Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại Công ty Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH QUA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 3

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 3

1. Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính. 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Đối tượng của phân tích tài chính. 3

2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. 5

3. Tổ chức công tác phân tích tài chính. 6

4. Các loại hình phân tích tài chính. 7

4.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh. 7

4.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo. 8

4.3. Căn cứ theo nội dung phân tích. 8

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 9

1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính. 9

1.1. Thu nhập thông tin. 9

1.2. Xử lý thông tin. 9

1.3. Dự đoán và ra quyết định. 10

1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính. 10

2. Phương pháp phân tích tài chính. 11

2.1. Phương pháp so sánh. 11

2.2. Phương pháp tỷ lệ. 12

2.3. Phương pháp Dupont. 12

III- TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 13

1. Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính. 13

1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính. 13

1.2. Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua phân tích Bảng cân đối kế toán. 15

1.3. Khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả kinh doanh. 18

1.4. Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. 19

2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính. 29

2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 30

2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài chính. 30

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ. 35

I- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ. 35

1. Quá trình hình thành và phát triển. 36

2. Đặc điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị 39

2.1. Chức năng. 39

2.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh. 40

2.3. Kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty. 41

3. Cơ chế quản lý và biên chế của công ty. 42

3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 42

3.2. Số lượng và chất lượng lao động. 45

II- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ. 46

1. Đánh giá chung. 46

2- Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính. 49

2.1. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. 49

2.2. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh. 53

2.3. Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh. 57

CHƯƠNG III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ. 66

1. Một số kiến nghị với nhà nước. 66

2. Một số kiến nghị và giải pháp đối với hoạt động tài chính của công ty. 67

2.1. Kiến nghị về phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. 67

2.2. Kiến nghị về phương hướng nâng cao năng lực tài chính cho công ty. 68

2.2.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. 68

2.2.2. Quản lý dự trữ và quay vòng vốn. 72

2.2.3. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu. 74

2.2.4. Quản lý thanh toán. 77

2.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ. 78

2.2.6. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động. 81

Kết luận 84

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại Công ty Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả. Hệ số hao mòn = Giá trị còn lại Nguyên giá Thông qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kỳ, doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định và đề ra các biện pháp khắc phục. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn Thông qua phân tích nhằm xác định các tài sản đầu tư được tài trợ bằng những nguồn nào? Cách huy động ra sao? Việc thanh toán công nợ trong tương lai dựa vào đâu? Đồng thời giúp cho doanh nghiệp luôn duy trì được khả năng thanh toán và an toàn trong kinh doanh. Chương II: Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị. I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty dựng, tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí – Bộ xây dựng, có nhiệm vụ cung ứng vật tư vận tải phục vụ các đơn vị trong Liên hiệp và các đơn vị trong Bộ xây dựng. Đơn vị được hình thành theo quyết định 228/BXD –TCLĐ ngày 4/2/1980 của Bộ trưởng bộ xây dựng. Giấy phép được cấp theo quyết định số 132/GP-UBXDCB ngày 17/6/1983 