ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 3
I. Các khái niệm cơ bản 3
1. Khái niệm về đầu tư 3
2. Phân loại đầu tư 3
3. Đầu tư của Chính phủ từ Ngân sách Nhà nước 5
II. Các nguồn huy động vốn đầu tư 5
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 6
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 11
III. Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư 13
1. Tạo lập và duy trỡ năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế 13
2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 14
3. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả 15
IV. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua một số mô hình 16
1. Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas 16
2. Mô hình Harrod - Domar 17
3. Mô hình thu nhập quốc dân 19
4. Đầu tư và mô hình nhân tử 19
5. Mô hình AD - AS 20
V. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 22
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 22
2. Trong lĩnh vực kết cấu cơ sở hạ tầng 23
3. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2003 25
I. Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991 – 2003 25
1. Tình hình thu Ngân sách Nhà nước 25
2. Tình hình chi Ngân sách Nhà nước 27
3. Kết quả cân đối Ngân sách Nhà nước 28
II. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 30
1. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1991 - 2003 30
2. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu hiện nay 31
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 1991 - 2003 41
I. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân 42
1. Xây dựng mô hình 42
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình 44
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả 47
II. Tác động của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas 49
1. Xây dựng mô hình 49
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình 50
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả 52
III. Tác động của nguồn vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế quốc dân 53
1. Xây dựng mô hình 53
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình 55
3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả 57
IV. Những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam 59
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước 59
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam 61
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĐTXH
39.1
38.3
48.7
49.1
36
49.1
49.4
55.5
58. 7
57.5
58.1
55
56
%Vốn NSNN/ VNN
52.1
45.6
44
40.4
41.3
41.3
42.5
42.8
37.8
Nguồn: Niên giám thống kê
Trong giai đoạn 1991-2003, vốn đầu tư của Nhà nước tuy về số lượng tuyệt đối có tăng đều qua các năm: Tăng (123000: 4503.5) = 27.3 lần, song tỷ trọng của vốn đầu tư Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn chưa ổn định. Tính theo giá hiện hành thì năm 1990 vốn đầu tư của Nhà nước chiếm 40.15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng năm 1991 lại giảm xuống còn 39.1% và tiếp tục giảm năm 1992 còn 38.3%, rồi tăng dần các năm sau và cao nhất là năm 1999 (58.7%). Bình quân tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư Nhà nước so với tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội trong cả giai đoạn 1991-2003 là 50.5%. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Trong nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Nhìn chung từ bảng số liệu cho thấy: Về mặt giá trị thì vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước vẫn tăng đều qua các năm, từ năm 1995-2003 tăng gấp (46500: 13575) = 3.4 lần. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn này đã được sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả hơn. Về mặt tỷ trọng của nguồn vốn này so với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì cao nhất vào năm 1995 (52.1%), rồi giảm dần đến năm 1998 chỉ còn 40.4%. Sau đó tăng đến năm 2002 là 42.8% và năm 2003 lại chỉ còn có 37.8%. Điều này cũng dễ hiểu vì nguồn vốn đầu tư của Nhà nước giai đoạn hiện nay đã được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, nên việc dùng vốn Ngân sách Nhà nước đã giảm bớt, thay vào đó là các nguồn vốn khác. Song không thể phủ định một điều rằng: Vốn Ngân sách Nhà nước vẫn có một vai trò quan trọng trong nguồn vốn Nhà nước (chiếm 37.8% năm 2003), trong đó vốn Nhà nước chiếm 56% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2003). Tuy nhiên, nếu xét về tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm thì nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ trọng không lớn lắm: Cụ thể năm 2003 chiếm (46500: 219675)*100% = 21.2%. Song thực tế nó lại có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế, nó là chất xúc tác, dẫn xuất để kích thích nguồn vốn đầu tư của các thành phần khác, là bánh lái cho cả cỗ xe kinh tế.
2. Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu hiện nay:
a. Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn:
Nông nghiệp là nền tảng quan trọng để góp phần ổn định kinh tế -xã hội. Trong 5 năm (2001-2005) Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nông dân. Nông nghiệp tiếp tục duy trì đà phát triển khá cao với nhịp tăng trên 5.7%/năm, góp phần giữ vững ổn định lương thực, cung cấp nông sản cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, góp phần ổn định chính trị, kinh tế -xã hội của đất nước.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành, nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm (2001-2005) dự kiến khoảng 133.8 nghìn tỷ đồng, chiếm 15.9% tổng vốn đầu tư phát triển, tăng bình quân hàng năm trên 9%, trong đó: Vốn đầu tư công cộng khoảng 97.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư phát triển của ngành, riêng vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 56.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 57% tổng vốn đầu tư công cộng của ngành. Như vậy, trong bố trí vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã đầu tư thêm hàng nghìn tỷ vốn Ngân sách cho xoá đói giảm nghèo và các mục tiêu kinh tế –xã hội khác và cả vốn bảo dưỡng, duy tu công trình.
Vốn đầu tư phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
133.8
20.7
23.5
25
26.3
28.1
Vốn chương trình đầu tư công cộng
97.6
17.6
18.6
19.6
20.3
21.5
-Vốn NSNN
56.6
10.9
11
11.4
11.5
11.8
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
15.4
2.9
3
3.1
3.2
3.2
-Vốn tự có của DN Nhà nước
21
3
3.8
4.2
4.6
5.4
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồnNSNN)
4.6
0.8
0.8
0.9
1
1.1
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Nhờ có nguồn vốn này mà trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể: Năm 2000 đạt 129140.5 tỷ đồng, năm 2001 đạt 130177.6 tỷ đồng và tiếp tục tăng năm 2002 là 145021.3 tỷ đồng, đến năm 2003 đạt 153769.6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh năm 1994 phân theo địa phương của cả nước năm 1995 là 13523.9 tỷ đồng, năm 2003 là 30212.3 tỷ đồng, đã tăng 2.23 lần so với năm 1995.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá nhanh, chiếm khoảng 15% giá trị sản xuất toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng cao. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn, gắn liền với công nghiệp chế biến được hình thành, các làng nghề bước đầu được khôi phục, sản xuất trang trại phát triển nhanh, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo thêm việc làm ở nông thôn…
b. Trong lĩnh vực công nghiệp:
Ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Cần phải tập trung phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, chuyển dịch nhanh cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn… Để đạt được các mục tiêu trên, trong những năm vừa qua, nhất là trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho lĩnh vực này và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp và xây dựng 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
369.6
62.6
71
74.9
78.05
83.05
Vốn chương trình đầu tư công cộng
197.5
31.6
36.1
40
43.4
46.4
-Vốn NSNN
17.9
3.3
3.5
3.6
3.7
3.8
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
70
11.5
13.2
14
15.3
16
-Vốn tự có của DN Nhà nước
108.7
16.7
19.2
22.2
24.2
26.4
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
0.9
0.1
0.2
0.2
0.2
0.2
Như vậy, trong 5 năm (2001-2005), yêu cầu về vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp dự kiến khoảng 369.6 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn chương trình đầu tư công cộng khoảng 197,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 53% tổng vốn đầu tư phát triển của ngành. Riêng vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 17.9 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% tổng vốn đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư vào khoảng 70 nghìn tỷ đồng, chiếm 35% tổng vốn đầu tư.
Nhờ có nguồn vốn trên, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp trong 5 năm (1996-2000) đạt 13.5%. Đó là bước phát triển khá nhanh, góp phần làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7% trong điều kiện kinh tế các nước trong khu vực đều suy giảm.
Năng lực sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tăng khá, không những đảm bảo nhu cầu về ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, học hành và nhiều loại hàng tiêu dùng thiết yếu khác, mà còn có khả năng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghệ khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó khai thác dầu, khí chiếm 11.2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23.6%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6%, trong đó công nghiệp điện chiếm 5.4% và theo thống kê cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế năm 2002 là: 261092.4 tỷ đồng, năm 2003 là: 302990.1 tỷ đồng.
