Tỷ suất tự tài trợ của Hanoimilk là tương đối cao, tỷ lệ qua các năm đều trên 50% chứng tỏ khả năng phụ thuộc vào nợ vay bên ngoài không nhiều lắm (Phụ lục 5 & 6)
Xét về tình hình biến động tỷ suất nợ, năm 2009 nợ phải trả giảm 31,664% so với năm 2008, nguyên nhân bởi trong năm 2009, hoạt động chủ yếu của công ty là giải quyết hàng tồn năm ngoái, sản xuất thành phẩm nhưng không tăng qui mô doanh nghiệp lên, do đó không đầu tư tài sản cố định hay mua sắm vật tư. Nhưng đến năm 2010 tỷ suất nợ lại tăng so với năm 2009 từ 27,067% lên 39,721%; mức tăng nợ phải trả là 50,544%. Nguyên nhân do trong năm 2010 công ty đã vay thế chấp ngắn hạn để mua NVL dự trữ phòng tăng giá, đầu tư mở rộng phát triển thị trường phía Nam.
Về tỷ suất tự tài trợ, năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 19,276% do trong năm này doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, đồng thời các cổ đông góp thêm vốn (vốn đầu từ của CSH tăng từ 100 tỷ lên 125 tỷ). Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ giảm xuống còn 60,279%, nguyên nhân do trong năm này doanh nghiệp kinh doanh lỗ, khiến khoản mục lỗ lũy kế tăng đến hơn 21 tỷ đồng.
23 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3473 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty HanoiMilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dù, đã được minh oan, nhưng hậu quả để lại cho Hanoimilk là rất lớn. Thị phần từ vị trí thứ 3 thứ 5 trong các hãng sữa Việt. Thiệt hại về vật chất và mặt thương hiệu vô cùng lớn.
Ngày 12 tháng 4 năm 2009, tại đại hội nghị Cổ đông thường niên lần thứ VIII, toàn bộ ban lãnh đạo cũ của Hanoimilk đồng loạt xin từ nhiệm với lý do đã để công ty kinh doanh thua lỗ, ông Hà Quang Tuấn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Công ty. Cùng với ban lãnh đạo mới, có thể nói đây là một cuộc thay máu toàn bộ công ty, với hi vọng cải tổ lại bộ máy và phương thức lãnh đạo.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2011), cổ phiếu của HNM ở mức thấp 5,1 ngàn đồng/CP, trong 3 quí đầu năm 2011 công ty thua lỗ trên 1 tỷ đồng, tuy nhiên 2 quý gần nhất công ty kinh doanh có lãi sau 3 quí lỗ liên tiếp. Cho thấy nỗ lực muốn lấy lại vị trí và uy tín trên thị trường sữa Việt.
2. Vị trí cạnh tranh:
Đối tượng mà Hanoimilk nhắm đến chủ yếu là trẻ em với lượng khách hàng tiềm năng từ 5-14 tuổi (chiếm 30% nhu cầu thị trường). Do vậy sản phẩm kinh doanh chủ yếu và cũng được biết đến nhiều nhất là sản phẩm sữa nước và sữa chua với các thương hiệu nổi tiếng như: IZZY, Yotuti.. Thị phần sữa uống tính theo doanh thu của Hanoimilk đứng thứ 6 trên thị trường Việt Nam, đứng sau Vinamilk và Dutch Lady của Việt Nam và một số hãng nước ngoài.
Tuy nhiên cuối năm 2008, vị thế của Hanoimilk giảm từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 5 trong các hãng sữa Việt cả về doanh thu lẫn sản lượng.
