LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3
I. Tổng quan về công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 3
1. Khái quát chung về công ty bảo hiểm 3
1.1 Khái niệm công ty bảo hiểm 3
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm 3
2. Đặc điểm hoạt động của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty 4
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty 6
2.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty 7
2.2.1 Chức năng 7
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty 9
II. Phương pháp thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển VN 10
1. Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 10
1.1 Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm 10
1.1.1 Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm 10
1.1.2 Phương pháp tính 10
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 12
1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Phương pháp tính 13
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn này khá cao. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, lợi nhuận của công ty có tốc độ tăng nhanh nhất vào năm 2006, tăng 132.97% so với năm 2005. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn đạt mức cao nhất là vào năm 2008. Cứ 1% tăng lên của lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 thì tương ứng là tăng 140.92 triệu đồng. Vì thế nhìn chung trong giai đoạn này, năm 2008 là năm đạt được mức tăng lợi nhuận cao nhất.
Năm 2005, lợi nhuận tăng 84.06% so với năm 2004 đạt 4156 triệu đồng.
Năm 2006, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng so với năm 2005 là 132.97%. Năm 2006, mặc dù doanh thu tăng chưa cao lắm nhưng do công ty tiết kiệm được chi phí kinh doanh nên lợi nhuận vẫn tăng đáng kể.
Năm 2007, tốc độ phát triển lợi nhuận của công ty vẫn tăng so với năm trước nhưng không cao, chỉ tăng 45.55%. Năm 2007 tuy doanh thu rất cao nhưng chi phí kinh doanh cũng cao vì thế lợi nhuận tăng không đáng kể.
Năm 2008, lợi nhuận của công ty tăng so với năm 2007 là 53.65% đạt 21652 triệu đồng.
Nói chung có thể thấy lợi nhuận của công ty qua mỗi năm đều tăng lên chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh.
►Dựa vào số liệu bảng 4, sử dụng phương pháp hàm xu thế để phân tích xu thế biến động của lợi nhuận giai đoạn 2004 - 2008. Sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng các dạng mô hình. Từ đồ thị 2 cho thấy: có thể xây dựng mô hình hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế hàm mũ.
Từ số liệu bảng 4, xây dựng mô hình hàm xu thế để phân tích xu thế biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 6: Bảng các dạng mô hình hàm xu thế biểu diễn xu thế biến động lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008
Dạng hàm
Mô hình
Tỷ số tương quan R
Sai số của mô hình SE
Hàm tuyến tính
0.98231
1695.6468
Hàm mũ
0.98683
0.1715
Qua bảng 6 có thể thấy: dạng mô hình phù hợp hơn là dạng hàm mũ vì tỷ số tương quan R của mô hình dạng hàm mũ lớn hơn của dạng hàm tuyến tính và sai số mô hình hàm mũ nhỏ hơn hàm tuyến tính rất nhiều. Vì thế chọn mô hình dạng hàm mũ để biểu diễn xu hướng biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008.
Mô hình dạng hàm mũ:
Trong đó:
=1975.73735 > 0 nói lên các nguyên nhân khác ngoài thời gian, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
= 1.42565 > 0 nói lên ảnh hưởng của nhân tố thời gian tới lợi nhuận của công ty. Thời gian cứ trôi qua một năm thì lợi nhuận của công ty lại tăng lên 1.42565 lần
R= 0.98683 cho thấy: mối liên hệ giữa doanh thu của công ty và thời gian là mối liên hệ rất chặt chẽ và là mối liên hệ thuận.
