Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 3
6. Kết cấu của đề tài 3
Chương 1: Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói ở thành phố Yên Bái hiện nay 5
1.1 Các khái niệm chung về XĐGN các chuẩn nghèo và phương pháp xác định nghèo đói 5
1.1.1 Khái niệm về nghèo đói 5
1.1.2 Chuẩn nghèo đói và các phương pháp xác định nghèo đói 7
1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới đói nghèo 10
1.3 Bức tranh nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.4 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo 13
Chương 2: Phân tích thực trạng XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 16
2.1 Đặc điểm tình hình chung thành phố Yên Bái 16
2.2 Thực trạng nghèo đói của thành phố Yên Bái trong những năm qua 18
2.3 Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở thành phố Yên Bái 21
2.4 Tình hình XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005 25
2.5 Những kết quả đạt được trong công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 37
2.6 Nhận xét và đánh giá 43
Chương III: Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 47
Kết luận 50
Danh mục tài liệu tham khảo 53
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái giai đoạn (2001 - 2005), nhận xét và đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đối với chính quyền xã hội và mọi gia đình vì đó chính là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
2.3 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở thành phố Yên Bái trong những năm qua:
Đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân. ở Việt Nam nói chung và thành phố Yên Bái nói riêng thì những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo ba nhóm.
* Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội: Yên Bái là một tỉnh miền núi nên phải chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt của miền núiđã tác động gay gắt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, địa hình núi đá, suối sâu giao thông đi lại khó khăn, nhiều sản phẩm thu hoạch của người dân không có nơi tiêu thụ. Đặc biệt đối với miền núi và vùng cao người dân thiếu ruộng cấy lúa nước, thiếu đất đồi, rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó chính là khó khăn, nguyên nhân hàng đầu của đói nghèo.
* Nhóm nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân người nghèo:
Với tổng số hộ nghèo của thành phố Yên Bái là 714 = 3,64% thì thuộc về bản thân người nghèo như sau:
+ Do thiếu vốn sản xuất: 138 hộ.
+ Do trình độ văn hoá, chuyên môn: 176 hộ.
+ Do thiếu lao động: 42 hộ.
+ Do thiếu đất sản xuất: 06 hộ.
+ Do bệnh tật già yếu ốm đau: 261 hộ.
+ Do mắc các tệ nạn xã hội: 03 hộ.
+ Do đông người ăn: 78 hộ.
+ Do rủi ro: 10 hộ.
a. Nguyên nhân do thiếu vốn:
Hầu hết các hộ gia đình đã thuộc diện nghèo thì lấy đâu ra vốn sản xuất kinh doanh để cải thiện đời sống gia đình vì thu nhập bình quân đầu người thấp không đủ chi tiêu cho các thành viên trong gia đình. Nên họ có muốn phát triển kinh tế gia đình thì điều kiện cũng không cho phép. Mặt khác sự tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo còn nhiều hạn chế tỷ lệ hộ được vay vốn của ngân hàng chiếm khoảng 83% và mức bình quân mỗi hộ gia đình được vay là 3,6 triệu đồng, như vậy còn 17% số hộ nghèo chưa được vay. Trong tổng số hộ được vay ngân hàng thì vẫn còn các hộ gia đình chưa giả hết số nợ quá hạn nên đã làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác cần được sự hỗ trợ.
Sở dĩ số hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc khi vay vốn về không biết làm gì, phần do lãi xuất còn cao và một phần do thủ tục vay còn rườm rà, rễ tạo ra tâm lý chán trường. Mặc dù vậy, do nhu cầu đột xuất nên nhiều hộ gia đình nghèo vẫn phải vay vốn tư nhân để sản xuất hoặc chi cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình, với lãi xuất trung bình là 2,5%/ tháng. Đây là vấn đề các cơ quan chức năng, trước hết là ngành ngân hàng cần quan tâm giúp đỡ hộ nghèo.Tuy nhiên, hộ nghèo được vay vốn mới chỉ là một yếu tố, vấn đề là làm sao cho hộ nghèo sử dụng được vốn vay đó một cách có hiệu quả, điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cho vay và hướng dẫn cách phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo tìm phương án đầu tư phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện của từng nơi.