Nguyên nhân sụt giảm không chỉ từ hệ lụy cơn bão melamine, mà còn ở cơ cấu cổ đông bất hợp lý. Từ trước nay ở Hanoimilk, các cổ đông bên ngoài chiếm số lượng lớn, nắm tới 90,68%; HĐQT (cũ) chỉ nắm 6,54% vốn điều lệ. Bởi vậy không có cổ đông lớn gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với hoạt đông công ty.
$$$$$$$***$$$$$$$
Phần II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH HANOIMILK
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGIỆP:
Phân tích cấu trúc và biến động tài sản:
Nhìn vào số liệu tổng TS qua 3 năm (Phụ lục 3&4), có thể thấy biến động về TS là không nhiều, năm 2009 giảm hơn một tỷ đồng tương ứng với mức giảm 0,624% và đến năm 2010 tổng tài sản lại tăng so với năm 2009 là 5 tỷ rưỡi, tương ứng mức tăng 2,584%. Tuy nhiên giá trị này so với các năm trước là giảm hẳn, chẳng hạn năm 2007 tổng TS hơn 272 tỷ. Khi phân tích cụ thể , ta thấy biến động giữa các khoản mục là phức tạp, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh gặp khó của Hanoimilk sau “cơn bão Melamine” cũng như những nỗ lực để cải thiện tình hình trên trong 3 năm vừa qua.
Tài sản cố định:
+ Tỷ trọng TSCĐ tương đối cao, phù hợp với đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh sản xuất và quy mô của công ty. Cụ thể tỷ trọng qua các năm lần lượt là 57,485%, 53,107% và 43,844%.
+ TSCĐ giảm qua các năm. Mức giảm của 2009 là 8,193% và của năm 2010 là 15,309%. Điều này cho thấy công ty giảm việc đầu tư vào TSCĐ. Thậm chí vào năm 2010 một số dự án đầu tư tài sản bị ngưng trệ (chẳng hạn dự án Vitan đầu tư trên 5,2 tỷ đồng nhưng dây chuyền thiết bị cũ đã bị tháo rời, chỉ xếp trong kho, không có khả năng lắp đặt và vận hành lại được, hay các thiết bị lưu kho do từ năm 2008 do tạm thời ngừng sản xuất…) khiến giá trị TSCĐ của công ty giảm do vẫn phải trích khấu hao cho các dự án đóng băng này. Ngoài ra, từ năm 2009 công ty đã phải loại bỏ 1 loại TSCĐ vô hình do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận, khiến TSCĐ vô hình giảm mạnh với mức giảm đến 96,064%.
=> Nguyên nhân: Do chịu ảnh hưởng nặng nề từ vụ Melamine tháng 9/2008, uy tín công ty bị suy giảm, việc bán hàng gặp rất nhiều khó khăn, buộc công ty phải cắt giảm sản xuất tránh tồn kho (30% công suất bình thường), nên TSCĐ không được sử dụng nhiều như thời kỳ trước đó.
Hàng tồn kho:
Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2008 cao, giảm xuống trong năm 2009 và tăng nhẹ trong năm 2010.
- Năm 2008, tỷ trọng khoản mục HTK là 33,429%, trong đó giá trị thực của HTK lên đến hơn 97,6 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng tài sản. Trong năm này công ty đã phải trích lập dự phòng giảm giá lên đến hơn 25 tỷ đồng. Nếu đem so với năm 2007 trước đó, tỷ trọng HTK của công ty tăng gấp đôi (năm 2007 giá trị tồn kho chỉ hơn 40 tỷ đồng và không phải trích lập dự phòng). Khi phân tích chi tiết khoản mục này, ta nhận thấy chỉ riêng nguyên liệu vật liệu từ 28 tỷ đồng của năm 2007 đã tăng lên đến hơn 80 tỷ vào năm 2008, giá trị thành phẩm cũng tăng gấp đôi (từ 7 tỷ lên 14 tỷ). Nguyên nhân:
+ Do thông tin sai lệch của bộ Y tế về lượng nguyên liệu sữa bột nhập từ Trung Quốc có nhiễm Melamine, công ty ngay lập tức phải ngưng sử dụng lượng hàng trên, đồng thời 1 phần thành phẩm đã chế biến từ lượng nguyên liệu trên cũng bị Bộ Y Tế kiểm nghiệm nhầm, khiến thành phẩm và NVL bị tồn kho lớn.
+ Từ vụ Melamine, hàng bán ra của công ty sụt giảm rất mạnh. Ảnh hưởng quá lớn đến uy tín khiến cho người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm của HNM, thậm chí còn có chiến dịch “tẩy chay” Hanoimilk.