Phân tích mức độ biến động của doanh thu với chi phí qua các năm
Có số liệu về chí phí của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 như sau:
Bảng 7: Bảng tổng kết chi phí phát sịnh của công ty BIC giai đoạn
2004 – 2008
Chỉ tiệu
2004
2005
2006
2007
2008
Bình quân
Tổng chi phí (triệu đồng)
24679
36370
49178
148276
264038
104508.2
Doanh thu (triệu đồng)
26937
40526
58860
162368
285690
114876.2
Tổng chi phí theo doanh thu (triệu đồng/ triệu đồng)
0.9162
0.8974
0.8355
0.9132
0.9242
0.8973
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu bảng 7, xây dựng đồ thị doanh thu và chi phí qua các năm
Đồ thị 3: Doanh thu và chi phí của công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008
Qua số liệu về tổng chi phí theo doanh thu có trên bảng 7, có nhận xét như sau:
Bình quân giai đoạn 2004 – 2008 để tạo ra một đơn vị doanh thu công ty BIC phải chi phí một lượng chi phí bình quân là 0.8973 đơn vị chi phí. Chi phí bình quân cho một đơn vị doanh thu đạt hiệu quả tốt nhất vào năm 2006, còn kém hiệu quả nhất vào năm 2008. Nhìn chung mức độ biến động chi phí bình quân cho một đơn vị doanh thu của công ty giai đoạn này không có sự biến động lớn. Điều này cho thấy mặc dù những năm qua doanh thu của công ty luôn tăng cao qua các năm nhưng hiệu quả đạt được lại chưa cao. Được thể hiện ở chỗ năm 2008 để tạo ra được một đơn vị chi phí, công ty phải chi phí một lượng chi phí bình quân cao hơn các năm trước. Hiệu quả chi phí thường xuyên của công ty còn thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường bảo hiểm. Chi phí kinh doanh thấp sẽ ảnh hưởng làm giảm phí bảo hiểm dẫn đến số lượng khách hàng của công ty sẽ tăng đáng kể. Vì thế công ty BIC muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì phải chú trọng đến những biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh.
II. Phân tích tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố
Doanh thu và lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố chính là tình hình sử dụng nguồn vốn, số lao động, tài sản, chính sách tiền lương. Mỗi một nhân tố đều có mức ảnh hưởng khác nhau đến chúng. Để biết được rõ hơn doanh thu và lợi nhuận tăng lên chủ yếu do nhân tố nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và các nhân tố đó
1. Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn dựa vào mô hình hồi quy.
Bảng 8: Bảng tổng kết các chỉ tiêu doanh thu, vốn và lao động giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động có bình quân trong năm(người) ()
41
54
76
265
359
Tổng vốn có bình quân trong năm (triệu đồng) ()
103924
117592
320089
731021
1003986
Doanh thu
(triệu đồng)
26937
40526
58860
162368
285690
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Sử dụng SPSS trong phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn. Từ số liệu bảng 4, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội và mô hình hàm sản xuất.
Bảng 9: Bảng các dạng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu với số lao động và nguồn vốn
Dạng hàm
Mô hình
Tỷ số tương quan R
Sai số của mô hình SE
Hàm hồi quy tuyến tính bội
0.92444
48150.14235
Hàm sản suất Cobb– Douglas
0.92577
0.42893
Qua kết quả trong bảng phụ lục có thể thấy 2 dạng mô hình trên đều là mô hình lỗi do kiểm định các tham số của mô hình đều bằng 0. Vì thế không thể sử dụng các mô hình này để phân tích mối liên hệ tương quan giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn.
2. Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới doanh thu. Sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý, tận dụng được tối đa năng lực của người lao động là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác( máy móc, thiết bị...) nên tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động
Có tài liệu về số lao động của công ty từ năm 2004 đến năm 2008 như sau:
Bảng 10: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng lao động
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động có bình quân trong năm(người)
41
54
76
265
359
Năng suất lao động bình quân (Triệu đồng/ người)
657
750.481
774.474
612.709
795.794
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu của bảng 9, sử dụng mô hình 1 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động.
Bảng 11: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng lao động đến doanh thu giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
DT (triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
DT() (triệu đồng)
5048
8928
-11737
49827
DT() (triệu đồng)
8541
22995
147168
208926
DT (%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
14.23
17.88
-6.74
21.13
(%)
31.71
85.37
546.34
775.61
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Qua số liệu tính toán ở bảng trên, có một số nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 14.23% làm cho doanh thu tăng 5048 triệu đồng, số lượng lao động tăng 31.71% làm cho doanh thu tăng 8541 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 17.88% làm cho doanh thu tăng 8928 triệu đồng, số lượng lao động tăng 85.37% làm cho doanh thu tăng 22995 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất lao động giảm 6.74% làm cho doanh thu giảm 11737 triệu đồng, số lượng lao động tăng 546.34% làm cho doanh thu tăng 147168 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 21.13% làm cho doanh thu tăng 49827 triệu đồng, số lượng lao động tăng 775.61% làm cho doanh thu tăng 208926 triệu đồng.
