Lời nói đầu 1
Mục lục 3
Chương I. Một số phương pháp luận nghiên cứu hệ thống thông tin. 8
I. Thông tin và hệ thống thông tin. 8
1. Thông tin. 8
1.1. Tầm quan trọng của thông tin ở đầu thế kỷ 21. 8
1.2. Thông tin là gì ? 8
1.3. Tính chất của thông tin. 9
1.3.1. Độ cứng của thông tin. 9
1.3.2. Độ phong phú. 9
2. Quản lý tổ chức dưới góc độ thông tin. 9
2.1. Hệ thống quản lý. 9
2.2. Thông tin quản lý. 10
2.2.1. Khái niệm 10
2.2.2. Tính chất của thông tin quản lý theo loại quyết định. 11
2.2.3. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin quản lý. 11
2.2.4. Các nguồn thông tin từ ngoài với hệ thống thông tin quản lý tiết kiệm. 12
3. Các giai đoạn ứng dụng tin học trong một tổ chức. 12
4. Thông tin và công tác quản lý. 13
5. Hệ thống thông tin (HTTT) 14
5.1. Khái niệm. 14
5.2. Các yếu tố cấu thành HTTT 14
Sau đây là mô hình các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin quản lý tiết kiệm: 14
5.3. Phân loại HTTT trong một tổ chức. 15
5.4. Mô hình biểu diễn HTTT. 15
II. Hệ thống thông tin quản lý 16
1. Các quan hệ của thông tin quản lý. 16
1.1. Thông tin quản lý với các bộ phận trong tổ chức. 16
1.2. Sự phát triển của thông tin quản lý. 16
2. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý. 17
2.1. Luồng thông tin vào. 17
2.2. Luồng thông tin ra. 17
3. Giá trị của hệ thống thông tin quản lý. 18
3.1. Giá trị của một thông tin quản lý. 18
3.2. Giá trị của một hệ thống thông tin quản lý. 18
4. Mô hình hệ thống thông tin quản lý. 18
III. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý. 19
1. Nghiên cứu thực tế. 19
2. Xây dựng các sơ đồ. 19
3. Hợp thức hoá. 20
4. Xây dựng mô hình logic dữ liệu. 21
5. Xây dựng mô hình vật lý dữ liệu. 21
IV. Các bước phát triển một htttql. 21
1. Lý do để phát triển một HTTQL 21
2. Các bước phát triển một HTTTQL 21
3. Các phương pháp tin học hoá. 23
V. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của dự án phát triển một HTTTQL. 24
1. Đánh giá đa tiêu thức. 24
2. Phân tích chi phí - lợi ích. 24
VI. Tổ chức cơ sở dữ liệu (csdl) và quản trị cơ sở dữ liệu (qtcsdl) 25
1. Cơ sở dữ liệu. 25
1.1. Khái niệm. 25
1.2. Kho dữ liệu. 25
1.3. Ngân hàng dữ liệu. 25
1.4. Quản lý dữ liệu. 26
1.5. Mô hình dữ liệu. 26
2. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu. 26
2.1. Yêu cầu của việc phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu. 26
2.2. Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu . 27
2.2.1. Xây dựng lược đồ khái niệm. 27
2.2.2. Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu. 27
2.3. Thiết lập mô hình dữ liệu một thực thể 28
2. Thiết lập cơ sở dữ liệu chỉ chứa một bảng. 28
2.5. Mối quan hệ giữa các bảng. 29
2.5.1. Mối quan hệ một - một 29
2.5.2. Mối quan hệ một - nhiều 29
2.5.2.1. Mô hình với mối quan hệ một - nhiều 29
2.5.2.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ một - nhiều 30
2.5.3. Mối quan hệ nhiều - nhiều 30
2.5.3.1. Mô hình với mối quan hệ nhiều - nhiều 30
2.5.3.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ nhiều - nhiều 30
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 30
3.1. Khái niệm. 30
3.2. Các chức năng của HQTCSDL. 31
. HQTCSDL Microsoft Access 97 & ngôn ngữ lập trình Visual basic 6.0 31
Chương II. Công tác khảo sát và một số vấn đề chung về đề tài. 33
I. Hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay. 33
1. Giới thiệu chung. 33
2. Cục công nghệ tin học Ngân hàng. 34
3. Hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh ở nước ta hiện nay. 34
3.1. Loại hình doanh nghiệp. 34
3.2.Lĩnh vực hoạt động của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh 34
3.3. Cơ cấu tổ chức trong các Ngân hàng Thương mại quốc doanh. 35
3.4. Mô hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại quốc doanh. 35
4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các Ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay. 37
II. Nghiệp vụ quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng thương mại quốc doanh. 38
1. Vai trò của huy động vốn tiết kiệm trong dân. 38
2. Quy trình kế toán gửi của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm. 39
2.1. Tại bàn gửi tiết kiệm. 39
2.1.1. Quy trình nghiệp vụ kế toán giao dịch. 39
2.1.2. Quy trình nghiệp vụ kế toán cuối ngày. 41
