiến hành mua ngoại tệ có mục tiêu và bước đi phù hợp . 61
3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và ngân sách . 61
3.7 Hạn chế những bất cập trong việc điều hành chính sách và tăng cường
năng lực điều hành của các cơ quan chức năng . . 62
3.8 Xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp. 63
3.9 Kiểm soát đầu tư công . . . 64
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
84 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá cổ phiếu thông qua các mô hình định giá và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên của TTCK Việt
Nam là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư.
Như đã nói ở phần trên, tâm lý của nhà đầu tư là yếu tố phức tạp nhất, khó
kiểm soát nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả CK giao dịch trên thị trường.
Tâm lý của các nhà đầu tư đang ở trạng thái hứng khởi có thể đẩy giá CK lên cao
không tưởng. Khi nhà đầu tư hoảng sợ, họ có thể tạo ra những cuộc tháo chạy, đưa
giá CK rớt sàn. Biểu hiện của yếu tố tâm lý trong thị trường có thể thấy được là
hiện tượng đầu tư theo “ tâm lý đám đông”. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở
TTCK Việt Nam mà hầu như đều tồn tại ở tất cả các TTCK ở giai đoạn mới nổi.
Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này có thể được hiểu là do một số lượng lớn
các nhà đầu tư nhỏ lẻ bước chân vào thị trường khi chưa trang bị cho mình các
kiến thức tài chính một cách đầy đủ. Họ mua bán giao dịch dựa trên xu hướng của
đám đông, theo dõi các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức đầu tư
lớn để ra quyết định.
Một điều đang nói ở TTCK Việt Nam hiện nay là không chỉ nhà đầu tư cá
nhân “mua dựa” mà ngay cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng đầu tư theo đám
đông.
Rất nhiều ngân hàng của Việt Nam hiện đang mắc kẹt với các khoản cho
vay, cầm cố CK. Trong giai đoạn tăng truởng nóng của thị trường, các ngân hàng
đã tạm quên đi bài học về quản lý rủi ro tín dụng để cuốn theo những khoản cho
vay đầu tư CK, đẩy tốc độ tăng truởng tín dụng năm 2007 vượt qua mức mong đợi
của NHNN ở mức 50%. Để giảm rủi ro chi hệ thống ngân hàng, chỉ thị 03 của
NHNN ra đời nhằm làm giảm nhiệt tình của các NH với TTCK.
Khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kìm hãm lạm phát của NHNN tác
động tiệu cực đến TTCK, thị truờng chao đảo, giá cả của CK bắt đầu sụt giảm, các
nhà đầu tư cá nhân nhanh chóng đẩy CK ra để không phải trắng tay thì các ngân
hàng cũng đẩy nhanh quá trình giải chấp CP, góp phần làm cho thị truờng suy sụp
nhanh hơn. UBCK nhà nuớc đã sử dụng biện pháp giảm biên độ giao dịch của CP
và chứng chỉ quỹ từ +/-5% xuống còn 1% ở sàn Tp Hồ Chí Minh, +/-10% xuống
còn +/-2% ở sàn Hà Nội, giảm đuợc luợng bán ra của các nhà đầu tư trên hai sàn
thì hoạt động giải chấp của các ngân hàng cũng đuợc kìm bớt mặc dù truớc đó đã
có thông tin ngưng giải chấp CP từ NHNN hỗ trợ thị truờng lại không đuợc các
ngân hàng, các công ty CK hưởng ứng. Như vậy, bản lĩnh, vai trò điều tiết định
hướng thị truờng của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp chưa đuợc thể hiện.
Tất nhiên trong bất kỳ thị trường nào, yếu tố tâm lý cũng là yếu tố quan
trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Nhà đầu tư có vững vàng trước các biến
động của thị trường hay không, tiến hành những bước đi phù hợp với thị trường
hay không lại phụ thuộc vào kiến thức của họ về CK, về tài chính.
Một hiện tượng khác cũng làm ảnh hưởng tới giá của các loại CK trên thị
truờng hiện nay là các chiêu thức “ làm giá” của “đại gia” và liên minh CK
2.2.2 Hiện tượng làm giá chứng khoán
Theo cách hiểu thông thuờng, “làm giá” là tạo ra mức cung – cầu giả trên
thị truờng về một loại CP nào đó nhằm điều khiển giá cả của CP đó trên thị trường
theo huớng có lợi cho người làm giá.
