LỜI NÓI ĐẦU
Phần I. Nội dung và ý nghĩa của tiền lương trong các doanh nghiệp công nghiệp
I. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
I.1. Khái niệm
I.2. ý nghĩa của tiền lương
II. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức tiền lương
II.1. Các nguyên tắc của tổ chức tiền lương
II.2. Những yêu cầu của tổ chức tiền lương
III. Một số chế độ trả lương và các hình thức trả lương
III.1. Các chế độ trả lương
III.2. Các hình thức trả lương
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
2. Hình thức trả lương theo thời gian
IV. Tiền thưởng
1. Định nghĩa
2. Vai trò của tiền thưởng
3. Nội dung tổ chức thưởng
V. Phúc lợi
1. Khái niệm
2. Các loại phúc lợi
VI. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác trả lương ở doanh nghiệp công nghiệp
Phần II. Phân tích thực trạng công tác trả lương ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
I. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội (HAICATEX)
1. Lịch sử hình thành của công ty
52 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng công tác trả lương tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong điều kiện như vậy, Công ty vừa tổ chức sản xuất, vừa hoàn thiện từng bước quy trình công nghệ, sắp xếp lao động hợp lý, đưa năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn cao. Đến nay sản phẩm của Công ty được đánh giá tiêu chuẩn chất lượng về các mặt như:
Vải mành sợi được cấp dấu chất lượng cấp 1
Vải sợi 3x3 và 3x4 được tặng Huy chương vàng trong Hội chợ triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam.
Đặc biệt Công ty đã được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Hai và một Huân chương Lao động hạng Ba.
Quá trình phát triển của Công ty
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người, ngành Dệt may thế giới nói chung và ngành Dệt may Việt Nam nói riêng đã ra đời phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ thủ công đến công nghiệp, từ phân tán đến tập trung...
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội đã có hơn 34 năm xây dựng và trưởng thành, song có thể khái quát thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thân của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (1967-1973).
Công ty ra đời trong chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc nước ta. Một trong các xí nghiệp thành viên của Nhà máy Liên hiệp Dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên là Nhà máy Dệt chăn, trụ sở tại Vĩnh Tuy-Thanh Trì-Hà Nội. Khi còn là xí nghiệp thành viên thì nhiệm vụ là tận dụng bóng đay, sợi rối, phế liệu của Xí nghiệp Dệt Nam Định để sản xuất chăn chiên. Sau khi sơ tán lên Hà Nội do không còn phế liệu trên làm nguyên liệu cho kế hoạch sản xuất, Nhà máy phải gom thu phế liệu của các Nhà máy trong khu vực Hà Nội như: Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Dệt 8-3... để thay thế và giữ vững sản xuất.
Nhưng do quy trình công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ (chế tạo từ thời Pháp thuộc), nguyên liệu tạp cung cấp bất thường làm cho giá thành sản phẩm cao dẫn đến tình trạng Nhà nước phải bù lỗ triền miên.
Cũng vào thời kỳ đó Trung Quốc giúp ta một dây chuyền công nghệ sản xuất vải mành lốp xe từ sợi bông, lãnh đạo Nhà máy đã đề nghị Nhà nước đầu tư dây chuyền công nghệ đó vào Nhà máy.
Từ năm 1970 đến năm 1972 dây chuyền đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng, sản phẩm làm ra cung cấp cho Nhà máy Cao su sao vàng thay thế cho vải mành phải nhập từ Trung Quốc.
Tháng 10-1973 Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng trong cơ chế tập trung bao cấp (1974-1988)
Từ quy mô nhỏ, tiền vốn chỉ có 473.406,98 đồng, giá trị tài sản là 158.507 đồng (theo giá cố định năm 1968), cán bộ công nhân viên có 77 người. Nhà máy vừa đầu tư xây dựng cơ bản nhà xưởng, kho tàng, đường xá nội bộ, mua sắm thêm máy móc thiết bị, tuyển dụng thêm lao động, bổ sung thêm vốn... Đến năm 1988 tổng mức vốn kinh doanh đạt trên 5 tỷ đồng, giá trị tổng tài sản đạt 10 tỷ đồng (theo thời giá cố định năm 1977).
