Đề tài Phân tích tài chính tập đoàn HSG

Năm 2008, mỗi 1 VND nợ ngắn hạn được đảm bảo trả bằng 0.94 VND tài sản lưu động. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, công ty sẽ chi trả cho các hóa đơn thanh toán bị chậm trễ hơn hoặc phải vay tiền từ ngân hàng tất cả các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, tỷ số thanh khoản hiện hành sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu của khó khăn về tài chính có thể xảy ra đối với công ty. Trong trường hợp này, tỷ số hiện hành của Hoa Sen group (HSG) là 0.94 thấp hơn trung bình ngành 1.39. Từ bảng CĐKT ta thấy khoản nợ ngắn hạn của công ty đều tăng qua các năm, tình hình năm 2007 có vẻ cải thiện nhưng vẫn không có đặc điểm nào nổi bật. Do vậy, vị thế thanh khoàn của công ty là tương đối yếu. Với tỷ số hiện hành là 0.94, HSG có thể chuyển đổi các tài sản lưu động của mình với tỷ lệ là 106.4% (1/0.94 = 1.06 hay 106.4%) giá trị sổ sách và phải trả hết nợ cho các chủ nợ.

doc18 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tài chính tập đoàn HSG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã để lại nhiều tác động xấu đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nền kinh tế dần được phục hồi nhưng những hệ luỵ của nó vẫn chưa giải quyết được. Ít nhiều các công ty trong nước đã chịu sự tác động này và trong năm 2008 đa số các công ty đều gặp khó khăn và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn các năm trước. Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen là một công ty trong nhóm ngành vật liệu cơ bản, ngành kim loại công nghiệp. Trong năm vừa qua thông qua các báo cáo tài chính thì công ty đã hoạt động có lãi, tuy vậy để tìm hiểu rõ hơn về tình hình cụ thể của công ty, em xin phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá một cách khách quan và chính xác hơn về tình hình của công ty trong thời gian qua, đặc biệt từ khi công ty chính thức hoạt động trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE từ ngày 05/12/2008. Trong quá trình phân tích không thể không tránh khỏi được những thiếu sót và những hiểu biết thiển cận, mong cô đọc và góp ý để bài phân tích được hoàn thiện hơn. Nhân đây em cũng xin cảm ơn cô đã tạo điều kiện cho em cũng như các sinh viên khác tìm hiểu về môn “quản trị tài chính”. Thông qua môn học này chúng em có thể có nhiều hiểu biết hơn nữa về thị trường tài chính cũng như thị trường chứng khoán các nước và của Việt Nam. Chúc cô sức khoẻ và công tác tốt! A) Đôi nét về công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) Toà văn phòng Tổng hành dinh Hoa Sen Group  Thành lập ngày 08/08/2001, với số vốn điều lệ hiện nay là 570 tỷ đồng, Hoa Sen Group có trụ sở chính tại số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương và Văn phòng đại diện tại số 215 – 217 Lý Tự Trọng, Q1, TP. HCM. Theo chiến lược đã định, Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hướng mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: tôn – thép, vật liệu XD, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics. Theo đó, các công ty con thành viên đã được thành lập nhằm khai thác tối ưu những lợi thế từ chuỗi giá trị gia tăng của Hoa Sen Group như: Cty TNHH MTV Tôn Hoa Sen, Cty TNHH MTV Cơ khí & Xây dựng Hoa Sen, Cty TNHH MTV Vật Liệu Xây Dựng Hoa Sen, Cty CP Tiếp Vận và cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept, Cty TNHH MTV Bất động sản Hoa Sen, và hàng loạt các công ty con sắp triển khai khác. Toàn cảnh Tổng hành dinh Hoa Sen Group  Đến nay, Hoa Sen Group đã đưa vào hoạt động: nhà máy Thép cán nguội công suất 180.000 tấn/năm, nhà máy Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF - công nghệ tiên tiến nhất thế giới, công suất 150.000 tấn/năm, hai dây chuyền Tôn mạ kẽm công suất 100.000 tấn/năm, hai dây chuyền Tôn mạ màu công suất 100.