Các “ đại gia” và các liên minh làm thế nào có thể tác động đến mức giá
CK trên thị truờng? Có thể thấy đuợc hai cách làm giá phổ biến trên TTCK Việt
Nam hiện nay.
+ Cách thứ nhất được coi là cách cổ điển, sử dụng ở giai đoạn đầu, khi
TTCK có dấu hiệu khởi sắc.
Khi muốn bán CP ở mức giá trần, nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng
lớn CP ở mức giá trần, sau đó hủy lệnh nhằm tạo ra một mức cầu ảo về loại CP đó.
Các nhà đầu tư khác trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư theo kiểu “mua
dựa” sẽ dễ dàng bị sập bẫy khi đặt lệnh mua với mức giá tương tự. Ngay lúc đó,
nhà đầu tư làm giá sử dụng một tài khoản khác bán ra cũng chính loại CP đó.
Chiêu thức cũng đuợc sử dụng tuơng tự khi nhà đầu tư đó muốn mua một
CP ở mức giá sàn. Một lệnh bán CP ở mức già sàn với khối lượng lớn đuợc đưa ra
nhằm tạo cung giả cho thị trường, tạo tâm lý muốn bán ra cho các nhà đầu tư khác.
Đồng thời ngay lúc đó, một lệnh mua với mức giá sàn cũng được đưa ra để mua
đuợc CP của mức giá sàn.
Như đã nói ở trên cách thức này chỉ có thể áp dụng khi các TTCK còn ở
thưở sơ khai, mới thành lập, hoạt động kiểm soát của các cơ quan quản lý còn yếu
kém. Hạn chế của nó là khi áp dụng rất dễ bị phát hiện vì đặt lệnh và hủy lệnh
trong cùng một phiên. Vì vậy, trong thời gian gần đây, sau khi VN-Index có cú rơi
tự do xuống mức 496 điểm và xoay quanh mức 500 điểm trong khoảng thời gian
sau đó, thị trường lại có dấu hiệu của một cách làm giá mới.
+ Trong cách thức này, các nhà đầu tư lớn thu gom dần một lượng lớn CP
của các công ty nhỏ, vốn ít, tính thanh khoản thấp ở các phiên giảm điểm. Sau đó,
ở các phiên phục hồi nhờ sự tiếp tay của các công ty CK bằng cách đưa vào hệ
thống các lệnh mua ảo, các CP này trở nên khan hiếm khi số dư mua luôn ở mức
cao, trong khi số dư bán lại bằng không. Khi thị truờng có dấu hiệu đảo chiều, các
CP này lại được đẩy ra ào ạt.
Đây là cách thức khó bị phát hiện vì UBCK NN chỉ tiến hành kiểm tra trên
các giao dịch đã đuợc khớp, còn các lệnh giao dịch không được khớp thường đuợc
bỏ qua. Vì vậy các lệnh ảo được đưa vào hệ thống rất ít khi bị phát hiện.
Như vậy, giá cả giao dịch của các loại CK trên thị trường không đuợc xác
định dựa trên giá trị thực của CP mà đuợc hình thành dựa trên ý muốn chủ quan
của một hoặc một vài nhà đầu tư lớn nào đó muốn thao túng. Để làm đuợc chiêu
thức làm giá này, các “đại gia” CK, các liên minh làm giá phải sở hữu một lượng
lớn CP đủ sức chi phối thị trường hoặc mạnh về vốn cộng với sự tiếp tay của nhân
viên công ty CK.
Sỡ dĩ có hiện tượng “ làm giá”, đầu tư theo lối bầy đàn như hiện nay, một
phần cũng do cách điều hành quản lý của Bộ tài chính, Ủy ban chứng khóan Nhà
nuớc đối với thị trường. Như vậy những chính sách, cơ chế của Nhà nuớc cũng
góp phần vào những biến động giá trên TTCK Việt Nam hiện nay.
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trong thời gian vừa qua, ngoài hai hiện tượng trên thì lãi suất và tỷ giá
cũng là những nhân tố có những tác động lớn đến TTCK, đặc biệt là trong giai
đoạn lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá được coi là 2 công cụ quan trọng để kiềm
chế lạm phát. Vậy chúng ta sẽ cùng xem việc điều hành lãi suất và tỷ giá đã tác
động như thế nào tới giá CP.