b. Do thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu nhận thức:
Đây là nguyên nhân quan trọng nó quyết định đến quá trình tự vươn lên của các hộ nghèo, nghĩa là bản thân người nghèo vẫn chưa tự thấy được sự kém cỏi về kiến thức làm ăn để tự mình vươn lên học hỏi tìm mọi cách vượt qua khó khăn. Vì còn chịu ảnh hưởng của lối sống bảo thủ, trì trệ và phương thức làm ăn nhỏ. Mặt khác với trình độ dân trí thấp, tự ty, kém năng động lại không được hướng dẫn cách thức làm ăn một cách đầy đủ nên đã dẫn đến cảnh nghèo đói triền miêm của các gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Điều này củng cố thêm nhận định muốn các hộ thoát nghèo trước hết cần giúp họ kiến thức, cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm ăn giỏi, sau đó mới đến các yếu tố vật chất khác thì sự giúp đỡ mới có hiệu quả.
c. Do thiếu lao động:
Đối với hộ nghèo, tình trạng thiếu sức lao động là khá phổ biến và chủ yếu rơi vào các hộ neo đơn, tàn tật, chủ hộ là nữ giới thiếu lao động nam giới. Ngoài ra, số gia đình có lao dộng là nam giới nhưng lại rơi vào các tệ nạn xã hội.
d. Do thiếu đất sản xuất.
Thiếu đất sản xuất lương thực đối với hộ nghèo có thể được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo triền miên nhưng việc XĐGN không thể thực hiện bằng cách cấp đất sản xuất lương thực mà phải bằng nhiều biện pháp tổng hợp khác. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo lựa chọn các giải pháp thích hợp giúp họ xoá đói và quan trọng là giúp họ làm gì để có thu nhập thì mới có khả năng tiếp cận được lương thực chứ không riêng gì cứ có đất sản xuất lương thực.
e. Thiếu việc làm:
Mỗi năm thành phố Yên Bái phải bố trí việc làm mới cho khoảng 16.000 đến 17.000 đối tượng đến đọ tuổi lao động và lực lượng lao động này tay nghề còn kém, trình độ thấp nên rất khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm và cũng chưa có tổ chức nào nào đứng ra lo việc làm cho người nghèo. Mặt khác do các doanh nghiệp trong tỉnh chưa có nhu cầu thu dụng lao động nhiều. Vì vấn đề này còn liên quan đến điều kiện sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, cũng như nhận thức của người dân còn mặc cảm với khái niệm làm thuê nê đã nghèo lại càng nghèo thêm.
g. Đông người ăn:
Do ý thức chủ quan của các hộ gia đình chưa có suy nghĩ vè tác hại của việc đông con. Tình trạng sinh nhiều con, sinh dầy của các cặp vợ chồng trẻ là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu ăn. Do không có sức khoẻ và thời gian rảnh dỗi để lao động nữa.
h. Thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp qua các năm còn cao, mà mỗi năm lại bổ xung thêm một lực lượng lao động khá lớn. Trong khi đó lực lượng lao động này dân trí thấp, không có tư duy sáng tạo ... mặt khác khi được sắp xếp công việc thì lại có tư tưởng kén chọn việc làm, ngại lao động chân tay thích làm việc bàn giấy lại mang nặng tư tưởng của người sản xuất nhỏ.
* Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách chưa đồng bộ hoặc thiếu.
Do chính sách đầu tư chưa đủ mạnh để làm nổi dậy một vùng tiềm năng mà trước hết chưa đảm bảo về cơ sở hạ tầng cho các vùng sâu, vùng xã.
Căn cứ chính sách về dân số, y tế, giáo dục, việc làm... chưa đồng bộ, chưa tác động cùng chiều hoặc còn chồng chất với chính sách XĐGN. Ngoài ra chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể có liên quan.
Chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn chưa đồng bộ, dàn trải chưa đúng đến các vùng khó khăn cần sự giúp đỡ hỗ trợ để phát triển kinh tế.
Cơ chế kinh tế chậm đổi mới chưa nhanh chóng tiếp cận với các biến đổi của xã hội, đặc biệt trong nông nghiệp chưa áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất một cách đầy đủ và nhất quán. Còn chịu ảnh hưởng của lối sống bảo thủ, không chịu tiếp thu những kinh nghiệm của nhân loại.
Từ những thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như trên, thì thành phố Yên Bái đã chọn giải pháp gì để từng bước giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong thành phố xuống.
2.4 Tình hình xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005.
XĐGN vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt vừa là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản lâu dài. Văn kiện Đại hội Đảng( khoá IX) đã chỉ rõ: ''Thực hiện tốt chương trình XĐGN nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả...''