Tuy vậy, sản xuất công nghiệp vẫn đứng trước nhiều khó khăn, một số ngành sản xuất còn nhiều bấp bênh, chất lượng sản phẩm còn kém, năng suất lao động công nghiệp thấp, công nghệ chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển… Tuy tốc độ phát triển công nghiệp đạt trên 14%/năm nhưng do tăng nhanh ở một số sản phẩm và phân ngành có tiêu hao vật tư lớn như dệt, may, ô tô, xe máy nên làm cho tốc độ tăng giá trị gia tăng không tăng tương xứng, chỉ tăng khoảng trên dưới 10%/năm. Chính vì vậy, cần phải có những chính sách sử dụng và huy động có hiệu quả nguồn lực trong ngành công nghiệp và những nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
c. Trong lĩnh vực kết cấu cơ sở hạ tầng và dịch vụ:
Kinh nghiệm những năm qua cho thấy việc đầu tư vào phát triển hạ tầng và dịch vụ có ý nghĩa quan trọng, có tác động đến hiệu quả chung của toàn nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Trong 5 năm (1996-2000), kết cấu hạ tầng đô thị (bao gồm cả cấp thoát nước, đường nội đô…) đã được cải thiện rõ rệt, các ngành dịch vụ đô thị phát triển khá, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư.
Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt dân cư và cho sản xuất đã được hoàn thiện bước đầu. Đến cuối năm 2000, hầu hết các thành phố, các tỉnh lỵ và phần lớn các thị trấn đều được đầu tư nâng cấp và cải thiện hệ thống cấp nước. Năng lực cấp nước cho khu vực đô thị tăng thêm trong 5 năm (1996-2000) là 610000m3/ngày, với 850 Km đường ống phân phối theo tuyến trục đã rải đều trong các khu vực dân cư, đạt mức tiêu dùng là 70 lít nước/người - ngày (so với mục tiêu đề ra là 80 – 100 lít/người - ngày).
Hệ thống trụ sở các cơ quan Nhà nước đã được chỉnh trang, mở rộng và đầu tư xây dựng mới. Các khu dân cư đô thị đã được mở rộng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Dịch vụ đô thị phát triển mạnh, các trung tâm thương mại, hệ thống các chợ, các siêu thị đã được hình thành trong các thành phố, thị xã, thị trấn. Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn phát triển đáng kể, đáp ứng được nhu cầu đời sống dân cư.
Nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ trong 5 năm (2001-2005) là trực tiếp góp phần xây dựng đô thị văn minh, lịch sự, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ và hạ tầng cơ sở cho đời sống và cho phát triển ở cả vùng nông thôn và đô thị.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ở đô thị và nông thôn, nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm (2001-2005) dự kiến vào khoảng 122000 tỷ đồng, chiếm 14% tổng vốn toàn xã hội, trong đó riêng chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 44.5 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 38% so với tổng vốn của ngành.
Vốn đầu tư phát triển lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ đô thị thời kỳ 2001-2005
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
121.6
21.9
24
24.6
25.2
25.9
Vốn chương trình đầu tư công cộng
44.5
8.4
8.9
9
9
9.2
-Vốn NSNN
21.1
4.3
4.3
4.3
4.1
4.1
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
12
2.3
2.5
2.4
2.4
2.4
-Vốn tự có của DN Nhà nước
7.4
1
1.3
1.5
1.7
1.9
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
4
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Nhìn từ kết quả trên cho thấy: Riêng vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này là rất lớn. Cụ thể: Năm 2001 chiếm 51% tổng vốn chương trình đầu tư công cộng, năm 2002 là 48.3%, năm 2003 là 47.8% và dự kiến năm 2005 là 44.6%.
