Phần mở đầu 1
Phần 1. Giới thiệu khái quát về Viện Khoa học xã hội Việt Nam 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 3
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 8
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 10
Phần 2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 11
2.1. Tổng quan về công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 11
Bảng 2.1: Tổng hợp công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 – 2006) 13
2.2. Phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 14
Bảng 2.2: Tổng hợp công tác đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 – 2006) 14
Bảng 2.3: Tóm tắt các gói thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 – 2006) 15
Bảng 2.4: Quá trình tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp về mặt thời gian của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006 16
Bảng 2.5: Tóm tắt kết quả đấu thầu và kết quả thực hiện các gói thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006 17
Phần 3. Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 28
3.1. Sự cần thiết phải tổ chức đấu thầu 28
3.2. Những kết quả đạt được 29
3.3. Những mặt còn hạn chế 29
Tài liệu tham khảo 33
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
cơ quan sự nghiệp khác
1. Nhà Xuất bản Khoa học xã hội
2. Trung tâm Phân tích và Dự báo
3. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
Khối cơ quan chức năng
1. Ban Tổ chức cán bộ
2. Ban Quản lý khoa học
3. Ban Kế hoạch – Tài chính
4. Ban Hợp tác quốc tế
5. Văn phòng
6. Phòng Đầu tư xây dựng
Các tổ chức nghiên cứu khoa học
1. Bảo tàng Dân tộc học VN
2. Viện Dân tộc học
3. Viện Gia đình và Giới
4. Viện KHXH vùng Nam Bộ
5. Viện KHXH vùng TB và TN
6. Viện Khảo Cổ học
7. Viện Kinh tế Việt Nam
8. Viện Kinh tế và Chính trị TG
9. Viện Nghiên cứu Châu Âu
10. Viện NC Con người
11. Viện NC Hán Nôm
12. Viện NC MT & PTBV
13. Viện NC Trung Quốc
14. Viện NC Tôn giáo
15. Viện NC Văn hóa
16. Viện NC Đông Bắc á
17. Viện NC Đông Nam á
18. Viện Ngôn ngữ học
19. Viện Nhà nước & Pháp luật
20. Viện Sử học
21. Viện Thông tin KHXH
22. Viện Triết học
23. Viện Tâm lý học
24. Viện Văn học
25. Viện Xã hội học
Sơ đồ: 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004
Phần 2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Tổng quan về công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Theo phân cấp, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cấp quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu và giảng dậy của các Viện nghiên cứu trực thuộc, các dự án đầu tư chiều sâu trang thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu nhóm B (Từ 7 đến 200 tỷ đồng) và nhóm C (dưới 7 tỷ đồng) căn cứ trên cơ sở quy hoạch phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, cũng như của ngành Khoa học xã hội nói chung. Giúp việc cho Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong công tác này là Phòng Đầu tư xây dựng. Năm 2000, Phòng Đầu tư xây dựng chỉ là một tổ chuyên viên với 3 chuyên viên, hai kỹ sư xây dựng và một cử nhân kinh tế. Năm 2001, Phòng Đầu tư xây dựng được thành lập với số người ban đầu là 3 người. Đến nay, Phòng Đầu tư xây dựng có 5 cán bộ, bao gồm 3 kỹ sư xây dựng, 1 trung cấp xây dựng, 1 cử nhân kinh tế.
Thông thường, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao cho thủ trưởng của các đơn vị sử dụng dự án làm chủ đầu tư dự án. Để quản lý thực hiện dự án, chủ đầu tư thường sử dụng hình thức trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án hoặc không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng đội ngũ cán bộ trong bộ máy của mình có đủ năng lực chuyên môn để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện 11 dự án, bao gồm 06 dự án xây dựng và 5 dự án đầu tư chiều sâu. Trong đó, có 2 dự án nhóm B và 9 dự án nhóm C. Thực hiện tổng số 130 gói thầu, bao gồm: 24 gói thầu xây lắp, 45 gói thầu thiết bị và 61 gói thầu tư vấn (bảng 2.1).