2.3.1 Tác động của lãi suất
Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến nguồn tiền đổ vào TTCK mà còn ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp: ngân hàng( liên quan đến nghiệp vụ
vay và cho vay), các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguồn vốn là vốn vay.
Khiến cho CP các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố lãi suất, và giá
CP sẽ giảm khi lãi suất tăng
Thị trường tín dụng năm 2007 có ba mốc đáng nhớ mà lãi suất có liên quan
chặt chẽ tới TTCK
+ Tháng hai, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất VND do thị trường CK
“bốc hỏa”. Khi đó, nhiều người dân rút tiền tiết kiệm để đổ vào CK, buộc các ngân
hàng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với kênh đầu tư CK.
+ Tháng tám, thị trường chuyển biến theo hướng ngược lại khi TTCK trở
nên trầm lắng. Các công ty CK, các công ty niêm yết và những nhà đầu tư cá nhân
chùn chân, “hè nhau” đem gửi tiền ngân hàng. Nhiều đơn vị dư vốn đành phải hạ
lãi suất để từ chối bớt tiền gửi.
+ Đến tháng mười một, lãi suất nhích lên trở lại khi các ngân hàng cần vốn
ngắn hạn để cho doanh nghiệp vay vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh vào cuối năm. Thay vì tăng lãi suất liên tục sẽ phá vỡ cam kết thực hiện lãi
suất thỏa thuận trong Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng tung ra nhiều
chiêu khuyến mãi để tăng nhanh vốn huy động.
Hình 2.1 : Biến động của các loại lãi suất từ 06/1998 – 08/2002
Nguồn: Việt Nam - Con đường đi đến tự do hóa lãi suất - Nghiên cứu tình
huống của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Lãi suất và giá CK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi lãi suất tăng thì
đồng nghĩa với việc giá CK giảm vì nhà đầu tư phải chịu một mức lãi suất đi vay
cao để có nguồn vốn đầu tư vào TTCK. Các doanh nghiệp cũng cần vay tiền từ
NHTM để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân
hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý ngại vay tiền. Chính điều
này làm cho doanh nghiệp ngại vay tiền của ngân hàng, và thực tế thì họ phải trả
lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng
trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm
vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút.
Hình 2.2 : Biến động của lãi suất bình quân liên ngân hàng thời kỳ
06/2005- 10/2006
Nguồn: Tính toán của một nhóm tác giả dựa trên số liệu của Reuters & Eximbank
Vietnam. Số liệu ở đây là số liệu bình quân liên ngân hàng theo thu thập hàng ngày
của hãng tin Reuters về thị trường Việt Nam, trích xuất từ chuỗi dữ liệu VNIBOR
hàng ngày.
Trong thời gian vừa qua, chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ đã có
những ảnh hưởng lớn tới TTCK. Nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên
TTCK lần này đó là thị trường tiền tệ nóng lên; lãi suất của hệ thống ngân hàng
-0.1
-0.05
0
0.05
0.1
0.15
23/06/05 23/08/05 23/10/05 23/12/05 23/02/06 23/04/06 23/06/06 23/08/06 23/10/06
(%)
tăng cao; NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt. Do thiếu tiền đồng, các
ngân hàng hiện đang đua nhau tăng lãi suất lên các mức rất hấp dẫn, khiến cho
nhiều nhà đầu tư lại chuyển tiền từ CK qua gửi tiết kiệm, cũng khiến cho CK bớt
hấp dẫn. Số liệu thống kê, do một thành viên của Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN)
đưa ra trên website chính thức của NHNN, cho hay thời gian qua, trước việc lạm
phát tăng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, NHNN đã thực
hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá
tiêu dùng giảm xuống, bao gồm:
+ Tăng Dự trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VND và từ
8%-10%-11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện
DTBB từ <24 tháng thành tất cả các kỳ hạn;
+ Tăng tất cả các mức lãi suất cơ bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấp vốn
từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%-6%; liên tục hút tiền về trên thị
trường mở.
