Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

Mục Lục

 

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

1.1.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp

1.2.2. Đối với các nhà đầu tư

1.2.3. Đối với người cho vay, nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước, và các đối tượng khác

1.3. Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Quy trình phân tích tài chính

1.3.2.1 Bảng cân đối kế toán (balance sheet)

1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (profit and loss statement)

1.3.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)

1.3.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính (Descriptive financial statement)

1.3.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.3.1 Phương pháp so sánh

1.3.3.2 Phương pháp tỷ lệ

1.3.3.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont

1.3.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.4.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành

1.3.4.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.3.4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán.

1.3.4.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

1.3.4.2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

1.3.4.2.4Phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

1.3.4.2.5 Phân tích chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

1.3.4.2.6 Phân tích khả năng sinh lợi

1.2.4.2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty

1.3.5.1 Nhân tố khách quan

1.3.5.1.1 Về phía nhà nước

1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty

1.3.5.2 Nhân tố chủ quan

1.3.5.2.1 Quyết định của nhà quản trị công ty

1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên

1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất

Chương II Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

1.Cơ cấu tổ chức của công ty

2.Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

II.Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

1.1 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh

1.2 Phân tích rủi ro

1.2.1 Rủi ro về kinh tế

1.2.2 Rủi ro về pháp luật

1.2.3 Rủi ro biến động giá đầu vào

1.2.4 Rủi ro giảm giá đầu ra

1.2.5 Rủi ro thị trường

1.2.6 Rủi ro của đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng

1.2.7 Rủi ro của dự án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán

1.2.8 Rủi ro khác

2. Phân tích kết quả tình hình tài chính qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán

2.1.1 Xác định các chỉ tiêu cân bằng

2.1.1.1 Vốn lưu động thường xuyên

2.1.1.2 Nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ)

2.1.1.3 Vốn bằng tiền

2.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa VLĐTX, NCVLĐ, VBT

2.1.3 Phân tích sự biến động của các nhân tố

2.1.3.1 Tính tỷ lệ giữa VLĐTX và NCVLĐ

2.1.3.2 Phân tích sự biến động của các nhân tố đến vốn lưu động thương xuyên

2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động

2.1.5 Kết luận

2.2 Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

2.2.1 Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ

2.2.2 Hệ số nợ dài hạn

2.2.3 Tỷ suất tự tài trợ TSDH

2.2.4 Khả năng thanh toán lãi tiền vay.

2.2.5Tỷ suất đầu tư TSCĐ

2.2.6 Kết luận

2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)

b. Khả năng thanh toán nhanh tương đối

2.4 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

a. Phân tích tốc độ thu hồi các khoản phải thu

b. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

c. Chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của TSCĐ

d. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

2.5 Phân tích khả năng sinh lời

a. Phân tích khả năng sinh lời doanh thu (ROS)

b. Phân tích khả năng sinh lợi tổng TS (ROA)

c. Phân tích khả năng sinh lợi VCSH

3. Phân tích dòng tiền

3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Chương 3 .Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

I .Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty trong thời gian tới

1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty

1.1.1Thuận lợi:

1.1.2Khó khăn:

1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

2.Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty

2.1 Một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty

2.1.1 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ,giảm nợ phải trả

2.1.2 Giải pháp quản lý các khoản chi phí của công ty nhằm giảm thiểu chi phí _tăng lợi nhuận

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, ta có thể xem xét sự tăng, giảm của các khoản phải thu, tồn kho, phải trả, … để biết xem công ty đang tạo ra tiền hay phải chi tiền cho hoạt động kinh doanh và tại sao. Việc so sánh giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận sau thuế cho ta thấy chất lượng của lợi nhuận. Nếu một công ty có lợi nhuận sau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kém thì đó có thể là một dấu hiệu của chất lượng lợi nhuận thấp. Tóm lại, cần phải xem xét các yếu tố: Những nhân tố chính quyết định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cao hơn hay thấp hơn lợi nhuận sau thuế, lý do, và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có ổn định không? Bước 3: Đánh giá nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Trong phần hoạt động đầu tư, nhà phân tích cần đánh giá từng khoản mục một. Mỗi khoản mục đều thể hiện hoặc là nguồn tiền, hoặc là sử dụng tiền của doanh nghiệp. Điều này cho phép ta hiểu được xem tiền đang được thu hay chi cho hoạt động gì. Nếu công ty thực hiện một khoản đầu tư lớn, ta cần biết xem tiền đầu tư được lấy từ đâu, từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động tài chính. Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Trong phần này nhà phân tích cần xem xét từng khoản mục để hiểu được xem công ty đang thu hút vốn hay hoàn trả vốn, cũng như bản chất của nguồn vốn là gì. Nếu mỗi năm công ty đều vay nợ thêm thì ta cần cân nhắc tới thời điểm đáo hạn nợ là bao giờ. Phần này cũng cho biết lượng cổ tức được chi trả cùng giá trị của cổ phiếu quỹ mà công ty mua lại. Đây chính là các cách thức hoàn trả vốn khác nhau cho chủ sở hữu của công ty. Các tỷ số dòng tiền Các tỷ số phản ánh kết quả hoạt động: Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản: tỷ số này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền trên tổng tài sản = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng tài sản bình quân Tỷ số dòng tiền trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh. Nó cho biết bình quân cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền trên vốn chủ sở hữu = Dòng tiền thuần từ HĐKD Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ số dòng tiền trên doanh thu thuần: là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền trên doanh thu thuần = Dòng tiền thuần từ HĐKD DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ số dòng tiền trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: phản ánh khả năng tạo tiền của hoạt động kinh doanh. Do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có thể gồm cả các khoản thu từ hoạt động tài chính nên có thể điều chỉnh lợi nhuận này cho phần thu nhập vào chi phí từ hoạt động tài chính. Dòng tiền trên LNT từ HĐKD = Dòng tiền thuần từ HĐKD LNT từ HĐKD Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng trả nợ: phản ánh rủi ro tài chính và mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung nhìn từ giác độ dòng tiền. Tỷ số này cho biết trung bình mỗi đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Khả năng trả nợ = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng nợ phải trả bình quân Tỷ số khả năng trả nợ ngắn hạn: Cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doah của DN. Với các công ty trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có tình hình tài chính lành mạnh thì giá trị tỷ số này thường lớn hơn hoặc bằng 40%. Khả năng trả nợ ngắn hạn = Dòng tiền thuần từ HĐKD Nợ ngắn hạn bình quân Thời gian trả hết nợ dài hạn: tỷ số này cho biết DN cần bao nhiêu thời gian để tạo đủ số tiền từ hoạt động kinh doanh nhằm chi trả cho các khoản nợ dài hạn. Nếu giá trị tỷ số này nhỏ hơn so với thời hạn trung bình của các khoản nợ dài hạn của DN thì đó là dấu hiệu cho thấy DN sẽ gặp khó khăn chi trả khi các khoản nợ đó đáo hạn. Thời gian trả hết nợ dài hạn = Nợ dài hạn bình quân Dòng tiền thuần từ HĐKD Tỷ số khả năng trả lãi vay: cho biết dòng tiền trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi vay đã trả của công ty: Khả năng trả lãi vay = CFO+tiền thuế đã nộp+tiền lãi vay đã trả Tiền lãi vay đã trả Tỷ số khả năng trả nợ gốc vay: đo lường khả năng trả nợ gốc bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh: Khả năng trả nợ gốc vay = CFO Tiền chi trả nợ gốc vay Tỷ số khả năng chi trả cổ tức: Đo lường khả năng chi trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh: Khả năng chi trả cổ tức = CFO Cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Tỷ số khả năng tái đầu tư: tỷ số này cho biết khả năng đầu tư vào tài sản dài hạn bằng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng lớn, DN càng dễ dàng thực hiện việc đầu tư mua sắm TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, DN sẽ phải huy động thêm tiền từ hoạt động tài chính để đầu tư. Khả năng tái đầu tư = CFO Tiền chi mua sắm tài sản dài hạn 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty 1.3.5.1 Nhân tố khách quan 1.3.5.1.1 Về phía nhà nước Để có thể thực hiện được chức năng, vai trò điều tiết, định hướng và quản lý các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, nhà nước cần thiết phải ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật để có thể điều chỉnh một bộ phận lớn và đặc thù các hoạt động và quan hệ xã hội. Đối với lĩnh vực tài chính kinh tế, nhà nước cần ban hành các chính sách, chế độ có tính chuẩn mực. Trong điều kiện đó, báo cáo tài chính được nhà nước quy định theo một số chuẩn mực nhất định và có tính chất bắt buộc. Một số loại hình báo cáo tài chính tùy theo điều kiện của mỗi công ty có thể có tính chất bắt buộc hoặc không đối với các công ty. Báo cáo tài chính được nhà nước quản lý rất chặt chẽ theo cấp và được xác định thống nhất về phương pháp lập, phương pháp tính, thời gian lập và gửi… Các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính phải có tính chất xác thực và có cơ sở. Các công ty thực hiện tốt quá trình phân tích tài chính phải lập đầy đủ và chính xác các báo cáo tài chính. Nếu chính sách của nhà nước nói chung và chính sách kinh tế tài chính nói riêng chưa hoàn thiện thì sẽ có sự ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty Đặc điểm của công ty ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính công ty. Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật ngành khác nhau. Tính chất ngành kinh doanh ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, do đó có ảnh hưởng tới phương pháp phân tích tài chính công ty. Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những công ty sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, công ty cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho công ty dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như cho công ty trong quá trình tổ chức nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những công ty sản xuất sản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, phải ứng ra một lượng vốn ngắn hạn tương đối lớn, công ty hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ, thì nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các quý trong năm thường có sự biến động, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán chi trả cũng thường gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của công ty. Sự ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu của công ty, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động này của nền kinh tế có thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà phân tích tài chính công ty phải lường trước, những rủi ro đó có thể ảnh hưởng tới các khoản chi phí trả lãi tiền vay hay thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay việc tìm nguồn tài trợ. 1.3.5.2 Nhân tố chủ quan 1.3.5.2.1 Quyết định của nhà quản trị công ty Điều này cũng có ảnh hưởng đến chính sách tài chính của công ty, bởi mục đích của nhà quản trị công ty là lợi nhuận. Nếu những người lãnh đạo của công ty quan tâm đến các chỉ tiêu trong quá trình phân tích tài chính, có sự quản lý chặt chẽ thường xuyên thì công tác phân tích tài chính của công ty sẽ có hiệu quả tốt. Các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ trung thực, chính xác, đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của nhà quản lý. Từ đó, nhà quản lý sẽ có thêm những cơ hội đầu tư mới mang lại hiệu quả cao đối với công ty. 1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên Cán bộ, công nhân viên là những người trực tiếp tiến hành công tác phân tích báo cáo tài chính công ty. Nếu những cán bộ có đầy đủ những năng lực và chuyên môn nhất định thì việc phân tích tài chính sẽ được diễn ra thuận lợi. Các chỉ tiêu, các nhận xét đánh giá cũng được quan tâm đúng mức. Nếu cán bộ, công nhân viên có ý thức trách nhiệm trong quá trình phân tích tài chính thì công tác phân tích tài chính sẽ hợp lý, chính xác và hiệu quả. Nếu cán bộ phân tích tài chính là người có đạo đức nghề nghiệp, thì công tác phân tích tài chính sẽ phản ánh được trung thực các số liệu tài chính của công ty, giúp cho nhà quản trị cũng như các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính công ty có thể đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn. 1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất Ngoài các yếu tố trên, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết và hữu ích nhất, đó là các hệ thống phần mềm máy tính được sử dụng trong công tác phân tích tình hình tài chính. Nếu có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại thì công ty có khả năng giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình phân tích. Như vậy, để quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp đạt hiệu quả thì công ty cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích đó. Chương II .Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn tiền thân là Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là cơ sở sản xuất xi măng lò đứng đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở sản xuất xi măng thứ hai của Việt Nam sau xi măng Hải Phòng. Năm 1964, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được chuyển sang khối kinh tế được sự quản lý của Ty Kiến trúc tỉnh. Tháng 12/1996, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi tên thành Công ty Xi măng Sài Sơn. Tháng 11/1998, Công ty Xi măng Sài Sơn đã đầu tư xong dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất thiết kế 60.000 tấn xi măng/năm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ngay từ năm đầu tiên vận hành dây chuyền sản xuất mới, Công ty đã đạt được 70.000 tấn/năm vượt công suất thiết kế. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, chất lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao, có uy tín trên thị trường và được người sử dụng tin dùng, nhu cầu đối với sản phẩm của Công ty ngày một tăng. Từ năm 2002 - 2003, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất đồng bộ, nâng tổng công suất thiết kế của hai dây chuyền lên 120.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dây chuyền thứ hai bằng 1/3 vốn đầu tư dây chuyền thứ nhất. Do đó, chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng và chi phí nhân công/tấn sản phẩm giảm so với dây chuyền thứ nhất, ví dụ tiêu hao điện/tấn sản phẩm giảm 25% dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Năm 2005, Công ty sản xuất và tiêu thụ 205.000 tấn. Ngày 13/11/2003, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 2368 QĐ/UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Xi măng Sài Sơn thành Công ty CP Xi măng Sài Sơn, vốn điều lệ là 11.742 triệu đồng. Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần và đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 25/12/2003. Tháng 4/2006, Công ty đã thuê trạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây và thành lập Chi nhánh Chương Mỹ. Chi nhánh sản xuất xi măng hiệu Xi măng Sài Sơn PCB 30 và Xi măng Nam Sơn PCB 40 Để nâng cao năng lực sản xuẩt, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Nam Sơn công suất 1.000 tấn clinke/ngày tại xã Nam Phương Tiến – Huyện Chương Mỹ – Tỉnh Hà Tây với tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là: 298.325 triệu đồng. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đầu tư số 02121000002 ngày 15/11/2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã giao 163.156 m2 đất tại xã Nam Phương Tiến cho Công ty để thực hiện dự án theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 3/1/2007. Dự án đã được khởi công xây dựng từ năm 2007, hiện đã hoàn thành được khoảng 75% trong đó phần xây dựng được khoảng 80%, thiết bị đang được lắp đặt. Dự kiến Quý I năm 2010 đi vào hoạt động. Sau 2 lần thực hiện tăng vốn trong năm 2006 và 2008, Công ty hoạt động với số vốn điều lệ là 47.600.000.000 đồng. 1.Cơ cấu tổ chức Công ty Trụ sở chính của Công ty Địa chỉ: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội Điện thoại: (84. 4) 33679377 Fax: (84. 4) 33679379 Các văn phòng đại diện Văn phòng Hà Đông: Địa chỉ: Số 2 Khu công nghiệp Trường An – An Khánh – Hoài Đức – Hà nội Điện thoại: (04) 33226427 Văn Phòng Đan Phượng: Địa chỉ: 106 Nguyễn Thái Học, thị trấn Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 33885261 Văn Phòng Sơn Tây: Địa chỉ: 496 phố Chùa Thông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 33834594 Văn Phòng Hà Nội Địa chỉ: Nhà số 5 Đường Vườn Cam, Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 37851890 Chi nhánh Chương Mỹ Địa chỉ: Xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội Số điện thoại: (84-4) 3384 0914 Fax: (84-4) 33840914 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn 2 Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn 2 được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0103037612 ngày 14 tháng 05 năm 2009 với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn góp 40% vốn điều lệ, tương đương với 20 tỷ đồng; lĩnh vực kinh doanh chính là mua clinke về nghiền thành xi măng PCB 30 và PCB 40. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn đã góp 10 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn 2 đã ký hợp đồng với nhà thầu để mua trạm nghiền, dự kiến năm 2010 trạm nghiền đi vào hoạt động. 2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đông lần I ngày 19/12/2003 và Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứ nhất được Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 ngày 08 tháng 03 năm 2007 nhất trí thông qua, Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứ hai được thông qua Đại hội đồng Cổ đông theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản ngày 25 tháng 05 năm 2007 nhất trí thông qua, Điều lệ được sửa đổi bổ sung lần thứ ba được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 25/04/2009. Hình 1: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát. Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện tại như sau: Ông Nguyễn Văn Bổng: Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Vương Văn Long: Uỷ viên HĐQT Ông Nguyễn Chí Long: Uỷ viên HĐQT Ông Nguyễn Hữu Năng: Uỷ viên HĐQT Ông Phùng Minh Tuân: Uỷ viên HĐQT Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Giám đốc hiện tại như sau: Ông Nguyễn Văn Bổng: Giám đốc Ông Vương Văn Long: Phó Giám đốc Ông Phùng Minh Tuân: Phó Giám đốc Ông Ngô Thành Đồng: Phó Giám đốc Ban kiểm soát Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Cơ cấu Ban Kiểm soát hiện tại như sau: Ông Đỗ Phú Hùng:Trưởng ban Ông Nguyễn Đình Hoàn: Thành viên Ông Đỗ Khắc Thưởng: Thành viên Phòng Tổ chức hành chính Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo. Quản lý hồ sơ sử dụng đất, đăng ký kinh doanh, sổ bảo hiểm xã hội, con dấu, văn thư. Đề xuất mua sắm, cấp phát, quản lý trang thiết bị văn phòng. Thiết kế, giám sát, nghiệm thu các hạng mục xây dựng cơ bản của Công ty. Tổ chức tiếp khách, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lập kế hoạch và thanh toán tiền lương, thưởng. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Đảm bảo chất lượng xi măng PCB 30, PCB 40 theo TCVN 6260-97. Đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất. Kiểm tra, giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Thiết kế, giám sát, nghiệm thu các hạng mục xây dựng cơ bản của Công ty Xây dựng, điều hoà kế hoạch sản xuất kinh doanh; kế hoạch mua sắm trang bị bảo hộ lao động, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các phương án an toàn lao động trong Công ty. Xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị. Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật về thiết bị máy móc. Lập kế hoạch, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng. Phòng Tiêu thụ - Thị trường Tham mưu Giám đốc ký Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Quản lý công tác bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Quản lý, điều hành các đại lý tiêu thụ xi măng. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Phòng Tài chính - kế toán Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và sử dụng kinh phí của Công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của Công ty. Lập phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi nhuận. Tính toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các loại quỹ, phân phối lợi nhuận. Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng. Chi nhánh Chương Mỹ Sản xuất xi măng PCB30, PCB40 theo kế hoạch sản xuất của Chi nhánh mà Công ty giao. Tham mưu giám đốc ký Hợp đồng và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh. Quản lý, điều hành sản xuất tại Chi nhánh và các đại lý tiêu thụ xi măng. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của Chi nhánh được Giám đốc Công ty giao. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác được Giám đốc Công ty giao. II.Phân tích tình hình tài chính năm 2009 của công ty cổ phần xi măng sài sơn 1.1. Phân tích khái quát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VND ố CHỈ TIÊU 2009 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 280.186.886.482 253.307.777.033 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 16.733.641 350.000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 280.170.152.841 253.307.427.033 4. Giá vốn hàng bán 11 213.690.081.351 201.371.913.962 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 66.480.071.490 51.935.513.071 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 992.790.928 3.514.302.771 7. Chi phí tài chính 22 494.236.664 160.001.305 Trong đó: chi phí lãi vay 23 487.291.664 83.826.305 8. Chi phí bán hàng 24 2.788.977.795 4.238.263.966 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.677.567.134 5.189.699.348 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 59.512.080.825 45.816.851.223 11. Thu nhập khác 31 248.683.340 71.690.652 12. Chi phí khác 32 