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy công tác tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam rất đa dang, áp dụng nhiều phương thức đấu thầu. Phương thức đấu thầu rộng rãi là 7 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 5,38 % tổng số gói thầu thực hiện), phương thức đấu thầu hạn chế là 12 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 9,23 % tổng số gói thầu thực hiện), phương thức chào hàng cạnh tranh là 30 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 23,08 % tổng số gói thầu), phương thức chỉ định thầu là 81 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 62,31 % tổng số gói thầu). Tổng số kinh phí tiết kiệm được trong việc tổ chức đấu thầu là 7.078 triệu đồng (giảm 5,78 % so với dự toán được duyệt). Trong đó, các gói thầu xây lắp tiết kiệm được 5.001 triệu đồng (giảm 6,18% so với dự toán được duyệt), các gói thầu thiết bị tiết kiệm được 2.060 triệu đồng (giảm 5,58 % so với dự toán được duyệt) và các gói thầu tư vấn tiết kiệm được 17 triệu đồng (giảm 0,37 % so với dự toán được duyệt).
Bảng 2.1: Tổng hợp công tác đầu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 - 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên gói thầu
Tổng hợp
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chào hàng cạnh tranh
Chỉ định thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá trị dự toán được duyệt
Tổng giá trị trúng thầu
Giảm
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị chỉ định thầu
Tổng số
130
122.409
115.331
7.078
5,78
7
59.327
54.794
12
35.058
34.299
30
16.976
15.190
81
11.048
1
Xây lắp
24
80.874
75.873
5.001
6,18
2
46.985
42.553
8
27.542
26.982
2
935
926
12
5.412
2
Thiết bị
45
36.908
34.848
2.060
5,58
4
10.850
10.766
4
7.516
7.317
28
16.041
4.264
9
2.501
3
Tư vấn
61
4.627
4.610
17
0,37
1
1.492
1.475
-
-
-
-
-
-
60
3.135
2.2. Phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Bảng 2.2: Tổng hợp công tác đầu thầu xây lắp
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 - 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên gói thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá trị dự toán
Tổng giá trị trúng thầu
Giảm
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Tổng số
24
80.874
75.873
5.001
6,18
1
Đấu thầu rộng rãi
2
46.985
42.553
4.432
9,43
2
Đấu thầu hạn chế
8
27.542
26.982
560
2,03
3
Chào hàng cạnh tranh
2
935
926
9
0,96
4
Chỉ định thầu
12
5.412
5.412
-
-
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức đấu thầu tổng số 24 gói thầu xây lắp, bao gồm 2 gói thầu đấu thầu rộng rãi, 8 gói thầu đấu thầu hạn chế, 2 gói thầu chào hàng cạnh tranh và 12 gói thầu chỉ định thầu. Tổng giá trị dự toán được duyệt là 80.874 triệu đồng, tổng giá trị trúng thầu là 75.873 triệu đồng, tổng giá trị giảm do đấu thầu là 5.001 triệu đồng (giảm 6,18 % so với tổng giá trị dự toán các gói thầu đã được phê duyệt) như bảng 2.2. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp nói trên thông qua các dự án đầu tư và các hình thức tổ chức đấu thầu.
Bảng 2.3. Tóm tắt các gói xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Tên dự án
Địa điểm thực hiện
Giá trị gói thầu
(Triệu đồng)
Hình thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu
Thời gian thực hiện
Nguồn vốn
1
Hoàn thiện, điện, nước.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
14.634
Đấu thầu rộng rãi
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2000
Ngân sách nhà nước
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
32.351
Đấu thầu rộng rãi (có sơ tuyển)
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2006
Ngân sách nhà nước
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
12.798
Đấu thầu hạn chế
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2000
Ngân sách nhà nước
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước
Trung tâm Phân tích và Dự báo
Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
4.617
Đấu thầu hạn chế
1 túi hồ sơ
7 đến tháng 9/2006
Ngân sách nhà nước
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
Đầu tư chiều sâu Viện Kinh tế học (nay là Viện Kinh tế Việt Nam)
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
205
Chào hàng cạnh tranh
1 túi hồ sơ
12/2002
Ngân sách nhà nước
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
730
Chào hàng cạnh tranh
1 túi hồ sơ
12/2002
Ngân sách nhà nước
Bảng 2.4. Quá trình tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp về mặt thời gian của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Thông báo mời thầu
Bán HSMT
Nộp HSDT (đóng thầu)
Mở thầu
Trình duyệt kết quả đấu thầu
Phê duyệt kết quả đấu thầu
1
Hoàn thiện, điện, nước.