Tổng số cán bộ công nhân vào biên chế là 1.079 người, trong đó có 986 người là công nhân sản xuất. Về thiết bị, khi lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành ban đầu Trung Quốc chỉ cấp cho ta 2 máy dệt vải mành (là máy chuyên dùng). Trong quá trình phát triển đi lên, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã tự chế tạo trang bị thêm 6 máy dệt vải mành nữa, đưa tổng số lên 8 máy để nâng cao năng lực sản xuất, sợi bông làm lốp xe đạp trong nước, đảm bảo cho Nhà máy phát triển sản xuất kinh doanh có lãi. Cũng trong giai đoạn này, Nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, nhận vật tư của Nhà nước. Do đó khoa học sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã ổn định theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ tới thị trường trong cả nước, từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủ yếu đạt mục tiêu cao nhất như vải mành năm 1988 tiêu thụ3,808 triệu m2, vải bạt tiêu thụ đạt 1,2 m2 vải 3.024 (simily bông dùng may quân trang cho quân đội) tiêu thụ 1,4 triệu m2 dây chuyền sản xuất làm việc theo cơ chế làm việc 3 ca/1 ngày.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường (từ 1989 đến nay). Khi cả nước trên đường chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với chính sách mở cửa của nền kinh tế, mậu dịch biên giới phát triển mạnh mẽ, thị trường trong nước xuất hiện những sản phẩm tương tự như sản phẩm của Nhà máy. Một số khách hàng quen thuộc của Nhà máy như: Cục quân trang, các Xí nghiệp giầy vải, Xí nghiệp cao su,... đi tìm mua sản phẩm tương tự ở thị trường mới kể cả thị trường nước ngoài. Số khách hàng mới cũng quyết định thay đổi công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh, thị trường tiêu thụ của Nhà máy bị thu hẹp một cách đáng kể. Đứng trước tình trạng đó, Nhà máy phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đã xuất hiện trên thị trường. Nhà máy đã thay thế nguyên liệu vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông (100% cotton) sang sợi pêcô (35% cotton và 65% PE) tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dệt thêm các loại vải dân dụng như vải phin các loại 6624, 6606, 5420... Nhà máy còn chủ động tìm kiếm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới.
Thực hiện cơ chế quản lý mới, với tinh thần giảm đội ngũ cán bộ công nhân, bố trí sắp xếp lao động dư thừa, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng may với công suất 50.000 sản phẩm/1 năm. Số lượng lao động còn lại giải quyết theo chế độ 176/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, với tinh thần tự nguyện có sự trợ giúp của Công ty về vốn để tìm kiếm thị trường mới.
Với những tiến triển và kết quả đã đạt được, tháng 7-1994 Nhà máy được Bộ Công nghiệp đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội (tên tiếng Anh là Ha Nội Industrial Canvas Textile Company) viết tắt là HAICATEX.
3. Phương hướng và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2001
- Đầu tư mở rộng sản xuất một xí nghiệp sản xuất vải không dệt.
- Tổng doanh thu 83000 triệu tăng so với năm 2000
- Giá trị sản xuất công nghiệp 49.000 triệu tăng 113% so với năm 2000
- Tính đúng khấu hao nộp ngân sách Nhà nước
A. Xí nghiệp mành
Phương hướng:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chứng chỉ ISO 9000-2000.
- Tăng tốc độ doanh thu mở rộng thị phần tiết kiệm chi phí an toàn sản xuất .
Chỉ tiêu:
Đạt và vượt sản lượng:600 tấn. Trong đó xuất khẩu:10%
B. Xí nghiệp Bạt
Phương hướng:
- Phát huy nội lực, đa dạng sản phẩm, đẩy mạnh doanh thu
Chỉ tiêu:
Đạt và vượt sản lượng 1.530.000 m2. Trong đó phục vụ xuất khẩu 70%
C. Xí nghiệp may:
Phương hướng:
- Năng cao sản phẩm
- Mở rộng bạn hàng
- Tăng kim nghạch xuất khẩu
Chỉ tiêu:
Đạt và vượt 82.250.000 sản phẩm trong đó tỷ lệ FOB: 30%
2. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng tới công tác trả lương .
a. Đặc điểm về sản phẩm.
