Đề tài Phân tích tài chính

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 3

1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Mục tiêu 4

1.3 Phương pháp 4

1.3.1 Nguyên tắc giá gốc 4

1.3.2 Nguyên tắc thận trọng 4

2. Nội dung nghiên cứu 5

2.1 Những khó khăn khi xác định tài sản 5

2.1.1 Quyền sở hữu nguồn lực không chắc chắn 5

2.1.2 Lợi ích kinh tế không chắc chắn hay khó để đo lường 8

2.1.3 Thay đổi lợi ích kinh tế 13

2.1.4 Định giá các công cụ tài chính 15

2.2 Những quan niệm sai lầm thường thấy về kế toán tài sản 17

2.2.1 Nguồn lực được công ty trả tiền phải là tài sản. 17

2.2.2 Nguồn lực không thể loại trừ thì không thể là tài sản 18

2.2.3 Nguồn lực được mua là tài sản, phát triển một nguồn lực thì không phải là tài sản 18

2.2.4 Giá trị thị trường có liên quan nếu tài sản dự định được bán. 18

2.3 Phân tích cơ cấu vốn 19

2.3.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối 19

2.3.2 Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh. 20

2.4 Phân tích các tỷ số tài chính 20

2.4.1 Tỷ số thanh toán: đo lường khả năng thanh toán của công ty 20

2.4.2 Tỷ số hoạt động: đo lường mức độ hoạt động lien quan đế tài sản của công ty 21

2.4.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính: 22

2.4.4 Tỷ số sinh lợi 23

2.4.5 Tỷ số giá trị thị trường 24

3 Kết luận 25

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ 26

1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 26

1.1. Khái niệm chi phí 26

1.2 Các tiêu chuẩn ghi nhận chi phí và những khó khăn trong việc ghi nhận chi phí 26

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 28

1.4 Phương pháp nghiên cứu 28

2. Nội dung nghiên cứu 28

2.1 Nhóm chi phí của các nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều thời kỳ 28

2.1.1 Khấu hao tài sản cố định 29

2.1.2 Ghi nhận tài sản thương hiệu 30

2.1.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển 31

2.1.4 Chi phí quảng cáo 32

2.2 Nhóm chi phí các nguồn lực có thời gian và tổng số chi trả không xác định 34

2.2.1 Lương hưu và các khoản trợ cấp 34

2.2.2 Chi phí môi trường 35

2.3 Nhóm chi phí của các nguồn lực có giá trị khó xác định 35

2.3.1 Chi phí kinh doanh 35

2.3.2 Quyền chọn mua cổ phần cho Ban quản trị 37

2.4 Nhóm chi phí của các nguồn lực chưa sử dụng bị giảm giá 37

2.4.1 Giảm giá tài sản hoạt động 38

2.4.2 Thay đổi giá trị của các công cụ tài chính 38

2.5 Một số lưu ý khác khi phân tích chi phí 39

2.5.1 Đối với giá vốn hàng bán 39

2.5.2 Đối với chi phí bán hàng 39

2.5.3 Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp 40

2.5.4 Đối với lãi vay 40

3. Kết luận 40

PHẦN 3: PHÂN TÍCH DỰ PHÓNG 42

1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 42

1.1 Khái niệm 42

1.2 Mục tiêu: 42

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 43

1.3.1 Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác: 43

1.3.2 Kỹ thuật dự phóng: 43

1.3.3 Khởi đầu: điểm xuất phát 44

1.3.3.1 Hành vi của tăng trưởng doanh số: 44

1.3.3.2 Hành vi của thu nhập 45

1.3.3.3 Hành vi của thu nhập cổ phần. 46

1.3.3.4 Hành vi của các nhân tố trong ROE. 47

2 Nội dung nghiên cứu 49

2.1 Dự phóng doanh thu 49

2.2 Dự phóng chi phí và thu nhập 51

2.3 Dự phóng bảng cân đối kế toán. 52

2.4 Dự phóng lưu chuyển tiền tệ 55

2.5 Phân tích độ nhạy cảm 56

3 KẾT LUẬN 60