26/6/00
24/7/00
7/7/00
24/7/00
25/7/00
18/10/00
1/11/00
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
7/7/06
1/9/06
11/9/06
26/9/06
26/9/06
11/10/06
26/10/06
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
26/6/00
3/11/01
15/11/01
5/12/01
5/12/01
18/12/01
21/12/01
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước Trung tâm Phân tích và Dự báo
31/8/06
06/9/06
15/9/06
29/9/06
29/9/06
13/10/06
17/10/06
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
28/8/02
11/12/02
11/12/02
13/12/02
14/12/02
16/12/02
16/12/02
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
20/11/02
5/12/02
5/12/02
10/12/02
10/12/02
11/12/02
12/12/02
Bảng 2.5. Tóm tắt kết quả đấu thầu và kết quả thực hiện các gói thầu xây lắp
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Tên dự án
Giá trị Dự toán (Triệu đồng)
Giá trị Trúng thầu (Triệu đồng)
Giảm (Triệu đồng)
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Giá trị quyết toán (Triệu đồng)
Phát sinh (Triệu đồng)
Thời gian thực hiện gói thầu (tháng)
Kế hoạch
Hợp đồng
Thực tế
1
Hoàn thiện, điện, nước
Tổ hợp công trình Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
14.634
11.531
3.103
21,20
13.888
+2.357
13
9
50
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
32.351
31.022
1.329
4,11
Đang thực hiện
-
27
25
-
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
12.798
12.757
41
0,32
14.383
+1.626
6
5
30
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước
Trung tâm Phân tích và Dự báo
4.617
4.580
37
0,8
4.760
+180
13
7
7
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
Đầu tư chiều sâu Viện Kinh tế học (nay là Viện Kinh tế Việt Nam)
205
200
5
2,44
200
0
30 ng
12 ng
12 ng
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
730
726
4
0,55
731
+1
30 ng
30 ng
18 ng
Trên cơ sở các gói thầu xây lắp đã được tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam được tóm tắt trong Bảng 2.5 trên đây, tác giả sẽ đi sâu phân tích công tác tổ chức đấu thầu gói thầu số 1: “Hoàn thiện điện nước Tổ hợp công trình Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam”.
Tổ hợp công trình được đầu tư theo quyết định số 289/TTg ngày 15/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm hai toà nhà được đầu tư thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng toà nhà 15 tầng làm trụ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và 10 Viện trực thuộc. Giai đoạn 2 là đầu tư xây dựng toà nhà 14 tầng làm trụ sở làm việc của Viện Thông tin KHXH và Thư viện tổng hợp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Giai đoạn 1 đã kết thúc đưa vào sử dụng vào 12/2005, hiện nay Viện Khoa học xã hội Việt Nam đang triển khai thưc hiện giai đoạn 2 của dự án.
Giai đoạn 1 của dự án đã triển khai thực hiện trong một thời gian dài từ năm 1995 đến năm 2005. Vì vậy, dự án trải qua nhiều chủ đầu tư: khi chuẩn bị đầu tư dự án thì chủ đầu tư là Viện trưởng Viện Thông tin KHXH trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đến khi dự án triển khai thực hiện thì trực tiếp Giám đốc Trung tâm KHXH và NVQG (nay là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ đầu tư của dự án, đến khi gần kết thúc dự án thì Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao cho Chánh Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm chủ đầu tư của dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành lập một Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án, bao gồm một kỹ sư xây dựng làm Trưởng ban, hai cán bộ kỹ thuật và một kế toán dự án.
Tại thời điểm tổ chức thực hiện gói thầu nêu trên, chủ đầu tư của dự án là Giám đốc Trung tâm KHXH và NVQG (nay là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Vì vậy, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được ủy quyền cho một Phó Giám đốc Trung tâm (nay là Phó Chủ tịch).