Hiện nay sản phẩm chính của công ty là vải mành vải bạt các loại vải mộc không tẩy nhuộm, sợi xe và sản phẩm may, những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nghành công nghiệp
--Vải mành sợi lông, vải mành sợi pêcô dùng để sản xuất lốp xe đạp dây đai thang cao su . Các sản phẩm này được khách hàng trong nghành cao su sử dụng là chủ yếu như nhà máy cao su sao vàng cao su Đà Nẵng, cao su Biên Hoà, cao su Hải Phòng
--Vải bạt: Dùng làm ống dẩn nước, ống hút bùn băng chuyền tải loại nhỏ, vì vậy nó cũng là nguyên liệu sản xuất cho các nghành cao su. Vải bạt còn được dùng làm giày vải các loại, may găng tay, quần áo bảo hộ lao động, võng, ba lô phục vụ cho quốc phòng.
--Sợi xe: Dùng làm chỉ khâu dân dụng và chỉ khâu công nghiệp, khâu vỏ bao đựng xi măng, khâu vào bao đựng phân bón và sợi xe còn dùng làm dệt các loại vải Gabađin Đơluyn, vải bò mà khách hàng là các nhà may như xi măng Hoàng Thạch, phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc, Dệt lụa Nam Định, Sợi dệt kim Hà Nội
Nhu cầu các loại vải công nghiệp là rất lớn và rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân, một phần dùng để sản xuất sản phẩm trong nội địa sản xuất, một phần dùng để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
Nước ta hiện nay mới chỉ có công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất vải mành sợi bông cottong dùng cho sản xuất lốp xe đạp. Dây đai thang cao su loại tải trọng nhẹ và vừa, còn lại nhà nước vẩn phải nhập vải mành nylon để sản xuất lốp xe máy, lốp máy kéo lốp ôtô. Mục tiêu của công ty là chiếm lỉnh thị trường vải công nghiệp chuyên sâu sản xuất các loại vải mành, vải bạt phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Từ năm 1994 đến nay, công ty đang phấn đấu chuyển hướng công nghệ sản xuất mới, sản xuất các loại vải từ nguyên liệu sợi tổng hợp.
Những đặc điểm trên nó bao quát, bao trùm và có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức tiền lương của công ty, từ doanh thu tiêu thụ ra sao, để vốn hoạt động để tái sản xuất sức lao động , để có tiền lương trả cho công nhân, đến việc định mức kỹ thuật lao động, định mức lao động để thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo đời sống cho dông nhân viên chức trong công ty.
b. Đặc điểm về lao động .
Trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động trong biên chế lên tới 1097 công nhân, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay, qua sắp xếp tổ chức lại cơ cấu lao động của công ty có thay đổi nhiều cho đến năm1999 còn 936 người cơ cấu ta có bảng sau:
stt
Chỉ tiêu
Đv
Tổng số
Đại học
Trung cấp
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
2
3
Tổng số lao động
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Bậc: 1+ 2
Bậc: 3
4
5
6
7
Người
--
--
--
--
--
--
--
--
936
97
839
458
260
58
42
30
1
100
10,4
89,6
54
48
5,8
49,5
24
12
2,3
12,3
Bảng cơ cấu lao động năm 2000:
Do đặc điểm của công ty từ lâu không tuyển sinh công nhân nên lao động công nhân trong công ty hầu hết là tuổi trung niên, có tay nghề bậc thợ cao có tác phong công nghiệp và đều có kinh nghiệm và chấp hành kỹ luật lao động. Công ty luôn tạo điều kiện nâng cao kiến thức như cho đi học thêm để cũng cố và phát huy. Như vậy, ta thấy trình độ quản lý ở mức khá đây là nhân tố ảnh hưởng tốt đến chất lượng và số lượng sản phẩm trong công ty.
c. Đặc điểm về cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất của công ty.
Về cơ cấu quản lý công ty.
