Do nhu cầu đầu cơ của thị trường tăng: Trước nhu cầu vàng tăng cao, theo Hội đồng
Vàng thế giới, nguồn cung hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường; trong đó lại có
không ít số lượng vàng bị găm giữ lại, chưa bán, chờ giá cao hơn nữa.
Do sự lên giá của dầu thô trên thị trường thế giới: Giá dầu có xu hướng tăng trong suốt
mấy năm qua và hiện nay giá dầu thế giới đã leo lên trên 100 USD/thùng đã đẩy giá cả
hàng hóa tăng, hệ quả là gia tăng lạm phát, giảm tăng trưởng kinh tế. Lo sợ trước tình
hình lạm phát, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các tài sản khác sang
vàng để tìm lợi nhuận cao và an toàn tài sản.
Do nhu cầu sử dụng vàng: Đặc biệt là vàng trang sức trong các mùa lễ hội của người Hồi
giáo, lễ giáng sinh, mùa cưới và năm mới tại các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn
Độ. ngày càng tăng.
14 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thị trường vàng Việt Nam thời gian vừa qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ở độ sâu 3.774m.Điều này có nghĩa
là việc khai thác vàng rất khó khăn và tốn kém, đòi hỏi công nghệ tiên tiến. Chi phí sản
xuất thay đổi mạnh tùy theo mỏ tự nhiên (hầm) hay khai thác dưới mặt đất và độ sâu bao
nhiêu, trữ lượng quặng và lớp khai thác.
b. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương và những tổ chức xuyên quốc gia nắm giữ 1/5 trữ lượng vàng trên
mặt đất như tài sản dự trữ, nhưng đang giảm đều qua thời gian. 28 500 tấn trong trữ
lượng trên mặt đất trong biểu đồ bên trên gồm vàng sở hữu bởi ngân hàng trung ương và
một phần bên ngoài là cho vay với con số cao hơn là không đáng kể.
Người bán buôn, đóng góp trung bình 527 tấn vào dòng chảy cung ứng hằng năm từ năm
2002 đến năm 2006. Kể từ tháng 9 năm 1999, phần lớn việc buôn bán này được kiểm
KINH TẾ VI MÔ II
3
soát bởi Central Bank Agreement on Gold (CBGA). CBGA mới đã kiểm soát giai đoạn
từ tháng 9-2004 đến tháng 9-2009 đã được tuyên bố thành lập vào tháng 3-2004.
Thông qua việc mua bán, Ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến thị trường vàng
thông qua việc cho vay của họ, trao đổi và những hoạt động khác. Họ giữ vai trò người
cho vay vàng chính (mặc dù không phải là duy nhất) trên thị trường.
Gần đây các Ngân hàng trung ươong phải báo cáo việc nắm giữ vàng của họ hằng tháng
cho IMF và được phát hành hàng tháng trong ấn bản Thống kê tài chính quốc tế của IMF.
Do đó những thay đổi trong việc nắm giữ vàng được giám sát. Tuy nhiên một số ít Ngân
hàng trug ương có nắm giữ vàng không cho rằng là phần tích trữ của cơ quan nên không
báo cáo. Thêm vào đó cũng có một phần hoặc hầu hết cơ quan không được báo cáo. Do
đó giám sát việc nắm giữ này vẫn rất khó khăn.
c. Vàng tái chế
Vàng thực sự không thể tiêu hủy được, tất cả vàng đã khai thác vẫn tồn tại. Nó cũng dễ
phục hồi được từ hầu hết vàng đã qua sử dụng và có khả năng nấu chảy ra, lọc và sử dụng
lại. Điều đó cho phép cung vàng tái chế, là một bộ phận quan trọng trên thị trường vàng
vốn rất năng động
Hầu hết vàng tái chế thông thường có nguồn gốc từ trang sức. Một lượng nhỏ là từ những
thiết bị điện tử được thu lại và cả từ vàng thỏi và tiền đồng.