Tuy vậy, cơ sở hạ tầng đô thị và các hoạt động dịch vụ đô thị vẫn còn nhiều bất cập. Sức vươn tới cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị chưa đáp ứng được quá trình đô thị hoá nhanh chóng trong từng vùng. Sự dồn nén về mật độ dân cư ở các thành phố lớn như hiện nay đang là khó khăn lớn với thực trạng về cơ sở hạ tầng còn yếu kém cần phải được khắc phục trong những năm tiếp theo.
d. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Trong 5 năm (1996-2000), ngành giáo dục và đào tạo có bước tiến đáng kể, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Hệ thống các trường học phổ thông phát triển rộng khắp và đa dạng. Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay cả nước có khoảng 21000 trường tiểu học và trung học cơ sở, 350 trường dân tộc nội trú, bảo đảm điều kiện ăn ở cho 50000 học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến năm 2000, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Quy mô dạy nghề tăng bình quân 16.8%/năm, trong đó hệ dài hạn tăng 12.1%, hệ ngắn hạn tăng 18.5%. Chỉ tiêu tuyển mới đào tạo hệ dài hạn năm 2000 đã tăng gần 3 lần so với năm 1996, hệ ngắn hạn tăng bình quân 14%/năm. Đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 13.2%, đào tạo đại học cao đẳng tăng bình quân đạt 14.2%/năm.
Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ, mạng lưới các trường đại học và cao đẳng được củng cố phát triển. Đã có 206 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng, trong đó có 16 cơ sở dân lập, 2 viện đại học mở, trên 100 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, 82 cơ sở đào tạo cao học, 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng…
Ngành giáo dục đào tạo trong 5 năm (2001-2005) phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản, toàn diện, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của toàn xã hội.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển ngành giáo dục, đào tạo, nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2001-2005 dự kiến vào khoảng 45000 tỷ đồng, chiếm gần 5.3% vốn đầu tư phát triển, riêng chương trình đầu tư công cộng vào khoảng 30000 tỷ đồng, bằng khoảng 67% so với tổng vốn đầu tư của ngành, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước là 24.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11.3% tổng vốn đầu tư từ Ngân sách cả nước.
Vốn đầu tư cho phát triển ngành giáo dục đào tạo thời kỳ 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
45
7.9
8.7
9.2
9.4
9.8
Vốn chương trình đầu tư công cộng
30
5.46
5.76
6.06
6.26
6.46
-Vốn NSNN
24.5
4.7
4.8
4.9
5
5.1
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1.2
0.2
0.2
0.2
0.3
0.3
-Vốn tự có của DN Nhà nước
0.3
0.06
0.06
0.06
0.06
0.06
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
9
1.5
1.7
1.9
1.9
2
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của cả dân tộc, có ý nghĩa hết sức trọng đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhu cầu đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là rất lớn, nguồn vốn của chương trình đầu tư công cộng cũng chỉ mới đáp ứng được 62.5%. Vì vậy, việc xã hội hoá và huy động các nguồn vốn từ khu vực dân cư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vừa là nhu cầu thiết yếu, vừa là trách nhiệm của cộng đồng đối với tương lai của thế hệ mai sau, của cả đất nước và dân tộc.
e. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ:
Trong 5 năm (1996-2000), hoạt động khoa học công nghệ đã có bước chuyển biến đáng kể, góp phần thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung điều tra nghiên cứu và cung cấp các tài liệu và các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực yêu cầu hoạch định các chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực khoa học công nghệ, đã tập trung triển khai nghiên cứu những đề tài phục vụ yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, làm chủ công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ở các ngành.
Công nghệ và trình độ công nghệ của các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được cải tiến, đổi mới đáng kể, nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án xuất khẩu cũng như các lĩnh vực dịch vụ cao cấp khác.