Công ty Dệt vảt công nghiệp Hà Nội trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, nên công ty được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả công ty được tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất, trực tiếp phụ trách một mặt như : Phòng hành chính tổng hợp, kế hoạch dài hạn về sản xuất đầu tư, công tác tổ chức cán bộ, công tác tự vệ công ty. Hiện nay công ty có 6 phòng ban và 3 phân xưởng.
Phòng sản xuất kinh doanh – XNK ( gồm 20 người)
Chức năng: - Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động XNK trong toàn công ty
- Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty.
- quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.
Nhiệm vụ: Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch XNK
- Kế hoạch chiến lược
- Kế hoạch năm
- Kế hoạch tác nghiệp
- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong công ty xây dựng các phần kế hoạch do đơn vị phụ trách thực sự phân cấp của công ty, biểu mẫu, phương pháp, các chỉ tiêu tổng hợp.
- Nắm chắc nhu cầu của khách hàng để chỉ đạo sản xuất, điều phối, điều hoà sản xuất kinh doanh, kế hoạch XNK, cân đối trong toàn công ty đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ cung ứng
- Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
- Kiểm tra, giám sát, xác định mức độ hoàn thành kế hoạch quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng.
- Báo cáo với cơ quan chức năng theo yêu cầu
- Tổ chức quản lý và sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả
- Cung cấp số liệu cho lãnh đạo của công ty và các phòng nghiệp vụ khác theo yêu cầu.
Phòng tài chính kế toán (9 người)
Chức năng:
- Quản lý huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích yêu cầu sao cho đạt hiệu quả cao nhất
- Hoạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty
- Giám sát, kiểm tra công tác kế toán, tài chính ở các đợn vị.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính toàn công ty nhằm đảm bảo vốn cho toàn công ty
- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp cân đối thu chi của quá trình của sản xuất kinh doanh
- Xác định nhu cầu của công ty về tín dụng ngân hàng, tìm nguồn huy động với hiệu quả cao nhất tham mưu cho giám đốc việc tổ chức thực hiện các nguồn vốn cho hoạt động sẩn xuất kinh doanh.
- Theo dõi, giám sát các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng đã được xác định có khả năng thanh toán, theo dõi đôn đốc thu hồi công nợ.
- Thống nhất quản lý nhiệm vụ hạch toán kế toán thống kê trong toàn công ty bao gồm: Các công tác tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, mở sổ sách nghi chép, phương pháp hạch toán, phương pháp nghi chép thống kê.
- Chủ trì công tác kiểm tra tài sản, vật tư hàng hoá, sản phẩm, tiền vốn trong toàn công ty, xử lý kịp thời các sai phạm, chế độ gây thất thoát cho công ty.
- Hướng dẫn theo dõi công tác hạch toán ở các đơn vị trực thuộc công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế cấp công ty hàng quý, năm.
- Bảo đảm an toàn bí mật các tài liệu có liên quan về tài chính của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê theo quy định của xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm và quản lý giám sát giá bán sản phẩm toàn công ty.
Phòng tổ chức hành chính.( 24 người).
Chức năng:
- Quản lý hành chính tổng hợp.
- Tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương.
- Bảo vệ công ty.
Nhiệm vụ:
-Về công tác tổ chức lao động.
+ Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của toàn công ty, đảm bảo hiệu quả lớn nhất.
+ xây dựng và không ngừng hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc trong công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty.
+ Công tác tổ chức cán bộ, tiếp nhận, bồi dỡng, đào tạo, bố trí sản xuất, đề bạt, bãi nhiệm chức vụ.
+ Xây dựng quỹ tiền lương, tiền thưởng cho toàn công ty, cân đối thu nhập giữa các bộ phận trong công ty.
+ Xây dựng ban hành các định mức lao động, tổng hợp hướng dẫn các đơn vị trong công ty, xây dựng các định mức lao động cấp xưởng. Kiểm tra và xét duyệt các định mức do cấp xưởng đề nghị.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ phận quản lý nhiệm vụ, thợ bậc cao trong công ty, lập kế hoạch nâng cấp bậc lương cho toàn công ty.
+ Tổ chức ký kết các hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ nhân sự toàn công ty.