Lập kế hoạch đấu thầu:
Sau khi dự án, thiết kế và tổng dự toán của dự án được phê duyệt, Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu cho dự án. Kế hoạch đấu thầu được lập căn cứ trên thiết kế và dự toán đã được phê duyệt. Do dự án triển khai thực hiện trong nhiều năm, trải qua nhiều lần điều chỉnh dự án, thiết kế và tổng dự toán nên kế hoạch đấu thầu của dự án cũng được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thiết kế và dự toán điều chỉnh đã được phê duyệt. Tuy nhiên, các gói thầu xây lắp hầu hết được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, một số gói thầu có quy mô nhỏ (giá trị gói thầu nhỏ hơn 2 tỷ đồng) được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế; Các gói thầu thiết bị hầu hết được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, một số gói thầu thiết bị có cả phần lắp đặt có giá trị lớn thì được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, một số gói thầu thiết bị có giá trị nhỏ (giá trị gói thầu nhỏ hơn 500 triệu đồng) được áp dụng hình thức chỉ định thầu; tất cả các gói thầu tư vấn được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu:
Kế hoạch đấu thầu của dự án được Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định trước khi phê duyệt. Các nội dung chính khi tiến hành thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm:
- Cơ sở pháp lý (đảm bảo dự án đủ điều kiện để triển khai thực hiện);
- Các nguyên tắc phân chia gói thầu;
- Giá trị gói thầu;
- Hình thức tổ chức đấu thầu;
- Thời gian tổ chức đấu thầu;
- Hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng;
- Tính khả thi của việc tổ chức đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu và phù hợp với thực tế thực hiện dự án.
Sau khi thẩm định xong kế hoạch đấu thầu, Phòng Đầu tư xây dựng làm báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch đấu thầu trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Ngày 26/6/2000 cấp quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu điều chỉnh của dự án.
Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Do không đủ số lượng cán bộ cũng như không đủ năng lực để tự thực hiện nên chủ đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn Xây dựng dân dụng Việt Nam lập HSMT và đánh giá HSDT cho các gói thầu nêu trên.
Căn cứ vào thiết kế và dự toán đã được phê duyệt, đơn vị tư vấn tiến hành lập HSMT giúp chủ đầu tư. HSMT bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về dự án và gói thầu gồm: thời gian và địa điểm thực hiện, chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện, các hồ sơ pháp lý
- Các điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu;
+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ;
+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Đơn dự thầu không hợp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện;
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính;
+ Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định của hồ sơ mời thầu;
+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
- Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
- Các yêu cầu về kỹ thuật, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng;
- Tiêu chuẩn đánh giá.
Sau khi Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư kiểm tra lại chủ đầu tư gửi HSMT đến Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và Cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu
Trong thời gian này, chủ đầu tư tiến hành đăng báo thông báo mời thầu trong ba số liên tiếp. Sau khi HSMT được phê duyệt, ngày 7/7/2000 chủ đầu tư tiến hành bán HSMT cho các nhà thầu đến đăng ký mua.
Trong thời gian các nhà thầu chuẩn bị HSDT, đơn vị tư vấn giúp chủ đầu tư xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá HSDT (gọi tắt là bảng điểm), bảng điểm bao gồm các tiêu chí được xây dựng căn cứ theo các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính đã nêu trong HSMT. Bảng điểm được Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt trước thời điểm mở thầu.
Ngày 24/7/2000 có 07 nhà thầu nộp HSDT, ngày 25/7/2000 chủ đầu tư tiến hành mở thầu công khai có sự tham gia của đại diện đơn vị tư vấn đấu thầu, đại diện cấp quyết định đầu tư và đại diện các nhà thầu tham dự. Sau khi mở thầu, chủ đầu tư sẽ ký tắt vào các trang bản gốc của các HSDT, một bộ bản sao của các HSDT được bàn giao cho đơn vị tư vấn để tiến hành đánh giá HSDT, các bộ còn lại sẽ được chủ đầu tư lưu theo chế độ mật.
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi đánh giá sơ bộ các HSDT, trong số 07 hồ sơ dự thầu tham dự có 03 hồ sơ dự thầu bị loại bỏ do không đủ điều kiện về năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của HSMT. Còn lại 04 HSDT đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm được đơn vị tư vấn đưa vào đánh giá chi tiết.
Trong phần đánh giá chi tiết 04 HSDT, cả 04 HSDT đều đạt đủ điểm kỹ thuật và được đưa vào đánh giá ở bước tiếp theo là bước đánh giá về giá dự thầu của các HSDT.