Hình 2.3 : Đồ thị lãi suất và VN_index
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu lãi suất cơ bản ngắn hạn của
Ngân hàng nhà nước và chỉ số VN_index thống kê theo tháng.
lãi suất - VNindex
0
200
400
600
800
1000
1200
thời gian
VN
in
de
x
0.590%
0.600%
0.610%
0.620%
0.630%
0.640%
0.650%
0.660%
0.670%
0.680%
0.690%
0.700%
lã
i s
uâ
t
VNINDEX
Lãi suất
Trong quý IV/2007, NHNN thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thị
trường liên ngân hàng để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao; Thắt chặt
cho vay CK ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư
CK không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay
đầu tư CK từ 150% lên 250% theo Quyết định 03 ngày 1/2/2008 của NHNN
Cũng với phản ứng tức thì trên thị trường tiền tệ, hàng loạt NHTM hạn chế
cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư CK lại càng không thể. Thực tế hiện nay
một số ngân hàng đã hạn chế cho vay, tập trung thu nợ. Một số NHTM chỉ cho
khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn, còn không cho vay đối với khách
hàng mới. Thậm chí có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2,0%/tháng.
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nhiều bởi nền
kinh tế Mỹ bị suy thoái, và trong khi chính phủ Mỹ chấp nhận lạm phát để cứu
TTCK bằng việc giảm thuế, cắt giảm lãi suất đồng USD thì Việt Nam lại chọn
chống lạm phát làm mục tiêu. Việt Nam liên tục tăng lãi suất nhằm thu hút tiền
đồng và hạn chế giao dịch tiền đồng. Chính điều này làm cho lượng tiền đổ vào
TTCK giảm đi rất nhiều, chỉ số VN-Index xuống dốc rất nhanh, làm cho nhà đầu
tư hoang mang tìm cách bán tháo CP, và giá CP liên tục rớt giá.
2.3.2 Tác động của tỷ giá
Tỷ giá hối đoái đo lường biến động tiền tệ của hai quốc gia, công tác điều
tiết và kiểm soát tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách bởi nó tác động mạnh đến nền kinh tế. Về cơ bản, tỷ giá hối
đoái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố: lạm phát, tác động của Chính phủ, thu nhập,
lãi suất và kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu giả định các yếu tố khác không đổi, sự
biến động trong lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Đến lượt mình, tỷ giá
hối đoái sẽ ảnh hưởng thế nào? Chúng ta sẽ xem xét 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đồng USD tăng giá. Giả định này đồng nghĩa với việc đồng
Việt Nam (VND) mất giá. Khi đó, với 1 USD của bạn sẽ đổi được nhiều VND hơn
và như vậy, bạn sẽ nhận thấy được một khoản lời từ việc gia tăng trong tỷ giá này
nếu như thực hiện động tác đổi từ đồng USD sang VND, đến đây bạn đã có một
khoản lời để đầu tư. Một là, bạn sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào TTCK hoặc
gửi tiền vào ngân hàng. Hai là, bạn sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản. Như vậy, khi
đồng USD tăng giá đã mang đến cho bạn nhiều cơ hội kinh doanh.
Trường hợp 2: Đồng USD giảm giá. Lập luận ngược lại với trường hợp 1,
khi đó việc chuyển đổi từ USD sang VNĐ không phải là một chọn lựa, đến đây
bạn có quyết định đầu tư vào CK không? Thực tế cho thấy, bạn không thể giao
dịch CK bằng ngoại tệ, như vậy phải có một công đoạn chuyển từ USD sang VNĐ
nhưng đây lại là điều không mong muốn vì bạn sẽ bị mất đi một khoản tiền do sự
sụt giảm USD nếu như TTCK chưa cho bạn cơ hội kiếm lời, phương án chuyển
đổi này khiến việc đầu tư CK sẽ tăng thêm rủi ro cho khoản tiền của bạn, mà lợi
nhuận đôi khi có thể bằng không hoặc thấp hơn mức này.
Thị trường tiền tệ nước ta đang diễn biến ngược chiều, trong lúc thị trường
nội tệ nóng lên, lãi suất huy động vốn Đồng Việt Nam tăng, thì thị trường ngoại tệ
diễn ra ngược lại.