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là hợp lý và thận trọng để tính chi phí các nguồn lực đã sử dụng. Như trong bảng trên, các nhân tố phân chi phí ra thành 3 loại. Đầu tiên, yếu tố hợp lý xem chi phí như một khoản tiêu tốn các nguồn lực có mối quan hệ nhân quả với doanh thu. Nhóm này bao gồm chi phí cho các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc chi phí để mua hàng của các nhà bán lẻ. Vì vậy, yếu tố hợp lý giúp cho người xem BCTC dễ dàng nhận thấy liệu các sản phẩm hay dịch vụ công ty cung cấp có sinh lợi. Các khoản tiêu tốn nguồn lực có quan hệ nhân quả không rõ ràng với doanh thu sẽ được ghi nhận là khoản chi phí trong suốt thời kì chúng được sử dụng. Ví dụ như chi phí quản lí tổng thể và chi phí marketing. Cuối cùng, theo yếu tố thận trọng, kế toán yêu cầu ghi nhận chi phí khi có sự sụt giảm lợi ích trong tương lai với độ tin cậy hợp lý. Ghi nhận các tài sản hư hỏng là một trong các chi phí loại này. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích chi phí nhằm tập trung vào đánh giá khi các khoản chi phí xuất hiện trong báo cáo tài chính (BCTC). Các khoản chi phí này có được ghi nhận khi các nguồn lực được sử dụng không? Các khoản chi phí có được ghi nhận khi công ty chi trả cho việc sử dụng các nguồn lực không ? Hoặc chúng có được báo cáo khi doanh thu phát sinh do sử dụng các nguồn lực đã được ghi nhận ? Việc ghi nhận chi phí phát sinh gặp nhiều khó khăn, như khó khăn trong ghi nhận chi phí phát sinh khi các nguồn lực tạo ra lợi nhuận trong nhiều kỳ, khi các nguồn lực được trừ ra nhưng không có sự chắc chắn về thời gian và tổng giá trị, khi giá trị của nguồn lực được trừ ra rất khó xác định, và khi nguồn lực đó bị sụt giảm giá trị. Chính vì vậy các khó khăn này làm cho phân tích tài chính về chi phí càng trở nên cần thiết và quan trọng. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào việc liệt kê những khó khăn trong việc ghi nhận và phân tích chi phí, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu từng khoản mục chi phí với những phương án khắc phục mang tính chất tham khảo. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những ví dụ cụ thể ở các công ty lớn trên thế giới nhằm minh họa cho những luận điểm mang tính lý thuyết đã được trình bày. Với phương pháp liệt kê, phân tích và quy nạp, chúng tôi hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho những người phân tích tài chính có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn để đánh giá về các khoản chi phí đã được ghi nhận của công ty, từ đó đánh giá doanh thu của công ty một cách chính xác hơn, vì hầu hết các chi phí đều có mối quan hệ nhất định và có thể đo lường được với doanh thu. Điều này là do doanh thu là thước đo chủ yếu của hoạt động kinh doanh của một công ty. Nội dung nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đi vào phân tích các khó khăn chủ yếu trong ghi nhận chi phí và sử dụng những ví dụ cụ thể nhằm minh họa các luận điểm đó. 2.1 Nhóm chi phí của các nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều thời kỳ Có rất nhiều nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều năm. Chúng bao gồm các chi tiêu cho nhà xưởng, trang thiết bị, nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, và khoan dầu, khí đốt. Khó khăn trong ghi nhận các loại chi phí này là phân định các khoản chi ra nhiều kì như thế nào? Có nên phân bổ đều ra cho các kỳ trong suốt đời sống hữu ích của chúng? Hay ghi nhận một cách bảo thủ vào kỳ mà chúng phát sinh? Yếu tố hợp lí tranh luận rằng nên trải chi phí ra suốt đời sống hữu ích nếu chúng có quan hệ nhân quả với doanh thu tương lai một cách rõ ràng với mức tin cậy hợp lý. Ngược lại, nếu chúng có quan hệ nhân quả không rõ ràng hay không chắc chắn thì sẽ ghi nhận là chi phí trong kỳ mà nó phát sinh. Để minh họa cho việc trình bày nguồn lực tạo ra lợi ích nhiều kỳ, chúng tôi thảo luận cách ghi nhận chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản chi nghiên cứu và phát triển, các khoản chi quảng cáo. 2.1.1 Khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định bao gồm nhà máy, các tòa nhà, thiết bị sản xuất, thiết bị máy tính, xe cộ và đồ dùng nội thất, tất cả những dụng cụ có đời sống nhiều năm. Các tài sản này có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh thu tương lai. Vì vậy, mối quan hệ nhân quả giữa các khoản chi tiền mặt cho các tài sản này và doanh thu có mức tin cậy hợp lý. Có một chút khó khăn trong đánh giá một cách hợp lý giữa các tài sản này và doanh thu tương lai. Các qui định kế toán yêu cầu nhà quản trị phải ước đoán số năm hữu dụng của tài sản và giá trị thanh lý mong đợi sau khi kết thúc đời sống hữu dụng. Các ước tính này sau đó được sử dụng để phân bổ chi phí tài sản cố định suốt thời gian hữu ích của tài sản một cách có hệ thống. Đời sống hữu dụng của tài sản phụ thuộc vào rủi ro lỗi thời của công nghệ và tính chất vật lý của nó. Ước lượng của ban quản trị về tác động của những rủi ro này chính vì thế mà phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty và kinh nghiệm trước đó trong hoạt động, quản lý, và hoạt động bán lại các tài sản tương tự. Ví dụ, trong năm 1998 hãng hàng không Delta khấu hao các máy bay mới trong 25 năm và ước tính giá trị thanh lý bằng 5% chi phí. Ngược lại, hãng hàng không Singapo ước tính thời gian khấu hao là 10 năm và giá trị thanh lý bằng 20% chi phí. Những ước tính này phần nào phản ánh chiến lược kinh doanh khác nhau giữa 2 hãng hàng không. Mục tiêu của hãng Singapo là khách du lịch, những người không quá biết rõ về giá và thường có nhu cầu dịch vụ đáng tin cậy. Ngược lại, Delta tập tung vào các khách du lịch thích tiết kiệm những người nhạy cảm với giá cao và hạ cánh đúng giờ hay không ít được quan tâm. Kết quả là, hai hãng hàng không có chiến lược hoạt động khác nhau. Hãng hàng không Singapo thay thế các máy bay cũ thường xuyên để duy trì tốc độ của chuyến bay. Điều này làm giảm nguy cơ trì hoãn chuyến bay do các vấn đề bảo trì, làm cho các chuyến bay có tỉ lệ hạ cánh đúng giờ cao. Ngược lại, Delta giữ máy bay lâu hơn, chi một khoản ít hơn cho các thiết bị nhưng điều này làm tăng chi phí bảo trì và tỉ lệ hạ cánh đúng giờ thấp hơn. Chiến lược điều hành khác nhau giữa hai công ty được phản ánh trong tỉ lệ khấu hao của hai công ty. Tất nhiên sẽ có những nhân tố khác ảnh hưởng đến ước lượng khấu hao của công ty. Ví dụ, Delta phải đối mặt với áp lực lợi nhuận báo cáo cho các cổ đông vì 100% cổ phần sở hữu bởi cổ đông đại chúng. Ngược lại, hãng hàng không Singapo do chính phủ Signapo sở hữu. Sự khác nhau trong các phương pháp khấu hao được luật kế toán chấp nhận. Phương pháp chuẩn được sử dụng trong các BCTC Mỹ là phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp này phân bổ chi phí khấu hao (được xác định bằng giá mua trừ giá trị thanh lý) đồng đều suốt thời gian hữu dụng của tài sản. Hơn 90% công ty đại chúng sử dụng phương pháp này. Ngoài Mỹ, rất nhiều công ty khác áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, tương ứng với phương pháp báo cáo thuế của công ty. Phương pháp khấu hao nhanh có chi phí khấu hao cao hơn phương pháp đường thẳng trong những năm đầu và chi phí khấu hao thấp hơn trong những năm cuối đời sống hữu ích. Phương pháp khấu hao thứ 3, phương pháp khấu hao đơn vị sản phẩm, sử dụng cho các tài sản có đời sống hữu ích đo lường được bởi các đơn vị vật lý. Chi phí khấu hao cho một năm là chi phí mua tài sản nhân với phần trăm dung tích vật lý sử dụng trong năm đó. Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty khai thác nguồn lực tự nhiên để ghi nhận các tài sản mà đời sống hữu ích của nó phụ thuộc vào dung tích nguồn lực tại mỏ hay nguồn. Ban quản trị sử dụng phán đoán trong ước lượng đời sống hữu ích và giá trị thanh lý và lựa chọn phương pháp khấu hao. Vì vậy, sẽ tồn tại nguy cơ chi phí khấu hao phản ánh trong BCTC giúp phóng đại thành quả kinh doanh. Ghi nhận tài sản thương hiệu Khi một công ty mua lại công ty khác, tổng số tiền cho viêc sát nhập sử dụng trong kế toán mua lại và tài khoản thương hiệu được ghi nhận. Thương hiệu đại diện cho phần trả thêm cho tài sản vô hình. Những tài sản này bao gồm tên nhãn hàng, nghiên cứu và phát triển, cơ sở khách hàng, ban quản trị giỏi, các nhân viên được đào tạo tốt, bằng sáng chế, và các nguồn khác có thành quả thể hiện tốt. Vì một vài nguyên nhân mà mối quan hệ nhân quả giữa nguồn lực thương hiệu và doanh thu tương lai không rõ ràng bằng tài sản cố định. Đầu tiên, các nguồn thu cụ thể của lợi ích tương lai xuất phát từ thương hiệu không rõ ràng bằng tài sản cố định. Thứ hai, thương hiệu có thể đại diện cho bất kì khoản chi trả vượt thêm nào của công ty mua lại cho mục tiêu kinh doanh miễn đó là tài sản vô hình. Kết quả của những thay đổi đó, chính sách ghi nhận thương hiệu có thể rất khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở Hà Lan thương hiệu có thể không được ghi nhận dựa vào khoản tiền mua lại mà nó còn tùy vào quyết dịnh của các cổ đông lúc kết thúc việc mua lại. Thương hiệu được ghi nhận theo đường thẳng trong khoảng thời gian lâu nhất là 40 năm tại Mỹ, 5 năm ở Nhật và 4 năm ở Đức. Ở Anh, thương hiệu được trình bày như một tài sản, nhưng sẽ không ghi nhận tất cả nếu nó vẫn chưa suy yếu. Giá trị mong đợi và đời sống kinh tế của thương hiệu phụ thuộc vào một số nhân tố. Đầu tiên, nó phụ thuộc vào khả năng ra giá của ban quản lý việc mua lại cho các tài sản vô hình, tránh tình trạng định giá cao. Thứ hai, nó phụ thuộc vào khả năng của ban quản lý trong việc hợp nhất mục tiêu của công ty mà không cần phá hủy các tài sản vô hình của công ty bị mua lại, ví dụ như ban quản trị giỏi, các khách hàng hiện hữu, hoặc những nhân viên then chốt. Cuối cùng, giá trị và đời sống của thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược bổ sung của công ty mới, chiến lược này có thể là đòn bẩy cũng có thể phá hủy các tài sản vô hình của công ty cũ. Để minh họa, tập đoàn Cooper, một công ty đa dạng hóa hoạt động trong ngành điện máy, công cụ sử dụng bằng tay, tự động, và trang thiết bị năng lượng, đã mua lại công ty Cameron Iron Works, một nhà sản xuất máy móc dầu hỏa và khí thiên nhiên, với số tiền 967 triệu đôla năm 1983. Chiến lược của Cooper là mua lại hoạt động kinh doanh sản xuất, thế mạnh quản lý và cải thiện lại báo cáo và hệ thống kiểm soát của công ty cũ. Tuy nhiên, một số vấn đề phát sinh với chiến lược này và các bổ sung của nó tại Cameron. Đầu tiên, các ý kiến chuyên gia của Cooper thì cho là do sản xuất. Họ đã sai lầm tin rằng đó là những trở ngại trong thành công của Cameron. Chỉ sau khi việc mua lại cho thấy dịch vụ và marketing mới là nhân tố mấu chốt điều khiển Cameron. Thứ hai, trong việc bổ sung công ty cũ, Cooper đã quá quan tâm cho việc kiểm soát, gây khó khăn cho việc điều hành kinh doanh của Cameron. Kết quả là, Cooper giảm bớt vốn từ 440 triệu đến 750 triệu và nó từ bỏ Cameron năm 1994. Lời khuyên của ban quản trị khi nói chuyện với các nhà đầu tư là một cuộc mua lại có thành công và khó khăn trong việc ước lượng lợi ích tương lai của khoản chi cho việc mua lại thương hiệu, có nguy cơ là các nhà quản trị muốn giảm giá việc mua lại sẽ thất bại trong việc nhận thấy sự giảm giá trị của thương hiệu trong một khoảng thời gian. Tương tự, cho những vụ mua lại nhằm tạo lợi ích cho cổ đông, nguyên tắc kế toán cho viêc ghi nhận thương hiệu thường phản ánh một giá trị thấp cho lợi ích từ việc sáp nhập, vì rất nhiều quốc gia yêu cầu ghi nhận thương hiệu thậm chí khi giá trị của nó không xác định. 2.1.