2.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý. 42
2.2. Tại phòng kế toán. 42
III. Phương hướng phát triển chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm. 43
1. Nhận xét chung về chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm mà các Ngân hàng thương mại quốc doanh sử dụng. 43
1.1. Đặc điểm chung. 43
1.2.Ưu điểm. 43
1.3. Nhược điểm. 43
2. Phương hướng phát triển chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm. 44
2.1. Phương hướng chung. 44
2.2. Tổ chức hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm mới. 44
Chương III. Hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tiết kiệm. 46
I. Phân tích hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tiết kiệm. 46
1. Mô hình hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng thương mại quốc doanh. 46
2. Phân tích hệ thống thông tin quản lý tiền gửi tiết kiệm. 48
2.1. Phân tích chung. 48
2.2. Phân tích sự lưu chuyển thông tin tại các bàn gửi tiết kiệm. 48
2.2.1. Đầu ngày. 48
2.2.2. Trong ngày. 49
2.2.3. Cuối ngày. 49
2.3. Phân tích sự lưu chuyển thông tin tại phòng kế toán. 50
3. Các sơ đồ luồng dữ liệu. 50
3.1. Sơ đồ khung cảnh. 50
3.2. Sơ đồ ngữ cảnh. 51
3.3. Sơ đồ luồng thông tin. 51
3.4. Sơ đồ luồng dữ liệu. 52
3.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0. 52
3.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1. 54
3.5. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu quản lý tiết kiệm. 55
II. Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu. 56
1. Yêu cầu việc thiết kế cơ sở dữ liệu. 56
2. Luồng dữ liệu vào và dòng thông tin ra. 56
2.1. Luồng dữ liệu vào. 57
2.1.1.Sổ tiết kiệm có kỳ hạn 57
2.1.2.Sổ tiết kiệm không kỳ hạn. 58
2.2.Dòng thông tin ra. 59
2.2.1.Mẫu báo cáo tình hình huy động vốn tiết kiệm. 59
2.2.2.Mẫu sao kê chi tiết khách hàng. 60
3. Thiết kế cơ sở dữ liệu. 62
3.1.Bước 1. 62
3.2.Bước 2. 62
3.3.Bước 3. 62
3.4.Bước 4 và 5. 63
3.5.Bước 6. 64
3.6.Bước 7. 69
III. Xây dựng sơ đồ khối thuật toán tổng quát. 70
1. Thuật toán đăng nhập mật khẩu 70
2. Thuật toán đổi mật khẩu 72
3. Thuật toán xử lý đầu ngày tại bàn gửi. 73
3.1.Thuật toán 3.1. 73
4. Thuật toán nhập chứng từ gửi tiền. 74
4.1. Thuật toán 4.1 74
5. Thuật toán nhập chứng từ rút tiền: 75
5.1. Thuật toán 5.1. 76
5.2. Thuật toán 5.2. 77
IV.Thiết kế chương trình. 78
1. Yêu cầu với hệ thống mới. 78
2. Tổ chức chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm. 79
3. Thiết kế các giao diện vào/ra 80
3.1. Hệ thống thực đơn. 80
3.1.1.Thực đơn chính. 80
3.1.2. Thực đơn hệ thống. 81
3.1.3. Thực đơn giao dịch. 81
3.1.4. Thực đơn thông tin chung. 82
3.1.5. Thực đơn thông tin về bàn gửi. 82
3.1.6. Thực đơn in báo cáo, sao kê. 82
4. Một số form chính. 83
4.1.Form thông tin sổ tiết kiệm. 83
4.2.Form gửi tiết kiệm. 84
4.3.Form rút tiết kiệm. 84
5. Mẫu báo cáo đầu ra. 85
V. Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống. 86
1.Giải pháp về phần mềm. 86
2. Giải pháp về phần cứng 87
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo. 90
Phụ lục 92
n chuyển :
Do lượng thông tin này lớn, đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh và chính xác nên khi xây dựng cần phải quan tâm đến các yêu cầu :
- Tổ chức màn hình hợp lý, giảm thao tác người sử dụng.
- Nắm vững thông tin quan trọng từ thông tin cần cập nhật.
- Tự động nạp những giá trị đã biết và các giá trị lặp lại.
Kiểm tra xác định nhanh các sai sót khi nhập liệu và thông báo cho người sử dụng biết.
Các Modul cập nhật thông tin tra cứu :
- Các thông tin tra cứu được dùng chung trong hệ thống trong một thời gian dài. Nó được cập nhật không thường xuyên, do đó việc tổ chức các Modul này cần đảm bảo để dễ tra cứu nhất.
Các Modul lập bảng biểu, báo cáo :
- Các Modul này được thiết kế dựa trên hệ thống các mẫu biểu, báo cáo theo quy định của hệ thống.
III. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý.
Việc phân tích thiết kế bao gồm 5 bước sau đây:
1. Nghiên cứu thực tế.
- Phỏng vấn:
+ Chuẩn bị phỏng vấn: Người phỏng vấn phải lập danh sách những người được phỏng vấn và trật tự phỏng vấn. Nhóm phỏng vấn thường gồm hai người: một là người trực tiếp phỏng vấn, hai là người trợ lý cho người thứ nhất, công cụ phỏng vấn là các bảng câu hỏi.