% ΔTỷ giá
-0.4%
-0.3%
-0.2%
-0.1%
0.0%
0.1%
0.2%
0.3%
0.4%
09
/20
04
01
/20
05
05
/20
05
09
/20
05
01
/20
06
05
/20
06
09
/20
06
01
/20
07
05
/20
07
09
/20
07
Thời gian
Hình 2.4: % thay đổi của tỷ giá hạch toán qua các tháng từ 9/2004-
12/2007
Nguồn: Nhóm tác giả tự vẽ dựa trên số liệu tỷ giá hạch toán
Trong thời gian gần đây, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD trên cả thị
trường tiền chính thức giao dịch giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng, cả
thị trường liên ngân hàng và trên cả thị trường tự do đều xuống quá thấp. Một câu
hỏi được đông đảo dư luận đặt ra là tại sao có diễn biến đó và tác động như thế
nào đến nền kinh tế Việt Nam.
Nguyên nhân làm cho tỷ giá giữa VND và USD liên tục giảm:
+ Một là: nguồn cung ngoại tệ dồi dào và tăng mạnh. Càng về cuối năm,
dịp trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý cung ngoại tệ càng lớn.
+ Hai là: cung tăng mạnh trong khi đó cầu ngoại tệ thấp. Ngân hàng Nhà
nước hạn chế mua ngoại tệ vào vì mua vào nhiều tương ứng phải cung ứng một
khối lượng lớn Đồng Việt Nam ra lưu thông, gây áp lực lạm phát. Bên cạnh đó số
lượng ngoại tệ rất lớn mua vào năm 2007 đã làm cho quỹ dự trữ ngoại tệ "quá dồi
dào" rồi!
+ Ba là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo
đồng USD, từ mức 5,25%/năm thời điểm đầu năm 2007, trong tháng 2 năm 2008
FED đã thêm 2 lần thực hiện cắt giảm, đến nay lãi suất chỉ còn 3,0%.
Do đó lãi suất huy động vốn USD của các ngân hàng thương mại trong
nước cũng phải giảm xuống dưới mức 4%/năm, giảm gần 1%/năm so với thời
điểm cao nhất. Nhiều người gửi USD cảm thấy thiệt vì tỷ giá giảm mạnh trong khi
đó lãi suất gửi USD thấp chỉ bằng dưới 40% so với gửi tiết kiệm Đồng Việt Nam
cùng kỳ hạn, càng làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh.
+ Bốn là, USD tiếp tục suy yếu trên thị trường thế giới. Tình hình đó tác
động ngay đến thị trường trong nước. Đặc biệt là một số người bán USD để mua
vàng, càng tác động lên cung ngoại tệ.
Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá USD/VND
Nguồn: Phòng phân tích và dự báo - Vụ Chính Sách Tiền Tệ
Chính sự suy giảm của tỷ giá đã gây nên nhiều áp lực đến các nhà đầu tư
nước ngoài, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Trong thời gian qua, tỷ giá Việt nam đồng đối với USD liên tục giảm. Điều
này làm giảm sức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Khi
đồng nội tệ tăng giá, điều này có nghĩa rằng bán CK thì nhà đầu tư nước ngoài mới
thu được lợi nhuận. Thế nhưng, trong thời gian qua với mục tiêu chống lạm phát
của chính phủ Việt Nam đã làm cho TTCK suy giảm, các nhà đầu tư nội tìm mọi
cách “bán tống bán tháo” làm cho giá CK “tụt dốc không phanh”, và đây là một cơ
hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vào tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi tỷ
giá nên sức mua cũng hạn chế
* Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Xuất Nhập Khẩu:
Đồng USD mất giá làm ảnh hưởng lớn tới các nhà xuất nhập khẩu trong
nước. Các nhà nhập khẩu đã lỡ ký hợp đồng theo USD thì đang chịu sức ép rất lớn
còn các nhà xuất khẩu thì phải đau đầu vì VND tăng giá so với USD sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sức cạnh tranh của các lô hàng của họ
16050
16100
16150
16200
16250
16300
1/10/07 5/10/07 9/10/07 13/10/07 17/10/07 21/10/07 25/10/07 29/10/07 2/11/07 6/11/07 10/11/07 14/11/07 18/11/07 22/11/07
Đồ thị 3:DIỄN BIẾN TỶ GIÁ USD/VND
Biên độ giao động ±0.5%
NHNT
TT Tự do
BQLNH
Tỷ giá giảm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu,
nhưng cũng tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc,
nguyên vật liệu với giá rẻ và đồng thời cũng làm cho giá CP của các doanh nghiệp
xuất khẩu bị giảm đi rất nhiều. Hay nói cách khác thì đối với các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu thì mức độ ảnh hưởng của tỷ giá rất cao