+ Xây dựng và ban hành quy chế về quản lý và sử dụng lao động tiền lương, tiền thưởng và hướng dẫn thực hiện.
- Về công tác tài chính, pháp chế chính trị:
+ Thống kê quản lý về mặt hành chính, pháp chế các mặt hoạt động của công ty.
+ Thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ.
+ Thư ký giám đốc.
+ Thường trực hội đồng thi đua.
+ Thông tin tuyên truyền.
+ Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân.
+ Quản lý hệ thống điện thoại – Fax.
Quản trị trang bị, quản lý các thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, quản lý nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, vệ sinh, ngoại cảnh.
Phòng kỹ thuật đầu tư.
Chức năng:
- Quản lý kỹ thuật đầu tư.
- Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty.
- Quản lý hoạt động kỹ thuật của công ty.
- Quản lý công tác đầu tư của công ty.
Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý công trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, định mức kỹ thuật.
- Tiến hành nghiên cứu thử sản phẩm mới.
- Tổ chức quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty.
- Xây dựng các biện pháp và kế hoạch kỹ thuật trong công ty.
- Tổ chức kiểm tra, xác định tay nghề của công nhân viên.
- Kiểm tra quản lý các định mức kỹ thuật.
- Quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty.
Phòng bảo vệ quân sự.( 19 người).
- Chịu trách nhiệm về tài sản của công ty.
- Công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn trong công ty làm công tác kiểm tra canh gác và an ninh.
Phòng dịch vụ đời sống.
Chức năng:
- Nuôi dạy các cháu nhà trẻ mẫu giáo.
- Khám chữa bệnh.
- Tổ chức bữa ăn công nghiệp.
- Các hoạt động dịch vụ khác.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo.
- Tổ chức tốt các bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho lao động bữa ăn cho nhà trẻ mẫu giáo.
- Khám chữa bệnh cho người lao động và các cháu nhà trẻ.
- Theo dõi bệnh nghề nghiệp.
- Chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh.
- Phối hợp các tổ chức đoàn thể thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ sữa chữa nhỏ và các dịch vụ khác.
Các xí nghiệp sản xuất:
Chức năng:
Tiến hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất với hiệu quả lớn nhất đảm bảo tiến độ, số lượng, chất lượng và tiết kiệm.
Triển khai áp dụng và quản lý, qui phạm kỷ luật nội quy, quy chế kỷ luật lao động nhằm khai thác tiềm năng lao động vũ trang- thiết bị phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ:
Quản lý và sử dụng vật tư lao động do công ty phân cấp đạt hiệu quả cao nhất.
Tiếp nhận quản lý thực hiện các quy trình, quy phạm tiêu chẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tu sửa, đảm bảo thiết bị... thông qua kế hoạch hàng tháng, quý, năm...
Sắp xếp sử dụng lao động hợp lý đánh giá kết quả của người lao động theo tiêu chuẩn.
+ Xác định. định mức kỹ thuật, định mức lao động, phân phối nội bộ thanh toán lương cho lao động do đơn vị mình quản lý.
+ Tổ chức công tác thực hiện thống kê kế toán, phân tích hoạt động kinh tế của xưởng.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ với người lao động theo sự phân cấp của công ty.
Do công ty tổ chức sản xuất theo đối tượng sản phẩm nên tình hình 3 xí nghiệp như sau:
Xí nghiệp may: Mới thành lập sau khi chuyển sang cơ chế mới chịu trách nhiệm gia công các sản phẩm may mặc do tổ chức, cá nhân yêu cầu, vật tư do khách hàng cung cấp.
Xí nghiệp bạt: chuyên sản xuất các loại bạt, vải phin, sợi se theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
Xí nghiệp mành: là xí nghiệp lâu đời nhất sản xuất ra mặt hàng chính của công ty là vải mành PA nhúng keo.
Trong suốt 34 năm hoạt động công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức quản lý về căn bản tương đối ổn định, thực hiện thành công các kế hoạch mục tiêu đề ra của công ty giúp công ty phát triển như ngày hôm nay.