Việc cung ứng kim loại tái chế phụ thuộc rất lớn vào tình hình nền kinh tế và biến động
giá vàng. Vàng cũng có thể bán đổi lấy tiền mặt cả khi người sở hữu vàng cần tiền hay
nếu như người đó muốn hưởng lợi nhuận qua chênh lệch giá vàng. Điều này cho phép
nguồn cung vàng tái chế gia tăng trong thời gian nền kinh tế ảm đạm.
2. Nguồn cầu Vàng:
a. Nhu cầu cho trang sức
Trang sức chiếm nhu cầu lớn nhất chiếm hơn 70% nhu cầu về vàng, đạt giá trị khoảng 44
tỷ USD theo giá vàng bình quân năm 2006.
Có cả sự khác biệt và tương đồng trong việc mua bán vàng giữa các nước. Nhu cầu chịu
ảnh hưởng nhiều từ sự khác biệt văn hóa và thành phần xã hội, nghiên cứu thị trường
cũng chỉ ra cảm nhận về vàng là tương tự nhau và quan điểm cốt lõi về vàng qua những
thị trường là khác nhau. Như mua vàng trang sức thường được kết hợp với một dịp đặc
biệt nào đó như Ngày Valentine, ngày cưới, ngày kỉ niệm và sinh nhật trên khắp thế giới.
KINH TẾ VI MÔ II
4
Nghiên cứu thị trường chịu trách nhiệm chỉ ra có nhiều khúc thị trường ở khắp các nước
mặc dù mỗi nước thì tầm quan trọng của mỗi khúc khác nhau.
Mua trang sức thì có mùa, thường là vào lễ Giáng sinh, ngày 1-5, những lễ hội cuối năm
khi mà trang sức trở thành món quà tặng phổ biến. Ngày quốc khánh và Tết cổ truyền ở
Trung Quốc cũng là dịp lớn để mua sắm trang sức.
Năm 2006,thị trường có nhu cầu tiêu thụ trang sức lớn nhất là Ấn Độ (khoảng 522 tấn),
vàng trang sức chủ yếu được sử dụng cho lễ hội và đám cưới, vàng truyền thống là 22
carat. Nhu cầu về trang sức ở Ấn Độ nhạy cảm mạnh mẽ với giá vàng, có ảnh hưởng
mạnh đến nguồn cầu về vàng. Phần lớn vàng sử dụng ở đây là nhập khẩu nhưng hầu hết
trang sức thì được làm ra ngay trong nước. Thực vậy, Ấn Độ có nền công nghiệp nữ trang
phồn thịnh và là nước xuất khẩu chính. Mỹ là thị trường có cầu về vàng trang sức đứng
thứ hai sau Ấn Độ trong năm 2006 khoảng 306 tấn). Dịp tiêu thụ trang sức mạnh nhất là
Giáng sinh, những lễ hội cuối năm, ngoài ra còn có lễ Valentine và Ngày của Mẹ, có thể
là vàng 14, 18 hoặc 10 carat.
b. Nhu cầu trong công nghiệp
Nhu cầu về vàng trong công nghiệp và nha khoa chiếm khoảng 12% nhu cầu về vàng,
khoảng 400 tấn từ năm 2002 đến 2006.
Hơn một nửa nhu cầu của công nghiệp và nha khoa (khoảng 7%) là sử dụng vàng trong
những bộ phận điện tử thích hợp chịu nhiệt độ cao và dẫn nhiệt, dẫn điện và điểm nổi bật
của vàng là chống lại sự ăn mòn. Nhu cầu vàng trong lĩnh vực điện tử tăng trong những
thập niên vừa qua nhưng nó cũng dao động tùy vào GDP toàn cầu và sự phát triển của
ngành công nghiệp. Hầu hết vàng sản xuất cho những linh kiện điện tử là từ Bắc Mỹ, Tây
Âu và Đông Á. Những công ty chuyển nhà máy đến đó để có ưu thế về chi phí cơ bản
thấp hơn thì đang giành phần lớn thị phần. Nhu cầu tương lai trong công nghiệp về vàng
thì quan trọng ngày càng rõ hơn khi những thiết bị điện tử tổng quát và hàng hóa tiêu
dùng tiếp tục sử dụng vàng trong những bộ phận cấu thành.