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển Chi phí nghiên cứu và phát triển có khuynh hướng tạo ra giá trị cho công ty trong tương lai. Điều này cho thấy nên ghi nhận các chi phí này trong kỳ mà doanh thu cho sản phẩm mới phát sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển (R&D) là một quá trình nhiều bất định. Có thể có rất nhiều thất bại cho một dự án thành công. Kết quả là, trong luật kế toán ở hầu hết các quốc gia đều yêu cầu ghi nhận các chi phí này ngay khi chung phát sinh. Ở Mỹ có một số ngoại lệ cho viêc ghi nhận chi phí R&D. Đầu tiên, chi phí cho nghiên cứu và phát triển hoàn chỉnh mua lại từ công ty khác sẽ được vốn hóa và duy trì trong suốt thời gian hữu dụng của nó. Thứ hai, chi phí phát triển phần mềm sẽ được vốn hóa trong khi hoàn thành chi tiết một chương trình thiết kế hay mô hình làm việc. Ghi nhận tài sản này trong một năm cụ thể sẽ có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ doanh thu phát sinh trong năm và tổng doanh thu dự án ước tính. Nguyên tắc vốn hóa và ghi nhận chi phí R&D và chi phí phát triển phần mềm cho phép ban quản trị đưa ra các phán đoán trong BCTC. Ban quản trị thậm chí có thể sử dụng các phán đoán nhằm làm hợp lý mối quan hệ giữa chi phí R&D và doanh thu. Ngoài ra, các phán đoán này có thể bị lạm dụng nhằm tăng tốc hay trì hoãn thu nhập, phụ thuộc vào đánh giá của họ về các loại chi phí nào thỏa mãn tiêu chuẩn được vốn hóa và ghi nhận tương ứng với doanh thu, hoặc phụ thuộc vào ước tính của họ về thời gian hữu dụng của khoản chi phí được ghi nhận. Tính đa dạng trong thực hành ghi nhận BCTC là tăng các thắc mắc của người sử dụng BCTC. Ví dụ, Microsoft, một tập đoàn phát triển phần mềm rất thành công trên thế giới, ghi nhận lập tức tất cả chi phí phát triển phần mềm. Ngược lại, People-soft, một công ty nhỏ hơn trong ngành công nghiệp phần mềm, vốn hóa các chi phí phát triển và phân bổ chúng hơn 3 năm. Có phải Microsoft quá thận trọng? Có phải Peoplesoft quá năng động? Hoặc cả hai công ty có mẫu hình phát triển phần mềm khác nhau phù hợp với ghi nhận khác nhau? Phân tích cũng đóng vai trò quan trọng đối với các công ty mà ban quản trị của nó không thực hành các phán đoán khi ghi nhận chi phí R&D. Ví dụ như những công ty trong ngành công nghiệp dược phải ghi nhận các chi phí R&D ngay lập tức. Với những công ty này, BCTC không giúp các nhà đầu tư phân biệt giữa các công ty có phòng nghiên cứu tốt nhất hay tệ nhất, những lời phê bình đánh giá thành quả hoạt động của ban quản trị xuất hiện. Kết quả là, các nhà phân tích sẽ điều tra các nguồn thông tin khác về khả năng nghiên cứu của công ty, ví dụ bằng sáng chế và chứng nhận FDA. Chi phí quảng cáo Chi phí quảng cáo gây nhiều trở ngại cho việc trình bày trên BCTC hơn là chi phí R&D. Những công ty như Coca-Cola có thể tạo ra khoản doanh thu xác định trong dài hạn nhờ quảng cáo. Tuy nhiên, mối liên hệ tồn tại giữa chi phí quảng cáo và doanh thu tương lai thường không rõ ràng. Để minh họa cho những khó khăn trong mối liên hệ giữa những chương trình quảng cáo và doanh thu trong tương lai, hãy xem xét chương trình quảng cáo 220 triệu đô la khi tung ra Window 95. Vai trò của chương trình quảng cáo này trong sự thành công của sản phẩm rất khó xác định. Bởi