Mục tiêu khoa học công nghệ trong 5 năm (2001-2005) là bên cạnh việc coi trọng thực hiện các dự án về khoa học xã hội và nhân văn, phải tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao đáng kể tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Vốn đầu tư cho phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ thời kỳ 2001-2005:
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
7.6
1.28
1.48
1.48
1.58
1.78
Vốn chương trình đầu tư công cộng
7.2
1.2
1.4
1.4
1.5
1.7
-Vốn NSNN
4
0.6
0.8
0.8
0.9
0.9
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
2.7
0.5
0.5
0.5
0.5
0.7
-Vốn tự có của DN Nhà nước
0.1
0.02
0.02
0.02
0.02
0.02
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (nguồn NSNN)
0.4
0.08
0.08
0.08
0.08
0.08
Nguồn: Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành- chương trình ưu tiên-NXB thống kê
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0.9% vốn đầu tư phát triển. Trong đó, riêng chương trình đầu tư công cộng khoảng 6.7 nghìn tỷ đồng, bằng trên 90% tổng vốn đầu tư của ngành, vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 4000 tỷ đồng, chiếm 2% nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách. Như vậy, nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ sẽ được dành số khoản vốn đầu tư trực tiếp lớn hơn hẳn các năm trước, góp phần nâng cao hiệu qủa sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, trình độ công nghệ của đất nước còn quá thấp và tỷ lệ công nghệ lạc hậu trong các ngành sản xuất kinh doanh còn chiếm phần lớn, do đó đã ảnh hưởng nhiều tới hiệu qủa và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và của cả nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Việc đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực diễn ra chậm, thiếu chủ động và chưa gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu của thị trường, đây là thách thức rất lớn cho phát triển và trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Chương III
Mô hình Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1991 - 2003
Trong chương I và II chúng ta đã giới thiệu về đầu tư và mối quan hệ giữa đầu tư với quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có mối quan hệ ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mục đích của chương này là sử dụng các công cụ Toán học để minh chứng cho những điều trên thông qua xây dựng mô hình mô tả quan hệ giữa các đại lượng kinh tế.
Việc sử dụng các biến số đặc trưng cho các đại lượng kinh tế để phân tích mặc dù đã qua quá trình sàng lọc và chọn lựa kỹ lưỡng, song không thể tránh khỏi tính thiếu chính xác, có những nhân tố có thể ảnh hưởng rất lớn nhưng do điều kiện về số liệu thống kê Việt Nam còn hạn chế hoặc khó có thể lượng hoá được nên không được đưa vào mô hình. Vì vậy, việc thiếu biến so với lý thuyết là điều không thể tránh khỏi.
Mặt khác, trong số các biến đã lựa chọn, không những chúng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mà bản thân chúng cũng có những tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy, việc dự báo sự biến động tăng giảm của biến phụ thuộc dưới tác động của các nhân tố là vô cùng khó khăn và phức tạp, đó là chưa kể các yếu tố không có mặt trong mô hình, nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh. Song ngày nay, với trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển, đã mở ra khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc phân tích các vấn đề kinh tế và thu được nhiều thành công lớn ở các nước. Những kỹ thuật kinh tế lượng cũng được áp dụng vào việc phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như dự báo kinh tế thông qua các phần mềm thông dụng như: EVIEWS, MFIT…
Với bài viết này, để có thể đảm bảo tính chấp nhận được, có thể cải tiến mô hình sao cho phù hợp. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho tất cả các mô hình dưới đây được lấy từ Vụ chính sách thuế III – Bộ tài chính . Số liệu được quan sát theo chuỗi thời gian từ năm 1991 – 2003 gồm có 13 quan sát và dưới đây là các mô hình cụ thể:
I. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân:
1. Xây dựng mô hình:
Theo lý thuyết thì mô hình thu nhập quốc dân có dạng:
Yt = f (Ct, It, Gt, Xt, Mt)
Trong đó:
Y: Là giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
C: Là tiêu dùng của dân cư
I: Là tổng đầu tư xã hội
G: Là chi tiêu của Chính Phủ
X, M: Là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Khi áp dụng mô hình thu nhập quốc dân vào bộ số liệu được quan sát từ năm 1991 – 2003. Dạng mô hình đề nghị là mô hình phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế dưới dạng mô hình nhiều phương trình để có thể biểu diễn được không những ảnh hưởng của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế, mà còn có thể nêu lên mối quan hệ của chúng với nhau. Theo lý thuyết đã trình bày thì trong mô hình có chi tiêu của Chính Phủ (G) nhưng khi ước lượng mô hình này theo dạng logarit thì hệ số của một số biến sẽ không có ý nghĩa thống kê, nên để thu được mô hình như mong đợi, chúng ta sẽ không cho biến này có mặt trong mô hình.
