Đề tài Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CƠ QUAN NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

I. Tổng quan về Công ty cổ phần phần mềm Sybersoft – cơ quan nơi thực tập 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2. Ngành nghề kinh doanh của Cybersoft 3

1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Cybersoft 8

II. Tổng quan về trường trung học kinh tế - kỹ thuật tỉnh Lào Cai 10

2.1. Lịch sử hình thành 10

2.2. Thực trạng tại trường trung học kinh tế - kỹ thuật lào cai 13

III- Định hướng lựa chọn đề tài 17

3.1. Cơ sở lựa chọn đề tài 17

3.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm dự kiến xây dựng 17

3.3. Các chức năng của phần mềm 18

3.4. Thông tin đầu ra và đầu vào của sản phẩm 18

3.5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài 19

3.6. Lợi ích của đề tài mang lại 20

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MỘT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 21

I. Khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm, phân loại phần mềm 21

1.1. Khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm 21

1.2. Phân loại phần mềm 22

II- Chu kỳ sống của một phần mềm: 25

2.1. Chu kỳ sống của dự án tuần tự 25

III. Một số quy trình phát triển 30

3.1. Quy trình thác nước 30

3.2. Quy trình tăng trưởng(D.R. Graham 1988) 31

3.3. Quy trình xoắn ốc(Boehm 88) 32

3.4. Quy trình Booch(1996) 33

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI 34

I. PHÂN TÍCH 34

1.1. Phân tích bài toán 34

2.2. Dữ liệu vào ra: 37

1.2. Sơ đồ chức năng 38

1.3. Sơ đồ ngữ cảnh 39

1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu 40

1.5. Một số thuất toán chính của chương trình 54

II. Thiết kế dữ liệu 58

2.1. Các tệp dữ liệu của chương trình quản lý điểm trường trung học 58

2.2. Mô hình liên kết dữ liệu 68

III. Một số kết quả đầu ra 69

3.1. Một số giao diện chính 69

3.2. Một số báo cáo chính 74

IV. Triển khai và phương hướng phát triển phần mềm 80

4.1. Yêu cầu hệ thống 80

4.2. Quy trình cài đặt và triển khai phần mềm 80

4.3. Hướng phát triển của đề tại 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông thường ngày của hầu hết người sử dụng. Ví dụ: + Chương trình duyệt Web cho phép người sử dụng có thể khai thác kho dữ liệu khổng lồ trên Internet để phục vụ cho công việc của mình: Internet Explorer, Opera… + Phần mềm nhận và gửi thư điện tử giúp chúng ta giữ liên hệ với mọi đối tác cho dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới thông qua mạng Internet: Outlook Express. + Hệ soạn thảo điều khiển máy tính hoạt động như một máy chữ để giúp người dùng biên soạn các tài liệu như công văn, thư từ… Hệ soạn thảo văn bản được sử dụng nhiều nhất là MS Word. + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu chữ, tổ chức, sắp sếp, cập nhật thông tin và tìm kiếm thông tin khi cần thiết. Ở Việt Nam hệ quản trị CSDL được dùng nhiều nhất là hệ quản trị: Foxpro và MS Access. 