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương …hình thành nên cụm nhà máy liên hoàn, khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khâu thành phẩm đầu ra, giúp Tập đoàn chủ động nguồn hàng, tiết kiệm thời gian và kiểm soát toàn bộ giá trị gia tăng từ các sản phẩm: thép cán nguội, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu,… Bên cạnh đó, dự án Cty Vật Liệu Xây Dựng Hoa Sen cũng đã khánh thành giai đoạn I, với tổng số vốn đầu tư hơn 350 tỷ đồng, được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích gần 11 hecta,  tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tiếp tục khởi công giai đoạn 2 để hoàn thành tổng thể vào cuối năm 2009 với những dòng sản phẩm cao cấp: hạt nhựa, ống nhựa, tấm trần nhựa, ống thép, ống inox, thanh nhôm định hình,… Tòa nhà văn phòng đại diện Hoa Sen Group tại TPHCM Kết quả sau 7 năm thành lập, Hoa Sen Group từ đội ngũ nhân lực ban đầu là 22 người, đến nay đã tăng lên gần 2.000 người; vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng đã tăng lên 570 tỷ đồng; doanh thu từ 3 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt hơn 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 151 tỷ đồng. Hoa Sen Group tự hào đứng đầu ngành tôn - thép cả nước về tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ, là doanh nghiệp đầu tiên – duy nhất tại VN có hệ thống vừa sản xuất vừa kinh doanh khép kín với mạng lưới phân phối trực tiếp gần 80 chi nhánh trải dài rộng khắp cả nước; được Báo Vietnam Net và tổ chức Vietnam Report công nhận thứ hạng 25 trong tốp 500 DN ngoài quốc doanh lớn nhất VN….  Bên cạnh việc phát triển sản xuất - kinh doanh, Hoa Sen Group còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng các hoạt động xã hội thiết thực, ngoài việc tài trợ chính cho Đội tuyển bóng đá quốc gia, Đội tuyển Olympic, trọng tài bóng đá VN trong ba năm liền (2006 – 2008), Hoa Sen Group còn là nhà tài trợ chính cho Giải Bóng đá trẻ em các Làng SOS toàn quốc, Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chương trình Hội nghị QT về kinh tế đối ngoại với Chính phủ Việt Nam năm 2008, Chương trình Trải thảm đỏ đón CEO - Báo Người lao động, ủng hộ Quỹ Người Nghèo TP.HCM, chương trình từ thiện “Cây Mùa Xuân 2008”,…và nhiều sự kiện kinh tế, giáo dục, xã hội - từ thiện, thể dục thể thao khác với tổng chi phí hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.  Định hướng năm 2008, Tập đoàn Hoa Sen đề ra chỉ tiêu tăng doanh thu lên 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 230 tỷ đồng; đưa “Hoa Sen Group” trở thành thương hiệu nổi tiếng, dẫn đầu ngành tôn – thép của cả nước về tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ; đồng thời phát huy và hoàn thiện nét văn hoá đặc trưng trên nền tảng văn hoá “Trung thực - cộng đồng – phát triển”,…Tập trung triển khai các dự án lớn như:           1.    