Việc chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua CK bằng ngoại tệ
được coi là một biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi
không có chính sách này thì tỷ giá tăng giảm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chi phí
các nhà đầu tư nước ngoài dùng đồng USD đổi sang đồng Việt để đầu tư CK và
lợi nhuận khi chuyển đổi VND thành USD để chuyển về nước. Với chính sách
này, nhà đầu tư khi đầu tư vào TTCK được thuận lợi hơn, không bị tác động nhiều
bởi yếu tố tỷ giá, sức mua nhiều hơn làm cho giá CP sẽ tăng lên. Trong thời gian
qua, với việc tỷ giá liên tục giảm thì chính sách này được xem là rất tốt đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, họ không bị hạn chế trong việc đầu tư và các CP của các
doanh nghiệp được bán bằng ngoại tệ sẽ hấp dẫn rất nhiều
2.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP
THÔNG QUA MÔ HÌNH APT
Sau khi kiểm định mô hình CAPM chúng ta biết rằng giá CP không chỉ
chịu tác động của nhân tố thị trường mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác. Và giá CP chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào cũng đã được phân tích kỹ
ở phần trên, đặc biệt là nhân tố lãi suất và tỷ giá. Trong phần này chúng tôi sẽ đi
vào kiểm định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố trên thông qua mô hình APT để
xem xem việc đưa thêm 2 biến trên vào mô hình APT có giải thích được TSSL của
các CP hơn mô hình CAPM hay không ?
2.4.1 Các giả định của mô hình
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM cho rằng TSSL của CP chỉ bị ảnh
hưởng bởi một nhân tố thị trường đã không giải thích được mối quan hệ TSSL và
rủi ro trong thực tế. Các nhà nghiên cứu cần mô hình có nhiều nhân tố hơn để có
thể đánh giá một cách chính xác TSSL của các CK. Trong phần này chúng ta sẽ
xây dưng một mô hình APT với các biến phụ thuộc là TSSL của CP, biến độc lập
là nhân tố thị trường ( TSSL của Vn-Index), lãi suất cơ bản và tỷ lệ thay đổi của tỷ
giá hối đoái( tỷ lệ thay đổi của tỷ giá hạch toán qua các tháng).
* Các giả định của mô hình
i) Phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau: Biến phụ thuộc có phân phối
chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.
Tức là TSSL của các CP có phân phối chuẩn với bất kì kết hợp nào giữa tỷ
suất sinh lợi thị trường, lãi suất và tỷ giá. Mặc dù trung bình của các phân phối này
khác nhau nhưng tất cả đều có chung một phương sai.
ii) Độc lập: Một giả định quan trọng của mô hình là không có biến giải thích
nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích còn
lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảy ra hiện tượng cộng
tuyến.
2.4.2 Chọn nhân tố cho mô hình
Nghệ thuật của mô hình ở chỗ là làm sao để có thể đưa vào mô hình các
biến thích hợp có thể giải thích chính xác nhất mức độ phù hợp của mô hình. Đây
cũng chính là một khó khăn để áp dụng mô hình trong thực tế. Tuy nhiên để xác
định đâu là nhân tố thích hợp không phải là điều dễ dàng. Việc chọn lựa nhân tố
để đưa vào mô hình sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá mức độ quan
trọng các nhân tố của mỗi cá nhân nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi
chọn nhân tố lãi suất và nhân tố biến động tỷ giá là do những nguyên nhân sau:
- Đây là 2 nhân tố kinh tế vĩ mô có sẵn và được công bố bởi chính phủ vì
thế nó sẽ đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu. Mặt khác, số liệu về các nhân
tố ngành thì không dễ thu thập, chỉ có những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành
mới biết rõ có bao nhiêu đối thủ trong ngành, tỷ lệ vốn hóa trong ngành. Ngoài ra,
số lượng các công ty niêm yết ở TTCK Việt Nam chưa nhiều, chưa đủ các ngành
trong nền kinh tế tham gia, tỷ lệ vốn hóa niêm yết trên thị trường còn thấp. Vì vậy,
đó là một trở ngại cho việc đưa đầy đủ các nhân tố ngành vào mô hình.