+ Tiến hành phỏng vấn: tại vị trí làm việc của người được phỏng vấn, thời điểm nên sau 30 phút bắt đầu làm việc của họ, thời gian phỏng vấn khoảng 1 giờ đến 1,5 giờ, thái độ phỏng vấn khiêm tốn.
+ Tổng hợp kết quả phỏng vấn: Bảng kết quả phỏng vấn gồm các phích dữ liệu, phích xử lý, bảng kê dữ liệu, bảng nhiệm vụ.
Ngoài ra còn có các phương pháp sau để thu thập thông tin:
Tra cứu tài liệu.
Phiếu hỏi
Quan sát.
2. Xây dựng các sơ đồ.
- Sơ đồ luồng thông tin ( ICD ): là sự thể hiện bằng sơ đồ các dòng thông tin, các kho dữ liệu, thời điểm phát sinh các dữ liệu.
- Sơ đồ luồng dữ liệu ( DFD ): là sự thể hiện bằng sơ đồ các kho dữ liệu các luồng thông tin, các xử lý nhưng ở mức logic ( khác với sơ đồ ICD là không có trong sơ đồ mục thời gian, không gian, nơi làm việc, ai làm ).
Sơ đồ luồng dữ liệu gồm có các mức:
Sơ đồ khung cảnh, sơ đồ ngữ cảnh: không cần kho dữ liệu, không cần cập nhật dữ liệu.
Sơ đồ mức cao: bắt đầu phân rã các xử lý.
Luồng thông tin
DFD
Kho dữ liệu
Xử lý
Thông tin cơ sở
Sơ đồ cấu trúc dữ liệu (nếu có nhiều tệp)
Các phích kho dữ liệu
Phích kho dữ liệu cơ bản
Các xử lý cấp cao hơn
Hình 1.4: Quan hệ của DFD với các bộ phận bên trong
Các mối quan hệ trong DFD:
Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD )
Ví dụ về mối quan hệ của 2 bảng SO_TKIEM & KY_HAN:
Tên tệp 1
*KY_HAN
MO_TA
......
Quan hệ một – nhiều
Tên tệp 2
*SO_SO
KY_HAN
.........
3. Hợp thức hoá.
Mục đích :
Đảm bảo cho mô hình ngoài thực sự được xây dựng từ mô hình khái niệm.
Đảm bảo cho các dữ liệu do mô hình dữ liệu xây dựng có thể dùng được cho các xử lý do mô hình đặt ra.
Các bước tiến hành :
Hợp thức hoá các thuộc tính.(đảm bảo cho mỗi thuộc tính có một nhiệm vụ, loại bỏ các thuộc tính không dùng để định danh).
Hợp thức hoá các đối tượng.(hợp thức hoá mọi thuộc tính của đối tượng đó).
Hợp thức hoá các quan hệ.(hợp thức hoá mọi đối tượng mà nó liên hệ và mọi thuộc tính mà nó mang).
4. Xây dựng mô hình logic dữ liệu.
Mục đích :
Xác định cách tổ chức logic của dữ liệu để thể hiện mô hình khái niệm đã hợp thức hoá.
Tối ưu hoá cách tổ chức này với yêu cầu xử lý.
Dùng công cụ mô hình quan hệ để chuyển mô hình cá thể sang mức logic theo quy tắc :
Một thuộc tính của mô hình cá thể chuyển thành một trường của mức logic
Một trường của mô hình cá thể chuyển thành một bản ghi.
Một quan hệ trong mô hình cá thể được chuyển thành một đối tượng.
5. Xây dựng mô hình vật lý dữ liệu.
Mục đích:
Chia thành các modul xử lý logic.
Có thể lập các modul chương trình khi có xem xét đến các điều kiện vật lý cụ thể.
IV. các bước phát triển một htttql.
1. Lý do để phát triển một HTTQL
HTTTQL có những vấn đề quản lý mới nảy sinh đòi hỏi phải có những thay đổi lớn, yêu cầu thiết kế mới HTTTQL.
HTTTQL cần những yêu cầu mới về nhiều lĩnh vực cần thiết phải thiết kế mới hệ thống
HTTTQL có những thay đổi về khoa học công nghệ cần thiết kế mới để hoạt động hiệu quả hơn
Nhà quản lý của HTTTQL có những chính sách mới đưa ra nhằm thiết kế mới hệ thống có chất lượng.
2. Các bước phát triển một HTTTQL
Với những lý do thiết kế mới HTTTQL, các nhà quản lý và thiết kế HTTT đưa ra những dự toán tiến trình và lựa chọn những phương án tối ưu nhất cho mỗi tiến trình đó để thiết lập một HTTTQL mới ưu việt nhất, các công đoạn phân tích thiết kế đưa đến một HTTTQL tương lai khá hiệu quả với những giai đoạn:
ă Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu về HTTT mới
Nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý lãnh đạo của các tổ chức những thông tin để cho họ ra quyết định phát triển HTTT mới. Công đoạn này thể hiện được tính khả thi, hiệu quả sơ bộ của HTTT sắp được thiết kế.