Dự án Nhà máy luyện và cán thép xây dựng: tại KCN Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên diện tích 16,6 hecta, bao gồm các dây chuyền: Luyện thép công suất 500.000 tấn/năm, cán thép công suất 400.000 tấn/năm… tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án được chia làm 3 giai đoạn, từ năm 2008 – 2010. 2.    Dự án Cảng biển quốc tế  Hoa Sen – Gemadept, tại KCN Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên tổng diện tích 55 hecta, vốn đầu tư cho giai đoạn I là 465 tỷ đồng, được chia làm 3 giai đoạn và dự kiến sẽ hoàn thành tổng thể - đưa vào hoạt động trong  năm 2010. 3.    Dự án Cty Vật liệu xây dựng – giai đoạn 2: tại KCN Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xây dựng trên trong khuôn viên có diện tích 10,8 hecta, tổng vốn đầu tư 83 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2008 dự án sẽ hoàn thành gia đoạn 2. 4.    Dự án căn hộ chung cư tại Phường Phước Long, Q9, TPHCM: xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích 8.000 m2, vốn đầu tư hơn 520 tỷ đồng. Dự kiến sau 32 tháng xây dựng (từ 10/2008) dự án hoàn thành và góp mặt trên thị trường địa ốc với khoảng 403 căn hộ. 5.    Dự án sản xuất tôn mạ và xà gồ: tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đầu tư là 75 tỷ đồng, bao gồm: dây chuyền sản xuất tôn mạ cán sóng công suất 8.400 tấn/năm, dây chuyền sản xuất tôn mạ cán sóng ngói, công suất 3.400 tấn/năm, dây chuyền sản xuất xà gồ các loại công suất 7.200 tấn/năm. 6.    Dự án đầu tư phát triển hệ thống phân phối năm 2008 - 2012: Phát triển thêm 50 chi nhánh, nâng tổng số 130 chi nhánh phân phối sản phẩm trên khắp cả nước. Dự kiến dự án sẽ được triển khai thành 5 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư khoảng 596 tỷ đồng. Với những bước phát triển mạnh mẽ và những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Hoa Sen Group đã đạt được nhiều thành quả quý báu như: Chứng chỉ IS0 9001: 2000, Cúp vàng ISO 2006, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005 và 2007 - Tốp 100 thương hiệu hàng đầu VN, Cúp vàng vì sự tiến bộ xã hội & phát triển bền vững 2006, Thương hiệu hàng đầu về xây dựng - VLXD – Nhà ở và Trang Trí Nội Thất 2006, hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 – 2007 – 2008, doanh nghiệp Bình Dương tiêu biểu 2006, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM năm 2007, bằng khen của Bộ Công nghiệp năm 2007, bằng khen của Tổng cục thuế VN, Cúp vàng Ngôi sao quản lý tốt nhất 2007, doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu 2007,… Đây chính là sự khích lệ vô cùng to lớn giúp Hoa Sen Group tiếp tục gặt hái những thành công mới, vươn mình trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành vững mạnh, phát triển bền vững, sẵn sàng, tự tin trong bối cảnh nước ta hội nhập toàn diện với thế giới. Vào ngày 05/12/2008 thì cô phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với tên là HSG và số cổ phiếu được phép lưu hành đến ngày hôm nay là 57.018.500 cổ phiếu. Mức giá của HSG vào ngày giao dịch đầu tiên trên sàn là 32.000VNĐ/CP và mức giá đóng cửa cao nhất từ trước tới nay là 66.000VNĐ/CP vào ngày 22/10/2009. Sau đây là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tóm tắt) năm 2008, 2007, 2006 (đơn vị tính: tỷ đồng) của Hoa Sen group. Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN 2008 2007 2006 NGUỒN VỐN 2008 2007 2006 Tiền mặt 69.2 23.5 38.2 Khoản phải trả 89.8 84.8 47.6 Khoản phải thu 189.7 224.9 92.0 Vay ngắn hạn 750.2 472.3 339.5 Hàng tồn kho 533.7 527.9 251.9 Nợ ng.hạn khác 39.1 82.1 34.4 TSLĐ khác 34.8 68.2 22.4 Tổng nợ ng.hạn 879.1 639.2 421.5 Tồng TSLĐ 827.4 844.5 404.4 Vay dài hạn 309.9 335.8 135.7 TSCĐ ròng 986.3 815.0 407.8 Tổng nợ 1189.1 975.0 557.2 Đầu tư TC d.hạn56.3 25.9 - Cổ phần thường 570.4 570.4 250.0 TS d.hạn khác 19.0 12.9 2.9 LN giữ lại 129.6 153.0 8.0 TS dài hạn 1061.6 853.9 410.7 Tổng VCSH 700.0 723.4 258.0 TỔNG TÀI SẢN 1889.1 1698.4 815.2 TỔNG NG VỐN 1189.1 1698.4 815.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 2007 2006 Doanh thu thuần 2715.8 2015.7 1111.2 Giá vốn hàng bán 2234.2 1664.9 925.4 Lợi nhuận gộp 481.6 350.8 185.8 Thu nhập tài chính 6.6 28.4 0.5 Chi phí tài chính 158.1 72.5 23.1 Chi phí lãi vay 109.3 69.6 20.1 Chi phí bán hàng 124.5 64.5 23.1 Chi phí quản lý DN 106.9 70.8 35.5 Lợi nhuận thuần từ SXKD 98.6 171.3 104.6 Lợi nhuận khác -2.4 -3.8 4.3 Lợi nhuận ròng trước thuế 96.2 167.5 108.9 Thuế TNDN 14.1 16.4 4.3 Lợi nhuận ròng sau thuế 82.1 151.1 104.6 Vào năm 2008 công ty không có báo cáo tài chính hợp nhất năm mà được chia thành hai giai đoạn: báo cáo 9 tháng đầu năm (từ ngày 01/01/2008 đến ngày 30/09/2008) và báo cáo quý 4 (từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/12/2008), nên các khoản khấu hao và chi phí lãi vay trong năm này được cộng dồn từ hai bảng báo coá này. Các khoản khấu hao và chi phí lãi vay được trích từ các báo cáo tài chính: 2008 2007 2006 Khấu hao 92.5 45.3 13.4 Lãi vay 109.3 69.6 20.1 Phân tích các tỷ số tài chính Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản hiện hành (CR): được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào. CR2008 = TSLĐ/nợ ngắn hạn = 827.4/879.1 = 0.94x 2008 2007 2006 TB ngành 0.94x 1.32x 0.96x 1.39x Năm 2008, mỗi 1 VND nợ ngắn hạn được đảm bảo trả bằng 0.94 VND tài sản lưu động. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, công ty sẽ chi trả cho các hóa đơn thanh toán bị chậm trễ hơn hoặc phải vay tiền từ ngân hàng… tất cả các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, tỷ số thanh khoản hiện hành sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu của khó khăn về tài chính có thể xảy ra đối với công ty. Trong trường hợp này, tỷ số hiện hành của Hoa Sen group (HSG) là 0.94 thấp hơn trung bình ngành 1.39. Từ bảng CĐKT ta thấy khoản nợ ngắn hạn của công ty đều tăng qua các năm, tình hình năm 2007 có vẻ cải thiện nhưng vẫn không có đặc điểm nào nổi bật. Do vậy, vị thế thanh khoàn của công ty là tương đối yếu. Với tỷ số hiện hành là 0.94, HSG có thể chuyển đổi các tài sản lưu động của mình với tỷ lệ là 106.4% (1/0.94 = 1.06 hay 106.4%) giá trị sổ sách và phải trả hết nợ cho các chủ nợ. Tỷ số quản lý tài sản Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (IT): được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho hàng tồn kho, tỷ số này cho thấy có bao nhiêu lần hàng hóa được quay vòng trong một năm. IT2008 = doanh thu thuần/hàng tồn kho = 2715.8/533.7 = 5.09x 2008 2007 2006 TB ngành 5.09x 3.82x 4.41x 5.12x Hàng tồn kho (HTK) của HSG được quay vòng 5.09 lần trong năm 2008, tuy vần còn thấp hơn trung bình ngành 5.12 nhưng sự chênh lệch là không lớn. Lý do chính chính là công ty nắm giữ nhiều HTK cũ hoặc việc nắm giữ HTK yếu. HSG