Chương trình mục tiêu XĐGN giai đoạn 2001-2005 của thành phố Yên Bái phải gắn liền với các mục tiêu Quốc gia và Tỉnh. Phải thực hiện có chuyển biến mới về chất, mở rộng nội dung, không chỉ đảm bảo về nhu cầu lương thực, thực phẩm mà chưa thoả mãn các nhu cầu cơ bản khác như: ăn mặc, nhà ở, giáo dục, khám chữa bệnh, văn hoá đi lại cho người nghèo.
Các chương trình phải hướng tới Thành phố hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí. Đồng thời chương trình XĐGN còn đảm bảo bền vững, có hiệu quả thiết thực của địa phương.
Đói nghèo được coi là '' một thứ giặc'' cho lên XĐGN là một nhiệm vụ rất quan trọng, là cuộc cách mạng xã hội, là một trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta ở thời kỳ 2001- 2005 . Do vậy thành phố Yên Bái sẽ thực hiện tốt chương trình của quốc gia về XĐGN.
Đại hội Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XVI đã nêu mục tiêu tổng quát '' Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững gắn phát triển kinh tế với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội...'' và nghị quyết đã nêu chỉ tiêu về chương trình XĐGN là'' Không có hộ đói giảm hộ nghèo đến 2005 xuống dưới 2%''.
Xoá hộ đói vĩnh viễn, giảm hộ nghèo từ 5,3% năm 2000 xuống 2% năm 2005 ( theo tiêu chí cũ).
+ Giai đoạn 2001-2003 giảm mỗi năm 1%%.
+ Giai đoạn 2003-2005 giảm mỗi năm 0,5%.
+ Có tích luỹ nguồn ngân sách để hỗ trợ không tái nghèo do đột xuất thiên tai.
Cơ bản có 4 xã có đủ các cơ sở hạ tầng như ( điện sinh hoạt, trường học, trạm xá, đường trục giải đá và nhựa).
Đảm bảo đại bộ phận số nghèo được tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản ( đủ ăn, đủ ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau được chữa bệnh, trẻ em được đi học, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội ở địa phương, các chính sách của địa phương, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo được giải quyết triệt để).
Với chỉ tiêu đề ra, giảm hộ nghèo từ 3,98% năm 2001 xuống còn 3,5% và không có hộ tái nghèo ( tiêu chuẩn cũ ) năm 3003 còn 3,3% hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2005 số hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đang ở nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ là 310 hộ. Trong đó :
Hộ nghèo diện chính sách : 11.
Hộ nghèo : 240.
Hộ thuộc đối tượng chính sách: 53.
Thương binh hạng 2/4 : 2.
Thương binh hạng 3/4: 2.
Thương binh nặng 4/4: 17.
Gia đình liệt sĩ: 24.
Cán bộ tiền khởi nghĩa: 6.
Bệnh binh hạng 2/3:2.
Xoá nghèo, phấn đấu đến hết năm 2003 như sau:
Số hộ thoát nghèo : 50 hộ.
Số hộ nghèo còn lại: 664 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 3,38%.
Năm 2004 số hộ thoát nghèo : 145 hộ.
Số hộ nghèo còn lại : 519 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2,61%.
Năm 2005 số hộ thoát nghèo : 124 hộ.
Số hộ nghèo còn lại : 395 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2% .
Xác định chỉ tiêu tạo việc làm, đào tạo nghề và dậy nghề trên toàn thành phố. Vì tổng số lao động trong độ tuổi là 53.657 trong đó có 1487 không có việc làm chiếm 3,9% năm 2002, phấn đấu đến hết năm 2003 còn lại 3,6%, nâng hệ số sử dụng thời gian lao đông ở khu vực nông thôn từ 79% năm 2002 lên 81% năm 2003. Dự kến lao động cần phải giải quyết việc làm năm 2003 là 1487. Trong đó bố trí lao đông trong các ngành lao động như sau :
+ Từ xây dựng cơ sở hạ tầng : 82.
+ Từ chương trình công nghiệp, TTCN, thưong mại: 155.
+ Từ chương trình vay vốn GQVL : 630.
+ Từ chương trình XĐGN: 265.
+ Từ phát triển kinh tế hộ gia đình, tự tạo việc làm : 285.
+ Thu hút lao động vào làm việc ở HTX, TTCN, vận tải, dịch vụ: 50.
+ Từ giải quyết lao động vào làm việc ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 10.
+ Từ xuất khẩu lao động ( XKLĐ): 10.