Các nhiệm vụ của giai đoạn:
Lập kế hoạch đối với việc đánh giá yêu cầu
Trình bày làm sáng tỏ những yêu cầu của HTTT mới
Đánh giá tính khả thi của HTTT về tài chính, kỹ thuật, hiệu quả
Giai đoạn này chỉ nên xem xét trong hai tuần.
ă Giai đoạn 2: Phân tích thiết kế HTTT mới.
Mục đích chính của công đoạn là phải hiểu cho rõ HTTT hiện có, tìm ra những nguyên nhân thực sự về những yếu kém của HTTT hiện có để xác định rõ ràng buộc đối với HTTT mới trong mối quan hệ với HTTT cũ:
Nghiên cứu môi trường của HTTT đang xem xét
Nghiên cứu về HTTT hiện có mà cần có thay đổi thiết kế mới
Chẩn đoán và đề xuất các yếu tố của giải pháp thiết kế mới
Thay đổi đề xuất của dự án thiết kế mới.
ă Giai đoạn 3: Thiết kế logic hệ thống mới.
Nhiệm vụ của công đoạn là xác định tất cả các yếu tố logic cấu thành nên HTTT mới cho phép giải quyết những vấn đề mà HTTT mới đặt ra:
Phải thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế xử lý cơ sở dữ liệu
Thiết kế các dòng thông tin vào
Hoàn thiện các tài liệu về HTTT mới.
ă Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án giải pháp.
Mục tiêu công đoạn là trình bày một số phương án với góc độ khác nhau, với quan niệm khác nhau để tìm phương án tối ưu về HTTT mới:
Xác định các ràng buộc về mặt tổ chức và mặt công nghệ thông tin đối với HTTT
Xây dựng các phương án giải pháp ( thiên về tối ưu tài chính – kỹ thuật).
Đánh giá các phương án ( về hiệu quả, thời gian, tài chính,...).
ă Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài.
Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra
Thiết kế các phương thức tương tác với các phần tin học hoá HTTT.
Thiết kế các thủ tục xử lý thủ công.
ă Giai đoạn 6: Thực hiện kỹ thuật.
Thiết kế logic, thiết kế vật lý trong.
Lập trình
Kiểm tra toàn bộ hệ thống sau khi thực hiện kỹ thuật hoàn thành.
Hoàn thiện các tài liệu, hồ sơ về HTTT mới.
ă Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác.
Chuyển đổi một số lĩnh vực, một số tình trạng của hệ thống mới.
Đánh giá hoạt động của HTTT
Trong quá trình phân tích thì có thể khi thực hiện những công đoạn sau nhưng phải quay về công đoạn trước đó để xem xét, kiểm tra sự thực hiện công đoạn hiện thời do có nhiều vấn đề phát sinh bất thường trong phân tích thiết kế mới HTTT.
3. Các phương pháp tin học hoá.
Có 2 phương pháp cơ bản để ứng dụng tin học trong công tác quản lý :
Phương pháp tin học hoá toàn bộ:
Tin học hoá tất cả các chức năng quản lý và thiết lập một cấu trúc hoàn toàn tự độnghoá thay đổi cho cấu trúc cũ.
Ưu điểm : Các chức năng quản lý được tin học hoá một cánh triệt để nhất, đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống.
Nhược điểm : Phương pháp này thực hiện lâu và khó khăn, đầu tư ban đầu lớn, hệ thống không có tính mềm dẻovà sự kế thừa. Mặt khác, khi thay đổi hoàn toàn hệ thống cũ sẽ vấp phải thói quen của những người làm việc trong hệ thống, đây là một yếu tố tương đối khó vượt qua.
Phương pháp tin học hoá từng phần:
Tin học hoá từng chức năng theo một trình tự nhất định theo yêu cầu của từng bộ phận trong một tổ chức. Việc thiết kế các phân hệ quản lý của hệ thống được thực hiện một cách độc lập với những phân hệ khác.
Ưu điểm : Thực hiện đơn giản, đầu tư ban đầu không lớn, phân hệ có tính mềm dẻo vì sự phát triển của phân hệ này không ảnh hưởng đến các phân hệ khác, dễ được những người làm việc trong hệ thống chấp nhận hơn so với việc tin học hoá toàn bộ. Dễ thích ứng với tình trạng vốn ít.
Nhược điểm : Tính nhất quán không cao trong toàn hệ thống, do vậy không tránh khỏi việc dư thừa và trùng lặp thông tin.
Trên thực tế, người ta thường áp dụng cả 2 phương pháp nhằm giảm thiểu những nhược điểm của từng phương pháp. Tuy vậy, phải tính đến sự phf hợp của từng phương pháp với trình độ tổ chức, trình độ quản lý, quy mô hoạt động và tiềm năng tài chính của tổ chức đó.
V. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của dự án phát triển một HTTTQL.
1. Đánh giá đa tiêu thức.