Tác dụng của vàng đã được biết đến từ lâu trong lịch sử, có thể dùng trong sinh học,
kháng lại vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn, do đó được sử dụng thành công trong cơ thể con
người. Trong nha khoa nhu cầu sử dụng vàng chiếm ổn định khoảng 2%. Nhật, Mỹ, Đức
là 3 nước dẫn đầu trong việc chế tạo hợp kim nha khoa.
Những nghiên cứu trong những thập niên qua không phản ánh tiềm năng thực sự sử dụng
vàng đang nhiều hơn trong công nghiệp luyện kim. Vàng còn được sử dụng như chất xúc
tác ví dụ như chất xúc tác trong phòng đốt nhiên liệu. Một số công ty đã biết phát triển
KINH TẾ VI MÔ II
5
công nghiệp chất xúc tác dựa trên vàng và điều này có thể làm dẫn đến nhu cầu mới về
vàng trong ngành công nghiệp luyện kim. Trong lĩnh vực công nghệ nano phát triển mau
lẹ thì vàng được sử dụng cũng khá nhiều như trong việc chế tạo latop và điện thoại di
động. Sử dụng vàng trong việc phủ lên chất siêu dẫn cũng có thể tạo ý nghĩa quan trọng
trong nhu cầu về vàng trong công nghiệp.
c. Nhu cầu vàng trong đầu tư
Vàng sử dụng cho đầu tư đã có lâu trong lịch sử và được bắt nguồn từ vai trò của nó như
vật nắm giữ an toàn, dự trữ giá trị và tài sản tiền tệ. Thời gian gần đây, vai trò của vàng
được biết như là loại hình đầu tư hoàn hảo, đầu tư vàng như tiền tệ và bảo đảm trước lạm
phát, cũng được nhận ra.
Nhiều trang sức được mua ở Châu Á và Trung Đông cũng được coi như một kênh đầu tư
hay mang tính tiết kiệm, dự trữ.
Người đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng đưa ra sự khác biệt giữa đầu tư nhỏ lẻ (những
cá nhân mua bán) và đầu tư có tính chất tổ chức (mua bán bởi những quỹ đầu tư hay
những tổ chức, tập đoàn khác). Trong thực tế khó phân biệt giữa hai loại này, thực tế có
một vài nhà đầu tư cá nhân nắm giữ một lượng đáng kể. Trữ lượng nắm giữ đầu tư, hay
đầu tư cá nhân chiếm khoảng 16% tổng trữ lượng vàng. Hơn 5 năm qua, một “cuộc cách
mạng nhỏ” đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới là nhu cầu đầu tư tăng vọt từ 4%
tổng nhu cầu sử dụng cuối cùng năm 2000 lên 19% trong năm 2006. Khi thị trường OTC
hoạt động, lượng giao dịch trên tài khoản luôn ít hơn với thực tế, một ước chừng tổng
cộng khoảng 13.2 tỷ USD của những nhà đầu tư tiền đã tìm thấy qua cách đầu tư vào
vàng trong năm 2006.
Sự thu hút đầu tư vàng có liên quan đến các yếu tố: sự thay đổi của đôla và lạm phát kỳ
vọng, sự thay đổi của chính trị và tăng sự thừa nhận vai trò của vàng có thể đầu tư đa
dạng.
III. Đặc điểm của thị trường vàng:
Biến động rất nhanh do giá vàng chịu ảnh hưởng lớn từ giá dầu thế giới và diễn biến của
thị trường chứng khoán. Trong khi giá dầu thế giới lại phụ thuộc nhiều về cung (Khu vực
khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là vùng Trung Đông mà các nước khu
vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn
cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn đã ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa
này nên nhiều nhà đầu tư thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến
được dự đoán trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của
KINH TẾ VI MÔ II
6
vàng) và cầu (thị trường cầu lớn về dầu là Mỹ). Còn thị trường chứng khoán thì khi giá
chứng khoán giảm thì thường giá vàng tăng và ngược lại, vì vàng mua bán chủ yếu là cho
mục đích tích trữ và đầu tư.