Để nâng cao hiệu quả lao động cho các đối tượng lao động và chính người sử dụng lao động, phải xây dựng kế hoach đào tạo nghề và dạy nghề cho 150 học viên với 70 người học ngắn hạn và 80 người học dài hạn. Vì khi trình độ của người lao động cũng như tay nghề nâng cao điều đó giup cho bản thân người lao động có được thu nhập cao mà còn đảm bảo chất lượng và uy tín cho người sử dụng lao động, thành phố chú ý đến công tác ( XKLĐ), vì đây là một trong những chủ trương XĐGN đem lại hiệu quả cao cho người lao động. Để cho các hoạt động trên đạt hiệu quả cao thì kế hoạch cho vay vốn GQVL cho các đối tượng để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh dần cải thiện đời sống cho chính bản thân các gia đình và góp phần vào chương trình XĐGN chung của tỉnh và cả nước. Tổng số vốn thành phố quản lý năm 2002 là 4.300.000.000 đồng và nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia GQVL là 5.600.500.000.đồng. Ngoài ra còn huy động nguồn vốn từ NHNN, NHCS, Quỹ tín dụng còn có tiền vốn từ quỹ của các hội : HND, HCCB, HPN cùng với sự tham gia của các cơ quan đoàn thể.
Khi các đối tượng được ưu tiên vay vốn phát triển và mở rộng sản xuất với các mô hình như vườn – ao – chuồng – rừng, tiểu thủ công nghiệp... muốn cho các mô hình này hoạt động đạt được hiệu quả cao thì thành phố đã thành lập các phòng ban với các bộ phận chuyên môn, giúp đỡ các hộ nghèo trong quá trình sản xuất được đúng hướng, tránh đi những rủi ro bất cập do thiếu kinh nghiệm làm ăn. Ngoài ra còn tổ chức các buổi học để đào tạo và nâng cao trình độ cho các cán bộ tham gia công tác XĐGN.
Không ngừng vận động tuyên truyền, giác ngộ ý thức tự vươn lên của các đối tượng khi tham gia vào công tác XĐGN, vì coong có thành công hay không, thu hút được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể điều đó còn phụ thuộc vào thái độ của chính bản thân các hộ nghèo và cán bộ trực tiếp tham gia chương trình.
Phát triển kinh tế đi đôi với XĐGN bền vững. Tỉnh và thành phố tập trung đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các phường giàu phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ cho phường, xã nghèo, tham gia tích cực vào thực hiện các chính sách dự án XĐGN. Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo.
Tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận các dich vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, lâm ngư và hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn, giáo dục, y tế, văn hoá...Đến với người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo ở phường Yên Thịnh phát triển sản xuất, nâng cao dân trí. Trước hết, bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình ..., tăng tỷ lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao các chất lượng dịch vụ.
Huy động bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho các địa bàn trọng điểm và các hoạt động ưu tiên. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng này là tập trung giải quyết các công trình phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiện phát triển kinh té và ổn định đời sống như thuỷ lợi, trường học, trạm y tế... các hoạt động ưu tiên là cung cấp tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đặc biệt nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN, đặc biệt là đào tạo cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ tăng cường, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng.
Phát huy nỗ lực đi đôi với củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế. Động viên người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, nhà nước và cộng đồng đã đóng vai trò hỗ trợ và tập chung vào các vùng trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, cuả các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, hỗ trợ người nghèo, xã nghèo. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính đẩy nhanh quá trình XĐGN.
Để cho công tác XĐGN đạt được kết quả cao thì UBND thành phố Yên Bái đã xác định các chính sách và dự án của chương trình, qua đó có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban nhằm thực hiện đúng vai trò chức năng của mình. Ngoài ra công tác XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của các phòng ban mà còn có sự tham gia tích cực của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội với các mục tiêu kế hoạch cụ thể để cho các đối tượng nghèo có điều kiện tự vươn lên phát triển kinh tế.
Các chính sách, dự án dành cho chương trình xoá đói giảm nghèo
+ Chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo với mục tiêu là cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp không phải thế chấp để XĐGN.
Nội dung: Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo.
Huy động mọi nguồn vốn nhàn dỗi của nhân dân, vốn lồng ghép các chương trình, vốn của các tổ chức quốc tế, vốn giải quyết việc làm, vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đảm mỗi năm cho các hộ nghèo có nhu cầu vay từ 3 -5 tỷ đồng. Nâng mức vay cao cho các hộ có nhu cầu phát triển sản xuất lớn từ 3-5 triệu đồng một hộ.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ tổ nhóm về công tác XĐGN, biết hướng dẫn hộ nghèo phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn có hiệu quả kinh tế.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng vốn cho vay kịp thời phát hiện những tồn tại trong quy trình vay vốn và sử dụng vốn.