+ Chủ trương sản xuất hàng giá rẻ và tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ từ ban lãnh đạo cũ cũng vô hình chung làm giảm uy tín của Hanoimilk trong mắt người tiêu dùng, khiến doanh số bán giảm, hàng tồn kho tăng.
- Biến động của HTK:
+ Tỷ trọng HTK năm 2009 giảm so với năm 2008 xuống còn 25,116%, mức giảm là 18 tỷ tương ứng với 25,335%. Có thể thấy được trong năm này công ty đã nỗ lực trong việc giải quyết tồn kho từ năm trước, chẳng hạn sử dụng phương án tiêu thụ hàng trăm tấn sữa Trung Quốc với giá 14.000 - 15.000 đồng/kg (làm thức ăn gia súc), tiêu hủy bớt số hàng tồn quá hạn sử dụng. Đồng thời mức sản xuất cũng ở mức độ vừa phải, thấp hơn các năm trước, thúc đẩy quảng bá nhằm lấy lại hình ảnh, vì vậy nên lượng thành phẩm tồn kho không nhiều (giảm từ 14 tỷ đến 9,4 tỷ).
+ Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ trọng HTK lại có xu hướng tăng, mức tăng là 3,2 tỷ tương ứng với 6,002%. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu dần theo xu hướng tăng (NVL sữa 35-40%, bơ tăng 99%...), bên cạnh đó tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng, ảnh hưởng đến chi phí NVL nhập khẩu. Bởi vậy công ty chủ trương tăng dự trữ NVL đề phòng tăng giá trong tương lai. Mặt khác, giá sữa trên thị trường tăng, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng nên lượng tồn kho hàng hóa và thành phẩm tăng (từ 3,6 tỷ năm 2009 lên 8,1 tỷ năm 2010).
Nợ phải thu:
- Tỷ trọng Nợ phải thu Khách hàng tương đối thấp đối với một doanh nghiệp sản xuất. Qua 3 năm tỷ lệ này lần lượt là 3,177%, 5,299% và 6,623%. Điều này về cơ bản chứng tỏ quản lý công nợ của công ty là tốt. Tuy vậy, Nợ phải thu khách hàng lại có xu hướng tăng dần. Mức tăng của 2009 là 65,745% và của năm 2010 là 28,218%. Xét trong mối quan hệ giữa Doanh thu – Nợ phải thu, ta thấy có mâu thuẫn giữa mức tăng nợ phải thu khách hàng và mức giảm doanh thu trong năm 2009, lý giải do trong năm này, doanh thu không cao do công ty chủ yếu bán tháo hàng tồn kho từ năm 2008 với giá rẻ.
Ta thấy được rõ ràng nguyên nhân của sự tăng khoản nợ phải thu là bởi công ty đã điều chỉnh chính sách tín dụng: tăng thời hạn vay nợ và phần trăm số dư vay nợ… để nhằm thu hút khách hàng. Việc điều chỉnh chính sách tín dụng giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bán trong thời kỳ khó khăn, giúp giải quyết hàng tồn kho còn tồn đọng và nối lại quan hệ với khách hàng.
Phân tích cấu trúc nguồn vốn:
Tính tự chủ về tài chính:
Tỷ suất tự tài trợ của Hanoimilk là tương đối cao, tỷ lệ qua các năm đều trên 50% chứng tỏ khả năng phụ thuộc vào nợ vay bên ngoài không nhiều lắm (Phụ lục 5 & 6)
Xét về tình hình biến động tỷ suất nợ, năm 2009 nợ phải trả giảm 31,664% so với năm 2008, nguyên nhân bởi trong năm 2009, hoạt động chủ yếu của công ty là giải quyết hàng tồn năm ngoái, sản xuất thành phẩm nhưng không tăng qui mô doanh nghiệp lên, do đó không đầu tư tài sản cố định hay mua sắm vật tư. Nhưng đến năm 2010 tỷ suất nợ lại tăng so với năm 2009 từ 27,067% lên 39,721%; mức tăng nợ phải trả là 50,544%. Nguyên nhân do trong năm 2010 công ty đã vay thế chấp ngắn hạn để mua NVL dự trữ phòng tăng giá, đầu tư mở rộng phát triển thị trường phía Nam.