Biến động rất nhanh do giá vàng chịu tác động bởi các yếu tố :
Yếu tố tâm lý: Trên thị trường thế giới, khi giá vàng tăng các hoạt động bán vàng tăng
mạnh, và ngược lại. Nhưng trên thị trường Việt Nam, khi giá vàng tăng cao mọi người ào
ạt mua vàng và khi giá vàng xuống thấp thì lại bán ra nhanh chóng.
Giá dầu (tác động cùng chiều). Giá dầu thế giới phụ thuộc nhiều về cung và cầu.. Khu
vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là vùng Trung Đông mà các nước
khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và
nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn đã ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng
hóa này nên nhiều nhà đầu tư thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn
biến được dự đoán trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của
vàng.Thị trường cầu lớn về dầu là Mỹ nên sẽ có tác động mạnh tới gía dầu từ đó ảnh
hưởng lên giá vàng.
Thị trường chứng khoán (tác động ngược chiều). Vàng và chứng khoán là hai kênh đầu tư
lớn trên thị trường tài chính. Khi chứng khoán mất điểm, nhiều Nhà đầu tư sẽ chuyển
sang kênh vàng làm giá vàng tăng và ngược lại.
Gía các loại ngoại tệ mạnh như USD, GBP
Lạm phát kỳ vọng: nếu niềm tin là lạm phát với mức kỳ vọng lớn thì giá vàng có thể sẽ
tăng do mọi người đổ xô mua vàng.
Thường hoạt động trên thị trường vàng là hoạt động đầu cơ tích trữ vì vàng được coi là
vật bảo đảm giá trị cao khi xảy ra lạm phát, được coi là phương án đầu tư an toàn.
IV. Diễn biến thị trường vàng thế giới và Việt Nam những năm gần đây:
Diễn biến giá vàng trong khoảng 2001 - 2008:
Giá vàng thế giới: Bắt đầu từ 2001, thời điểm khởi đầu của chu kỳ tăng giá vàng, đặc
biệt là từ sau vụ khủng bố 11-9 cho đến nay. Đây là chu kỳ tăng giá dài nhất trong vòng 3
thập kỷ qua. Nếu như mức tăng giá vàng thế giới trong giai đoạn 1991 – 1995 và 1996 –
2000 giảm lần lượt là -1,44% và -29,65% thì giai đoạn 2001 – 2005 tăng mạnh lên
90,04%. Năm 2006, thị trường kim loại quý vẫn liên tục lên cơn sốt tăng giá và liên tục
lập những kỷ lục mới. Trong phiên giao dịch ngày 12/5/2006, giá vàng đã có lúc tăng lên
KINH TẾ VI MÔ II
7
mức cao kỷ lục 731 USD/ounce – mức cao nhất kể từ tháng 1/1980. Kỉ lục cho đến nay
(9/2008) là mức giá trên 1000 USD/OZ vào ngày 16/3/200
Giá vàng trong nước: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường vàng
nói riêng hội nhập càng sâu rộng với thế giới và trong điều kiện thông tin hiện đại nên giá
vàng trong nước theo nguyên tắc “bình thông nhau” với giá vàng thế giới, đồng thời giá
vàng ở nước ta cũng phản ánh tức thì, cùng chiều và theo sát giá vàng trên thị trường thế
giới. Nếu như mức tăng giá vàng trong nước giai đoạn 1996 – 2000 là -6,16% thì giai
đoạn 2001 – 2005 tăng mạnh lên 102,07%. Giá vàng trong nước ngày 17/3/2008 đã đến
mức 1,925 triệu đồng/chỉ, sau đó giảm mạnh xuống 1,760 triệu đồng/chỉ vào ngày
25/4/2008. Ngày 16/7/2008 lại lập kỉ lục cũ là 1,928 triệu đồng/chỉ rồi tiếp tục giảm. Sự
biến động giá vàng gần đây (1 năm) cho thấy rủi ro hiện lên khá rõ, biến động giá vàng
quá cao.
Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua
vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Tuy nhiên, trong những ngày này, trước
sự trồi sụt thất thường của giá vàng thế giới đã khiến không ít người dân bị thua thiệt
nghiêm trọng do đầu tư theo “phong trào” – giá lên thì đổ xô đi mua, giá hạ thì ào ạt bán.
Đây cũng là một nguyên nhân kỳ vọng tác động đẩy giá vàng trong nước tăng cao ngoài
nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới biến động.
2. Nguyên nhân làm tăng giá vàng:
a. Về phía cầu:
Do nhu cầu đầu cơ của thị trường tăng: Trước nhu cầu vàng tăng cao, theo Hội đồng
Vàng thế giới, nguồn cung hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường; trong đó lại có
không ít số lượng vàng bị găm giữ lại, chưa bán, chờ giá cao hơn nữa.
Do sự lên giá của dầu thô trên thị trường thế giới: Giá dầu có xu hướng tăng trong suốt
mấy năm qua và hiện nay giá dầu thế giới đã leo lên trên 100 USD/thùng đã đẩy giá cả
hàng hóa tăng, hệ quả là gia tăng lạm phát, giảm tăng trưởng kinh tế. Lo sợ trước tình
hình lạm phát, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các tài sản khác sang
vàng để tìm lợi nhuận cao và an toàn tài sản.
Do nhu cầu sử dụng vàng: Đặc biệt là vàng trang sức trong các mùa lễ hội của người Hồi
giáo, lễ giáng sinh, mùa cưới và năm mới tại các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn
Độ... ngày càng tăng.
KINH TẾ VI MÔ II
8
Do hàng loạt các sự kiện chính trị giữa Mỹ và các nước hồi giáo, Triều Tiên cùng với
thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ liên tục gia tăng và kinh tế Mỹ
chưa có dấu hiệu phát triển bền vững khiến đồng USD giảm giá mạnh khiến vàng và một
số ngoại tệ khác tăng cao trên thị trường thế giới.
b. về phía cung:
Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) trên thế giới hạn chế bán vàng.
Sản lượng vàng khai thác của thế giới tăng chậm, có nước giảm do chi phí sản xuất cao
trước tình hình giá vàng giảm 10 năm liên tục trong suốt giai đoạn 1990 – 2000
Như vậy, nguồn cung vàng bị hạn chế trong khi cầu về vàng tăng mạnh trước tình hình
căng thẳng về chính trị và sự suy yếu của đồng USD đã làm cho giá vàng tăng mạnh và
liên tiếp lập những kỷ lục mới.
Tác động của giá vàng đối với Việt Nam:
Do vàng không nằm trong rổ hàng hoá tiêu dùng CPI nên đa số người dân bình thường
không bị ảnh hưởng bởi giá vàng. Dĩ nhiên hiện nay CPI vẫn tăng, nhưng không có sự tác
động của giá vàng.
Tuy nhiên, việc giá vàng tăng trong thời gian qua đã có tác động mạnh tới tâm lý của
người dân. Đã có thời điểm người dân đổ xô đi mua vàng khiến giá vàng trong nước tăng
mạnh cao hơn giá thế giới.
Thị trường bất động sản, chứng khoán thời gian qua diễn ra khá trầm lắng. Giá vàng tăng
cao khiến nhà đầu tư tin tưởng chuyển vốn sang vàng.
Diễn biến giá vàng từ năm 2010 – 2011
Giá vàng trên thị trường thế giới đã tăng trên 8% trong năm 2011 và tăng 32% trong vòng
1 năm qua. Tại Việt Nam, giá vàng cũng tăng rất cao trong những tháng gần đây, điều
này đòi hỏi cần nhanh chóng có những giải pháp để khắc phục và bình ổn giá vàng lâu
dài.