Trong phần này, đơn vị tư vấn đã xác định giá đánh giá của các HSDT căn cứ vào:
+ Thiết kế, tiên lượng trong HSMT.
+ Đơn giá xây dựng cơ bản của Thành phố Hà nội.
+ Thông báo giá của một số vật liệu không có trong đơn giá (Báo giá của các đơn vị cung cấp)
+ Các qui định hiện hành của Nhà nước.
Sau khi xác định giá đánh giá của 04 HSDT thì HSDT của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng có giá đánh giá thấp nhất và được đơn vị tư vấn kiến nghị là đơn vị trúng thầu. Ngày 29/9/2000, đơn vị Tư vấn lập báo cáo đánh giá HSDT và báo cáo kết quả với chủ đầu tư. Chủ đầu tư kiểm tra lại và làm tờ trình Phòng Đầu tư thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt vào ngày 19/10/2000.
Thẩm định kết quả đấu thầu:
Phòng Đầu tư xây dựng tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và tiến hành thẩm định. Do số lượng cán bộ ít nên kết quả đấu thầu chỉ do một kỹ sư xây dựng thẩm định và một kỹ sư kinh tế xây dựng kiểm tra lại trước khi trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định:
- Các căn cứ pháp lý của việc tổ chức đấu thầu;
- Quy trình và các mốc thời gian trong quá trình tổ chức đấu thầu;
- Nội dung đánh giá các HSDT của đơn vị Tư vấn.
Ngày 30/10/2000, Phòng Đầu tư xây dựng có báo cáo kết quả thẩm định kết quả đấu thầu trình cấp quyết định đầu tư. Phòng Đầu tư xây dựng báo cáo kết quả thẩm định như sau:
- Gói thầu đủ cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu;
- Quy trình và các mốc thời gian nhìn chung là đảm bảo, riêng thời gian đánh giá HSDT quá dài, vượt quy định của nhà nước. Tổng thời gian đánh giá HSDT kể từ ngày mở thầu đến ngày chủ đầu tư có báo cáo trình kết quả đấu thầu lên Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt là 86 ngày, vượt quy định của Nhà nước 26 ngày (quy định của Nhà nước thời gian đánh giá HSDT ≤ 60 ngày).
- Về nội dung đánh giá HSDT có phát hiện ra một số thiếu sót của đơn vị đánh giá HSDT như:
+ Một số nội dung đơn vị tư vấn cho điểm chưa được công bằng và chính xác;
+ Riêng phần kính khung nhôm TUNG KUANG của Tổng công ty xây dựng Sông Đà tính theo báo giá của Đại lý cung cấp đã bao gồm các phụ kiện, thuế giá trị gia tăng (VAT), cả công lắp đặt tại công trình. Nhưng khi tính giá chào thầu lại tính thêm 1 lần thuế giá trị gia tăng (VAT) nữa có nghĩa là toàn bộ phần kính khung nhôm TUNG KUANG tính 2 lần thuế VAT vì vậy phải trừ đi 1 giá trị thuế VAT.
+ Phần xác định giá đánh giá của các HSDT chưa được chi tiết, rõ ràng và chính xác nên cán bộ thẩm định đã xác định lại phần giá đánh giá của cả 04 HSDT này.
Tuy nhiên kết quả thẩm định vẫn trùng với kết quả của đơn vị tư vấn đã đánh giá và ngày 30/10/2000, Phòng Đầu tư xây dựng đã lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và kiến nghị cấp quyết định đầu tư xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu theo kết quả đơn vị tư vấn đã đánh giá và chủ đầu tư đã trình duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư tiến hành thông báo kết quả đấu thầu đến tất cả các nhà tham dự đấu thầu và mời đơn vị trúng thầm đến thương thảo hợp đồng.
- Một số nhận xét thông qua việc tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp nói trên:
+ Tổ chức thực hiện các gói thầu: Viện Khoa học xã hội Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, tuân theo các Nghị định của Chính phủ ban hành, các thông tư hướng dẫn của các Bộ quản lý Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính). Đồng thời, tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần của quyết định đầu tư và kế hoạch đấu thầu đã phê duyệt, nhờ đó mà giúp cho việc triển khai đấu thầu thuận lợi. Một điều quan trọng nữa là có sự phân công rạch ròi trách nhiệm cá nhân của mỗi người, mỗi đơn vị tham gia từ khảo sát, thiết kế, lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu để đảm bảo tiến độ cho dự án và chất lượng công trình.