Việc đánh giá có quy trình như sau:
Xác định tất cả các tiêu thức cần đánh giá ( chung cho các phương án ), tuy nhiên sẽ có tiêu thức được ưu tiên.
Xác định trọng số cho từng tiêu thức ( chung cho các phương án ), coi tất cả các tiêu thức có trọng số là 100% thì mỗi tiêu thức có trọng số bao nhiêu tuỳ theo tầm quan trọng.
Xác định mức điểm cho mỗi tiêu thức ( cho từng phương án cụ thể ), điểm cho một tiêu thức nên dao động trong khoảng [-n, +n] nào đó, tiêu thức ưu tiên hơn thì điểm (+) cao hơn và ngược lại đến điểm (-n).
Nhân điểm của tiêu thức với trọng số thì được nhân điểm của tiêu thức đó. Sau đó cộng lại thành tổng số điểm cho phương án đó, có bao nhiêu phương án thì có nhiêu tổng số điểm, từ cơ sở này người thiết kế đánh giá và lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Kết quả tính toán trên bảng.
2. Phân tích chi phí - lợi ích.
Xác định các khoản mục chi phí.
+ Chi phí về nhân lực
+ Chi phí về phần cứng, phần mềm
+ Chi phí về văn phòng phẩm và thông tin đầu vào
+ Chi phí cho chuẩn bị mạng
+ Chi phí chung
+ Chi phí khác
- Xác định tổng chi phí cho dự án ( gồm chi phí cố định 20% và tổng chi phí biến động khoảng 80% tổng chi phí cho dự án ).
Xác định các khoản mục lợi ích:
+ Phải lượng hoá lợi ích về một đơn vị đo ( giá trị ) sao cho lợi ích bù đắp được chi phí và có hiệu quả.
+ Tăng thu nhập.
+ Tránh được các thất thoát.
+ Giảm các chi phí.
+ So sánh chi phí – lợi ích để xác định HTTT có hiệu quả hay không, thông qua bảng.
Tính chênh lệch mỗi phương án = Tổng lợi ích - Tổng chi phí
trong n năm trong n năm
Nếu chênh lệch càng lớn thì hoạt động ngày một hiệu quả.
VI. tổ chức cơ sở dữ liệu (csdl) và quản trị cơ sở dữ liệu (qtcsdl)
1. Cơ sở dữ liệu.
1.1. Khái niệm.
CSDL là một tập hợp dữ liệu được tổ chức đặc biệt và được lưu trữ trên các thiết bị nhớ của máy tính nhằm cung cấp thông tin cho những người sử dụng khác nhau. Việc quản lý tập hợp dữ liệu này do một chương trình máy tính tự động thực hiện.Một CSDL có các chức năng sau :
Có khả nămg lưu trữ và nhập thêm thông tin.
Có thể cập nhật được dữ liệu.
Có khả năng cung cấp thông tin cho người sử dụng.
1.2. Kho dữ liệu.
Trong mỗi HTTT đều có những kho dữ liệu, đó là nơi cất giữ dữ liệu một cách có tổ chức sao cho có thể tìm kiếm được nhanh chóng những dữ liệu cần thiết.
1.3. Ngân hàng dữ liệu.
Nếu kho dữ liệu được đặt trên các phương tiện nhớ của máy tính điện tử và được bảo quản bởi chương trình máy tính thì được gọi là Ngân hàng dữ liệu.
Cách tổng quát: Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống dùng máy tính điện tử để lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau. Theo ngôn ngữ mô hình dữ liệu, Ngân hàng dữ liệu là một tập hợp các cơ sở dữ liệu có liên quan với nhau.
1.4. Quản lý dữ liệu.
Một hệ thống thường quản lý dữ liệu tác nghiệp tập trung trên một cơ sở dữ liệu hợp nhất. Việc quản lý phải đảm bảo được vấn đề :
Giảm lượng dư thừa thông tin khi lưu trữ.
Có thể dùng chung một cơ sở dữ liệu cho nhiều bộ phận trong cùng một hệ thống và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong hệ thống. Dễ dàng bảo trì dữ liệu và trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác.
Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu bằng cánh áp dụng các biện pháp bảo vệ.
1.5. Mô hình dữ liệu.
Có nhiều kiểu mô hình dữ liệu:
Mô hình dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu phân cấp
Mô hình dữ liệu E-R ( Entity-Relationship )
Hiện nay tất cả những hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thường dùng mô hình dữ liệu quan hệ.
Mô hình dữ liệu quan hệ: Là một bản khắc hoạ cơ sở dữ liệu, nó chỉ ra các thực thể, các thuộc tính của mỗi thực thể và những mối quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu ấy.
+ Mô hình dữ liệu quan hệ giúp người sử dụng hiểu được cấu trúc, quan hệ ý nghĩa của dữ liệu, điều đó rất cần thiết giúp họ hiểu được và lập cơ sở dữ liệu
+ Lập mô hình dữ liệu quan hệ là phần chính của thiết kế cơ sở dữ liệu, tuy nhiên phải có phương tiện để tra cứu và truy vấn cơ sở dữ liệu đã thiết kế và tạo lập, trích rút những dữ liệu cần thiết phục vụ cho nhà quản lý
2. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu.