Nguyên nhân giá vàng thế giới tăng cao
Lý giải về nguyên nhân giá vàng tăng cao trên thế giới, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nêu
lên một số lý do chủ yếu; trong đó nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất chính là lạm phát
toàn cầu. Bởi cứ mỗi lần xảy ra lạm phát toàn cầu thì mọi người sẽ coi vàng là một trong
những nơi đầu tư an toàn nhất. Một nguyên nhân nữa, đó là đồng USD của Mỹ, quốc gia
KINH TẾ VI MÔ II
9
có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới đang trở nên yếu. Đồng USD trở nên yếu khiến
người mua càng mua nhiều vàng hơn. Các nhà phân tích cho rằng đồng USD chưa thể
sớm hồi phục ngay, vì vậy giá vàng vẫn tiếp tục tăng. Một nguyên nhân khác, hiện châu
Âu vẫn có tốc độ hồi phục khá chậm sau suy thoái. Vấn đề khủng hoảng nợ tại châu Âu
vẫn hiện diện và nó có khả năng lan sang các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ và
Nhật. Khả năng này càng làm nhu cầu đầu tư vào vàng nhiều hơn, cũng đồng nghĩa với
việc giá vàng ngày càng càng cao hơn. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã tập
trung mua vàng. Riêng tại Nga, trong quý 1 năm 2011, Nga đã mua ròng 8 tấn. Tại châu
Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc… cũng đang tích cực mua vàng. Thời điểm
tiêu thụ nhiều vàng nhất ở Trung Quốc là những tháng cuối năm Âm lịch. Còn tại Ấn Độ,
nhu cầu vàng sẽ tăng đột biến tháng 5 và tháng 9, là những tháng xảy ra nhiều lễ hội.
Một quốc gia nhập khẩu chiếm 95% lượng vàng trong nước như Việt Nam thì việc giá
vàng biến động cùng chiều theo giá thế giới là điều dễ hiểu ( như một người chấp nhận
giá và chịu tác động của cung cầu thế giới).Tuy nhiên, đã có những lúc thị trường vàng
Việt Nam ngược dòng thị trường vàng thế giới, trong khi thế giới giảm giá thì Việt Nam
tăng giá và ngược lại, đôi lúc giá vàng tại Việt Nam đạt kỷ lục trong mỗi phiên giao dịch
và kỷ lục trong việc biến động, phiên giao dịch sáng niêm yết một giá, phiên giao dịch
chiều lại niêm yết một giá khác khiến cho nhà đầu tư hoang mang,điêu đứng. Lý giải
nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này? Câu trả lời là:
Trước cơn sốt vàng của thế giới, do không nhạy bén trước tình hình và do cơ chế xuất
nhập còn nhiều bất hợp hợp lý, trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất 30 tấn
vàng, với giá tính trung bình 40 triệu USD/tấn. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại mua vào
nhiều vàng và chỉ bán ra nhỏ giọt. Thực tế đã chứng minh các quốc gia này nhạy bén và
cập nhật hơn chúng ta, bởi hiện tại, dù đã có giảm chút ít, giá vàng thế giới vẫn dao động
vào khoảng 60 triệu USD/tấn; trước đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu với giá 40 triệu
USD/tấn. Đây là một thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của nước ta.
Một nguyên nhân nữa góp phần khiến giá vàng tăng mạnh tại Việt Nam, là do giới kinh
doanh vàng tranh thủ giá vàng thế giới tăng nhanh, và đoán biết tâm lý của người đầu tư
cho rằng giá vàng còn đi lên, đã dùng kỹ xảo đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, cao
hơn giá thế giới để trục lợi. Có thể thấy rằng chính những bất hợp lý trong cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt vàng
trong nước, kéo theo những thiệt hại cho nền kinh tế và người đầu tư. Bởi theo cách quản
lý hiện tại, Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu vàng với số lượng nhỏ; trong khi hạn ngạch
xuất khẩu vàng lại khá thoải mái. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp đã dùng thủ
thuật hạ hàm lượng, trọng lượng vàng để hưởng thuế xuất 0%, rồi xuất khẩu vàng ra nước
KINH TẾ VI MÔ II
10
ngoài với số lượng lớn. Hệ quả là cung và cầu về vàng mất cân đối, chỉ có lợi cho giới
đầu cơ, gây thiệt hại cho nền kinh tế và người dân khi đầu tư vào vàng.
