MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VINAPCO Trang
I. Quá trình hình thành và phát triển của VINAPCO 1
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy tổ chức 2
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Công ty 2
2. Quyền hạn chủ yếu của Công ty 2
3. cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 3
4. Nhiệm vụ các phòng ban chức năng và các xí ngiệp 4
5. Mối quan hệ 4
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINAPCO 4
I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Makerting 4
A. Thị trường 4
1. Thị trường đầu ra 5
2. Thị trường đầu vào 5
B. Quy trình nhập và tiêu thụ sản phẩm 6
C. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty 6
II. Chi phí và giá thành sản phẩm 10
A. Chi phí kinh doanh và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của Cty 10
1. Tình hình thực hiện chi phí tại VINAPCO 11
1.1 Đặc điểm của nhành hàng kinh doanh 11
1.2 Những nhân tố tác động đến chi phí kinh doanh của Công ty 12
1.3 Tình hình thực tế chi phí kinh doanh tại Công ty 13
2. Một số đánh giá chung về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh 16
2.1 Những thàn tích đã đạt được 16
2.2 Những vấn đề còn tồn tại 17
B. Một số phương pháp định giá thành sản phẩm 20
III. Tình hình lao động tiền lương 20
1. Tình hình lao động 20
1.1 Số lượng và chất lượng lao động 20
1.2 Hiệu quả sử dụng lao động 24
2. Tình hình tiền lương 24
2.1 Quỹ lương và cách tính lương 24
2.2 Phương pháp phân phối lương 29
IV. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 34
A. Phân tích khái quát tình hình tài chính của VINAPCO 34
B. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn 35
C. Tình hình thanh toán – xác định đòn bẩy tài chính, hiệu suất tài chính và 37
Hiệu quả tài chính
V. Công tác quản lý vật tư - tài sản cố định 40
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 43
I. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của VINAPCO 43
II. Một số kiến nghị 43
Kết luận 45
Bảng cân đối kế toán năm 2000 46
89 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của VINAPCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính vì vậy, công ty luôn phải đương đầu với những khoản chi phí rất rễ phát sinh.
b. Nhân tố thuộc về mạng lưới và cửa hàng của Công ty
Mạng lưới của Công ty ở miền Bắc gồm 2 hệ thống kho nằm ở 2 sân bay Nội Bài và Gia Lâm. Trong đó, sân bay Nội Bài chủ yếu là chứa nhiên liệu phục vụ cho máy bay và dầu mỡ bôi nhờn, còn sân bay Gia Lâm chủ yếu chứa các loại nhiên liệu như: dầu DIEZEL, xăng dầu mặt đất và xăng Mogas 83.
Mạng lưới các cửa hàng của Công ty nằm rải rác ở các quận huyện ngoạii thành Hà Nội như: Gia Lâm, Đông Anh,... và ở Hà Đông, Hà Tây, Vĩnh Phúc,Sơn Tây. Trong Hà Nội, Công ty chưa có các cửa hàng bán lẻ nào vì chưa tìm được địa điểm để hoạt động, chỉ có các cửa hàng của Petrolimex hoạt động do Nhà nước tạo địa diểm cho để hoạt động. Do chỉ có kho chứa nhiên liệu phục vụ mặt đất ở sân bay Gia Lâm, trong khi đó các cửa hàng lại nằm rải rác quanh Hà Nội, làm cho quãng đường vận chuyển xa, chi phí vận chuyển sẽ rất lớn. Thêm vào đó, sẽ làm cho tỷ lệ hao hụt nhiên liệu tăng và chi phí hao hụt lớn.
c. Những nhân tố khác
Ngoài hai nhân tố trên, còn có rất nhiều nhân tố khác bao gồm cả những nhân tố thuộc nội tại công ty và những nhân tố ngoài công ty, tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí và làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty:
Nhân tố thuộc về nguồn hàng cung cấp: Nếu Công ty tổ chức không tốt công tác tạo nguồn hàng và cung cấp hàng, sẽ làm tăng chi phí mua hàng, không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, làm mất uy tín của Công ty, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh .
Nhân tố chính trị, pháp luật, chính sách vĩ mô của nhà nước: những chính sách về thuế: như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,... cũng tác động tới chi phí kinh doanh của Công ty.
Nhân tố thuộc nội tại Công ty: những nhân tố như trình độ tổ chức quản lý lao động, tổ chức nơi làm việc, tinh thần trách nhiệm của người lao động,... là nguyên nhân gây ra lãng phí làm phát sinh chi phí.
Tình hình thực tế chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam vài năm gần đây
Là một doanh nghiệp được độc quyền kinh doanh dầu Jet.A1 phục vụ cho ngành Hàng không Dân dụng, cùng với sự phát triển của ngành Hàng không trên thế giới nói riêng và ngành giao thông vận tải trong nước nói chung trong những năm qua, đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Trong những năm qua tuy sản lượng dầu Jet.A1 bán ra của công ty có chiều hướng chững lại, nhưng một số mặt hàng như dầu DIEZEL lại tăng nhanh, vì vậy doanh thu của Công ty không nhừng tăng lên. Số tiền mà Công ty phải trả cho các đơn vị nguồn hàng cũng không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của Vinapco
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
TT
Các khoản mục chi phí
1998
1999
2000
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
Tổng CPKD
710.260,8
739.599,804
1.260.195
1.310.699,961
1.505.540
1.527.035,524
2
Chi phí
mua hàng.
650.578
659.690,567
1.159.413
1.184.906,754
1.386.734
1.411.629,579
3
Chi phí
Vận tải.
8.211,767
9.023,419
9.943,502
11.289,431
12.652,014
14.125,612
4
Chi phí
bảo quản.
31.038,017
49.773,174
61.021,238
70.478,667
72.884,813
66.781,974
5
Chi phí
hao hụt.
5.330,894
5.064,349
7.188,028
6.900,507
6.343,914
5.582,644
6
Chi phí
Quản lý
12.537,415
13.062,681
19.516,737
24.033,469
25.835,614
27.222,69
7
Các chi phí khác.
2.564,707
2.985,619
3.112,450
3.091,133
1.089,645
1.693,025
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Hàng năm. công ty luôn luôn đầu tư sửa chữa và mua mới các trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải tra nạp, kho bể... vì vậy lượng hàng hao hụt trong các khâu tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển , tra nạp luôn ở mức cho phép và đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bảng lượng xăng dầu hao hụt
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
ĐM
TH
ĐM
TH
ĐM
TH
1
Mức hao hụt bình quân trong bảo quản
g/tấn
218
207
165
161
155
148
2
Chi phí hao
hụt bình quân trong bảo quản.
USD/tấn
0,056
0,053
0,041
0,041
0,039
0,037
3
Mức hao hụt bình quân trong vận chuyển.
g/tấn
64
741
600
584
540
525
4
Chi phí bình quân trong vận chuyển.
USD/tấn
0,19
0,185
0,152
0,146
0,135
0,0131
5.
Chi phí bình quân trong bơm rót.
g/tấn
3442
3428
3350
3342
3315
3264
6
Chi phí hao hụt bình quân trong bơm rót
USD/tấn
0,56
0,55
0,537
0,532
0,529
0,516
7
Tổng chi phí hao hụt bình quân
USD/tấn
0,806
0,795
0,733
0,719
0,703
0,684
Chi phí hao hụt của công ty năm 1998 là: 5064349000 đồng, giảm được 5% so với kế hoạch năm.
Năm 1999 là 6900507000 đồng : giảm được 4% kế hoạch năm.
Năm 2000 là 5582644000 đồng : giảm được 12% kế hoạch năm.
Đây là thành tích đáng kể của Công ty trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, mặc dù trong những năm vừa qua, công ry luôn có sự đầu tư lớn cải tiến các trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải tra nạp... nhưng do chưa sử dụng hết năng suất của các trang thiết bị, máy móc, phương tiện và những hạn chế trong công tác quản lý, tinh thần trách nhiệm lao động của người lao động chưa cao, nên các khoản chi phí nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý của Công ty tăng nhanh. Trong những năm gần đây, chi phí cho bảo quản, thu mua, tiêu thụ và chi phí quản lý hành chính luôn tăng vượt mức kế hoạch.