2.1. Yêu cầu của việc phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu.
Xác định mục đích của cơ sở dữ liệu :
Đây là công việc quan trọng nhất. Là một cán bộ thiết kế, họ phải biết dữ liệu dùng để làm gì ?. Muốn vậy phải nghiên cứu xem người sử dụng cơ sở dữ liệu trong tương lai cần trích rút những dữ liệu nào ( dưới dạng các báo cáo như thế nào ), sử dụng thường xuyên cơ sở dữ liệu ấy vào công việc gì ?
Phác hoạ mô hình dữ liệu :
+ Trước hết phải xác định các thực thể và thuộc tính của các thực thể.
+ Xác định thực thể nào với những thuộc tính nào cần được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu để đạt được các mục tiêu đã đề ra ở trên, thực chất là xác định cơ sở dữ liệu cần chứa những bảng nào, mỗi bảng cần chứa những cột nào.
+ Nguyên lý xác định các bảng, các cột trong bảng:
.Giảm tối thiểu sự trùng lặp: Các bảng khác nhau không nên chứa những dữ liệu giống nhau.
.Tránh dư thừa: Mỗi bảng chỉ chứa vừa đủ dữ liệu cần thiết về một thực thể.
.Tăng cường tính độc lập giữa các cột.
.Dữ liệu nguyên tố ( dữ liệu ít khi chia nhỏ hơn nữa ).
Xác định những mỗi quan hệ giữa các thực thể:
Sau khi đã phân chia dữ liệu vào các bảng, nhà thiết kế phải tìm ra mối quan hệ giữa các bảng để sau này trích rút hay kết hợp dữ liệu đáp ứng nhanh yêu cầu người sử dụng.
Duyệt lại mô hình dữ liệu:
Để khắc phục, phát hiện những khiếm khuyết của mô hình dữ liệu ở trên, lúc này tìm ra và chỉnh sửa dễ hơn nhiều sau khi các bảng cơ sở dữ liệu đã chứa đầy đủ thông tin về các thực thể.
2.2. Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu .
2.2.1. Xây dựng lược đồ khái niệm.
Là lược đồ dùng để mô tả vùng ứng dụng. Đó là mô tả các thực thể được mô hình hoá như các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Cụ thể nó bao gồm danh sách các kiểu thực thể cần xem xét và ràng buộc giữa chúng. (Xác định xem các thông tin này dùng cho việc gì...
2.2.2. Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu.
- Mô tả dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
- Xác định những thành phần được lưu trữ và đường truy nhập giữa chúng.
- Xây dựng lược đồ vật lý:
- Mô tả cấu trúc vật lý của CSDL. Nó bao gồm cả thông tin chi tiết về các khuôn dạng, bản ghi, mẫu mã...
- Cấu trúc vật lý : Là cấu trúc dùng để lưu trữ một cơ sở dữ liệu gồm các tệp trên đĩa, băng từ và các chương trình xử lý...
- Hệ sao lưu (Backup) và khôi phục là đơn thể cho phép xâu dựng lại CSDL sau những sự cố do phần cứng hoặc phần mềm gây ra.
- Giao diện giữa người sử dụng và máy bao gồm các chương trình ứng dụng, bộ chương trình báo cáo và ngôn ngữ hỏi đáp.
- Người sử dụng chương trình ứng dụng có thể đưa vào tìm kiếm và cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu mà không cần có những hiểu biết nào về cơ sở dữ liệu khi sử dụng những chương trình này. Khi sử dụng các chương trình báo cáo và ngôn ngữ hỏi đáp, cần phải có những kiến thức cùng với những hiểu biết về nội dung của cơ sở dữ liệu và các đường truy cập. Bộ chương trình báo cáo là một tiện ích trợ giúp người sử dụng tạo ra báo cáo.
- Hệ thống đơn thể (Modul) chương trình : Quy chiếu từ logic sang vật lý.
- Hệ con riêng (Privicy Sub-System): Hê này bảo vệ cơ sở dữ liệu tránh những truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu.
- Hệ con toàn cục (Integrity Sub-System): Hệ này bảo vệ cơ sở dữ liệu tránh việc đưa vào một số kiểu dữ liệu sai.
2.3. Thiết lập mô hình dữ liệu một thực thể
Người thiết kế biểu diễn thực thể bằng một hình chữ nhật gồm tên thực thể, dưới tên các thực thể là tên các thuộc tính.
Yếu tố phân biệt:
Mỗi thực thường biểu diễn nhiều các thể. Để tránh nhầm lẫn thì mỗi các thể phải xác định duy nhất , cách tốt nhất là dùng yếu tố phân biệt giữa chúng.
Một thuộc tính hay một tổ hợp các thuộc tính sẽ xác định mỗi cá thể một cách duy nhất gọi là yếu tố phân biệt.
Có thể có vài thuộc tính hoặc tập hợp thuộc tính cùng có khả năng làm yếu tố phân biệt cho các cá thể của một thực thể.