vì vị thế của công ty trên thị trường, nên có sự thu hút về sản phẩm trên diện rộng trước khi quảng cáo Window xuất hiện vào 24-8-1995. Tờ Wall Street ước tính rằng có khoảng 3000 tiêu đề, 6852 câu chuyện và 3 triệu từ liên quan đến Window 95 được truy cập trong suốt thời gian từ 1-7 đến 24-8 năm 1995. Thêm vào đó, trong một tuần giới thiệu sản phẩm, Microsoft sắp xếp một se-ri các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm. Một bảng quảng cáo dài 600 foot được treo trên tòa CN ở Toronto, tòa Emprise State được thắp sáng bởi đèn nhiều màu có logo của Window 95, và công ty chi cho tờ London để phân phát 1.5 triệu bản copy miễn phí. Vai trò của chương trình quảng cáo 220 triệu đôla vào thành công của sản phẩm trên thị trường là gì? Tác động dài hạn của quảng cáo thật khó đo lường bởi vì có rất nhiều nhân tố ngoài chiến lược quảng cáo của công ty ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo. Các nhân tố bên trong bao gồm giá trị công ty và quyết định khuyến mại, giá sản phẩm, khuyến mại và những hồi đáp của đối thủ, vị thế thị trường của công ty so với đối thủ và giai đoạn vòng đời của sản phẩm (tăng trưởng, trưởng thành, suy thoái). Bỏ qua các khó khăn trong định lượng ảnh hưởng của quảng cáo và cách ly với mối quan hệ nhân quả giữa quảng cáo và doanh thu tương lai, chuẩn mực kế toán yêu cầu phải ghi nhận chi phí quảng cao ngay khi nó phát sinh. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề có thể xác định mẫu hình quan hệ giữa quảng cáo và doanh thu. Ví dụ, công ty bảo hiểm nhân thọ chi hoa hồng cho nhân viên kinh doanh khi đạt được hợp đồng bảo hiểm. Các khoản hoa hồng của hợp đồng này có thể ngắn hạn (cho bảo hiểm tài sản) hay dài hạn (cho bảo hiểm nhân thọ). Kết quả là, SFAS 60 và SFAS 120 yêu cầu các công ty bảo hiểm vốn hóa và ghi nhận các khoản chi phí này trong suốt thời gian hợp đồng. Một loại chi phí quảng cáo khác cũng có thể ước lượng được mối liên hệ giữa chi phí và doanh thu. Công ty thẻ tín dụng, công ty điện thoại, nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà cung cấp truyền hình vệ tinh, xuất bản tạp chí, công ty dịch vụ hội viên chi trả một khoản khá lớn để thu hút khách hàng. Rất nhiều công ty dạng này có thể ghi nhận lại tỷ lệ tăng trưởng nhờ vào các chương trình quảng cáo của họ miễn là tỷ lệ khách hàng được cập nhật. Thật vậy, rất nhiều công ty sử dụng các nghiên cứu thị trường đối với khách hàng mục tiêu và sau đó làm mới lại danh sách khách hàng. Vì vậy, chuẩn mực kế toán (xem chuẩn mực thực hành 93-7) cho phép công ty vốn hóa các chi phí này khi nó chứng minh được (a) khách hàng phản ứng trực tiếp lại chương trình quảng cáo, và (b) lợi ích tương lai từ các chương trình quảng cáo có mức tin cậy hợp lí. Yêu cầu thứ nhất có thể thỏa mãn bằng cách sử dụng đơn đặt hàng mã hóa, phiếu mua. Yêu cầu thứ hai có thể được đáp ứng bằng cách tham khảo dữ liệu lịch sử danh sách khách hàng. Tất nhiên, sẽ có những rủi ro rằng tương lai sẽ không tuân theo mẫu hình trong quá khứ, vì sự gia tăng đối thủ hoặc khách hàng thất vọng về dịch vụ công ty. Khi phân tích chi phí quảng cáo cần lưu ý, chi tiêu cho những hoạt động tiếp thị quảng cáo nhằm tạo ra thu nhập trong tương lai thường khá tùy nghi, nên khi phân tích chúng ta phải xem xét xu hướng hàng năm trong các chi tiêu này. Ngoài việc các khoản chi tiêu này có ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai, chúng còn giúp ta hiểu biết thêm về xu hướng “quản lý” thu nhập báo cáo của ban quản lý. Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy ban quản trị đôi khi thực hành phán đoán tài khoản chi phí tạo ra giá trị trong nhiều kì. Thêm vào đó, chuẩn mực kế toán cho một số loại chi phí yêu cầu công ty phải ghi nhận ngay lập tức chi phí phát sinh. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích liệu chi phí đó có tạo ra lợi ích trong nhiều kỳ cho công ty hay không. 2.2 Nhóm chi phí các nguồn lực có thời gian và tổng số chi trả không xác định Một số giao dịch yêu cầu công ty phải đưa ra cam kết lâu dài cho nguồn lực mà không mang lai lợi ích dài hạn cho công ty. Ví dụ, rất nhiều công ty chi trả trơ cấp và lương hưu cho nhân viên của họ. Công ty còn phát sinh các nghĩa vụ chi trả cho việc làm sạch môi trường liên quan đến công ty. Các nghĩa vụ này được trình bày như chi phí, vì nó không mang lại lợi ích trong tương lai. Bất kì khoản thu nhập nào đã được ghi nhận trong kỳ hoặc kỳ trước đó. Tuy nhiên, đó là những khó khăn trong ghi nhận, vì thời gian và tổng số tiền của nghĩa vụ thường không xác định. Những cam kết trên được ghi nhận như thế nào? Khoản chi phí có nên ước tính cho nghĩa vụ tương lai hay sử dụng giá trị hiện tại của nghĩa vụ? Nếu vậy,nên phản ánh những sai lệch trong dự đoán cảu ban quản trị và lãi suất như thế nào? Ngoài ra, có nên trì hoãn ghi nhận chi phí cho đến khi xác định giá trị và thời gian chính xác? Để minh họa khó khăn trong việc ghi nhận các nghĩa vụ dài hạn nhưng không tạo ra lợi ích tương lai, chúng tôi đề cập đến trợ cấp, lương hưu và ngbĩa vụ môi trường. Lương hưu và các khoản trợ cấp Rất nhiều công ty cung cấp kế hoạch lương hưu và những trợ cấp khác. Tương ứng, nhân viên trong danh sách được hưởng ưu đãi phải làm việc cho công ty trong một khoảng thời gian tối thiểu nào đó. Sau đó, lợi ích sẽ tăng dần theo số năm làm việc. Các công ty phải ước tính nghĩa vụ tương lai cho các khoản trợ cấp và lương hưu. Có những khó khăn trong việc ghi nhận nghĩa vụ nợ với các kế hoạch trợ cấp tương lai do chính chủ doanh nghiệp cam kết mức lợi ích chắc chắn cho nhân viên. Với những dạng kế hoạch này thì ban quản trị phải dự đoán thời gian làm viêc của nhân viên cho công ty, tuổi thọ của họ, độ tuổi nghỉ hưu, và chi phí cho các khoản trợ cấp tương lai. Những dữ liệu này dùng ước đoán hiện giá các khoản trợ cấp cho tất cả nhân viên. Giá trị này sẽ được ghi nhận như khoản chi phí và sử dụng phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian làm việc của nhân viên. Thêm vào đó, chi phí trợ cấp phản ánh mức tăng lên trong giá trị nếu nhân viên gần đến kì nghỉ hưu (tác động của lãi suất). Chi phí này cũng được điều chỉnh khi ban quản trị thay đổi các dự đoán về nghĩa vụ tương lai. Tất nhiên trong những trường hợp này, ban quản trị có những thay đổi đáng kể trong ước tính chi phí trợ cấp hằng năm. Ước tính nghĩa vụ nợ dưới dạng cung cấp bản kế hoạch gây khó khăn cho ban quản trị. Tuy nhiên, sẽ có những rủi ro đi kèm với các kế hoạch được phản ánh trong BCTC, như sự bất định trong thu nhập của nhân viên, sự tăng giá dược phẩm, và tuổi thọ nhân viên. Do đó, thật sự quan trọng cho ban quản trị và các bên liên quan sử dụng BCTC hiểu được các hàm ý bên trong các khoản trợ cấp và cac rủi ro đi kèm Chi phí môi trường CERCLA (Comprehensive Environment Response, Compensation and Liability Act) cho phép chính quyền địa phương phạt những trường hợp thải rác nguy hiểm không đúng quy định chi phí xử lý rác. Khó khăn trong việc đo lường chi phí môi trường hay gọi là khó khăn trong ước tính chi phí xử lý và cách phân bổ chi phí này vào các phần liên quan, gây trở ngại cho việc ghi nhận vào chi phí. Chi phí này phải ghi nhận như thế nào? Chẳng hạn, nó được ghi nhận như chi phí một lần tại thời điểm nghĩa vụ phát