là một công ty trong ngành vật liệu công nghiệp nên có thể hiểu được tỷ lệ HTK luôn lớn. So với các công ty cùng ngành như tập đoàn Hòa Phát (HPG) thì IT2008 = 8364.8/1820.2 = 4.60x, cũng thấp hơn mức trung bình ngành. Ngày thu tiền bình quân (DSO): được tính bằng cách chia khoản phải thu của khách hàng cho doanh thu ngày, tỷ số này cho biết khoảng thời gian từ khi bàn hàng cho đến lúc thu được tiền. DSO2008 = phải thu của khách hàng/doanh thu bình quân ngày = 189.7/(2715.8/365) = 25.50 ngày 26 ngày. 2008 2007 2006 Công ty cùng ngành năm 2008 (HPG) 26 ngày 41 ngày 30 ngày 31 ngày Trong công thức này chúng ta sử dụng kỳ kế toán là 365 ngày. Kỳ thu tiền của công ty đã có chuyển biến lớn từ năm 2007 sang 2008, kỳ thu tiền đã giảm xuống đáng kể. DSO của HSG nói chung là lớn làm cho chính sách tín dụng yếu do kỳ thu nợ kéo dài. Công ty đã có những biện pháp thúc đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu trong năm 2008 nên kỳ thu tiền đã giảm xuống. Công ty HPG cũng có kỳ thu nợ kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ và các khoản vốn khác của cả hai công ty. Tỷ số vòng quay tài sản cố định (FAT): được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tài sản cố định thuần, tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng nhà máy và trang thiết bị của công ty như thế nào. FAT2008 = doanh thu thuần/tài sản cố định ròng = 2715.8/986.3 = 2.75x 2008 2007 2006 Công ty cùng ngành năm 2008 (HPG) 2.75x 2.47x 2.72x 6.61x FAT của HSG thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, nguyên nhân chính là do HSG đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định. Mức doanh thu mà doanh nghiệp đạt được không tương xứng với giá trị tài sản cố định của công ty. Và FAT vẫn không được cải thiện qua các năm điều này lại càng chứng tỏ lượng tài sản cố định của công ty là quá lớn, công ty đã không có chính sách nào để cải thiện tình hình này. Tỷ số vòng quay tổng tài sản (TAT): được xác định bằng cách chia doanh thu thuần cho tổng tài sản, tỷ số này đo lường doanh số trên tổng tài sản. TAT2008 = doanh thu thuần/tổng tài sản = 2715.8/1889.1 = 1.44x 2008 2007 2006 TB ngành Công ty cùng ngành năm 2008 (HPG) 1.44x 1.19x 1.36x 1.21x 1.48x Tình hình có vẻ cải thiện hơn ở TAT, tức là mức doanh thu của công ty đã đủ so với giá trị toàn bộ tài sản của nó. Chỉ số vòng quay tổng tài sản của HSG là 1.44 tức là công ty trong năm 2008 một đơn vị tài sản đã tạo ra 1.44 đơn vị doanh thu. TAT ở mức xấp xỉ bằng với các đối thủ trong ngành và cao hơn mức trung bình ngành. Nhưng nếu công ty không đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định thì TAT có lẽ sẽ tốt hơn. Năm 2007, tỷ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tới 44.32% ((224.9 + 527.9)/1698.4) nên hiệu suất sử dụng tài sản kém hơn so với các năm khác. Để tăng giá trị của TAT thì doanh thu của công ty phải tăng thêm hoặc thanh lý hay sắp xếp một số tài sản không cần thiết hoặc sử dụng kết hợp hai cách này. Tỷ số quản trị nợ: Tỷ số nợ (DR): được xác định bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, đo lường tỷ lệ phần trăm vốn do các chủ nợ cung cấp. DR2008 = tổng nợ/tổng tài sản = 1189.1/1889.1 = 0.629x = 62.9% 2008 2007 2006 TB ngành HPG (2008) 62.9% 57.4% 68.35% 40% 22.95% Từ bảng trên ta thấy, các chủ nợ của công ty đã cung cấp hơn một nữa tổng vốn tài