1.2.3.2 Phần mềm cho những mục đích cụ thể + Phần mềm kinh doanh: Gồm các chương trình giúp các doanh nghiệp hoàn thành những nhiệm vụ xử lý thông tin có tính chất thủ tục lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Phần mềm kinh doanh khác phần mềm sản suất ở chỗ nó nhấn mạnh vào những nhiệm vụ trên phạm vi toàn cơ quan như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự…Các phần mềm được dùng nhiều nhất hiện nay là Fast và Effect. + Phần mềm giải trí bao gồm các trò chơi và các chương trình để giúp tiêu khiển, giải trí. Hiện nay, khi mức của con người càng cao thì các phần mềm thuộc loại nay đang lên ngôi. + Phần mềm giáo dục và tham khảo giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng về một chủ thể, lĩnh vực nào đó, cung cấp các bộ cơ sở dữ liệu cho phép tra cứu thông tin theo yêu cầu: Phần mềm tra cứu từ điển. 1.2.4. Phần mềm hệ thống * Phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình quản lý, hỗ trợ các tài nguyên và điều hành các hoạt động của hệ thống máy tính. 1.2.4.1 Phần mềm quản lý hệ thống + Hệ điều hành: Là một bộ chương trình phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ hệ thống tính toán và tổ chức khai thác chúng một cách tối ưu. + Các chương trình tiện ích: Được xây dựng với mục đích bổ xung thêm các dịch vụ cần cho người mà hệ điều hành chưa đáp ứng được hay là đã có nhưng chọn vẹn: Winzar, Foxit reader. + Các chương trình điều khiển thiết bị giúp máy tính điều khiển một thiết bị nào đó mà không có trong danh sách những thiết bị phần cứng được hệ điều hành hỗ trợ: Các loại Card màn hình. 1.2.4.2. Phần mềm phát triển hệ thống: + Các chương trình dịch có nhiệm vụ dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy tính để có thể hiểu và xử lý được. + Ngôn ngữ lập trình là công cụ để diễn tả thuật toán thành chương trình cho máy tính thực hiện. Cho đến nay đã có 5 thế hệ ngôn ngữ lập trình: Java của sun, dot net của Microsoft. II- Chu kỳ sống của một phần mềm: *Một số cách phân chia quá trình thiết kế ứng dụng. 2.1. Chu kỳ sống của dự án tuần tự 2.1.1.Giai đoạn khởi tạo Khởi tạo dự án là một giai đoạn xác định nhu cầu của ứng dụng và xác định đầy đủ vấn đề để tập hợp đội ngũ đánh giá vấn đề đó. Bổ nhiệm các cá nhân và các đối tác liên quan, bổ nhiệm các bên tham gia của mỗi tổ chức vào nhóm xây dựng phân mềm. Đầu ra của giai đoạn này là một bản ghi hoặc một tài liệu chính thức chỉ ra các nguồn tài trợ, xác định vấn đề các bên tham gia. 2.1.2 Giai đoạn nghiên cứu tính khả thi Tính khả thi có được từ kết quả phân tích các rủi do, chi phí và lợi nhuận liên quan đến các vấn đề kinh tế, kỹ thuật và tổ chức của người sử dụng. Các vấn đề đặt ra phải được xem xét chi tiết để đảm bảo rằng mọi khía cạnh của tính khả thi đã được xem xét đến. Báo các tổng quát về tính khả thi bao gồm: + Vấn đề đặt ra. + Tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. + Những rủi ro và bất ngờ liên quan đến ứng dụng. + Ý tưởng thích hợp nhất về sản phẩm phần mềm và giải thích tại sao nó tốt hơn các sản phẩm khác cùng loại. + Các cầu huấn luyện và lịch trình dự định. + Dự đoán nhân sự cho dự án tính theo từng giai đoạn và mức độ yêu cầu. 2.1.3. Giai đoạn phân tích * Yêu cầu về chức năng hệ thống được thiết kế để làm gì? Khuân dạng các định nghĩa này vào phương pháp luận sử dụng trong giai đoạn phân tích. + Yêu cầu về cấu hình – các thiết bị cuối, các thông điệp, thời gian trả lời của mạng, dung lượng vào/ ra, yêu cầu thời gian sử lý. + Yêu cầu về giao diện - dữ liệu trao đổi với các ứng dụng và đơn vị khác là gì? định nghĩa bao gồm cả tính thời gian, khuôn dạng của dữ liệu trao đổi. + Các chuẩn xây dựng phần mềm - dạng cấu trúc, tính thời gian, nội dung cơ bản của tại liệu cần đưa ra trong quá trình xây dựng phần mềm. định dạng thông tin bao gồm nội dung của dữ liệu từ điển hay kho lưu trữ đối với việc thiết kế đối tượng, nội