+ Các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế:
Mục tiêu: Đảm bảo cho người nghèo được hưởng các chế độ chính sách khi đi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giành một nguồn ngân sách hỗ trợ cho người nghèo tham gia thực hiện chương trình KHHGĐ.
Nội dung: Tăng cường vật chất xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các phòng khám khu vực và trạm xá xã phường kinh phí từ 3 - 5 triệu đồng. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ y bác sỹ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho cơ sở.
Giành nguồn ngân sách hàng năm để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và thuốc dự phòng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đi đôi với khuyến khích vật chất để các đối tượng hộ nghèo tham gia thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình.
+ Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục:
Mục tiêu: Đảm bảo 100% con người nghèo được đến trường học, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, phấn đấu kinh phí đầu tư từ 5 -10 tỷ đồng trong 5 năm tới. Đến năm 2005 thành phố có 40% các trường học được xây dựng cấp 3 và 2 tầng trở lên, không còn lớp học tạm bợ.
Nội dung: Bố trí mạng lưới trường lớp hợp lý trên địa bàn dân cư, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
Miễn giảm học phí và các chuẩn đóng góp xây dựng trường lớp cho con hộ nghèo, thành phố giành mỗi năm từ 5 –10 triệu đồng ngân sách để hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên con các hộ gia đình nghèo theo quy định của nhà trường.
Tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, lớp học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là ưu tiên đầu tư cho 4 xã Tuy Lộc, Tân Thịnh, Nam Cường, Minh Bảo. Từ năm 2001 - 2005 phấn đấu xây dựng mới 100 phòng học cấp 3 với tổng số vốn tư từ 5 - 9 tỷ đồng.
+ Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo:
Mục tiêu: Tạo điều kiện cho hộ nghèo nắm được kiến thức phổ thông về pháp luật và các chính sách của Đảng và Nhà nước để phát huy vai trò của mình trong đời sống kinh tế xã hội.
Nội dung: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN về chuyên môn và năng lực pháp lý để tuyên truyền đến các hộ nghèo.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể phổ biến và tư vấn về pháp lý, hướng dẫn cách làm kinh tế, hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chỉ đạo kỹ thuật, chính sách vay vốn.
Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm làm ăn ở các tổ chức quần chúng và cụm dân cư. Đầu tư cho chương trình này là 100.000.000 đồng.
+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã phường, trong đó ưu tiên đầu tư các xã, cơ sở hạ tầng còn khó khăn như Minh Bảo, Tân Thịnh.
Đầu tư vào xây dựng hệ thống giao thông nội thị và hệ thống giao thông liên thôn, xã, hệ thống điện dân dụng, hệ thống nước sạch, hệ thống công trình thuỷ lợi. Các
Trường học trong đó ưu tiên trường mẫu giáo mần non và tiểu học, trạm y tế, chợ khu vực và một số điểm hoạt động văn hoá thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 300 tỷ đồng.
+ Dự án phát triển kinh tế giải quyết việc làm:
Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ . Hình thành phố nghề, sản xuất hàng hoá khôi phục một số nghề như làm chổi chít, đan tre xuất khẩu, cơ khí, gốm sứ, khai thác chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thương mại du lịch. Đối với vùng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu đưa một số phần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề và sản xuất hàng hoá là chủ yếu, đầu tư vùng chuyên canh cây chè, cây ăn quả, trồng rau sạch, rừng phong cảnh, hình thành các trang trại kết hợp giữa cây trồng, vật nuôi và dịch vụ chế biến sản phẩm. Kinh phí cho dự án là 150 triệu đồng. Ngoài ra còn có các tổ chức tập huấn đào tạo nghề cho người nghèo.
+ Dự án huy động vốn tín dụng:
Tập chung khai thác và sử dụng triệt để có hiệu quả nguồn vốn vay XĐGN từ Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách , dự kiến giai đoạn 2001- -2005 hỗ trợ cho vay 18.000 lượt hộ nghèo được vay với số vốn là 30 tỷ đòng. Củng cố kiện toàn các hợp tác xã , tín dụng, hình thành các tổ chức tín dụng người nghèo, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân để cho vay phục vụ người nghèo với lãi suất ưu đãi. Phấn đấu huy động cho vay mỗi năm từ 8 - 10 tỷ đồng cho đối tượng nghèo có nhu cầu vay vốn. Thành phố trích ngân sách từ 100 – 300 triệu đồng hỗ trợ cho dự án tín dụng người nghèo để giúp họ vay vốn với lãi suất thấp.