Đặc điểm máy móc thiết bị.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Mỗi doanh nghiệp trong nước đều nhận thấy sự cần thiết phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ( đầu tư chiều sâu). Mặt khác cũng áp dụng triệt để các giải pháp cải tiến thiết bị máy móc đã có từ trước. Để nâng cao hơn hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hiện tại, ở Công Ty Dệt vải Công nghiệp Hà nội có:
--Thiết bị chính của công ty gồm: máy dệt 1511 của Trung Quốc (176 máy) máy ống (3 máy), máy dệt mành (6 máy), máy đóng (4 máy), máy xe các loại (55 máy), hệ thống nhúng keo (1 máy), máy các loại (232 máy) . Máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất mành là dây chuyền thiết bị đồng bộ do Trung Quốc chế tạo từ năm 1967 đã và sử dụng 1970 đến nay đã trải qua 32 năm khai thác, các chi tiết máy đã dơ mòn và một số đã được thay thế bằng phụ tùng chế tạo trong nước. Do vậy tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu liệu ngày càng cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều.
-- Máy móc thiết do dây chuyền sản xuất vải bạt hầu hết là thiết bị thanh lý của nhà máy khác như: Dệt 8/3, Dệt Nam Địnhđược tập trung khôi phục lại để sản xuất. Vì hiện nay sử dụng không đem lại hiệu quả.
--Thiết bị may: hầu hết là thiệt bị mới của Nhật Bản sản xuất 1990 nhưng lại không phải là thiết bị sản xuất ra sản phẩm đặc trưng của công ty. Mặt khác còn bộc lộ nhiều hạn chế, công suất sử dụng mới huy động được khoảng 30% thiết bị máy móc là thiết bị máy chuyên dùng may áo sơ mi mà hợp đồng may áo sơ mi chỉ thường vào mùa hè, mùa đông công ty may áo Jacket với số lượng không nhiều.
--Nhình chung, máy móc thiệt bị của công ty ở tình trạng lạc hậu, do đó làm cho năng suất thấp, không đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường.
Trong măm 2000-2001 công ty Dệt vải Công nghiệp Hà nội đã đưa ra hướng giải pháp đối với một số máy móc thiết bị. Đồng thời nhập mới một số máy móc nhằm góp phầm thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động
Bảng 1: Danh sách tên máy móc thiết bị của công ty 2000-2001
Stt
Tên máy
Nước sx
Năm
SX
Số
Lượng
Tg
Sd
Giải pháp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
MáykiểmvảiG312Máy lờ 1452
Máyxe 631+1302
Dây chuyền may
Máylờ phân băng
Máy nhuộm
Máy đậu
MáydệtKingsông
Máy may.
TQ
TQ
TQ
Nhật
Nội địa
Nội địa
Ngoại nhập
Ngoại nhập
Ngoại nhập
1970
1974
1968
1990
1990
1990
1990
1998
1989
02
02
04
25
01
01
04
2
232
0
0
0
0
0
0
0
1
1
Cải tiến
Cải tiến
Cải tiến cho phù hợp
với sợi nylon
Cải tiến cho phù hợp
với loạivảidầy
Đầu tư mới
Đầu tư mới
Đầu tư mới
Đầu tư mới
Đầu tư mới
II. Đánh giá công tác trả lương của Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội
Công tác trả lương cho bộ phận gián tiếp.
Tình hình thu nhập của lao động gián tiếp
Lao động gián tiếp là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Trong những năm gần đây, cũng như ở các Công ty khác tiền lương luôn gây sự chú ý của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Do đó việc áp dụng chế độ trả lương như thế nào cho hợp lý nó ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hiệu quả lao động của người lao động. Đối với bộ phận gián tiếp tiền lương của bộ phận này chiếm một phần khá lớn trong tổng tiền lương toàn Công ty, với bộ phận này Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là chủ yếu.