Về tỷ suất tự tài trợ, năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 19,276% do trong năm này doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, đồng thời các cổ đông góp thêm vốn (vốn đầu từ của CSH tăng từ 100 tỷ lên 125 tỷ). Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ giảm xuống còn 60,279%, nguyên nhân do trong năm này doanh nghiệp kinh doanh lỗ, khiến khoản mục lỗ lũy kế tăng đến hơn 21 tỷ đồng.
Tính ổn định của nguồn tài trợ:
Tỷ suất NVTX/tổng NV của công ty khá cao, chiếm trên 60% tổng nguồn vốn, chứng tỏ tính ổn định của nguồn vốn cao. Tỷ suất NVTT tương đối thấp chứng tỏ công ty ít phải chịu áp lực về thanh toán trong ngắn hạn.
Tuy nhiên trong năm 2010, tỷ suất NVTX giảm (từ 73,781% còn 60,279%) trong khi tổng tài sản lại tăng (mức tăng là 2,584%), công ty cần chú ý đến chỉ số này hơn trong các năm sau để điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn tài trợ.
Phân tích cân bằng tài chính:
Trong dài hạn:
Tài sản dài hạn có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân như đã nói ở trên là do giai đoạn này công ty gặp khó khăn, đầu tư TSCĐ để sản xuất ít đi.
Qua 3 năm VLĐ ròng đều dương chứng tỏ công ty vẫn duy trì được cân bằng tài chính dài hạn. Tình hình tài chính của công ty là an toàn. Nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Tỉ suất tự tài trợ cho tài sản dài han đều lớn hơn 1 cho thấy tính tự chủ của công ty tốt. Xét về biến động:
- Ở năm 2008 sau các ảnh hưởng từ vụ Melamine, vốn LĐ ròng giảm rõ rệt từ con số 43,8 tỷ của năm 2007 xuống chỉ còn hơn 5 tỷ. Nguyên nhân sụt giảm là do hậu quả từ khoản lỗ khổng lồ của năm 2008 (hơn 36 tỷ) khiến tổng vốn chủ sở hữu giảm mạnh làm cho NVTX giảm, bên cạnh đó nợ dài hạn của công ty cũng giảm (từ 8,2 tỷ xuống còn 3,4 tỷ).
- Các năm sau đó doanh nghiệp đã cố gắng tăng vốn LĐ ròng nhằm đảm bảo tính bền vững cho tình hình tài chính. Năm 2009 vốn lưu động ròng tăng lại lên 43,5 tỷ, nguyên nhân do năm này công ty tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (từ 100 tỷ lên 125 tỷ) và cắt giảm đầu tư TSCĐ. Năm 2010 vốn LĐ ròng lại giảm xuống nguyên nhân chủ yếu do năm 2010 công ty lại làm ăn thua lỗ, lỗ lũy kế lên đến 61 tỷ đồng khiến nguồn vốn chủ sở hữu giảm, làm NVTX giảm.
Trong ngắn hạn:
Nhu cầu vốn LĐ biến động qua các năm. Cụ thể năm 2008 nhu cầu VLĐ ròng cao, đến 63,7 tỷ và sang năm 2009 giảm còn 32,8 tỷ. Lý giải là do năm 2008 NVL bị tồn đọng, hàng hóa thương mại và thành phẩm không bán được dẫn đến hàng tồn kho tăng, sang năm 2009 doanh nghiệp đã cố gắng giải quyết số hàng tồn kho tồn đọng, khiến cho chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng của năm này giảm.