+ Công tác kế hoạch đấu thầu: Trong quá trình tổ chức đấu thầu, công tác lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu luôn được coi trọng. Kế hoạch đấu thầu luôn bám sát dự án, thiết kế đã được phê duyệt. Các gói thầu được phân chia một cách hợp lý, đúng quy định căn cứ trên cơ sở tính chất kỹ thuật, năng lực của các nhà thầu có thể tham gia, kế hoạch vốn và tiến độ của dự án. Quá trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định đảm bảo cho quá trình tổ chức đấu thầu luôn đúng quy định và có hiệu quả cao.
+ Công tác lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu: Do không đủ cán bộ chuyên môn nên công tác này được Viện Khoa học xã hội Việt Nam thuê các tổ chức tư vấn làm. Vì vậy, việc lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện đúng theo quy trình và quy định của Pháp luật. Hồ sơ mời thầu được lập đầy đủ, rõ ràng, bám sát được thiết kế và dự toán đã được phê duyệt. Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cũng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định giúp cho việc tổ chức đấu thầu diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.
+ Công tác thẩm định và phê duyệt: Công tác thẩm định đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Công tác này do Phòng Đầu tư xây dựng trực thuộc Viện thẩm định, các sai sót trong quá trình lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu cũng như quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu đều được kiến nghị điều chỉnh lại cho đúng và phù hợp.
+ Hiệu quả đấu thầu: Gói thầu xây lắp được tổ chức đấu thầu rộng rãi đã đạt hiệu quả cao. Giá trị dự toán được phê duyệt là 14.634 triệu đồng, sau khi tổ chức đấu thầu giá trị trúng thầu là 11.531 triệu đồng, giảm 3.103 triệu đồng so với dự toán đã được phê duyệt (tương đương với giảm 21.2 %).
Tuy nhiên quá trình tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu này vẫn còn có một số hạn chế sau:
+ Đội ngũ cán bộ (cán bộ kỹ thuật, cán bộ thẩm định, cán bộ có chuyên môn về công tác đấu thầu ) còn rất thiếu. Vì vậy, các công việc như lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu vẫn phải thuê đơn vị tư vấn thực hiện, dẫn đến việc chủ đầu tư không chủ động được trong quá trình thực hiện cũng như không quản lý được chất lượng của các công việc đó. Trong khi đội ngũ cán bộ của chủ đầu tư không đủ số lượng cũng như năng lực chuyên môn để kiểm tra lại các công việc đó. Do đó không loại bỏ được các thiếu sót trong quá trình tổ chức đấu thầu. Đặc biệt đội ngũ cán bộ của đơn vị thẩm định các công việc này của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng không đủ số lượng để thẩm định kỹ được các công việc này trước khi trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
+ Kế hoạch đấu thầu của dự án chưa được bám sát với thực tế, đấu thầu rộng rãi chưa được áp dụng phổ biến, thời gian triển khai tổ chức đấu thầu chưa được hợp lý trong toàn bộ dự án dẫn đến việc khi lựa chọn được nhà thầu còn bị chậm so với tiến độ chung của dự án, có trường hợp lựa chọn được nhà thầu rồi nhưng các gói thầu khác chưa thực hiện xong nên chưa triển khai thực hiện được.
+ Chất lượng hồ sơ mời thầu chưa cao như: các thông số kỹ thuật đưa ra chưa được đầy đủ rõ ràng, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình đưa về một mặt bằng giá để đánh giá hồ sơ dự thầu; tiên lượng mời thầu còn chưa sát với thực tế dẫn đến trong quá trình thực hiện còn xẩy ra nhiều phát sinh. Trong khi đó, hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu có phần kiến nghị những khối lượng trong tiên lượng còn thiếu so với bản vẽ thiết kế hoặc có một số kiến nghị thay đổi cho phù hợp hơn với thực tế và nâng cao hiệu quả kinh tế chưa được xem xét trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và sau khi nhà thầu trúng thầu khi thương thảo hợp đồng, nên đến khi triển khai thực hiện mới xem xét t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6202.doc