Năm 1998, chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ của Công ty là 49773174000 đồng, vượt 60% kế hoạch năm và tăng mức tuỵet đối là 18735157000 đồng. Năm 1999 chi phí này là70478667000 đồng, tăng 13% kế hoạch năm, mức tuyệt đối là 9457384000 đồng. Năm 2000 là 66781974000 giảm 22% kế hoạch, giảm được 6102839000 đồng. Qua 3 năm hoạt động, tuy tốc độ tăng của chi phí này có giảm xuống, thậm chí năm 1999 còn thấp hơn kế hoạch, tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Năm 1998, chi phí quản lý hành chính là 13062681000 đồng, tăng 4% kế hoạch năm.
Năm 1999, chi phí này là 24033469000 đồng, tăng 23% so với kế hoạch năm.
Năm 2000 là 27222690000 đồng, tăng 5% kế hoạch năm.
Chi phí quản lý hành chính của Công ty bao gồm các chi phí như: chi phí nhân viên làm công tác quản lý. chi phí cho nguyên vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng, dụng cụ dùng trong văn phòng, chi phí cho tiếp khách... trong những năm qua, do sử dụng chưa triệt để các đồ dùng , công cụ văn phòng, tiền lương trả cho công nhân viên chức luôn vượt mức kế hoạch, chi phí tiếp khách còn mang tính hình thức, do đó, chi phí quản lý của Công ty tăng lên với tốc độ lớn đặc biệt là trong năm 1999 vượt mức kế hoạch 23%.
Bên cạnh đó, mạng lưới kinh doanh của Công ty còn rải rác, thưa thớt, do đó quãng đường vận chuyển từ kho bể của Công ty đến các cửa hàng là rất dài, chi phí cho vận chuyển lớn. Ngoài ra, do công tác bảo quản còn hạn chế, quá trình vận chuyển của Công ty luôn vượt mức kế hoạch năm, năm 1998 vượt gần 10%, năm 1999 giảm 1%, năm 2000 tăng 55%.
Do những chi phí trên hàng năm luôn tăng và ở mức tương đối lớn cho nên tổng chi phí kinh doanh của Công ty qua các năm tăng nhanh, nhất là năm 1998, tăng 77% so với năm 1997. Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty những năm qua tăng chững lại. Trong những năm tới, Công ty nên có những biện pháp, phương hướng giảm bớt những chi phí trên, góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Một số đánh giá chung về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam
Những thành tích đã đạt được trong những năm qua
Trong ngững năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của chi phí kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã đề ra ngững chỉ tiêu cụ thể, phù hợp với tình hình thực tại của công ty.
Hàng năm, công ty không ngừng đầu tư vào cải tạo và nâng cấp các trang thiết bị, TSCĐ sử dụng trực tiếp trong quá trình hoạt động kinh doanh như: xây dựng và sửa sang nhà cưả, vật kiến trúc, nâng cấp kho bể, mua mới và nâng cấp các phương tiện vận tải tra nạp, các máy móc thiết bị. Đồng thời, do tổ chức hợp lý công tác tạo nguồn và mua hàng, do đó đã đạt được những thành tích đáng kể như:
Góp phần giảm bớt được các chi phí như:
Mua hàng với giá cả hợp lý.
Giảm được chi phí hao hụt hàng hoá so với kế hoạch.
Theo kế hoạch, chi phí hao hụt của công ty:
+ Năm 1997: 5.330.894.000 đồng.
+ Năm 1998: 7.188.028.000 đồng.
+ Năm 1999: 6.343.914.000 đồng.
Nhưng thực tế chi phí hao hụt của công ty là:
+ Năm 1997: 5.064.349.000 đồng, giảm 5% so với kế hoạch.
+ Năm 1998: 6900000 đồng, giảm 4% so với kế hoạch.
+ Năm 1999: 5.582.644.000 đồng, giảm 12% so với kế hoạch.