28.242.262 161.480.196 13. Lợi nhuận khác 40 220.441.078 (87.789.544) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 59.732.521.903 45.772.061.679 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 14.933.130.476 6.457.636.201 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 44.799.391.427 39.314.425.478 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 9.421 11.498 Bảng so sánh ngang Chênh lệch Tuyệt đối(đ) Tương đối(%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6.Doanh thu HĐTC 7.Chi phí tài chính 8.Chi phí bán hàng 9.Chí phí quản lí doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14..Tổng lợi nhuận trước thuế 15.Lợi nhuận sau thuế 16.chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 26.879.109.449 16.383.641 26.862.725.808 12.318.167.389 14.544.558.419 (2.521.511.843) 334.235.359 (1.449.286.171) (512.132.214) 13.650.229.602 176.992.688 (133.237.934) 310.230.622 13.960.460.224 5.484.965.949 8.475.494.275 10,6 4681 10,6 6,1 28 -71,7 208,9 -34,2 -9.9 29,8 246,9 -82,5 145,5 30,5 14 131,2 Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận ,lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp ,nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà donh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó . Qua bảng phân tích cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 13.960.460.224 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,7% .Với mức thuế TNDN năm 2009 phát sinh tăng so với năm 2008 là 8.475.494.275 đồng , Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 so với 2008 tăng lên với tỷ lệ 131,2 % .Có sự tăng lên của lợi nhuận kinh doanh là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 13.650.229.602 đồng ,với tỷ lệ tăng là 29,8 % so với năm 2008 . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 14.544.558.419 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28% .Tuy nhiên ta thấy rằng tỷ lệ tăng lợi nhuận thuần cao hơn so với tỷ lệ tăng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ . Chi phí bán hàng năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1.449.286.171đ, tương ứng với tỷ lệ là 34,2%. Chi phí bán hàng năm 2008 chiếm 1,7% DTT tức 100 đồng DTT tạo ra thì phải chi cho chi phí bán hàng là 1,7đ, năm 2009 CPBH chiếm 1% DTT, điều này có nghĩa là trong 100 đồng DTT tạo ra thì phải chi cho chi phí bán hàng là 1 đồng. Chi phí bán hàng của công ty giảm so với năm trước và nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (10,6) chứng tỏ công ty đã quản lý tốt chi phí bán hàng, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. CPQLDN giảm 512.132.214đ với tỷ lệ giảm 9,9%. CPQL năm 2008 chiếm 2% DTT tức 100đ DTT thu về thì chi cho CPQL 2 đ, năm 2009 chiếm 1,7% tức 100đ DTT thu về thì chi cho CPQL 1,7đ. CPQLDN năm 2009 giảm so với năm 2008 làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên với tỷ lệ 29,8 % Chi phí khác của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là 133.237.934đ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 82,5%. Như vậy DN đã quản lý chi phí tốt hơn ,giảm các chi phí phát sinh bất thường . 1.2 Phân tích các rủi ro 1.2.1 Rủi ro về kinh tế Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngày 11/1/2007 đánh dấu sự hòa nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Song hành cùng cơ hội mà các Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi do tham gia WTO, Các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động hơn từ nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đang khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Do những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản (những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) đều đang hứng chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng nên Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Tổng mức đầu tư trong toàn xã hội giảm, kéo theo tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 tăng 22,97%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP 2008 đã có dấu hiệu suy giảm chỉ đạt mức 6,23% so với mức 8,48% năm 2007. Sự biến động của nền kinh tế đã tác động đến sự phát triển của mọi thành phần kinh tế nói chung và ảnh hưởng tức thì đến sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng Việt Nam nói riêng, ngành phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có xi măng là sản phẩm chủ yếu của Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn. Tuy nhiên với những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hợp lý của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua những khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 505.972 tỷ đồng tăng 6,5% so với cùng kỳ. K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26917.doc
Tài liệu liên quan