dung báo cáo dự án, các yêu cầu cần thiết khác được giám sát bởi nhóm tham gia dự án. 2.1.4. Giai đoạn thiết kế ở mức quan niệm Các cách gọi khác bao gồm thiết kế sơ bộ, thiết kế logic, thiết kế bên ngoài hay định danh các yêu cầu của phần mềm. Hoạt động chính của thiết kế quan niệm là định nghĩa chức năng chi tiết của tất cả các nhân tố bên ngoài của một chương trình ứng dụng, nó bao gồm màn hình hiển thị, báo cáo, đơn vị dữ liệu hội thoại, và các khuân mẫu. Cả nội dung và cách trình bày ở mức này. Hơn nữa, mô hình dữ liệu logic được chuyển sang sơ đồ cơ sở dữ liệu logic, hoặc các khung nhìn của người sử dụng. 2.1.5. Giai đoạn thiết kế * Những thuật ngữ khác dùng để miêu tả các hoạt động thiết kế bao gồm thiết kế chi tiết, thiết kế vật lý, thiết kế bên trong và thiết kế sản phẩm. Trong suốt giai đoạn thiết kế, kỹ sư phần mềm phải tạo, sưu tập tài liệu và kiểm tra. + Kiến trúc phần mềm: Định danh và định nghĩa chương trình, các khối độc lập, các chức năng, các luật, các đối tượng và các mối quan hệ giữa chúng. + Các thành phần và các khối của phần mềm: Định nghĩa một cách chi tiết nội dung và các chức năng của thành phần, bao gồm đầu vào\ra, sự hiển thị, báo cáo, dữ liệu, các file, các kết nôi và các tiến trình. + Giao diện: Nội dung chi tiết, tính toán thời gian, với trách nhiệm cụ thể, và thiết kế dữ liệu được trao đổi với những ứng dụng hay tổ chức khác. + Kiểm tra: Xác định chiến lược, nhiệm vụ, và tính toán thời gian cho mọi loại hình kiểm tra cần được tiến hành. + Dữ liệu: Là việc xác định cách thể hiện vật lý của dữ liệu trên các thiết bị, và các yếu tố yêu cầu, tính toán thời gian, nhiệm vụ phân giã, sao chép các bản sao dữ liệu. 2.1.6. Giai đoạn thiết kế hệ thống + Cấu trúc điều khiển trình ứng dụng: Xác định bằng cách nào một chương trình hay một khối độc lập được kích hoạt và nó sẽ về đâu khi kết thúc. + Cấu trúc dữ liệu và sơ đồ cài đặt vật lý: Trong môi trường Cơ sở dữ liệu, hoạt động này bao gồm việc sác định một thư viện dữ liệu tập trung, các đường hộp thoại, và vùng đệm cho việc sử dụng hệ quản trị dữ liệu. + Định kích thước: Xác định bất kỳ một trương trình và vùng đệm mà nó dự tính như là một bộ nhớ trú ngụ đối vói chế độ trực tiếp hay các tiến trình theo thời gian thực. + Thuật toán chính: Chỉ ra các vấn đề toán học cho phép kiểm tra một cách độc lập tính đúng đắn của công thức. + Các thành phần của chương trình: Định danh, tên, và tính chất sử dụng. Về mặt thể hiện tính chất bao gồm các thủ tục dữ liệu, các thủ tục, khối khác có thể bị gọi trong quá trình sử lý của khối này, kích thước hang đợi, vùng đệm và các yêu cầu của tiến trình. 2.1.7. Giai đoạn triển khai: Việc thực hiện triển khai còn được gọi là cài đặt và cho phép sử dụng. Triển khai là quá trình một sản phẩm phần mềm được tích hợp vào môi trường làm việc và cho phép sử dụng. Thực hiện triển khai bao gồm sự hoàn chỉnh của chuyển đổi dữ liệu, cài đặt và đào tạo sử dụng. Vào thời điểm này của chu trình một dự án quá trình phát triển phần mềm kết thúc, và giai đoạn bảo hành, bảo trì bắt đầu. Việc bảo trì tiếp tục cho đến khi dự án kết thúc. 2.1.8. Giai đoạn vận hành và bảo trì Vận hành và bảo trì là một giai đoạn trong quá trình sản xuất phầm mềm ở đó sản phẩm phần mềm được sử dụng trong môi trường làm việc, giám sát đối với hiệu quả thống kê, và sửa đổi nếu cần thiết. 