do chủ nhiệm UBXDCB ký. Mới được thành lập, đơn vị gặp không ít khó khăn về địa điểm làm việc, kho bãi chứa thiết bị phải đi thuê hoàn toàn. Tổ chức đang hình thành đội ngũ cán bộ CNV các bộ phận còn thiếu. Đến năm 1982, đơn vị mới được thành phố và Huyện Gia Lâm cấp đất. Lúc này, đơn vị phải vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa thực hiện nhiệm vụ cung ứng vận tải nên đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng tập thể CBCNV đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm. Đến tháng 9 năm 1984, Công ty đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản khu nhà làm việc, kho tàng sân bãi, đồng thời được Bộ xây dựng điều cho một số phương tiện vận tải; lúc này mặt tổ chức cũng đã được biên chế ổn định, phù hợp với nhiệm vụ. Từ khi thành lập tới năm 1986, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến năm 1987, thực hiện đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động của các doanh nghiệp từ kinh doanh sản xuất theo kế hoạch, bao cấp sang kinh doanh hoạch toán theo nền kinh tế hàng hoá có sự chỉ đạo của Nhà nước, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Bước đầu không tìm được việc làm, công nhân phải nghỉ việc nhiều, đời sống của CBCNV khó khăn, tư tưởng của các CBCNV bị dao động, nhiều người xin nghỉ chế độ 176 và nghỉ không lương. Vào các năm từ 1987- 1989, lúc này có nguy cơ phải giải thể, chờ cấp trên sát nhập. Trước tình hình đó, năm 1990, chi bộ Công ty đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo là phải đi lên từ chính mình nên đã quyết tâm giữ vững đơn vị và đã được lãnh đạo Bộ và Tổng công ty ủng hộ; đồng thời được tập thể CBCNV hưởng ứng và thể hiện quyết tâm cao. Trải qua hơn 20 năm vừa xây dựng vừa kinh danh. Công ty đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm; mở rộng sự hợp tác, liên doanh liên kết, đa dạng hoá ngành nghề, thu hút các lực lượng, phát huy nội lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của công tyđã luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng phát triển . Từ năm 1990 đến 1992, Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây thu từ 300.000.000,đ lên 1.200.000.000,đ. Từ những thành tích đó đã khẳng định, Công ty là đơn vị không những ổn định mà ngày càng phát triển và đã có vị trí của mình trên thị trường. Công ty xác định phải đi lên bằng nhiều hướng và đã được Bộ xây dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp, Quyết định số 162A ngày 5 tháng 5 năm 1993 bổ sung nhiệm vụ vừa kinh doanh vật tư thiết bị vừa xây lắp, nhưng xây lắp là nhiệm vụ trọng tâm để phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Để phát huy được nhiệm vụ chức năng của mình ngay từ năm 1993 đã tập trung đầu tư lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, các phương tiện thiết bị phục vụ thi công; đồng thời xây dựng mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng Công ty bề thế, khang trang hơn. Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển phù hợp với cơ chế thị trường và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, lấy ngắn nuôi dài, đa dạng hàng hoá, đa dạng ngành nghề; đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh và xây lắp Kinh doanh từ chỗ phục vụ các đơn vị trong Tổng công ty, chủ yếu là các thiết bị phục vụ ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, đến nay đã kinh doanh các thiết bị vật tư cho nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực như giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế .... Xây lắp từ chỗ thi công các công trình nhỏ giá trị vài trăm triệu, kỹ thuật đơn giản, đến nay đã thi công các hạng mục công trình có giá trị tới vài chục tỷ, có trình độ kỹ thuật phức tạp, công nghệ cao như khoan cọc nhồi v.v. Các công trình đã thi công đều được bên A (Bên chủ đầu tư) và cơ quan giám sát thi công đánh giá và công nhận đạt chất lượng cao. Một số công trình đã được Bộ xây dựng cấp huy chương vàng năm 1998, 1999 như: Nhà thư viện phân viện Hà nội – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đại sứ quán úc; Nhà in tạp chí cộng sản; Nhà làm việc các ban Đảng tỉnh Hưng Yên; Nhà làm việc liên đoàn tỉnh lao động Hưng Yên. Từ những kết quả đó đã khẳng định sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong những năm qua từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng từ năm 1986. Từ năm 1993 đến nay công ty rất quan tâm đến