Ngân quỹ ròng âm trong hai năm 2008 và chỉ dương vào năm 2009 phản ánh đúng thực trạng công ty giai đoạn này. Năm 2008 VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng trong năm. Đến năm 2009 VLĐ ròng tăng mạnh và nhu cầu VLĐ ròng giảm (do doanh nghiệp tăng các khoản nợ ngắn hạn) khiến cho ngân quỹ ròng tăng và dương, thể hiện rằng cân bằng tài chính ngắn hạn năm này được đảm bảo. Đến năm 2010 VLĐ ròng giảm và nhu cầu VLĐ ròng tăng khiến Ngân quỹ ròng lại âm, cân bằng tài chính ngắn hạn lại rơi vào bất ổn. Biểu hiện biến động của NQR được phản ánh trên tài khoản tiền & tương đương tiền cùng các khoản đầu tư TC ngắn hạn. Từ năm 2008 đến 2009 giá trị Tiền và tương đương tiền tăng rõ rệt, mức tăng là 337% còn Đầu tư TC ngắn hạn tăng 56%. Năm 2010, Tiền và tương đương tiền và Đầu tư TC ngắn hạn vẫn tăng nhưng mức tăng là nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng của khoản vay ngắn hạn, khiến cho NQR bị âm. Công ty cần quản lý tốt về cân bằng tài chính ngắn hạn, nhằm đảm bảo tính luân chuyển nhu cầu VLĐ ròng được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn VLĐ ròng của công ty.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Phân tích hiệu quả cá biệt:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: (6) = (1) : (3)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng TSCĐ không ổn định trong 3 năm từ 2008 đến 2010. Cụ thể : năm 2009 giảm 24,27% so với 2008 và năm 2010 tăng 2,68% so với 2009. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thời điểm năm 2008 : sản phẩm của công ty bị nghi ngờ có chứa chất gây ung thư nên họat động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến cường độ sử dụng TSCĐ giảm. Tuy nhiên sau khi thông tin này được cải chính và có sự cải tổ lớn trong bộ máy quản lý công ty trong năm 2009 thì chỉ tiêu này có được cải thiện.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản: (8) = (2) : (5)
Cũng tương tự như chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty cũng thấy đổi theo chiều hướng: giảm trong năm 2008 và 2009 sau đó tăng trở lại vào năm 2010. Cụ thể từ năm 2008 đến 2009, Hiệu suất sử dụng tài sản giảm từ 1,490 xuống còn 1,289 (giảm 0,201) và đến năm 2010 thì tăng trở lại mức 1,476 (tăng 0,187). Điều này cho thấy nỗ lực khôi phục hoạt động của Hanoimilk.
Chỉ tiêu Số vòng quay vốn lưu động: (7) = (1) : (4)
Số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng tài sản ngắn hạn thì sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chỉ tiêu này cũng có thể gọi là hiệu suất sử dụng vốn lưu động hay hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của tài sản ngắn hạn càng khả quan. Đối với công ty Hanoimilk thì số vòng quay vốn lưu động giảm qua 3 năm. Chỉ số xấu này cũng được lý giải là do sự kiện “cơn bão Melamine” năm 2008 khiến doanh thu của công ty năm 2008 và 2009 giảm mạnh (khoảng 75 tỷ đồng) so với mức giảm của vốn lưu động (chỉ khoảng 8 tỷ đồng).
Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Dựa vào bảng số liệu (phụ lục 7- Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp) ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hanoimilk bị âm trong 2 năm 2008 và 2020. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty bị vướng vào vụ "cơn bão melamine" nên không có lợi nhuận (lỗ gần 35 tỷ). Năm 2009 do ảnh hưởng của vụ bê bối nói trên, Hanoimilk đã thay đổi gần như toàn bộ cơ cấu quản lý nên chính sách kinh doanh cũng thay đổi. Ban quản trị công ty chủ trương thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng vốn chủ sở hữu (bằng cách phát hành cổ phiếu) thay vì sử dụng nguồn vốn vay. Điều này dẫn đến chi phí sử dụng vốn vay (lãi vay) giảm đáng kể nên góp phần làm lợi nhuận của công ty dương và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và đạt mức dương 4,814%. Đến năm 2010 công ty bắt đầu vực dậy sau khủng hoảng nên đầu tư rất nhiều vào quảng cáo làm chi phí bán hàng tăng mạnh nên cũng dẫn đến một khoản lỗ hơn 21 tỷ và làm cho tỷ suất LN/DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ âm 6,309%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung:
Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung cũng có xu hướng âm trong năm 2008 và 2010, dương trong năm 2009.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung có loại trừ ảnh hưởng chính sách tài trợ:
Trong sự so sánh với Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung, tỷ suất lợi nhuận này sau khi loại trừ ảnh hưởng của chính sách tài trợ có sự khác biệt như sau: sau khi lọai trừ ảnh hưởng của chính sách tài trợ thì chỉ số này tăng đáng kể trong năm 2008. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty đã chi ra một khoản khá lớn cho chi phí lãi vay. Sang năm 2009 và 2010 thì do chính sách về cơ cấu nguồn vốn của Hanoimilk có sự thay đổi như đã trình bày ở trên (nhờ đó cắt giảm được chi phí lãi vay) nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung và chỉ tiêu này sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của chính sách tài trợ cũng không khác biệt là mấy.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung có loại trừ ảnh hưởng chính sách tài trợ và chính sách khấu hao:
Tương tự như chỉ tiêu liền trước thì Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung sau khi loại trừ ảnh hưởng của chính sách tài trợ và chính sách khấu hao cũng biến động tương tự. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là trong năm 2009 và 2010 thì chỉ tiêu này khác biệt rất lớn so với chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung. Nguyên nhân là do trong năm 2008, hoạt động sản xuất của Hanoimilk thu hẹp nên TSCĐ không được sử dụng đúng công suất, chi phí khấu hao tài sản thấp. Sang năm 2009 và 2010, công ty khôi phục sản xuất nên đầu tư thêm vào máy móc dây chuyền sản xuất, dẫn đến chi phí khấu hao tài sản cố định tăng đột biến (gấp 13 đến 14 lần so với năm 2008).
Phân tích hiệu quả tài chính:
Bảng phân tích Dupont Hanoimilk (HNM):
Bảng phân tích Dupont Vinamilk (VNM):
Nhìn chung, HNM có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) rất thấp trong 3 năm 2008,2009,2010;.thấp hơn nhiều so với một doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh là VNM, đặc biệt mang dấu âm ở hai năm 2008 và 2010. Điều này chủ yếu là do công ty có hiệu quả kinh doanh (ROA) kém, rất thấp so với VNM và âm ở hai năm 2008-2010. Những tỷ số này báo hiệu HNM đã và đang bị khủng hoảng và đang trên đà suy thoái. Thật vậy, năm 2008 là năm có nhiều biến động vĩ mô lớn và không thể lường trước được như lạm phát phi mã, thị trường tài chính bị đóng băng, suy thoái kinh tế…và trên hết là “cơn bão Melamin” ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành mà HNM là trọng tâm của cơn bão đó. Chính “cơn bão Melamin” đã làm doanh thu của HNM sụt giảm trầm trọng và chi phí bán hàng tăng đột biến vượt cả lợi nhuận gộp, gây tình trạng thua lỗ và bắt đầu cơn khủng hoảng của HNM Để đánh giá tổng quát và toàn diện tình hình tài chính ,tiến hành dùng phân tích Dupont đối với ROE và minh họa bằng sơ đồ Dupont (Phụ lục 9)
Xét khả năng sinh lời của tài sản ROA :
Ảnh hưởng trước tiên đối với ROE là hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả này đươc thể hiện tổng hơp qua chỉ tiêu ROA. Tỉ số ROA cho thấy HNM đang có hiệu quả kinh doanh rất thấp so với doanh nghiệp cùng ngành. Mối quan hệ giữa ROA với các tỉ số tài chính khác thể hiện qua sơ đồ Dupont trên với phương trinh sau:
ROA= tỉ suất LN/DT*Hiệu suất sử dụng TS
ROA thấp và âm ở 2 năm 2008 và 2010( năm 2008:-15.306%, năm 2010:-9.897%) chủ yếu là do tỉ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần thấp (năm 2008:-10.269%, năm 2010:-6.704%). Cụ thể là vì chi phí cao (đột biến ở năm 2008: 400.2 tỉ), đặc biệt là do:
Năm 2008: giá vốn hàng bán tăng cao do trích lập dự phòng lớn cho số nguyên liệu bị niêm phong, số hàng không bán được do mất uy tín,bị tẩy chay… (gần 26 tỉ năm 2008, 2 năm còn lại chỉ khoảng 1,5 tỉ), chi phí bán hàng tăng cao (trên 72 tỉ) và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trang thua lỗ do phải đầu tư vào quảng cáo lấy lại hình ảnh. Thêm vào đó, do biến động tỉ giá ngoại tệ và chính sách lãi cao của Nhà nước nên chi phí tài chính cũng tăng đột biến (17 tỉ)
Năm 2009: thay đổi chính sách nhân sự, tái cấu trúc, tiết giảm chi phí, ra mắt sản phẩm mới cải thiện lợi nhuận dương (12 tỉ)
Năm 2010: hiệu quả kinh doanh kém do không kiểm soát tốt chi phí như chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp tiếp tục tăng (hơn 28% so với 2009) và giá vốn hàng bán tăng (gần 28%)
Bên cạnh đó hiệu suất sử dụng tài sản cũng giảm do tốc độ giảm doanh thu hơn tốc đọ giảm tài sản.