trợ. Trong khi đó mức trung bình ngành là 40%, có nghĩa là tỷ số nợ của công ty cao hơn mức TB ngành rất nhiều. Đây là một dấu hiệu báo động. Các chủ nợ sẽ không sẵn lòng cho công ty vay thêm, nếu công ty cố gắng vay thêm một lượng vốn lớn nữa thì công ty sẽ không có khả năng chi trả. Công ty không nên duy trì tỷ lệ cao như thế này vì như vậy công ty sẽ không chủ động được trong nguồn vốn. So với công ty cùng ngành (HPG) thì tỷ lệ của HSG quá cao, nguồn vốn của HPG chủ yếu là nguồn vốn chủ sỡ hữu, chứng tỏ công ty này có năng lực tài chính rất mạnh. Tỷ số thanh toán lãi vay (TIE): được xác định bằng cách chia thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) chia cho chi phí lãi vay, đo lường khả năng thanh toán tiền lãi hàng năm của công ty đến giới hạn nào thì thu nhập hoạt động có thể giảm xuống trước khi công ty không thể chi trả chi phí lãi vay hằng năm. TIE2008 = EBIT/lãi vay = (98.6 + 109.3)/109.3 = 1.90x 2008 2007 2006 HPG (2008) 1.90x 3.46x 6.20x 14.34x Vì khoản nợ phải trả của HSG trong năm 2008 là khá lớn (chiếm 62.9%) nên chi phí lãi vay cũng lớn theo. Do đó tỷ số thanh toán lãi vay TIE rất nhỏ. Trong những năm trước vì khoản nợ không lớn nên chi phí lãi vay cũng không cao như năm 2008. Công ty cùng ngành HPG trong nguồn vốn chủ yếu là vốn nhủ sở hữu nên chi phí lãi vay thấp do đó TIE rất cao. Từ đó ta thấy khả năng chi trả lãi vay của HSG là tương đối thấp hay mức độ an toàn không cao. Công ty cần có biện pháp trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ các chủ đầu tư vì với vốn nợ lớn như vậy khả năng các nhà đầu tư ngại đầu tư vào HSG là có thể có. Tỷ số khả năng trả nợ: là tỷ số trong đó tử số bao gồm tất cả các dòng tiền sẵn có để chi trả các khoản chi phí tài chính cố định và mẫu số là tất cả các chi phí tài chính cố định; bù đắp hai nhược điểm của chỉ số TIE. Tỷ số khả năng trả nợ2008 = ((98.6 + 109.3 + 92.5) + 0)/(109.3 + (1354.3 + 561.8) + 0) = 0.15x 2008 2007 2006 HPG (2008) 0.15x 0.16x 0.19x 0.28x Khả năng trả nợ của HSG là rất kém, mức nợ tương đối của công ty tương đối cao, tỷ số này thấp hơn rất nhiều so với HPG vì HPG ít sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài. Trong những năm 2007, 2006 do mức vay cũng không cao nên tỷ số trả nợ cao hơn so với 2008. Tỷ số khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM): được tính bằng cách chia lãi ròng trên doanh thu, cho biết lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu. PM2008 = lãi ròng/doanh thu thuần = 82.1/2715.8 = 3.0% 2008 2007 2006 TB ngành HPG (2008) 3.0% 7.5% 9.4% 4% 10.3% Lãi ròng trên doanh thu của HSG thấp hơn mức 4% trung bình ngành. Mức thấp hơn này là do chi phí của HSG quá cao và việc sử dụng nhiều nợ vay của HSG cũng là nguyên nhân khiến cho PM thấp. Như các năm trước do nợ vay thấp nên PM rất cao. So với HPG thì chỉ số này lại càng thấp hơn do HPG ít sử dụng nguồn vốn vay từ các nhà đầu tư mà chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ số sức sinh lời cơ bản (BEP): được tính bằng cách chia EBIT cho tổng tài sản, đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt động của tài sản công ty. BEP2008 = EBIT/tổng tài sản = (98.6 + 109.3)/1889.1 = 11.0% 2008 2007 2006 HPG (2008) 11.0% 14.18% 15.30% 18.92% BEP của HSG có xu hướng giảm trong những năm trở lại đây và lại thấp hơn công HPG. BEP đã loại bỏ ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính, do đó có ý nghĩa so sánh. Có nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận của HPG cao hơn so với HSG và khă năng tạo ra lợi nhuận của các năm trước cao hơn năm 2008. Lý do có thể là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ nên mức doanh thu thu về không tương xứng với giá trị tài sản của công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản. ROA2008 = lãi ròng/tổng tài sản = 82.1/1889.1 = 4.3% 2008 2007 2006 TB ngành HPG (2008) 4.3% 8.9% 12.8% 8.3% 15.2% HSG có 4.3% lợi nhuận thấp hơn mức trung bình ngành 8.3%. Điều này không tốt, lý do chính bởi vì công ty đã quyết định sử dụng quá nhiều nợ vay, trong trường hợp này làm chi phí lãi vay cao và làm giảm lãi ròng, điều này lại củng cố thêm phân tích các chỉ số phía trên.Chỉ số ROA của HPG cao hơn trung bình ngành vì công ty này ít sử dụng nợ vay mà chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE): được tính bằng cách lấy lãi ròng chia cho vốn cổ phần thường, đo lường lợi nhuận trên đầu tư của cổ đông thường. ROE2008 = lãi ròng/ vốn cổ phần thường = 82.1/700.0 = 11.73% 2008 2007 2006 TB ngành HPG (2008) 11.73% 20.89% 40.54% 20% 20.90% ROE giảm một cách đáng kể qua các năm và năm 2008 lại thấp hơn mức trung bình ngành 20%. Vì HSG sử dụng nhiều nguồn vốn vay nên lãi ròng thấp làm cho ROE không cao như các năm trước. Lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu là không cao so với HPG. Tỷ số giá trị thị trường: Tỷ số giá/thu nhập (P/E): tỷ số giá thị trường mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần, cho biết số tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập hiện tại. EPS2008 = lãi ròng/số CP thường đang lưu hành = 82.1/0.057 = 1440.4 P/E2008 = giá/EPS = 18900/1440.4 = 13.12 2008 TB ngành HPG (2008) 13.12 13.77 7.18 Ta thấy vì ROE của HSG thấp hơn TB ngành nên hệ số P/E của nó cũng thấp hơn TB ngành, điều này có nghĩa là khi đầu tư vào HSG sẽ rủi ro hơn các công ty cùng ngành khác, triển vọng tăng trưởng của nó là không tốt. Sở dĩ, HPG có P/E thấp là do công ty này có nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tại thời điểm tính thì giá trị cổ phiếu lại thấp nên chỉ số P/E của HPG thấp hơn HSG là có thể lý giải được. Như vậy có nghĩa là mức rủi ro khi đầu tư vào HPG là cao hơn so với khi đầu tư vào HSG. Vì công ty chỉ mới lên sàn HOSE vào ngày 05/12/2008 nên không thể tính được chỉ số P/E ở hai năm trước đó. Và mức giá được tính trong trường hợp này là giá cổ phiếu HSG vào ngày 31/12/2008 (ngày kết thúc kỳ kế toán). Số cổ phiếu được phép lưu hành của công ty là 57.018.500 cổ phiếu. Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF): tỷ số giá thị trường mỗi cổ phần chia cho dòng tiền trên mỗi cổ phần, cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho một đồng dòng tiền. CFPS2008 = (lãi ròng + khấu hao)/số CP đang lưu hành = (82.1 + 92.5)/0.057 = 3063.2 P/CF2008 = giá/CFPS = 18900/3063.2 = 6.17 2008 HPG (2008) 6.17 5.97 Cũng giống như chỉ số P/E, chỉ số P/CF của HPG lại thấp hơn HSG, có nghĩa là triển vọng tăng trưởng của HPG thấp hơn HSG, rủi ro của HSG thấp hơn HPG hoặc cũng có thể là cả hai lý do này. Mặc dù HPG có khả năng tài chính mạnh hơn HSG, mức tăng doanh thu cũng lơn hơn HSG nhưng trong đó HPG luôn chứa đựng một mức rủi ro cao hơn HSG. Tỷ số giá thị trường/giá trị