Mô hình có dạng như sau:
log(GDP) = C(1)log(C) + C(2)log(I) + c(3)log(X) +C(4)log(M)
log (C) = C(5) + C(6)log(GDP)
log(M) = C(7) + C(8)log(GDP)
Trong đó:
GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
C: Chi tiêu của hộ gia đình tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng)
Lý do mà các biến này có mặt trong mô hình không những được khẳng định về mặt lý thuyết ở trên mà chúng ta còn có thể thấy được điều đó thông qua phân tích tương quan, tức là kiểm định các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không. Phân tích này có thể được thực hiện bằng thủ tục phân tích tương quan (Correlate) trong phần mềm SPSS (với dấu của các hệ số tương quan không đổi khi ta chuyển các biến sang dạng logarit).
-Hệ số tương quan cặp:
Correlations
GDP
C
I
X
M
GDP
Pearson Correlation
1.000
.998
.998
.992
.979
Sig. (2-tailed)
.
.000
.000
.000
.000
N
13
13
13
13
13
C
Pearson Correlation
.998
1.000
.996
.985
.977
Sig. (2-tailed)
.000
.
.000
.000
.000
N
13
13
13
13
13
I
Pearson Correlation
.998
.996
1.000
.991
.985
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.
.000
.000
N
13
13
13
13
13
X
Pearson Correlation
.992
.985
.991
1.000
.982
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.
.000
N
13
13
13
13
13
M
Pearson Correlation
.979
.977
.985
.982
1.000
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.
N
13
13
13
13
13
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập (các giá trị P_value đều bằng 0.000 < α = 1%). Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy giữa các biến độc lập cũng có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Điều này là cơ sở cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi vì tất cả các biến số kinh tế đều nằm trong một tổng thể nền kinh tế, đó chính là những đo lường về các lĩnh vực khác nhau và tất yếu là chúng phải có quan hệ với nhau; Do đó, có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng tuyến luôn tồn tại trong các mô hình kinh tế lượng. Điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây chính là mức độ đa cộng tuyến đến đâu và nó ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng đến mức độ nào. Thông qua chất lượng của ước lượng mô hình, ta có thể trả lời các câu hỏi trên.
2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình:
Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì:
- Khi đầu tư tăng, thì quy mô sản xuất được mở rộng, làm cho sản lượng đầu ra tăng. Vì vậy, C(2) mang dấu (+).
- Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn và sản phẩm được tạo ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó. Vì vậy, C(1) mang dấu (+).
- Khi xuất khẩu tăng, sẽ khuyến khích việc sản xuất hàng hoá nhiều hơn, do đó: C(3) mang dấu (+).
- Khi nhu cầu nhập khẩu tăng, sẽ khiến hàng hoá trong nước sản xuất giảm dần, do đó: C(4) mang dấu (-).
- Khi thu nhập quốc dân tăng lên, thu nhập có thể sử dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng của khu vực dân cư sẽ được cải thiện và tiêu dùng cuối cùng sẽ tăng. Do đó, C(6) có kỳ vọng là mang dấu (+).
- Khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất trong nước và hàng hoá tiêu dùng của dân cư tăng lên, dẫn đến nhu cầu về nhập khẩu từ bên ngoài cũng tăng lên và như vậy C(8) được kỳ vọng là mang dấu (+).
Để có thể đưa ra được một khẳng định có tính chính xác và có cơ sở về dấu của các hệ số trong mô hình, chúng ta dựa vào lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô cùng bảng tương quan riêng khi ta cố định các biến còn lại, để xem xét ảnh hư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0189.doc