2.1.9. Giai đoạn loại bỏ Đây là giai đoạn trong quá trình sản xuất phần mềm mà tại đó việc cung cấp sản phẩm phần mềm kết thúc. Thông thường, các chức năng của sản phẩm phần mềm được chuyển tới một hệ thống kế tiếp. 2.1.10. Các hoạt động thường xuyên Có hai hoạt động phổ biến trong mỗi giai đoạn là: Kiểm kê, phê chuẩn và quản lý cấu hình. Tổng kết mỗi giai đoạn là sự kiểm tra phê chuẩn. Đó chính là mục tiêu của sản phẩm. Việc kiêm tra đưa ra khuân mẫu đúng đắn tương ứng giữa sản phẩm phần mềm và đặc tính của nó. Sự phê chuẩn đưa ra chuẩn mực về sự phù hợp hay chất lượng của sản phẩn phần mềm đối với mục đích của quá trình sử dụng. Một người quản lý dự án được chỉ định nắm giữ phiên bản chính của mỗi sản phẩm. III. Một số quy trình phát triển 3.1. Quy trình thác nước Đây là một quy trình đầu tiên được đề xuất và đưa ra được các giai đoạn căn bản nhất và đầy đủ cho một quá trình phát triển hệ thống, các giai đoạn bao gồm: Phân tích, thiết kế, cài đặt và thử nghiệm hệ thống. Từ khi được đề xuất quy trình này nhanh chóng được phổ cập sử dụng rộng rãi trong giới công nghiệp và cho đến bây giờ đã có nhiều cải tiến hoàn thiện. Nhược điểm: - Quy trình là các giai đoạn tuần tự nối tiếp nhau, có nghĩa là giai đoạn phân tích phải được hoàn thành rồi đến giai đoạn thiết kế,...không cho phép sự quay lui và do đó, khi áp dụng quy trình này sẽ khó khăn khi giai đoạn trước có sự thay đổi(do sai xót, do nhu cầu người dùng thay đổi hoặc do có sự tiến hoá hệ thống.) 3.2. Quy trình tăng trưởng(D.R. Graham 1988) - Quan điểm chính của quy trình này là phát triển từng phần(phân hệ con) của hệ thống dùng quy trình thác nước. - Lặp: Phân chia hệ thống thành những phần có thể phát triển một cách độc lập. Mỗi thành phần trong quá trình phát triển sẽ được áp dụng quy trình thác nước và được xem như một tăng trưởng của hệ thống. khi thành phần cuối cùng hoàn tất thì quá trình phát triển toàn bộ hệ thống kết thúc. Nhược điểm: Quy trình này không thể áp dụng cho những hệ thống có sự phân chia không rõ dàng hoặc không thể phân chia thành những thành phần tác biệt. 3.3. Quy trình xoắn ốc(Boehm 88) Theo mô hình này thì quy trình gồm nhiều vòng lặp dựa trên 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: + Đối với vòng lặp đầu tiên: Phân tích yêu cầu. + Từ vòng lặp thứ 2 trở đi: thiết lập mục tiêu cho vòng lặp, xác định các phương án để đạt mục tiêu đó; các dàng buộc xuất phát từ kết quả của các vòng lặp trước. - Giai đoạn 2: + Đánh giá các phương án dựa trên các sản phẩm đạt được và tiến trình thực thi phương án. + Xác định và giải quyết rủi ro. - Giai đoạn 3: + Phát triển và triển khai sản phẩm. - Giai đoạn 4: + Lập kế hoạch cho vòng lặp tiếp theo. Quy trình xoắn ốc cũng có thể áp dụng quy trình khác, ví dụ giai đoạn 3 có thể được thực hiện áp dụng quy trình thác nước. 3.4. Quy trình Booch(1996) Quy trình gồm 2 tiến trình: - Macro process: Đóng vai trò như là bộ khung của micro process và bao phủ toàn bộ phạm vi dự án. Công việc chính của macro process là liên quan đến quản lý kỹ thuật của hệ thống trong việc chú trọng đến yêu cầu của người dùng và thời gian hoàn thành sản phẩm mà ít quan tâm đến chi tiết thiết kế hệ thống. Macro process gồm: + Quan niệm hoá(Conceptualization): Xác định yêu cầu căn bản, mục tiêu của hệ thống. + Phân tích và phát triển mô hình: Sử dụng sơ đồ để mô hình hoá đối tượng hệ thống; xác định vai trò và trách nhiệm của các đối tượng; mô hình hoá hành vi của hệ thống thông qua các kịch bản mô tả hành