sổ sách (M/B): tỷ số giá thị trường của cổ phiếu trên giá trị sổ sách của cổ phiếu, cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến công ty. Giá trị sổ sách mỗi cổ phần2008 = VCSH/số CP đang lưu hành = 700.0/0.057 = 12281VNĐ M/B2008 = giá/giá trị sổ sách mỗi cổ phần = 18900/12281 = 1.54 2008 TB ngành HPG (2008) 1.54 2.70 1.50 M/B của HSG lớn hơn 1 có nghĩa là các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho các cổ phiếu của công ty cao hơn giá trị sổ sách của chúng. Và các nhà đầu tư sẵn sàng trả ít hơn một đồng giá trị sổ sách của HSG so với trung bình ngành. Vì HSG có lợi nhuận trên tài sản thấp nên M/B của nó sẽ thấp hơn mức trung bình ngành. Trong khi đó M/B của HPG lại thấp hơn TB ngành là do công ty này sử dụng nguồn vốn củ sở hữu là chủ yếu, giá của HPG tại thời điểm ngày 31/12/2008 lại thấp so với hiện nay nên giá trị M/B nhỏ. Như vậy mức rủi ro của HSG trên thị trường là thấp. Tức là cổ phiếu của HSG có mức độ rủi ro thấp khi quyết định đầu tư. Kết luận: Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) hoạt động trong các lĩnh vực tôn – thép, vật liệu XD, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics, đã có một năm hoạt động kinh doanh tương đối tốt. Thế nhưng thông qua các chỉ số tài chính của côgn ty ta nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau: Tính thanh khoản của tài sản yếu Trong năm 2008, công ty nắm giữ quá nhiều hàng tồn kho và món nợ vay trong tổng số nguồn vốn của công ty. Khả năng sinh lợi của công ty thấp Cổ phiếu của HSG có mức độ rủi ro thấp hơn các công ty khác trong ngành. Trong thời gian tới nếu công ty quản lý được tốt nguồn hàng tồn kho và chủ động được nguồn vốn thì có lẽ những chỉ số tài chính sẽ có những bước chuyển biến quan trọng. Để làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường thì công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: Mua lại cổ phiếu. Mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách tăng vốn hoạt động và tăng doanh thu. Giảm các khoản nợ không cần thiết, chủ động trong nguồn vốn. Thế nhưng việc phân tích các tỷ số tài chính là không đủ để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty vì việc phân tích này cũng có những yếu điểm của nó. Việc này đòi hỏi người phân tích phải có những kiến thức hỗ trợ và chuyên sâu để việc đánh giá các chỉ số góp phàn cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và ban lãnh đạo công ty. Phân tích, đánh giá hệ số Beta. Số liệu cần thiết: Giá (giá đóng cửa) cổ phiếu hằng ngày từ khi lên sàn cho đến ngày 23/10/2009 (xét hệ số Beta trong khoảng từ 05/12/2008 đến ngày 23/10/2009). Chỉ số VN-Index mỗi ngày (đóng cửa). Cần tính: Chạy hồi quy hai dãy số X và Y với hàm SLOPE trong excel (file đính kèm) ta được hệ số Beta là 1.03. Nhận xét: Hệ số BETA cho biết sự thay đổi lên xuống của lợi nhuận một cổ phiếu cùng với thị trường chứng khoán. BETA đo lường rủi ro thị trường. BETA giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường. Trong trường hợp này HSG có hệ số beta là 1.03 >1, điều này cho thấy giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường, cụ thể là biên độ dao động của nó cao hơn thị trường 3%. Tuy 3% không lớn nhưng dù sao thì cổ phiếu HSG vẫn có mức độ rủi ro cao hơn thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tài chính tập đoàn HSG.doc
Tài liệu liên quan