Vậy doanh thu năm 2005, 2006 và 2008 tăng là do tăng cả năng suất lao động bình quân và số lượng lao động, nhưng nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng số lượng lao động.
Năm 2007 doanh thu tăng chỉ là do tăng số lượng lao động. Năng suất lao động của năm này giảm so với năm 2004.
Năng suất lao động tăng dần qua các năm chứng tỏ trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng cao do công ty thường xuyên mở những khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Chỉ có năm 2007 là năng suất lao động bình quân của công ty giảm. Nguyên nhân do năm 2006, công ty bắt đầu có những thay đổi to lớn về hình thức tổ chức cũng như ban lãnh đạo vì thế đã dẫn đến việc bắt đầu có những thay đổi cơ bản nguồn nhân lực. Vì có sự khác biệt về cơ chế hoạt động từ liên doanh khi chuyển thành doanh nghiệp nhà nước nên đến cuối tháng 5/2006 BIC mới ký được hợp đồng lao động với nhân viên và đến tháng 5/2006 mới ban hành đựơc cơ chế và thực hiện trả lương chính thức cho nhân viên. vì thế nhiều cán bộ có kinh nghiệm đã chuyển công tác. Sang năm 2007, công ty đã tăng một số lượng lớn công nhân viên. Do số lượng lao động tăng quá nhanh nên chất lượng lao động cũng chưa được đảm bảo vì thế năng suất lao động bình quân của công ty năm này chưa cao. Sang năm 2008, công ty đã có sự lựa chọn, tuyển dụng cán bộ theo 1 quy trình rất chặt chẽ, 100% cán bộ của BIC là tốt nghiệp đại học, sau đại học các chuyên ngành liên quan, vì thế năng suất lao động bình quân lại có xu hướng tăng lên.
Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của đơn vị. Tổng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Quy mô của nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Có tài liệu về nguồn vốn của công ty qua các năm như sau:
Bảng 12: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn có bình quân trong năm (triệu đồng) ()
103924
117592
320089
731021
1003986
Năng suất tổng vốn(triệu đồng/ triệu đồng)
0.2592
0.3446
0.1839
0.2221
0.2846
vốn cố định có bình quân trong năm(triệu đồng)()
62237
73261
203569
406219
661365
tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn(lần)
0.6027
0.623
0.635
0.5557
0.6587
Năng suất vốn cố định (triệu đồng/ triệu đồng)
0.4328
0.5532
0.289
0.3997
0.432
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (triệu đồng/triệu đồng)
0.02173
0.03534
0.03025
0.01928
0.02157
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (triệu đồng/triệu đồng)
0.08383
0.10255
0.16449
0.08679
0.07579
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
3.1 Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng nguồn vốn
● Từ số liệu của bảng 11, sử dụng mô hình 2 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng nguồn vốn.
Bảng 13: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng tổng vốn đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
10042.357
-24102.702
-27120.879
25501.244
(triệu đồng)
3546.643
56029.968
162551.879
233251.756
DT (%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
32.95
-29.05
-14.31
9.8
(%)
13.15
207.99
603.4
866.05
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Chỉ tiêu năng suất tổng vốn là một chỉ tiêu quan trọng cho biết: cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị doanh thu.
Qua số liêu tính toán ở bảng 12, có một số nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn tăng 32.95% làm cho doanh thu tăng 10042.357 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng 13.15% làm cho doanh thu tăng 3546.643 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 29,05% làm cho doanh thu giảm 24102,702 triệu đồng, tổng vốn bình quân năm tăng 207.99% làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 14.31% làm cho doanh thu giảm 27120.879 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng 603.4 % làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn tăng 9.8% làm cho doanh thu tăng 25501.244 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng
866.05 % làm cho doanh thu tăng 233251.756 triệu đồng.