vi. + Thiết kế: Thiết kế kiến trúc của hệ thống, các mối quan hệ giữa các lớp, các lớp sẽ được cài đặt, các vị trí định vị xử lý. + Cài đặt, tiến hoá: Tinh chế hệ thống thông qua nhiều vòng lặp. Lập trình cài đặt phần mềm. + Bảo trì: Điều chỉnh lỗi phát sinh, cập nhật các yêu cầu mới. - Micro process: Mô tả các hoạt động chi tiết của mỗi giai đoạn thông qua việc phân chia thành các hoạt động chi tiết theo từng nhóm phát triển hoặc từng đơn vị thời gian(giờ, ngày, tuần,....) CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI I. PHÂN TÍCH 1.1. Phân tích bài toán 1.1.1. Quy trình hoạt động của trường trung học - Trường phân thành các khoa, mỗi khoa sẽ phụ trách một số môn đặc thù, trong mỗi môn của khoa thì sẽ có một số giáo viên phụ trách. - Khi có thời khoá biểu do phòng đào tạo đưa ra và phân đến các khoa, khi đó khoa sẽ phân công một số giáo viên trong khoa tham gia giảng dạy một số môn cần thiết. - Mỗi giáo viên sẽ phụ trách một hoặc một số môn. Đối với mỗi môn phụ trách giáo viên sẽ: Tính điểm theo quy định của trường, nhập điểm vào bảng điểm do giáo viên đó soạn ra. Khi đã hoàn thành thì sẽ nộp cho giáo viên chủ nhiệm một bản và nộp cho phòng đào tạo một bản. - Mỗi lớp nhà trường sẽ cử một giáo viên nào đó làm giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng: Tính điểm tổng hợp cho toàn bộ học sinh trong lớp. Điểm tổng hợp gồm bảng điểm của học kỳ và bảng điểm năm học(đối với những năm học chẵn). Các bảng điểm này do giáo viên chủ nhiệm tự soạn mẫu. Khi đã hoàn thành thì giáo viên chủ nhiệm chuyển bản báo cáo nên phòng đào tạo. - Phòng đào tạo có trách nhiệm: Làm thời khoá biểu, phụ trách về điểm của học sinh. Tập hợp tất cả các báo cáo của giáo viên chủ nhiệm cho ban giam hiệu. - Ban giám hiệu có chức năng quyết định về số lượng học sinh trong trường: Học sinh được phép học tiếp hay thôi học. Học sinh được phép lên lớp hay xuống khoá dưới. Có chức năng tạo bảng điểm và cấp bằng cho từng học sinh cuối cấp. 1.1.2. Quy trình tính điểm * Đối với môn học: - Điểm trung bình chung môn học(ĐCBCMH): ĐCBCMH = (∑pi + 2∑qj)/(n + 2m) n: Số lượng điểm hệ số 1. m: Số lượng điểm hệ số 2. pi: Điểm hệ số 1 thứ i. qj: Điểm hệ số 2 thứ j. - Môn thi: Điểm tổng kết môn học(ĐTKMH). ĐTKMH = (ĐCBCMH + Điểm thi)/2 - Môn kiểm tra: Điểm tổng kết môn học(ĐTKMH). ĐTKMH = ĐCBCMH Chú ý: + Môn thi được tính hệ số 2, môn kiểm tra được tính hệ số 1 + Một số học sinh chuyển trường thì có một số môn được phép miễn học do hoàn thành rồi, khi đó giáo viên bộ môn sẽ không tính điểm cho học sinh đó. Khi đó trong bảng điểm học kỳ năm học, bảng điểm toàn khoá thì môn đó không được tính vào. * Điểm trung bình chung trong học kỳ (ĐTBC). ĐTBC = (∑aixi + 2∑bjyj)/( (∑ai +2∑bj). ai: Sô trình môn kiểm tra thứ i. bj: Số trình môn thi thứ j. xi: Điểm môn kiểm tra thứ i. yi: Điểm môn thi thứ j. * Điểm trung bình chung cả năm học (ĐTBCCN). ĐTBCCN = (Điểm học kỳ lẻ trong năm + Điểm học kỳ chẵn trong năm)/2 1.1.3. Quy trình xếp loại: * Xếp loại xuất sắc: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) >= 9.0 + 2/3 số môn đạt điểm tổng kết tổng kết >= 6.5(nếu không thoả mãn thì hạ xuống một bậc). + Không có môn nào điểm < 5.0 * Xếp loại giỏi: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) >= 8.0 và < 9.0 + 2/3 số môn đạt điểm tổng kết >= 6.5(nếu không thoả mãn thì hạ xuống một bậc). + Không có môn nào điểm tổng kết < 5.0 *Xếp loại khá: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) >= 7.0 và < 8.0 + Không có môn nào điểm tổng kết < 5.0 * Xếp loại trung bình: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) >= 5.0 và < 7.0 + Nếu có 1 môn điểm tổng kết < 3.5 thì hạ xuống 1 bậc. * Xếp loại yếu: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) >= 3.5 và < 5.0 + Nếu có môn học nào điểm tổng kết < 2.0 thì hạ xuống một bậc. * Xếp loại kém: + Điểm tổng kết cuối (mỗi học kỳ hoặc cả năm) < 3.5. 