2.2 Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành công đã dật dược, công ty vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong công tác vận chuyển, tiếp nhận, trong công tác quản lý tổ chức lao động, tổ chức nơi làm việc, nên đã gây ra một số lãng phí:
Chi phí phát sinh do công tác vận tải hàng quá xa mạng lưới kho và cửa hàng của công ty chưa hợp lý, thêm vào đó do công tác tổ chức quản lý lao động, tổ chức nơi làm việc chưa khoa học, gây lãng phí trong việc sử dụng các công cụ, vật tư, nhiên liệu dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý doang nghiệp.
Công tác bảo quản còn hạn chế, đội nghũ CBCNV có tay nghề chuyên môn còn chưa nhiều.
Phương tiện máy móc, trang thiết bị còn cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ.
Sử dụng chưa triệt để công suất của các phương tiện năm qua, công tác này chủ yếu do đội ngũ không chuyên làm. Do đó vừa không đem lại hiệu quả trong kinh doanh lại vừa tốn kém chi phí hơn so với đội ngũ Marketing chuyên làm. Hiện nay công ty mới chỉ chiếm lĩnh được 30% thị trường quốc tế, trong khi đó, khách hành là những hãng Hàng không quốc tế đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty trong những năm qua. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần chú trọng tới công tác Marketing hơn nữa.
B. Một số phương pháp định giá thành sản phẩm
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không tại thị trường trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trải dài ở tất cả các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty có hai loại khách hàng chính là:
+ Các hãng Hàng không nội địa.
+ Các hãng Hàng không quốc tế có đường bay tại Việt Nam.
Hai đối tượng khách hàng của Công ty có đặc điểm khác nhau nên phải xác định đúng mức giá bán sao cho phù hợp. Tuy nhiên việc tính giá thành sản phẩm vẫn phải tuân theo quy tắc nhất định
Cơ sở của việc tính giá thành sản phẩm
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hàng không nên giá thành sản lượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao đông sống và lao động vật hoá mà Công ty phải bỏ ra.Cơ sở tính giá thành nhiên liệu của VINAPCO được tính trên chi phí để nhập và tiêu thụ hàng hoá.
Căn cứ vào qui định 2650/CAAV ngày 20/4/94 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm như sau:
Giá CIF (giá nhập tại các cửa khẩu).
Thuế nhập khẩu.
Chi phí cho việc mua hàng ( trả cho Petrolimex do thuê kho cảng đầu nguồn).
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Giá thành một tấn dầu JET.A1 được tính như sau:
Giá CIF: giá nhập tại các cửa khẩu trung bình 160USD/ tấn.
Thuế nhập khẩu hiện nay: 68% giá CIF, tức là 108USD/ tấn.
Chi phí cho việc mua hàng: trả cho Petrolimex là 6,806USD/ tấn.
- Chi phí tiếp nhận: 1,8 USD/tấn
- Hao hụt tiếp nhận: 1,52USD/tấn
- Chi phí bảo quản: 2,3USD/tấn
- Hao hụt bảo quản: 0.056 USD/tấn
- Chi phí bơm rót: 0,57 USD/tấn
- Hao hụt bơm rót: 0,56 USD/tấn
d) Chi phí sản xuất chung: 30 USD/tấn
Chi phí khấu hao: 11 USD/tấn
Chi phí BHXH: 1 USD/tấn
Chi phí quản lý xí nghiệp: 6 USD/tấn
Chi phí quản lý Công ty: 5 USD/tấn
Chi phí tiêu thụ sản phẩm: 1 USD/tấn
e) Chi phí nhân công trực tiếp: 6 USD/tấn
Giá thành = Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Chi phí nhân công trực tiếp + chi phí
mua hàng+ chi phí sản xuất chung.
= 160 + 108 + 6,808 + 30 + 6 = 310,806 USD/tấn.
Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty, hàng năm tiêu thụ khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 của Công ty. Thuo quy định của cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, giá bán dầu JET.A1 xác định dựa trên cơ sở giá thành và lợi nhuận định mức. Lợi nhuận định mức là 5 USD/ tấn nhiên liệu
Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận định mức
= 304,8 + 5 = 309,8 USD/tấn nhiên liệu.