Vậy năm 2005 và năm 2008, doanh thu tăng là do tăng cả năng suất tổng vốn lẫn tổng vốn bình quân năm. Tuy nhiên năm 2008 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng tổng vốn còn năm 2005 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng năng suất tổng vốn. Vậy năm 2005, công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Năm 2006 và năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Năng suất tổng vốn 2 năm này đều giảm so với năm 2004. Công ty sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả.
● Từ số liệu bảng 11, sử dụng mô hình 3 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng vốn cố định
Bảng 14: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng vốn cố định đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
( triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
8820.482
-29228.287
-13446.159
-529.061
(triệu đồng)
1033.145
4474.665
-14870.137
24333.408
( triệu đồng)
3564.496
56385.546
163747.296
234948.643
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
27.82
-33.23
-7.65
-0.18
(%)
3.37
5.36
-7.8
9.29
(%)
13.15
207.99
603.4
866.05
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Qua số liệu tính toán của bảng 13, có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định tăng 27.82% làm cho doanh thu tăng 8820.482 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 1033.145 triệu đồng, tổng vốn tăng 13.15% làm doanh thu tăng 3564.496 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 33.23% làm cho doanh thu giảm 29228.287 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 4474.665 triệu đồng, tổng vốn tăng 207.99% làm doanh thu tăng 56385.546 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 7.65% làm cho doanh thu giảm 13446.159 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu giảm 14870.137 triệu đồng, tổng vốn tăng 603.4% làm doanh thu tăng 163747.296 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 0.18% làm cho doanh thu giảm 529.061 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 24333.408 triệu đồng, tổng vốn tăng 866.05% làm doanh thu tăng 234948.643 triệu đồng.
Vậy năm 2005, doanh thu tăng là do tăng năng suất vốn cố định, tăng tổng vốn và do thay đổi tỷ trọng vốn cố định. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm 2005 là tăng năng suất vốn cố định.
Năm 2006 và năm 2008, doanh thu tăng là do thay đổi tỷ trọng vốn cố định và do tăng tổng vốn. Vốn cố định được sử dụng chưa hiệu quả. Nhân tố chính làm tăng doanh thu 2 năm này là do tăng tổng vốn.
Năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Việc thay đổi tỷ trọng vốn cố định chưa hợp lý cũng góp phần làm giảm doanh thu. Công ty sử dụng chưa hiệu quả vốn cố định.
3.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn
● Từ số liệu ở bảng 11, sử dụng mô hình 7 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn.
Bảng 15: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1898
7424
11834
19394
(triệu đồng)
1600.427
2727.158
-1791
-160.638
(triệu đồng)
297.573
4696.842
13625
19554.638
(%)
84.06
328.79
524.09
858.9
(%)
62.63
39.21
-11.28
-0.74
(%)
13.15
207.99
603.42
866.08
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên tổng vốn trong kỳ là bao nhiêu %.
Qua số liệu tính toán ở bảng 14, có những nhận xét sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 62,63% làm cho lợi nhuận tăng 1600.427 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 13.15% làm cho lợi nhuận tăng 297.573 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 39.21% làm cho lợi nhuận tăng 2727.158 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 207.99 % làm cho lợi nhuận tăng 4696.842 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 11.28% làm cho lợi nhuận giảm 1791 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 603.42 % làm cho lợi nhuận tăng 13625 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 0.74% làm cho lợi nhuận giảm 160.638 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 866.08% làm cho lợi nhuận tăng 19554.638 triệu đồng.
Như vậy chỉ có 2 năm 2005 và 2006, lợi nhuận tăng là do tăng cả tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và tổng vốn bình quân.Năm 2005, lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Năm 2006 thì lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tổng vốn bình quân.
Năm 2007 và năm 2008, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn đều giảm so với năm 2004. Lợi nhuận của 2 năm này tăng chỉ là do tăng tổng vốn bình quân.
Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định và các chỉ tiêu liên quan cũng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Để nghiên cứu xem doanh nghiệp sử dụng TSCĐ đã hiệu quả chưa, kết quả kinh doanh tăng chủ yếu do nhân tố nào. Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu và lợi nhuận công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 16: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng
tài sản cố đinh
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Nguyên giá TSCĐ bình quân (triệu đồng)
2014
2319
6741
15831
23126
Mức khấu hao TSCĐ trích bq trong năm(triệu đồng)
223
248
740
1719
2489
Năng suất sử dụng TSCĐ (triệu đồng / triệu đồng)
13.3749
17.4756
8.7316
10.2563
12.3536
Hiệu năng mức khấu hao TSCĐ(triệu đồng / triệu đồng)
120.7937
157.0775
79.54
87.3416
106.244
Tỷ trọng tổng mức khấu haoTSCĐ trích trong năm (%)
11.7
9.3508
9.1095
9.2094
9.2913
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ (triệu đồng /triệu đồng)
1.12115
1.79215
1.43629
0.89015
0.93626
Tỷ suất lợi nhuận tính trên mức khấu hao TSCĐ (triệu đồng/ triệu đồng)
10.12556
16.10853
13.08378
7.58042
8.05206
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
4.1 Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 15, sử dụng mô hình 4 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 17: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến doanh thu.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
9509.523
-31300.485
-49370.557
-23618.584
(triệu đồng)
4079.477
63223.485
184801557
282371.584
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
30.66
-34.72
-23.32
-7.64
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Chỉ tiêu năng suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp TSCĐ cho biết cứ 1 triệu đồng TSCĐ đầu tư kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả kinh doanh.
Qua bảng tính 16 có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ tăng 30.66% làm cho doanh thu tăng 9509.523 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 15.14% làm cho doanh thu tăng 4079.477 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 34.72% làm cho doanh thu giảm 31300.485 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 234.71% làm cho doanh thu tăng 63223.485 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 23.32% làm cho doanh thu giảm 49370.557 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 686.05% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 7.64% làm cho doanh thu giảm 23618.584 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 1048.26% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Nhìn chung chỉ có năm 2005 là TSCĐ được sử dụng một cách có hiệu quả. Năm 2005, năng suất sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân đều tăng. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm này là do tăng năng suất sử dụng TSCĐ.
Năm 2006, 2007 và 2008, năng suất TSCĐ đều giảm so với năm 2004. Doanh thu tăng chỉ do tăng TSCĐ.
4.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 15, sử dụng mô hình 8 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 18: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1556.049
2124.359
-3656.961
-4275.766
(triệu đồng)
341.951
5299.641
15490.961
23669.766
(%)
59.849
28.11
-20.6
-16.49
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Qua số liệu tính toán ở bảng 17, có 1 số nhận xét như sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ tăng 59.849 % làm cho lợi nhuận tăng 1556.049 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 15.14% làm cho lợi nhuận tăng 341.951 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ tăng 28.11% làm cho lợi nhuận tăng 2124.359 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 234.71% làm cho lợi nhuận tăng 5299.641 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ giảm 20.6% làm cho lợi nhuận giảm 3656.961triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 686.05% làm cho lợi nhuận tăng 15490.961 triệu đồng
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ giảm 16.49% làm cho lợi nhuận giảm 4275.766 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 1048.26% làm cho lợi nhuận tăng 23669.766 triệu đồng
Năm 2005 và 2006, lợi nhuận tăng là do tăng cả tỷ suất lợi nhuận TSCĐ và giá trị TSCĐ. Nhưng nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2005 là do tăng tỷ suất lợi nhuân TSCĐ, còn nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2006 là do tăng giá trị TSCĐ.
Năm 2007 và năm 2008, tỷ suất lợi nhuận TSCĐ đều giảm. Lợi nhuận tăng lên của doanh nghiệp trong 2 năm này đều chỉ do tăng giá trị TSCĐ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả.
Phân tích sự biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Mặt khác, trong quản lý doanh nghiệp, nôi dung quản lý phức tạp và khó khăn nhất chính là con người mà nguyên nhân sâu xa của sự khó khăn đó chính là việc phan phối sao cho công bằng. Điều này đã đặt ra một vấn đề quan trọng là làm sao để công ty có một chế độ lương hợp lý nhất. Để nghiên cứu xem chính sách tiền lương của công ty có hiệu quả hay khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2046.doc