Mô hình dữ liệu như sau:
Tên thực thể
Yếu tố phân biệt
(Khoá)
- Thuộc tính khác
Yếu tố phân biệt được đặt dấu * đằng trước.
2.4. Thiết lập cơ sở dữ liệu chỉ chứa một bảng.
Phiên dịch mô hình dữ liệu một thực thể thành cơ sở dữ liệu một bảng.
- Mỗi thực thể trở thành một bảng
- Mỗi thuộc tính trở thành một cột
- Tên thực thể trở thành tên bảng
- Dùng yếu tố phân biệt làm khoá chính
- Quy tắc kiện toàn thực thể:
Mỗi dòng trong bảng phải có một giá trị không rỗng của cột khoá chính để xác định các thể xuất hiện ở dòng đó một cách duy nhất.
2.5. Mối quan hệ giữa các bảng.
2.5.1. Mối quan hệ một - một
Giả sử cơ sở dữ liệu có hai thực thể A và B được ghi nhận bằng hai bảng dữ liệu A và B, ta nói rằng có một mối quan hệ một-một giữa hai thực thể A, B hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng của A tương ứng với một dòng của B và ngược lại mỗi dòng của bảng B tương ứng với một dòng của bảng A. Việc sát nhập hai bảng A, B lại vẫn có thể dễ dàng. Mối quan hệ này xuất hiện khi tách một bảng rất nhiều cột thành hai bảng cho đỡ cồng kềnh, quy mô nhỏ hơn.
2.5.2. Mối quan hệ một - nhiều
2.5.2.1. Mô hình với mối quan hệ một - nhiều
Ta nói rằng có một mối quan hệ một – nhiều (one to many) giữa hai thực thể hay hai bảng A, B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng (có liên quan ) với nhiều dòng trong bảng B nhưng ngược lại mỗi dòng trong bảng B chỉ tương ứng với một dòng trong bảng A. Bảng A ở phía một gọi là “bảng chủ” bảng B ở phía nhiều gọi là “bảng kết” hay “bảng quan hệ”.
Mô hình quan hệ sau mô tả mối quan hệ một – nhiều giữa 2 bảng thuộc cơ sở dữ liệu tiết kiệm :
SO_TKIEM
* So_so
Ky_han
......
KY_HAN
* Ky_han
Mo_ta
......
Trong mô hình dữ liệu với mối quan hệ một- nhiều được minh hoạ bằng một đường nối hai thực thể với nhau có hình chân quạ ở phía nhiều. Mở rộng ra: Trong thực tế, mối quan hệ một – nhiều thường xuyên xuất hiện, đôi khi thể hiện theo cấu trúc thứ bậc hình cây.
Mô hình quan hệ sau mô tả mối quan hệ một – nhiều giữa 2 bảng thuộc cơ sở dữ liệu tiết kiệm :
LOAI_PS
Loai_ps
So_so
....
SO_TKIEM
* So_so
Ky_han
....
KY_HAN
* Ky_han
Mo_ta
......
2.5.2.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ một - nhiều
Các quy tắc phiên dịch mô hình dữ liệu với mối quan hệ một – nhiều thành cơ sở dữ liệu giống mối quan hệ một – một nhưng chỉ có khác là đưa khoá chính thuộc phía một vào phía nhiều thành khoá ngoại lai. Yêu cầu về tính vẹn toàn trong quan hệ: mỗi giá trị của khoá ngoại lai trong bảng phía nhiều đều phải trùng với một giá trị duy nhất của khoá chính trong bảng phía một.
2.5.3. Mối quan hệ nhiều - nhiều
2.5.3.1. Mô hình với mối quan hệ nhiều - nhiều
Ta nói rằng có một mối quan hệ nhiều – nhiều giữa hai thực thể hay hai bảng A và B nếu mỗi dòng trong bảng A tương ứng ( có liên quan ) với nhiều dòng trong bảng B và ngược lại mỗi dòng trong bảng B có liên quan với nhiều dòng trong bảng A.
Khi có mối quan hệ nhiều – nhiều ta cần tạo ra một thực thể thứ ba gọi là thực thể giao để liên kết hai thực thể kia qua hai mối quan hệ một – nhiều
2.5.3.2. Tạo lập cơ sở dữ liệu với mối quan hệ nhiều - nhiều
Quy tắc phiên dịch mô hình dữ liệu với mối quan hệ nhiều – nhiều thành cơ sở dữ liệu giống mô hình một- nhiều, riêng hai mối quan hệ một - nhiều thì bảng phía nhiều được thêm hai cột: một để chứa khoá ngoại lai trùng với khoá chính ở bảng thuộc phía một, cột còn lại để chứa khoá ngoại lai ở bảng phía một còn lại.
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
3.1. Khái niệm.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) là phần mềm cho phép người sử dụng có thể truy nhập tới các cơ sở dữ liệu.
Việc truy nhập được tiến hành như sau :
- Người sử dụng (User) đưa ra các yêu cầu truy nhập CSDL trên một ngôn ngữ dữ liệu nào đó.