sinh, hoặc phân bổ trong cả thời kỳ xử lý? Chi phí này nên trình bày như một khoản bất thường, một khoản không liên quan đến hoạt động của công ty hay một phần của hoạt động công ty? Như đã lưu ý, nghĩa vụ phải được ghi nhận khi phần lớn các bất ổn trong chi phi xử lý và nghĩa vụ của công ty được giải quyết. Bản Stament of Position còn yêu cầu công ty ghi nhận toàn bộ chi phí xử lý như là chi phí hoạt động khi nghĩa vụ được ghi nhận. Chi phí xử lý không thể xem là khoản bất thường hay nhập trong tài khoản “thu nhập và chi phí khác”. Tuy nhiên, nếu chi phí này lớn và có thể không xảy ra nữa, các nhà phân tích cần xem chúng riên biệt nhằm cải thiện dự báo thu nhập hoạt động tương lai. Tóm lại, những phán đoán của ban quản trị bao gồm ước tính các chi phí cho những nghĩa vụ tương lai là những khoản không chắc về thời gian và tổng số tiền chi trả. Thêm vào đó, đối với một số chi phí, luật kế toán không yêu cầu chi nhận bởi vì giá trị không chắc chắn, gây khó khăn liệu loại chi phí nào của công ty phải trình bày. 2.3 Nhóm chi phí của các nguồn lực có giá trị khó xác định Một số nguồn lực tạo ra doanh thu rất khó xác định giá trị. Ví dụ, hàng tồn kho do mua hay sản xuất tại các mức giá khác nhau và sau đó lại liên quan đến doanh thu. Đơn vị hàng tồn kho nào sẽ được ghi nhận như hàng hóa, đơn vị nào được ghi nhận như hàng tồn kho? Lựa chọn của các nhà điều hành làm tăng những thắc mắc về giá trị các nguồn lực tiêu dùng trong các lựa chọn đó, và thời gian các nguồn lực này được ghi nhận như chi phí. Chúng ta sẽ thảo luận những nguồn lực này được ghi nhận như thế nào và những khó khăn đi kèm. 2.3.1 Chi phí kinh doanh Nếu một công ty mua lại hay sản xuất sản phẩm tại một mức giá khác và sau đó bán lại những sản phẩm này, nó sẽ đối mặt với câu hỏi về chi phí của những sản phẩm được bán và chi phí của hàng tồn kho. Giá của hàng hóa được mua lại hay sản xuất có thể khác nhau ở các thời điểm nếu nền kinh tế có lạm phát hoặc có sú sốc về cung hoặc cầu sản phẩm đầu vào của công ty. Chi phí sản xuất cũng sẽ khác nhau theo thời gian nếu công ty thay đổi số lượng sản xuất. Bởi vì chi phí sản xuất sẽ cố định trong ngắn hạn, những chi phí này sẽ biến đổi khi số lượng nhiều hoặc ít hơn, bị ảnh hưởng bởi chi phí đơn vị. Đối với một số loại hàng hóa, giá trị của chi phí kinh doanh và hàng tồn kho rất dễ xử lý, bởi vì các đơn vị đặc biệt được mua lại và bán đi rất dễ xác định. Ví dụ như những hợp đồng xe hơi. Những chiếc xe mới và đã qua sử dụng rất dễ phân biệt dựa vào kiểu dáng, màu sắc, tuổi, phụ tùng, và nếu cần thiết là số seri của động cơ. Do đó, khi một chiếc xe được bán, nhà quản lý có thể xác định được chi phí của nó và lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các ngành kinh doanh đều không xác định được các đơn vị đã mua và bán. Ví dụ, một nhà sản xuất môto lớn đã mua hàng ngàn nguyên vật liệu để sản xuất xe môtô sẽ không tìm được dấu vết của các phần vật liệu đã dùng. Do đó, một số nguyên tắc kế toán được đưa ra nhằm ước tính chi phí kinh doanh. Cách tiếp cận của kế toán viên là đưa ra giả thiết về cách chuyển từ hàng tồn kho thành chi phí kinh doanh, có 3 phương pháp được phép sử dụng. Đầu tiên, gọi là nhập sau xuất trước (hoặc LIFO), giả định rằng đơn vị được mua lại hay sản xuất sau cùng là đơn vị được bán đầu tiên. Vì vậy, phương pháp này gắn chi phí hiện tại với doanh thu, dẫn đến một số tranh luận rằng phương pháp này đưa ra các chỉ số tốt hơn những phương pháp khác trong phản ánh lợi nhuận biên. Tuy nhiên , nó cũng làm cho giá trị của h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng.doc
Tài liệu liên quan