Ta có: Bảng tiền lương bình quân một tháng của lao động gián tiếp sau:
Năm
Chỉ tiêu
Dv
1998
1999
2000
2001
Lao động gián tiếp
Người
90
100
109
110
Tiềnlương BQ
đồng
682.389
736.647
765.369
833.141
Ta nhận thấy tiền lương bình quân tăng dần qua các năm1998- 2001, năm2001 tiền lương của Công ty là 833.141 đồng lớn hơn mức quy định chung của nhà nước là 5000.000 đồng đối với cán bộ lãnh đạo, nhưng so với các doanh nghiệp khác cùng nghành thì mức lương cửa công ty là tương đối thấp .
Thu nhập của Công ty ngoài tiền lương còn gồm có tiền thưởng và phúc lợi đây là khoản thu nhập thêm cũng là phần khuyến khích và hỗ trợ thêm cho cán bộ quản lý nói chung và công nhân viên trong Công ty nói chung. Tiền thưởng thì Công ty áp dụng trả theo tháng và theo quí, dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và có sáng kiến trong công tác và dựa vào cấp bậc công việc để tính thưởng. Ngoài tiền thưởng thì phúc lợi Công ty thường tính theo năm dựa vào các chế độ chính sách của nhà nước và Công ty đả trích ra từ lợi nhuận để tính cụ thể ta có bảng tiền thưởng của một sồ năm sau :
Bảng tiền thưởng bình quân từ năm 1998-2000 cho toàn bộ lao động qản lý trong cả năm.
Năm
Chỉ tiêu
Đv
1998
1999
2000
Lao động gián tiếp
Người
90
100
109
Tiền thưởng BQ
Tr.đ
870
720
700
Ta nhận thấy tiền thưởng của Công ty càng ngày càng giảm, chứng tỏ mức độ quan tâm khuyến khích lao động của Công ty ngày càng giảm xuống cụ thể năm 1999 giảm so với năm 1998 là -50 triệu, năm 2000 giảm so với năm 1999 là 20 triệu. Chứng tỏ Công ty trong những năm vừa qua chưa chú trọng tới việc đảm bảo đời sống sức khoẻ cho công nhân viên trong Công ty.
Nhận xét:
Công ty đả quan tâm tới lợi ích kinh tế của cán bộ công nhân viên thông qua việc phân phối lợi nhuận dưới dạng tiền thưởng nhằm nâng cao thu nhập và động viên tinh thần làm việc cho người lao động, việc lập quỹ lương quỹ thưởng có căn cứ vào kết quả chung của Công ty , đả có tác dụng nâng cao thu nhập cho người lao động, đem lại hiệu quả sản xuất tốt hơn từ đó có thể nâng mức lương và mức thưởng.
Tuy nhiên do việc đánh giá chưa đầy đủ vải trò to lớn của tiền thưởng nên trong những năm qua tiền thưởng của Công ty dảm dần nó phản ánh mức độ quan tâm tới đời sống vật chất của cán bộ trong Công ty chưa cao. Về tiền lương nhìn chung Công ty vẫn tăng tiền lương bình quân hàng năm nhưng với mức tăng bình quân như vậy so với các công ty khác là vẫn còn thấp do vậy Công ty cần phải có biện pháp tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân viên nhằm tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động .
2. Các tính tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp.
a. Cách tính tiền lương cho bộ phận gián tiếp.
Dựa vào kết quả hoạt động của từng cán bộ trong Công ty các tính lương tháng được xây dựng như sau:
--Tiền lương cấp bậc bình quân = hệ số lương ´ TLmindn
bình quân
--Tổng quỹ tiền lương = Tiền lương cấp bậc ´ Tổng số lao động
cấp bậc bình quân
Quỹ lương theo doanh thu
-- Hệ số điều chỉnh =
(H) Tổng quỹ tiền lương cấp bậc
Tiền lương của một nhân viên =HSLCB ´ Tlmindn ´ H
Do bộ phận lao động gián tiếp hưởng lương theo thời gian nên tiền lương được căn cứ vào hệ số cấp bậc của từng cán bộ và số người định biên hợp lý theo hệ số biến động của Công ty để hiểu rỏ hơn ta có bảng sau.
Bảng tổng hợp trình duyệt đơn giá tiền lương và lao động định biên hợp lý của Công ty .
Stt
Chỉ tiêu xét duyệt
Đvt
Kế hoạch
Thực hiện
1
2
3
Lao động t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1288.doc