công tác đầu tư vì những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Công ty đã sớm nắm bắt được tình hình đó để hàng năm có kế hoạch đầu tư đúng mức, đáp ứng được như cầu, nhiệm vụ theo hướng phát triển. Từ năm 1997-1999 đã đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng một phần để ngày càng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới của các nước tiên tiến, một phần tạo điều kiện làm việc tiến tới cơ giới hoá trong xây dựng và đảm bảo chất lượng cao các công trình Ngoài việc đầu tư thiết bị, công nghệ, Công ty còn rất quan tâm đến đầu tư đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong những năm gần đây, do được bổ sung nhiệm vụ, Công ty đã đầu tư cho một số cán bộ đi học để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay đang có 12 đồng chí theo học các trường đại học, trong đó có nhiều đồng chí học văn bằng 2; đồng thời công ty đã tuyển dụng hàng chục cán bộ, kỹ sư trẻ và công nhân bậc cao các nghề có đủ năng lực đảm nhận các công việc, nhất là lĩnh vực xây dựng. Do vậy, các công trình mà Công ty thi công đều đạt chất lượng cao, được chủ đầu tư khen ngợi. Kết quả là doanh thu từ 1.200.000.000,đ năm 1993 đã lên đến 185.372 tỷ năm 2000. Với bề dày về kinh nghiệm trong quản lý và thi công, đội ngũ kỹ sư và Công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, năng lực về thiết bị được đầu tư đầy đủ, hiện đại. Năng lực về tại chính lành mạnh có khả năng ứng vốn cho nhiều công trình. Công ty đã và đang tham gia thiết kế, chế tạo thi công lắp đặt các công trình trọng điểm trong nước và các công trình khác ở trong nước và ngoài nước đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế. Để mở rộng thị trường xây dựng, ngành nghề sản xuất cũng như nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật các nghề. Công ty đã hợp tác liên danh với nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư kỹ thuật và thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, quản lý đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành khác theo yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Trong những năm tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị sẽ tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Với mục tiêu là: “ Năng suất Chất lượng - an toàn và Hiệu quả” 2. Đặc điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị 2.1. Chức năng. Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một doanh nghiệp nhà nước là một thành viên trong Tổng công ty cơ khí xây dựng. Công ty có cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện, hoạt động trong phạm vi các tỉnh, thành phố trên cả nước và cả nước ngoài. Chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực sau: - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, bưu điện, thuỷ lợi, công trình đường dây và trạm biến áp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp. - Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất. - Kinh doanh máy, thiết bị thi công xây dựng, máy trục các loại, dịch vụ về các phương tiện vận tải, xếp dỡ, vận chuyển đến tận chân công trình. - Xuất nhập khẩu, vật tư thiết bị, phụ tùng máy thi công công trình xây dựng và máy cho các ngành công nghiệp. Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị có tư cách pháp nhân, hạnh toán độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Có con dấu rêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngoài nước, hoạt động theo pháp luật, theo luật doanh nghiệp và theo sự phân cấp của Tổng công ty cơ khí Xây dựng. Các đơn vị, của hàng, tổ sản xuất, các đôi xây dựng trực thuộc Công ty hạch toán độc lập có trụ sở có tư cách pháp nhân do công ty phân cấp và uỷ quyền. 2.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh. Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một đơn vị kinh doanh và nhận thi công các công trình, các mặt hàng chủ yếu phục vụ thi công xây dựng, máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp. TT Tên mặt hàng sản xuất kinh doanh 1 Máy xúc đào bánh xích gầu sấp. 2 Máy xúc đào bánh lốp gầu sấp. 3 Máy xúc đào thuỷ lực bánh lốp gầu sấp 4 Máy ủi 5 Phụ tùng các loại 6 Các loại máy và các thiết bị khác Trong những năm gần đây, nước ta đang trong thời kì phát triển, tốc độ phát triển hàng năm là trên 8% do đó mà nhu cầu về xây dựng, nhà ở, khu công nghiệp cungx như các mặt hàng tiêu dùng với tốc độ khá cao. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên ban lãnh đạo công ty và Tổng công ty đã quyế định kinh doanh ngành nghề xây dựng và xây lắp các công trình nhà ở, khu công nghiệp Tuy mới hoạt động từ năm 1993 với số vốn ít ỏi nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể CBCNV và được sự giúp đỡ của Tổng công ty cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng và chất lượng các công trình xây dựng thuộc nhà nước và các liên doanh nước ngoài. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn luôn chú trọng đến công tác phục vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty đa phần, đa dạng nhiều chủng loại. Do đó khi tổ chức kinh doanh thiết bị và xây lắp Công ty cần phải nắm rõ được cơ cấu hoạt động của thiết bị, thời gian hoạt động của thiết bị mức tiêu hao vật tư của thiết bị Để giảm đến mức tối đa hao hụt mất mát trong qúa trình kinh doanh. Nguồn hàng cung cấp cho Công ty về thiết bị máy móc chủ yếu do các nhà sản xuất trong nước và ngoài nước. Các sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất. 2.3. Kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty. Về xây dựng: Khi Công ty đấu thầu kí kết được hợp đồng thi công với bên A và các công trình của tổng Công ty giao khoán. Thì Công ty giao lại việc thi công công trình cho các xí nghiệp xây dựng hay đội xây dựng. Các xí nghiệp thi công có trách nhiệm thi công công trình theo thiết kế và thời gian thi công theo hợp đồng kí kết và có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản với Công ty. Khi thi công công ty sẽ cho các đội vay tiền với số tiền không vượt quá 70% giá trị công trình để đảm bảo cho quá trình thi công không bị gián đoạn, chờ vật tư chậm tiến độ. Về kinh doanh máy móc thiết bị: ngành nghề kinh doanh của công ty và nó là một ngành nghề đem lại lợi nhuận cao. Tỷ lệ phần trăm doanh thu hàng năm chiếm 68-70% tổng doanh thu. Xác định được tầm quan trọng của việc kinh doanh máy móc thiết bị. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm. Đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình kinh doanh Công ty căn cứ vào từng thời điểm và chu kỳ của các mặt hàng, đánh giá từng mặt hàng cung cấp cụ thể cho khách hàng nào. Bởi nhược điểm của mặt hàng máy móc và thiết bị là những loại mặt hàng có số lượng vốn lớn, quá trình tiêu thụ phức tạp và khó khăn. Thị trường luôn luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong ngành và các hãng nước ngoài. Vì vậy mà chiến lược kinh doanh của công ty là các phương án kinh doanh ngắn hạn trong điều kiện hiện có và có cung cấp các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài chức năng xây dựng cơ bản và kinh doanh vật tư thiết bị Công ty còn thực hiện những công việc khác như lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị phục vụ cho công nghiệp, tư vấn, thiết kế, thẩm định dự án mua sắm thiết bị 3. Cơ chế quản lý và biên chế của công ty. Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cơ khí xây dựng. Hàng năm Công ty thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, cơ cấu mặt hàng, quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đó Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiệu quả và hoàn thiện hơn. 3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân trong một hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trưởng. - Giúp Giám đốc có các phó giám đốc và được Giám đốc uỷ quyền phân công nhiệm vụ quản lý, điều hành một số phòng ban hoặc một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong công việc quản lý điều hành công việc theo từng lĩnh vực. Phó giám đốc xây lắp: Có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát thi công các công trình của Công ty và Tổng Công ty. Mở rộng địa bàn hoạt động, tham gia vào các dự án, tham gia tổ chức đấu thầu, chỉ đạo bàn giao, thanh toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình. Phó giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo quá trình kinh doanh VTTB trong kỳ kế hoạch. Khai thác nguồn hàng và VTTB mới, lập kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm và các năm tới. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng hàng hóa, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Phòng tài chính kế toán: Trên cơ sở kế hoạch của Công ty giao và lập kế hoạch tài chính tín dụng của toàn bộ Công ty, thực hiện các biện pháp đảm bảo cân bằng thu chi. - Mở sổ sách kế toán ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh té phát sinh trong kỳ, tổng hợp thanh toán định kỳ. - Theo dõi, quản lý TSCĐ thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán. - Chịu trách nhiệm chủ tài khoản về hoạt động có liên quan đến tiền tệ trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty. - Đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: - Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết việc làm và thực hiện các chế độ chính sách tiếp theo. - Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi đào tạo chuyên môn kỹ thuật, an toàn và bảo hộ lao động. - Giải quyết đầu vào, đầu ra thực hiện các chế độ chính sách với người lao động. - Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty. Phòng kế hoạch kỹ thuật: - Đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá khi xuất nhập khẩu theo chất lượng của nhà nước và ngành đề ra. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho tàng, bến bãi. Chủ động xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các trang thiết bị của Công ty, xây dựng nội quy để đảm bảo an toàn lao động trong thi công. - Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, tổ chức ký kết hợp đồng xây dựng, lập dự toán thi công công trình. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp thị: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc về vấn đề kinh doanh của Công ty. Chính sách mặt hàng, giá cả, cơ chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các chính sách khác như là tiếp thị, quảng cáo, các hoạt động xúc tiến bán hàng - Điều tra nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt kết quả và bảo vệ kế hoạch hoạt động của mình phù hợp với Tổng Công ty giao cho. Đảm bảo việc XNK nguồn hàng cho công việc kinh doanh. Chủ động ký kết hợp đồng kinh doanh, khai thác thị trường, ra quyết định kinh doanh. Trực tiếp điều hành kinh doanh các đơn vị trực thuộc và hệ thống cửa hàng, kho bãi, bến bãi.. Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: - Thực hiện thi công các công trình của Tổng Công ty và Công ty. Chủ động lập dự toán, quyết toán các hạng mục công trình. - Thực hiện các hợp đồng giao khoán do Công ty cung cấp, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo chất lượng, khối lượng trong sản xuất và thi công xây lắp, thực hiện đúng tiến độ chỉ tiêu kế hoạch. - Chịu trách nhiệm về thuê nhân công, thuê máy móc thiết bị. Và chất lượng hàng hoá, công trình khi bàn giao đưa vào sử dụng. Các cửa hàng kinh doanh và đại lý phân phối: Thực hiện quá trình bán hàng, phân phối. Có trách nhiệm quản lý hàng hoá tại cửa hàng, báo cáo kết quả về hoạt động bán hàng và những thông tin cần thiết về giá cả, chất lượng hàng hoá cho Công ty. Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện của công ty ở nước ngoài có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc và cho phòng kinh doanh XNK. 3.2. Số lượng và chất lượng lao động. Để hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trong các công trình xây dựng hợp lý đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay Công ty có 786 lao động, trong đó: Lao động dài hạn là : 109 Lao động có thời hạn : 677 Cán bộ đại học dài hạn : 60 Tổ chức kỹ thuật và nghiệp vụ : 05 Công nhận bậc 5 trở lên : 320 (Chi tiết xem thêm ở các biểu đính kèm) II- Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị. 1. Đánh giá chung. Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là một doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu của Công ty là do nhà nước cấp và qua các năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã bổ sung thêm nguồn vốn, nguồn vốn này của Công ty đã được bảo toàn và phát triển qua các năm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn. Bảng 1: Tình hình bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty qua các năm. Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm Tổng nguồn vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) 1999 45.779 19.152 41,84 26.627 58,16 2000 44.992 19.165 42,6 25.827 57,4 2001 45.210 17.948 39,7 27.262 60,3 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Là một doanh nghiệp nhà nước thực chuyên chức năng Xây lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị trong đó chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, cơ cấu vốn của Công ty mang đặc trưng của doanh nghiệp thực hiện chủ yếu chức năng kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (58,16/1999-60,3/2001). Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 1999, tổng nguồn vốn của Công ty là 45.779 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.152 triệu đồng chiếm 41,84%, vốn lưu động là 26.627 triệu đồng chiếm 58,16% trong tổng nguồn vốn. Năm 2000, tổng nguồn vốn của Công ty là 44.992 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.165 triệu đồng chiếm 42,6%, vốn lưu động là 25.827 triệu đồng chiếm 57,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001, tổng nguồn vốn của Công ty là 45.210 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 17.948 triệu đồng chiếm 39,7%, vốn lưu động là 27.262 triệu đồng chiếm 60,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn ta có thể thấy rõ hơn tỷ trọng của từng loại vốn cũng như sự thay đổi của cơ cấu vốn trong biểu đồ sau (Biểu đồ 1). Qua đó ta thấy Công ty đã bảo toàn được vốn nhưng cần phải có các biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn. Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn của Công ty trong 3 năm 1999-2001. Vốn cố định 42.6 % 41.84 39.7% Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vốn lưu động 57.4% 60.3% 58.16% Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380 Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280 Tổng lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 Vốn kinh doanh 45.779 44.992 45.210 Vốn cố định 19.152 19.165 17.948 Vốn lưu động 26.627 25.827 27.262 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Cũng theo số liệu ta có: ROI2000 =2.022/96.696 = (185.372/96.696)*(2.022/185.372) =0,0209. ROI2001=2100/145.522 = (286.380/145.522)*(2.100/286.380) =0,0144. Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2001, lợi nhuận công ty tăng từ 2.022 triệu đồng đến 2.100 triệu đồng, tài sản đầu tư tăng từ145.522 triệu lên 286.380 triệu. Nhưng trên thực tế, chỉ số ROI lại giảm từ 0,0209 xuống 0.0144, chứng tỏ đã có sự đầu tư không đúng mức về vốn cũng như về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xem xét, đánh giá một cách chi tiết, ta phải phân tích cụ thể hơn, sâu hơn. 2- Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Trong đó, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bản cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cầu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua các khoản mục trong bản cân đối của Công ty qua các bảng dưới đây (Bảng 2). Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2000 tăng lên so với năm 1999 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, trong đó chủ yếu là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư cho thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Kết hợp với tỷ suất đầu tư (TSCĐ/Tổng tài sản) của năm 1999 là 0,25 (19.152/76.321), năm 2000 là 0,2 (19.165/96.696) thấp hơn năm 1999 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng. Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị năm 1999-2001. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 (D) (%) (D) (%) A.TSLĐ & ĐTNH I. Tiền II. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ & ĐTDH I. Tài sản cố định II. Đầu tư dài hạn 57.144 17.574 10.810 26.344 2.416 19.177 19.152 25 77.506 10.953 36.025 25.930 4.598 19.190 19.165 25 127.549 16.532 75.823 32.134 3.060 17.973 17.948 25 20.362 -6.621 25.215 -414 2.182 13 13 0 135,6 62,3 33,3 98,4 190 100,06 100,06 100 50.043 5.573 39.798 6.204 -1.538 -1.217 -1.217 0 164,6 150,9 210,5 123,9 66,5 93,7 93,7 100 Tổng tài sản 76.321 96.696 145.522 20.375 126,7 48.826 150,5 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001. So với năm 2000, năm 2001 TSCĐ của Công ty giảm 1.213 triệu đồng tức là giảm 6,3%, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2001 là 0,12 (17.948/145.522) nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn năm 1999, 2000. Để biết cụ thể hơn ta đi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Về tài sản lưu động, so với năm 1999, năm 2000 và năm 2001 tiền mặt có giảm hơn trong khi các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng, năm 1999 các khoản phải thu của Công ty là 10.810 triệu đồng nhưng đến năm 2000 là 36.025 triệu, năm 2001 là 75.823 triệu đồng chủ yếu là phải thu của khách hàng. Vì vậy, Công ty phải có biện pháp thu hồi để khoản phải thu giảm, tránh tình trạng khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6971.doc
Tài liệu liên quan