Xét cấu trúc tài chính:
Nhân tố tỷ suất tài trợ:
ROE có thể được trình bày ở dạng sau:
ROE = LN trước thuế/ TS* (1-T)* TS/ VCSH
= ROA* (1-T) * tỉ suất tự tài trợ
Phương trình này cho thấy HNM có ROE thấp một phần là do tỉ suất tự tài trợ cao (62.422%-66.756%-66.533%)
Nhân tố khả năng thanh toán lãi vay
ROE = RE*(1-1/KNTTLV)*(1-T)*(1+DBTC)
Với: DBTC là tỉ lệ N/VCSH
Trong 3 năm 2008-2010, chỉ có năm 2009 KNTTLV = 5.161 >1 bảo đảm được hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp, 2 năm còn lại lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm cho biết vốn sử dung không có hiệu quả, không có lợi nhuận, công ty phải dùng VCSH để trả nợ vay. Có thể nói gần như HNM mất hoàn toàn khả năng thanh toán. Tình trạng này xảy ra một phần là do vào năm 2008 khủng hoảng kinh tế, lãi suất vay cao; một phần do công ty hiệu quả kinh doanh kém, lợi nhuận âm nhiều năm làm mất khả năng thanh toán, làm hiệu quả tài chính kém
Nhân tố độ lớn đòn bẩy tài chính:
ROE = [RE+(RE-r)*ĐBTC]*(1-T)
Với: DBTC là tỉ lệ N/VCSH
RE âm ở hai năm 2008 và 2010, năm 2009: ROE <RE*(1-T) cho thấy công ty không hưởng bất cứ hiệu ứng nào từ đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính luôn âm. Do đó việc tăng nợ ở các năm 2008 và 2010 không những không giúp công ty mà còn làm cho HNM gánh chịu rủi ro cao hơn.
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP:
Phân tích khả năng thanh toán: (Phụ lục 8)
Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành = 1,363 nghĩa là năm 2010 Hanoimilk có 1,363 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả.
Cả 3 năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.
So với năm 2009 là 1,786 thì tỷ số này vào năm 2010 có giảm ở mức tương đối ( 0,42 lần ) Sự sụt giảm này là do tỷ lệ tăng tài sản lưu động ( 0,14 lần) nhỏ hơn lượng tăng nợ phải trả tới hạn ( 0,5 lần), mặc dù chỉ số này tăng đáng kể từ năm 2008 ( 0,72 lần ).
+ Đặc biệt trong Nợ phải trả , các khoản vay và nợ ngắn hạn năm 2008 giảm mạnh từ 63.993.058.116đ xuống còn 4.804.943.086đ năm 2009, sau đó lại tăng đột biến lên đến 41.405.841.323đ vào năm 2010 (gấp 8,61 lần), cùng với sự giảm đáng kể các khoản phải trả ngắn hạn, phải nộp nhà nước.
+ Trong tài sản lưu động, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2008 tăng đột biến từ 3.626.960.318đ lên đến 15.852.488.141đ vào năm 2009. các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 9.888.658.904đ đến 25.307.997.575đ (155%).