2.2. Dữ liệu vào ra: 2.2.1. Dữ liệu đầu vào. * Thời khoá biểu học kỳ * Hồ sơ lớp học. * Hồ sơ giáo viên. * Hồ sơ học sinh. * Dữ liệu điểm từng môn học do giáo viên cung cấp. 2.2.2. Luồng ra(Ghi mộ số báo báo đầu ra) * Báo cáo điểm từng môn học. * Báo cáo điểm học kỳ của từng lớp. * Báo cáo điểm cuối năm từng lớp (đối với những học kỳ chẵn). * Bảng điểm toàn khoá học. 1.2. Sơ đồ chức năng QUẢN LÝ ĐIỂM Ban giám hiệu Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên bộ môn In bảng điểm cho học sinh trước khi ra trường Nhập điểm thi tốt nghiệp Tính điểm toàn khoá. Cấp bằng Tổng hợp điểm của tất cả các môn học trong lớp. Tính % phân loại học sinh. In báo cáo tổng hợp về điểm của mỗi học kỳ, năm học. In danh sách học sinh thi lại, học lại. Tạo lớp để nhập điểm. Nhập và sửa điểm. Tính điểm theo quy định của nhà trường. Tính % phân loại học sinh thuộc môn học. In bảng điểm môn học In danh sách học sinh được phép thi lần 1. Phòng đào tạo Cập nhật danh sách học sinh. Cập nhật danh sách giáo viên. Cập nhật danh sách môn học. Cập nhật danh sách lớp học. Phân công giáo viên dậy lớp học. Phân công giáo viên dậy môn học. Quy định môn học mà lớp học phải học trong học kỳ. Tạo tài khoản và quy định người dùng. 1.3. Sơ đồ ngữ cảnh Quản lý điểm học sinh trung học Phòng đào tạo Ban giám hiệu Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời 1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu 1.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 (DBF 0) Phòng đào tạo 1.0 Quản lý hệ thống Danh mục hồ sơ Người ù g Liên kết 2.0 Tính điểm môn học Điểm học kỳ Bảng điểm 3.0 Báo cáo môn học Thống kê môn Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm 4.0 Tính điểm học kỳ/năm Thống kê năm Điểm học kỳ Thống kê năm 5.0 Báo cáo học kỳ/năm học 6.0 Phiếu điểm Điểm tốt nghiệp Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Ban giám hiệu Báo cáo tổng hợp học kỳ/năm hoc Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu vào ra Dữ liệu ra Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu vào Dữ liệu ra Dữ liệu ra Yêu cầu Báo cáo 1.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 1.4.2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(quản lý hệ thống) Phòng đào tạo 1.1 Quản lý danh mục 2.1 Thiết lập liên kết 3.1 Phân quyền ngườ dùng Danh mục hồ sơ Liên kết Người dùng Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu ra 1.4.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(Tính điểm môn học) Giáo viên bộ môn 4.1 Tạo lớp Danh mục hồ sơ 5.1 Nhập xửa và tính điểm Bảng điểm 6.1 Thống kê môn học Thống kê môn Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Dữ liệu ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra 1.4.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(Báo cáo môn học) 8.1 Thực hiện in báo cáo.) Giáo viên bộ môn 7.1 Nhận và sử lý yêu cầu Thống kê môn học Bảng điểm 9.1 Chuyên lên cho giáo viên chủ nhiệm xét duyệt (7.3) Giáo viên chủ nhiệm Yêu cầu Thực hiện yêu cầu Yêu cầu xét duyệt Đã duyệt Chưa duyệt Dữ liệu ra Dữ liệu ra Đã duyệt Dữ liệu vào Dữ liệu vào 1.4.