Các xã, phường huy động và trích ngân sách để có từ 10 – 15 triệu giành cho quỹ XĐGN ở địa phương hỗ trợ vay vốn. Dự án nâng cao năng lực XĐGN cho cán bộ làm công tác XĐGN. Trang bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái và cơ sở những kiến thức chủ chương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, nội dung chương trình XĐGN, những kỹ năng cơ bản để tổ chức thực hiện và quản lý chương trình. Tổ chức tập huấn các kiến thức quản lý kinh tế, tư duy làm kinh tế và năng lực chỉ đạo hoạt động XĐGN. Dự kiến kinh tế đào tạo cho cơ sở là 10 triệu đồng mỗi năm.
+ Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá thông tin:
Hỗ trợ người nghèo cải thiện đời sống tinh thần, có điều kiện tiếp thu thông tin khoa học, văn hoá đời sống, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận với đời sống văn hoá mới. Xây dựng hỗ trợ phương tiện nghe nhìn, hệ thống phát thanh, truyền thanh và truyền hình ở các xã vùng sâu như Minh bảo, Tân thịnh và một số khu vực trung tâm ở các xã Tuy Lộc, Nam Cường, duy trì và củng cố trạm phát thanh bốn xã. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, hình thành các đường phố văn hoá, làng xóm văn hoá, xây dựng các quy ước, hương ước văn hoá tiến bộ.
Xây dựng các điểm vui chơi hoạt động văn hoá thể dục thể thao, tạo điều kiện hoạt động giao lưu để người nghèo tiếp cận với văn hoá mới.
Ngoài các chính sách, dự án trên còn huy động xây dựng các mô hình XĐGN như: Mô hình tiết kiệm của Hội liên hiệp phụ nữ ( HLHPN ), trên cơ sở hội giúp hội viên với tổ nhóm hỗ trợ về hướng dẫn cách làm ăn, tín dụng tiết kiệm. Mô hình hướng dẫn nông dân nghèo cách làm ăn XĐGN của Trung ương hội Nông dân việt Nam với nhiêù hình thức, giải pháp khác nhau, hình thành công thức phát triển kinh tế với cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm. Mô hình hỗ trợ thanh niên nông thôn XĐGN và đã hình thành phong trào thanh niên lập nghiệp, mô hình trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, vì khi thực hiện mô hình XĐGN chính là việc lựa chọn giải pháp thực hiện đồng bộ chính sách, dự án XĐGN, phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện XĐGN bền vững.
Xác định vấn đề giới trong XĐGN vì tỷ lệ phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người nghèo của cả nước. Việc đưa vấn đề giới vào trong dự án XĐGN là đem lại quyền lợi ngang nhau cho cả phụ nữ và nam giơí nghèo, chính vì vậy xác định vấn đề giới là góp phần giảm tỷ lệ phụ nữ nghèo, trên cơ sở đó mà giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo chung của địa phương xuống.
Quá trình tham gia xoá đói giảm nghèo của các ban ngành và các tổ chức cơ sở:
Sau khi kiện toàn lại Ban chỉ đạo XĐGN ở thành phố Yên Bái và các xã phường đã thành lập các ban và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Phòng kế hoạch và đầu tư: Chủ trì và phối hợp với phòng tài chính và các ngành căn cứ vào kế hoạch của trên và cân đối ngân sách, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội gắn với chương trình XĐGN. Hướng dẫn các ngành, các xã, phường lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội có liên quan đến mục tiêu XĐGN thực hiện chuyển giao công nghệ cho người nghèo.
- Phòng tài chính: Phối hợp với phòng kế hoạch và đầu tư, xác định nguồn vốn ngân sách của địa phương tham mưu cho thành phố đầu tư cho chương trình XĐGN. Hướng dẫn cơ chế quản lý các nguồn vốn huy động cho XĐGN, theo dõi việc sử dụng nguồn vốn và thu hồi vốn.
-Phòng công nông nghiệp: Chủ trì xây dựng các dự án, phát triển ngành nghề, công nghiệp, TTGN, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cây trồng vật nuôi.Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm và phát triển ngành nghề, kinh phí khoảng 350 triệu đồng.
- Phòng giao thông công chính: Phối hợp với phòng kế hoạch thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dự án phát triển giao thông nông thôn. Đầu tư nâng cấp trụ sở các xã, các trung tâm văn hoá thể thao, công trình nước sạch, hệ thống điện sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77.doc