+ Lượng hàng tồn kho của công ty năm 2009 giảm xuống còn 55.433.893.072đ. Đối với Hanoimilk, 2009 là năm chịu tác động chính của ảnh hưởng tiêu cực từ “cơn bão Melamine” diễn ra bắt đầu từ ngày 23/09/2008.
Vào cuối năm 2008, tổng tồn kho của Hanoimilk lên tới 97,6 tỉ đồng, chiếm gần 50% tổng tài sản hiện có, trong đó tồn kho nguyên vật liệu chính là hơn 80,6 tỉ đồng liên quan đến các lô sữa bột thương mại cần thanh lý. Tồn kho thành phẩm tương đương với khoảng 2 tháng bán hàng trong hoàn cảnh sức mua chậm, nhiều mặt hàng có nguy cơ quá hạn sử dụng phải thu hồi. Khách hàng và người tiêu dùng rất dè dặt khi lựa chọn sản phẩm của Hanoimilk, nhiều khách hàng yêu cầu trả lại hàng. Niềm tin của nhà phân phối và các đối tác vào Hanoimilk giảm sút nghiêm trọng, hệ thống nhân sự rệu rã, chán nản và làm việc thiếu sinh khí. Tính đến tháng 8 năm 2009, gần như toàn bộ nhân sự chủ chốt của các phòng ban và nhân sự phòng kinh doanh, từ giám sát bán hàng trở lên đã nghỉ việc tại Hanoimilk.
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh = 0,65 nghĩa là năm 2010 Hanoimilk có 0,63 đồng thực sự có tính thanh khoản để đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn.
Qua 3 năm hệ số thanh toán nhanh của HNM có nhiều biến động nhưng nhìn chung đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy HNM không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn nếu không vay thêm và bán hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán nhanh trong năm 2008 là 0,18, tăng đáng kể vào năm 2009 là 0,84 ( 0,6 l ần , do khoản phải thu đã tăng rất mạnh trong khi nợ ngắn hạn lại giảm rõ rệt ), và đến năm 2010 giảm xuống mức 0,69.
Tỉ số này được cải thiện hơn so với năm 2009 chứng tỏ công ty đã quản trị tốt việc bán chịu cho các đối tác, rút ngắn thời gian thu tiền về, giúp đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, hạn chế rủi ro trong các khoản phải thu, đây cũng là lý do khiến số dư tiền mặt khá cao trên bảng cân đối kế toán.
Tỷ số thanh toán tức thời
Trong 3 năm liên tiếp, hệ số thanh toán tức thời của HNM đều thấp hơn 1 chứng tỏ trong suốt 3 năm 2 doanh nghiệp này đều không có khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền ( mặc dù có tăng đáng kể vào năm 2009 là 0,284.
Điều này dẫn đến vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 21,8 so với năm 2009 là 31,3 và năm 2008 là 26,5. Chỉ số này cũng cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hoá của công ty HNM.
3.2.Phân tích rủi ro kinh doanh
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và do những khó khăn nội tại của nền kinh tế nên trong năm 2009, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động. Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng dao động mạnh.
Trong môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn như vậy, giá ngoại tệ, giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu chính như đường, sữa ...vv liên tục tăng và khan hiếm.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra ở phân khúc sữa nước, các công ty sữa đua nhau tăng giá thu mua nguyên liệu và thực hiện giảm giá bán thành phẩm thông qua các chương trình khuyến mại, do vậy tỷ suất lợi nhuận giảm sút.
Hanomilk bị Bộ y tế công bố thông tin sai lệch về các sản phẩm sữa của Công ty bị nhiễm melamine, làm cho các sản phẩm của công ty gần như đặt dấu chấm hết. Mặc dù, đã được minh oan, nhưng hậu quả để lại cho Hanoimilk là rất lớn. Ngoài số thiệt hại lớn về vật chất, còn có thiệt hại về Thương hiệu và niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm của Hanoimilk.
3.3 .Phân tích rủi ro tài chính
Nhận xét : Năm 2010 , công ty có độ lớn đòn bẩy cao (1,227) hơn nhiều so với năm 2008 và 2009. Năm 2010, việc vay nợ giúp cho công ty đạt được tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo phân tích tài chính công ty Hanoimilk.doc