Với mức giá bán là 310USD/tấn nhiên liệu thì giá bán của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là hợp lý và được khách hàng chấp nhận.
Như vậy các hãng hàng không nội địa phải mua nhiên liệu của Công ty với bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, nếu giá nhiên liệu quá cao sẽ trở thành khó khăn đối với các hãng hàng không nội địa vì chi phí tăng lên trong khi không thể tăng giá vé. Do đó, tần suất các chuyến bay trong nước và Quốc tế của các hãng hàng không nội địa có ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Các hãng Hàng không nội địa và Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đều là doanh nghiệp trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, nên giá bán đối với hãng Hàng không Việt Nam(VIET NAM AIRLINES ) là giá bán hạch toán nội bộ.
Các Hãng Hàng không quốc tế là bạn hàng lớn thứ hai của Công ty, hàng năm tiêu thụ khoảng 19% sản lượng dầu JET.A1. Sự phát triển của ngành Hàng không Quốc tế cả về số lượng hành khách, số lượng chuyến bay, cơ cấu đượng bay sẽ ảnh hưởng tới sản lượng của Công ty. Đến nay có khoảng 27 Hãnh Hàng không Quốc tế có đường bay hoặc thuê chuyến thường lệ đến Việt Nam. Các hãng này thường ký hợp đồng mua dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Các Hãng hàng không Quốc tế mua dầu JET.A1 của Công ty vì:
Khi ký hiệp định hàng không, các quốc gia thường có điều kiện dàng buộc tiêu thụ nhiên liệu của nhâu.
Các hãng Hàng không tiêu thụ nhiên liệu của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam với mục đích giữ mối quan hệ tốt đẹp với Hàng không Việt Nam.
Do cơ cấu đường bay nên một số hãng hàng không không thể mua nhiên liệu ở các nước khác .
Kể từ ngày 01/7/1996, Bộ tài chính quyết định chỉ đánh thuế nhập khẩu đối với hãng Hàng không nội địa, còn các Hãng Hàng không Quốc tế không nằm trong phạm vi áp dụng.
Vậy giá thành tính cho các Hãng hàng không Quốc tế là :
Giá thành = Giá CIF +Phí lưu thông +Phí công ty
=160+6,806+30=197 USA/tấn nhiên liệu
Giá bán dầu JET.A1 cho các hãng hàng không Quốc tế của công ty được xác định dựa giá thành và giá bán của các nước trong khu vực. Để khuyến khích tiêu thụ, công ty đã xây dựng nhiều mức giá bán khác nhau, cụ thể là:
- Hai hãng: Aeroflot Rusian Air và Japan Airline là hai khách hàng lớn nhất của công ty . Hai hãng này thường xuyên ký hợp đồng mua nhiên liệu của công ty và thường mua với số lượng lớn. Do vậy, Công ty áp dụng mức giá bán là 310 USD/tấn .
- Đối với 20 hãng hàng không Quốc tế có ký hợp đồng với Công ty tuỳ thuộc vào số lượng nhiên liệuvà số lượng chuyến bay tới Việt Nam mà công ty bán với các mức giá. Giá bán với các mức này khoảng từ 315đén 320 USD/tấn.
- Đối với các hãng hàng không Quốc tế không ký hợp đồng mua nhiên liệu với Công ty mà trực tiếp mua theo chuyến và thanh toán ngay tại sân bay thì Công ty áp dụng mức giá bán là 360USD/tấn
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã có nhiều mức giá bán linh hoạt đối với các hãng Hàng không Quốc tế. Mức giá này là hợp lý, được các khách hàng chấp nhận, có khả năng khuyến khích tiêu thụ, giữ khách hàng.
Như vậy, giá bán nhiên liệu cho các hãng Hàng không Quốc tế sẽ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Nếu Công ty có khả năng tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành và giá bán nhiên liệu thì chắc chắn Công ty sẽ tiêu thụ được nhiều hơn hiện nay.
iII. Tình hình lao động, tiền lương
1. Tình hình lao động
Đối với lao động quản lý, do quy mô quản lý, đặc điểm hoạt động phân tán; do quan hệ quốc tế, phối hợp với các đơn vị liên quan. Nên cần phải xây dựng đội ngũ lao động quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, và thường xuyên được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ tại chỗ, cũg như đào tạo trong và ngoài nước.