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(Tính điểm học kỳ/năm học) Giáo viên chủ nhiệm 10.1 Tổng hợp học kỳ/năm Điểm học kỳ 11.1 Thống kê học kỳ/năm Thống kê học kỳ Thống kê năm học Yêu cầu Yêu cầu Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu ra 1.4.2.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(Báo cáo học kỳ/năm học) 13.1 Thực hiện in báo cáo. Giáo viên Chủ nhiệm 12.1 Nhận và sử lý yêu cầu (10.1) Thống kê họckỳ Điểm học kỳ 14.1 Chuyên lên phòng đào tạo xét duyệt Phòng đào tạo Yêu cầu Thực hiện yêu cầu Yêu cầu duyệt Đã duyệt Chưa duyệt Dữ liệu ra Dữ liệu ra Dữ liệu vào Dữ liệu vào 1.4.2.6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1(Phiếu điểm) Ban giám hiệu 15.1 In bảng điểm 16.1 Tạo dữ liệu tốt nghiệp Điểm tốt nghiệp Điểm học kỳ Yêu cầu Yêu cầu Dữ liệu ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào 1.4.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 1.4.3.1. Sơ đồ DFD mức 2(Quản lý danh mục) 4.2 Sửa/ xoá/thêm Môn học Phòng đào tạo 1.2 Sửa/ xoá/thêm học sinh(1.1) 2.2 Sửa/ xoá/thêm Giáo viên(1.2) 3.2 Sửa/ xoá/thêm lớp học(1.3) Giáo viên Lớp học Môn học Học sinh Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Cập nhật học sinh Cập nhật môn học Cập nhật lớp học Cập nhật giáo viên *Phòng đào tạo có chức năng quản lý học sinh: + Thêm/sửa/xoá học sinh mới vào danh sách học sinh chung toàn trường. + Cuối mỗi học kỳ thì những học sinh co nhu cầu chuyển lớp thì có thể yêu cầu phòng đào tạo chuyển lớp. * Quản lý giáo viên: + Thêm/sửa/xoá giáo viên vào danh sách giáo viên toàn trường. + Khi có giáo viên có nhu cầu chuyển lớp hay môn dạy thì phòng đào tạo có thể chuyển lớp dạy cho giáo viên. * Quản lý lớp học: + Thêm/sửa/xoá lớp học trong toàn trường. * Quản lý môn học: + Thêm/sửa/xoá môn học trong toàn trường 1.4.3.2. Sơ đồ DFD mức 2(Thiết lập liên kết): Phòng đào tạo 5.2 Sửa/ xoá/thêm Môn học trong lớp học 6.2 Sửa/ xoá/thêm Giáo viên dạy lớp học Môn học - lớp học Giáo viên – môn học 7.2 Sửa/ xoá/thêm Giiáo viên dậy môn học Giáo viên - lớp học Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Cập nhật môn học trong lớp Cập nhật giáo viên dạy môn học Cập nhật giáo viên dạy trong một lớp * Thiết lập các liên kết có ý nghĩa như là thiết lập thời khoá biểu trong nhà trường để máy tính có thể hiểu được chức năng và nhiệm vụ của mỗi giáo viên - học sinh – lớp học. Khi có yêu cầu của phòng đào tạo thì chương trình thực hiện thêm/sửa/xoá các liên kết trong kho dữ liệu chứa liên kết * Liên kết Môn học - Lớp học(MHLH): Khi đó ta sẽ quy định môn học học mà lớp đó phải học trong học kỳ. Mỗi môn học có thể có nhiều lớp học và mỗi lớp học có thể có học nhiều môn học. Liên kết này chỉ tồn tại trong học kỳ hiện hành. * Liên kết Giá viên - Lớp học(GVLH): Liên kết này thiết lập những giáo viên sẽ tham gia giảng dạy trong lớp. Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều môn trong cùng một lớp và mỗi lớp học có thể có nhiều giáo viên dạy. Liên kết này chỉ tồn tại trong học kỳ hiện hành. * Liên kết Giáo viên – Môn học(GVMH): Liên kết này thiết lập những môn học mà giáo viên có thể tham gia giảng dạy. Mỗi giáo viên có thể có giạy nhiều môn học và mỗi môn học có thể sẽ có nhiều giáo viên tham gia giảng dạy. Liên kết này tồn tại vĩnh viễn. 1.4.3.3. Sơ đồ DFD mức 2(Phân quyền người sử dụng): Phòng đào tạo 8.2 Thêm/sửa/xoá/ người dung Người sử dụng Yêu cầu Dữ liệu vào/ra * Đầu mỗi học kỳ thì phòng đào tạo có chức năng phân quyền cho mỗi giáo viên, kèm theo chức năng của họ: Giáo viên bộ môn hay giáo viên chủ nhiệm. * Mỗi giáo viên có quyền thay đổi mật khẩu tuỳ ý. * Chương trình tự động cung cấp quyền truy cập và quyền hạn sử dụng chương trình tuỳ mỗi giáo viên. * Khi có yêu cầu của phòng đào tạo: Thêm/Sửa/xoá người dùng thì chương trình sẽ thực hiện cập nhật vào kho dữ liệu người dùng Giáo viên bộ môn 9.2 Nhận và sử lý yêu cầu 10.2 Kiểm tra xem môn học trong lóp đã có ai dạy Bảng điểm 11.2 Thực hiện tạo giá trị khởi đầu Yêu cầu Thực hiện yêu cầu Dữ li Báo áo học kỳ/năm họ Phiếu điểm ệu ra Tạo giá trị Dữ liệu vào 1.4.3.4. Sơ đồ DFD mức 2(Tạo lớp): * Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm về môn học mà mình phải dạy trong một lớp nào đó. Để cá nhân hoá điều này thì chương trình đầu tiên yêu cầu giáo viên phải tạo giá trị khởi đầu cho môn học của lớp học đó. Khi đó giáo viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về môn học trong lớp và không ai có quyền truy cập vào điểm do giáo viên nhập kể cả người được cấp quyền cao nhất trong phần mềm. * Khi nhận được yêu cầu tạo lớp của giáo viên bộ môn trương trình sẽ kiểm tra xem môn học tương ứng với lớp này đã có giáo viên nào phụ trách chưa. Nếu chưa có thì chương trình tự động tạo giá trị khới đầu cho giáo viên và lưu vào kho dữ liệu Bảng điểm. Giáo viên bộ môn 12.2 Nhận và sử lý yêu cầu 14.2 Nhập/sủa điểm 13.2 Tính điểm Bảng điểm Điểm học kỳ Bảng điểm Yêu cầu Thực hiện tính điểm Thực hiện nhập điểm Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào/ra Dữ liệu vào 1.4.3.5. Sơ đồ DFD mức 2(Nhập sửa và tính điểm): * Đây là thao tác chính của giáo viên bộ môn. * Khi nhận được yêu cầu nhập điểm của giáo viên bộ môn thì chương trình sẽ thực hiện lưu dữ liệu vào kho dữ liệu bảng điểm * Khi nhận được yêu cầu tính điểm của giáo viên bộ môn thì chương trình sẽ lấy dữ liệu từ kho dữ liệu Bảng điểm và thực hiện tính điểm theo quy định của trường. Sau đó chương trình sẽ cập nhật vào kho dữ liệu Điểm học kỳ. 1.4.3.6. Sơ đồ DFD mức 2(Thống kê điểm môn học): Giáo viên bộ môn 15.2 Nhận và sử lý yêu cầu 16.2 Đếm số lượng từng loại học sinh Thống kê môn học 17.2 Thực t hi thống kê Bảng điểm Yêu cầu Thực hiện yêu cầu Thống kê Dữ liệu ra Dữ liệu ra Dữ liệu vào * Khi giáo viên bộ môn yêu cầu thống kê điểm thì chương trình sẽ đếm số lượng từng loại học sinh suất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém thông qua kho dữ liệu Bảng điểm. Sau đó chương trình sẽ cập nhật thông tin thu được vào kho dữ liệu thống kê môn học. * Sau khi đếm số lượng học sinh từng loại thì chương trình thực hiện tính % từng loại học sinh và cập nhật vào kho dữ liệu thống kê môn học. *Toàn bộ Kho dữ liệu thống kê sẽ tách biệt với kho dữ liệu khác (Bảng điểm) nhằm mục đích tách biệt so với dữ liệu bảng điểm, khi đó cuối mỗi học kỳ thì phòng đào tạo sẽ xoá toàn bộ kho dữ liệu bảng điểm, và dữ liệu của trương trình sẽ được sao lưu có chọn lọc vào những kho khác nhằm mục đích giảm lượng dữ liệu trương trình tăng hiệu năng truy xuất. 1.4.3.7. Sơ đồ DFD mức 2(Tổng hợp môn học): Giáo viên chủ nhiệm 18.2 Nhận và sử lý yêu cầu 19.2 Tổng hợp điểm Điểm học kỳ Dữ liệu ra Thực hiện yêu cầu Yêu cầu  *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10029.doc