Thế độc quyền của SJC
Hoạt động kinh doanh tại thị trường vàng Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của giá vàng thế
giới, của thị trường ngoại hối, giá dầu thô và của những nhà kinh doanh vàng tại Việt
Nam, kinh doanh vàng ở Việt Nam có thể gọi là độc quyền nhóm vì không có nhiều
doanh nghiệp được nhà nước cấp phép kinh doanh thứ kim loại quý này, cũng có thể gọi
thị trường vàng Việt Nam là độc quyền “lệch” khi mà trong độc quyền nhóm thì tới 90%
thị phần thuộc về SJC, chúng ta cùng phân tích đôi chút về SJC để tìm hiểu rõ bức tranh
về thị trường vàng Việt Nam.
Giới thiệu về công ty SJC
Được thành lập năm 1988, Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn -
SJC là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con,
bao gồm 6 công ty con, 15 công ty liên kết, 2 chi nhánh các tỉnh, 3 xưởng sản xuất vàng,
2 xưởng sản xuất trang sức, mạng lưới kinh doanh phân phối gồm hệ thống cửa hàng bán
lẻ, hệ thống đại lý chính thức trên toàn quốc, đáng kể là hệ thống các ngân hàng thương
mại cổ phần trên cả nước đang giao dịch và kinh doanh sản phẩm của SJC.
SJC hoạt động như một tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất, kinh doanh
vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính. SJC có 3 xưởng sản xuất vàng SJC SJC tại
Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, có 2 xưởng sản xuất nữ trang tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều năm liền đứng vững trên thị trường vàng, chiếm khoảng 90% thị phần, hiện nay
SJC dẫn đầu ngành kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam với doanh số tăng cấp mỗi
năm cụ thể là năm 2010 vừa qua, con số đã vượt trên 4,2 tỉ USD.
Thế độc quyền trên thị trường vàng của SJC tại Việt Nam
Hoàn cảnh:
Trên thực tế, tại Việt Nam, vàng miếng từ lâu đã được coi là thứ hàng hóa đặc biệt, có
đầy đủ các thuộc tính tiền tệ. Vàng được coi là “vịnh tránh bão” trong bối cảnh lạm phát
cao, đồng tiền bị mất giá, các kênh đầu tư khác bấp bênh, giá vàng lại liên tục tăng. Thói
quen tích trữ vàng của người dân cũng có từ lâu, cộng với các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn
thị trường làm cho tình trạng vàng hóa càng thêm trầm trọng. Nếu Nhà nước không quản
lý được thị trường vàng, tình trạng vàng hóa sẽ ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách
tiền tệ và gây mất ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, gây mất ổn định tỷ giá. Chưa kể,
KINH TẾ VI MÔ II
11
thay vì dồn vốn vào sản xuất kinh doanh, người dân lại đổ xô tích trữ vàng sẽ gây lãng
phí nguồn vốn trong xã hội.
Trên thế giới, vai trò tiền tệ của vàng từ lâu đã được coi trọng. Trong bối cảnh đồng USD
liên tục mất giá trong rổ tiền tệ thì giá vàng thế giới vẫn tăng phi mã. Nói cách khác, thời
điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ có vàng mới có đủ vai trò và trọng lượng làm
thay đổi quy luật lệ thuộc vào đồng USD của các nền kinh tế mới nổi. Giá vàng thế giới
tăng mạnh không những thể hiện giá trị của vàng mà còn cho thấy vàng đang phục hồi lại
chức năng tiền tệ vốn có của nó. Vai trò tiền tệ của vàng còn thể hiệu qua việc các ngân
hàng trung ương có xu hướng tăng mua vàng dự trữ.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), từ đầu năm 2011 đến nay, Ngân hàng Trung
ương các nước đã mua vào 208,9 tấn vàng, riêng quý III/2011 đã mua 150 tấn vàng. Gần
đây, các ngân hàng Trung ương châu Á liên tục dự trữ ngoại tệ bằng vàng. Đặc biệt là cú
“gây sốc” từ Chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của
nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự
trữ lên tới gần 745 tấn.