- Như đã phân tích ở phần trên, tỷ giá và lãi suất là hai nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới TSSL của CK
- Trong thời gian vừa qua khi mà lạm phát đang ở mức báo động, có rất
nhiều công cụ được nhà nước sử dụng để kiềm chế lạm phát thì cơ chế điều hành
lãi suất và tỷ giá được coi là những công cụ quan trọng nhất. Thực tế cũng cho
thấy, những động thái của các cơ quan chức năng trong cơ chế điều hành lãi suất
và tỷ giá có những tác động và ảnh hưởng mạnh tới hoạt động TTCK.
2.4.3 Xem xét ma trận hệ số tương quan
Để xem xét việc ảnh hưởng của các nhân tố VN-Index, lãi suất và tỷ lệ thay
đổi giá hối đoái đến TSSL của CP, ta phân tích hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi
của các CP và các nhân tố này.
Hệ số tương quan giữa các CP (xem phụ lục 2_3)
Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng ma trận tương quan giữa
tất cả các biến. Trên thanh menu Analyze, sử dụng lệnh Correlation > Biariate:
Các CP
TSSL VN-
Index
Lãi suất Tỷ giá
AGF
BBC
BBT
BPC
BT6
BTC
CAN
DPC
DHA
GIL
GMD
HAS
HAP
KHA
LAF
PMS
REE
SAV
SAM
SGH
SFC
TRI
TMS
TS4
VTC
0.869
0.6903
0.5728
0.6426
0.6798
0.2311
0.5711
0.6857
0.6706
0.7611
0.6486
0.688
0.695
0.5968
0.2927
0.4867
0.851
0.8669
0.8146
0.5535
0.5992
0.6034
0.6875
0.6519
0.733
0.119
0.1559
0.176
0.1483
0.0913
0.2722
0.0744
0.1382
0.0109
0.0426
0.1053
0.1088
0.2243
0.0591
-0.049
0.0989
0.1339
0.103
0.1402
0.2041
0.1393
0.0749
0.0814
0.0895
0.0861
0.31
-0.046
-0.158
0.0083
0.0427
-0.199
-0.059
-0.038
0.1285
0.2161
0.2037
0.2509
0.041
0.1138
-0.062
-0.276
0.1654
0.1173
0.2557
0.1375
-0.199
-0.017
0.0572
-0.049
0.0711
Bảng 2.2: Hệ số tương quan giữa TSSL của các CP và các nhân tố
Ma trận trên cho biết tương quan giữa các biến phụ thuộc ( TSSL các CP)
và từng biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Từ đó
ta có thể đánh giá tầm quan trọng tương đối của từng biến độc lập đối với TSSL
của các CP.
Thông qua ma trận hệ số tương quan, ta thấy rằng nhân tố TSSL VN-Index
có hệ số tương quan dương thể hiện mối quan hệ đồng biến đối với tất cả các
TSSL của CP, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan thể hiện mức độ ảnh hưởng
của nhân tố tới TSSL của CP.
Nhân tố TSSL VN-Index có ảnh hưởng lớn đến hầu hết các CP, trừ BTC
(23.11%) và LAF (29.27%), chứng tỏ hai CP này không bị ảnh hưởng nhiều bởi
nhân tố thị trường.
Nhân tố lãi suất có mối quan hệ nghịch biến đối với LAF nhưng mức độ
ảnh hưởng của lãi suất đối với LAF thì không lớn. Điều này khá ngạc nhiên khi cơ
cấu nguồn vốn của LAF có khoảng 50% là nợ trong một thời gian dài, vậy mà
nhân tố lãi suất lại ảnh hưởng không nhiều tới CP LAF. Một số CP cũng có mức
độ ảnh hưởng của lãi suất tới CP rất ít: BT6(9.13%), CAN (7.44%), DHA
(1.09%), GIL (4.26%), KHA (5.91%), PMS(9.89%), TRI ( 7.49%), TMS (8.14%),
TS4 (8.95%), VTC (8.61%)
Thông thường nhân tố tỷ giá ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp có
hoạt động kinh doanh liên quan tới xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng hay giảm thì
cũng đều ảnh hưởng đến chi phí cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp này, tỷ
giá cũng có mối quan hệ nghịch biến đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Từ
bảng ma trận hệ số trên, ta nhận thấy rằng nhân tố tỷ giá nghịch biến với TSSL của
BBC :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Phu luc 2.3.pdf