- HQTCSDL nhận được yêu cầu và tiến hành phân tích các yêu cầu này.
- HQTCSDL kiểm tra các sơ đồ ngoài. Lược đồ khái niệm, sơ đồ trong và xác định các cấu trúc lưu trữ.
- HQTCSDL thực hiện các xử lý cần thiết trên CSDL. Theo trình tự thực hiện, HQTCSDL sẽ tìmkiếm mọi cấu trúc lưu trữ bên trong được truy nhập đến, làm xuất hiện các cấu trúc lưu trữ theo yêu cầu của người sử dụng. Kiểm tra vào và trao quyền sử dụng cho người dùng.
3.2. Các chức năng của HQTCSDL.
- Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu
- Các công cụ định nghĩa trường cho mỗi bảng, phương tiện xem, bổ sung, thay đổi, loại bỏ khi thấy cần thiết, chức năng đưa vào các quy tắc định dạng và toàn vẹn của dữ liệu.
- Thiết kế các biểu hỗ trợ quyết định(Decision Support Form) :
- Chức năng tạo màn hình truy nhập đến các cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng các nút bấm, hộp kiểm tra và tìm kiếm, chức năng nhập và lọc dữ liệu, chức năng thiết kế màn hình mà không cần phải lập trình,...
- Tạo biểu bảo trì dữ liệu (Data Maintenance Form).
- Lập trình nhập dữ liệu (Data Entry Program).
- Tạo biểu phân cột (Columnar Report) : Xây dựng các báo cáo tính toán theo nhóm.
- Chức năng tạo thực đơn.
- Triển khai ứng dụng.
- Chức năng bảo mật.
4. HQTCSDL Microsoft Access 97 & ngôn ngữ lập trình Visual basic 6.0
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 97 tuy chưa phải là Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mang tính chất tối ưu cho hệ điều hành mạng như một số loại Hệ quản trị cơ sở dữ liệu : ORACLE, SQL Server, Tuy nhiên nó vẵn là một Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cá nhân đứng đầu mặt khác cấu hình của các máy Server cũng như các máy PC để sử dụng cho Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cũng chỉ cần ở mức vừa phải. Hơn nữa, do tình hình phát triển của Công nghệ thông tin ở Việt nam hiện nay thì Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này vẵn đang rất thích hợp với cơ quan nói riêng và với Việt nam nói chung.
Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 97 có những tính năng quản trị cơ sở dữ liệu rất ưu việt như: Tính bảo mật cao, hoạt động tốt với hệ điều hành Window 9X, quản trị cơ sở dữ liệu một cách thống nhất, tập trung trong một tệp, giao diện đồ hoạ đơn giản, tiết kiệm bộ nhớ, truyền thông tốt với cơ chế OLE trên hệ máy Server cũng như Client
Trong thực tế, chỉ với giao diện của Microsoft Access 97 có đủ để xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, mặc dù nó có thể thực hiện được khá nhiều việc. Chỉ cần xét một khía cạnh đơn giản, một ứng dụng thực sự phải cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan, đơn giản nhưng phải có khả năng giải quyết được toàn bộ công việc. Do đó với Visual Basic 6.0 sẽ giải quyết được mọi vấn đề về giao diện. Một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Chương II.
Công tác khảo sát và Một số vấn đề chung về đề tài.
I. hệ thống Ngân hàng việt nam hiện nay.
1. Giới thiệu chung.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập từ năm 1951, từ đó đến giữa năm 1990 hoạt động của nó theo mô hình Ngân hàng một cấp, vừa đóng vai trò quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ kinh doanh. Do vậy, hoạt động Ngân hàng mang nặng tính cấp phát hơn là tín dụng với đúng nghĩa của nó. Là một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, trải qua 2 năm thử nghiệm, với những thành công bước đầu và vấp váp, tháng 5 năm 1990 lần đầu tiên nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh về Ngân hàng, đánh dấu cho một giai đoạn quan trọng, giai đoạn mới toàn diện, căn bản của hoạt động Ngân hàng. Cũng trong pháp lệnh này đã chính thức chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng 2 cấp.
Tiếp theo vào tháng 10 năm 1998 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đưa bộ luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng vào thi hành.
Mô hình Ngân hàng 2 cấp :
Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là Ngân hàng TW làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ và quản lý về mọi mặt hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng các cấp. Thống đốc Ngân hàng là người lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng TW.
Hệ thống các Ngân hàng thương mại nhiều thành phần làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Từ đó đến nay chỉ sau một số năm, từ một Ngân hàng duy nhất nay đã có 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh; 44 Ngân hàng thương mại cổ phần; 14 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 7 Ngân hàng liên doanh; 2 công ty tài chính và hàng ngàn tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng quan hệ với rất nhiều Ngân hàng trên thế giới thông qua việc mở tài khoản thanh toán mậu dịch và các dịch vụ đa dạng khác.
Cùng với chính sách quản lý đổi mới toàn diện từ Ngân hàng TW đến địa phương thì Ngân hàng TW cũng thành lập ra các bộ phận tác nghiệp riêng,