Không những thế, tại nhiều nước chỉ có Ngân hàng Trung ương mới được phép sản xuất
vàng miếng, việc mua bán vàng miếng phải tuân theo các điều kiện khắt khe và chịu sự
giám sát đặc biệt của Nhà nước.
Còn tại Việt Nam, thực tế cho thấy, những động thái điều hành của cơ quan quản lý hay
định hướng của các chính sách quản lý đều tác động mạnh đến sự biến động của giá
vàng.
Thế độc quyền của SJC:
Dự thảo nghị định mới về quản lí hoạt động kinh doanh vàng đã được NHNN trình chính
phủ. Theo dự thảo, chỉ những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng trở lên, chiếm
25% thị phần trong nước trong 3 năm gần nhất mới được xem xét cho sản xuất, gia công
vàng miếng. Với quy định này, chỉ có duy nhất công ty kinh doanh vàng bạc đá quý SJC
hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần, mới đủ điều kiện để sản xuất, gia công vàng
miếng. Cùng đó, thông báo trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố vàng SJC sẽ trở thành nhãn hiệu vàng của NHNN, đơn vị
này phải độc quyền quản lý, sản xuất vàng miếng, điều này không những đúng về lý
thuyết mà còn đúng cả về thực tế.
KINH TẾ VI MÔ II
12
Ông Bình khẳng định, NHNN sẽ làm việc với Thành ủy TP HCM (hiện đang là đơn vị
chủ quản của SJC) để chuyển Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC sang trực thuộc
NHNN và vàng miếng SJC sẽ trở thành nhãn hiệu vàng của NHNN. Điều này đã thể hiện
rõ quan điểm: NHNN sẽ giữ độc quyền trong sản xuất kinh doanh vàng miếng vì SJC
hiện đã chiếm 90% thị phần. Khác với việc có nhiều nhãn hiệu vàng miếng khác nhau
như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng đều chung một nhãn hiệu
SJC. Hay nói cách khác, SJC trở thành một nhãn hiệu tập thể về vàng miếng của Việt
Nam chất lượng được kiểm soát hoàn toàn bởi NHNN Việt Nam.
Tác động của thế độc quyền của SJC
Tích cực:
NHNN sẽ không phải trực tiếp tham gia kinh doanh nhưng vẫn nắm được đầy đủ thông
tin về thị trường vàng miếng như số lượng vàng miếng đang lưu thông trên thị trường,
bao nhiêu vàng miếng được sử dụng cho mục đích sản xuất trang sức hay công nghiệp, và
bao nhiêu vàng miếng được sử dụng cho mục đích đầu tư.
Trong khi đó, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc mua – bán vàng tài khoản
ở nước ngoài trên thế giới để phòng ngừa rủi ro.
Thêm nữa, với khả năng quản lý khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng mang
nhãn hiệu tập thể SJC hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhau để cung ứng cho thị trường
mức giá tốt nhất.
Tiêu cực:
Với vị trí độc quyền và được đảm bảo bởi nhà nước, rất có thể làm nảy sinh ra những hệ
lụy độc quyền DN.
Hình thành thị trường chợ đen:
Với vàng, khi sự độc quyền của nhà nước xuất hiện, thông qua đơn vị của mình là SJC,
các thương hiệu vàng khác sẽ khó tồn tại, sản xuất và kinh doanh vàng tự do bị kiểm soát
thì liệu khả năng hình thành một cái chợ "đen"?.
Có thể thấy nhu cầu đối với vàng rất lớn, nó có ở khắp nơi, từ nông thôn tới thành thị, từ
người dân từ nông dân tới trí thức... Câu hỏi đặt ra: tình hình sẽ ra sao nếu nhu cầu
không được đáp ứng đầy đủ, việc mua bán khó khăn hơn.
KINH TẾ VI MÔ II
13
Rất nhiều trong trong số cả chục nghìn tiệm vàng đang hoạt động ở khắp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi truong vang.pdf
- bia thi truong vang.pdf