Số lượng và chất lượng lao động
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có tổng số cán bộ công nhân viên là1130 người bao gồm công nhân chính thức và công nhân hợp đồng, trong đó:
Lao động sản xuất kinh doanh trực tiếp là 1025 người, trong đó:
Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Bắc 257 người.
Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Trung 175 người.
Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Nam 280 người
Xí nghiệp Dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu Hàng không 197 người.
Các cửa hàng bán lẻ 176 người.
- Lao động quản lý là 105 người.
Từ bảng số liệu ta thấy:
- Số lượng tính đến hết quý IV/2000 là 1130 lao động, tăng 3% so với năm 1999 (1097 lao động) và 9,4% so với năm 1998 ( 1032 lao động). Số lượng lao động tăng không đáng kể, chứng tỏ lượng công việc của VINAPCO trong 3 năm trở lại đây có sự biến động tưong đối.
a) Đối với lao động gián tiếp: Lao động gián tiếp của VINAPCO là 105 người chiếm 9,3 %
+ Số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 58 người, chiếm khoảng 0,051%. Đây là một con số quá nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của một ngành xăng dầu hiện nay
+ Số lao động có trình độ trung cấp là 50 người, chiếm khoảng 0,044%.
b) Đối với lao động trực tiếp: Số lao động trực tiếp của VINAPCO là 1025 người chiếm 91,7%
+ Số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 86 người chiếm 0,076%
+ Số lao động phổ thông, sơ cấp (chưa qua đào tạo) là 939 người, chiếm khoảng 83%.
Bảng: Báo cáo số lượng và chất lượng lao động (trang sau)
Qua đó ta thấy rằng VINAPCO cần tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn cho kỹ sư, cử nhân và công nhân viên chức để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Bằng các hình thức đào tạo khác nhau như tổ chức các lớp học chuyên môn, hoặc cho người lao động đi học tại chức, cao đẳng ngoài giờ hành chính, hoặc cho những người lao có trình độ đại học, trên đại học đi học tập ở nước ngoài nhằm tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Về mặt giới tính: Nhìn chung, VINAPCO có số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ. Số lao động nữ là 361 người, chiếm khoảng 25,26%. Số lao động nam là 1068 người, chiếm khoảng 74,74%. Tuỳ theo tính chất công việc, cũng như mức độ nặng nhọc, độc hại của công việc và do những đặc điểm riêng về sức khoẻ, tâm sinh lý nên lao động nữ không thể làm những công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Về độ tuổi lao động: Lao động của VINAPCO nằm trong độ tuổi tương đối trẻ. Độ tuổi từ 18-30 tuổi có 537 người, chiếm khoảng 37,58%. Độ tuổi từ 31-40 tuổi có 542 người, chiếm khoảng 37,93%. Độ tuổi từ 41-55 tuổi có 345 người, chiếm khoảng 0,35%. Với lực lượng lao động trẻ này chứng tỏ VINAPCO dồi dào về năng lực lao động và cũng đòi hỏi ban lãnh đạo VINAPCO càng phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trẻ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ.
Dự doán trước được triển vọng trong tương lai, luôn coi việc mở rộng quy mô kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, vì vậy trong nhữnh năm qua Công ty tuyển dụng thêm lao động, nhằm mục đích nâng cao đội ngũ CBCNV có tay nghề, có trình độ đại học và trên đại học, đồng thời để đáp ứng khối lượng công việc. Điều đó cho thấy sự quan tâm của công ty đối với nguồn nhân lực của mình. Thu nhập của người lao động trong các năm gần đây tương đối cao, thu nhập bình quân một người là ( tính cả tiền thưởng).
-1998: 1200000 đồng/người/tháng.
-1999 : 1500000 đồng/người/tháng.
-2000 : 1670000 đồng/người/tháng.
Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng: Hiệu quả sử dụng lao động 1998 á 2000
Đơn vị tính : triệu VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
99/98
00/99
1998
1999
2000
Mức
%
Mức
%
1
Doanh thu
500.000
619.600
799.252
119.600
124
179.652
129
2
Lợi nhuận
25.377
42.933
68.108
17.556
169
25.175
158,6
3
Số lượng NV
1.032
1.097
1.130
65
106
33
103
4
Doanh thu
BQ 1 NV
484,496
546,813
707,202
62,317
113
160,389
129
5
Lợi nhuận
BQ 1 NV
24,590
39,137
60,272
14,547
159
21,135
154
Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp kinh doanh nên khi tính chỉ tiêu năng suất lao động ta sử dụng chỉ tiêu giá trị. Năm 1996, bình quân 1 nhân viên làm được 484,4 triệu đồng doanh thu. Năm 1997, chỉ tiêu này là 546,8 triệu đồng, tăng 62,3 triệu so với năm 1996 hay tăng 13%. Năm 1998 doanh thu bình quân 1 nhân viên là 707,2 triệu đồng, tăng 29% so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng năm 98/97 của chỉ tiêu này đạt 29% là do doanh thu tăng 29% nhưng số lượng nhân viên tăng rất ít, chỉ 3%.
Bình quân 1 nhân viên của Công ty tạo ra được 24,59 triệu đồng lợi nhuận năm 1996 và năm 1997 tạo ra được 39,137 triệu đồng lợi nhuận, tăng 14,547 triệu đồng. Năm 1998, lợi nhuận bình quân 1 nhân viên là 60,272 triệu đồng, tăng 21,135 triệu đồng so với năm 1997.
Kết quả trên cho thấy, Công ty sử dụng lao động rất có hiệu quả, không bị tình trạng dư thừa lao động. Đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực trình độ để khai thác hết tiềm năng đồng thời tiết kiệm chi phí.
2. Tình hình tiền lương
2.1 Quỹ lương và cách tính
a. Căn cứ để tính quỹ lương
Quỹ lương được xây dựng dựa vào một số căn cứ sau:
- Căn cứ vào thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và chỉ đạo hướng dẫn của TCT Hàng không dân dụng Việt Nam về việc xây dựng quỹ lương và việc xác định đơn giá tiền lương của từng năm.
- Căn cứ vào các định mức lao động của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã được TCT Hàng không dân dụng Việt Nam phê duyệt.
- Căn cứ vào các thông số xây dựng qũy lương và đơn giá tiền lương đã được Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính phê duyệt.
- Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm nay (2000) so với năm trước (1999).
b. Cách xây dựng quỹ lương
Hiện nay, phương pháp tính lương vẫn được vẫn được áp dụng theo cơ chế cũ. Đơn giá tiền lương vẫn phụ thuộc vào doanh thu kế hoạch và tổng quỹ lương kế hoạch; tỷ giá tổng quỹ lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch là đơn giá tiền lương kế hoạch.
b1. Xây dựng quỹ lương kế hoạch
Hàng năm Cụm cảng xây dựng quỹ lương kế hoạch dựa vào việc xác định doanh thu kế hoạch.
Như vậy quỹ lương được tính như sau:
VKH = [ Lđb x TLmin đ/c x ( Hcb + Hpc) ] x 12 tháng
Trong đó: VKH : Quỹ lương kế hoạch.
Lđb : Lao động định biên.
TLmin đ/c : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp trong khung quy định.
Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính.
* Xác định lao động định biên (Lđb)
Nguyên tắc: Khi xác định định biên lao động theo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh không được tính những lao động làm sản phẩm phụ không thuộc nhiệm vụ sản xuất , kinh doanh được giao, lao động hiện đại hoá thiết bị và sửa chữa lớn nhà xưởng,... Những hao phí lao động cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản phẩm.
- Lao động tổng hợp phải được xác định dựa vào quy trình công nghệ, vào việc sử dụng hợp lý lao động và máy móc, thiết bị hiện có.
- Lao động tổng hợp phải dựa trên các mức lao động chi tiết, các quy định về số lượng nhân viên quản lý gián tiếp, các chế độ về thời gian lao động để làm ra một đơn vị sản phẩm.
- Mức chi phí tiền lương phải được dựa vào mức lao động tổng hợp và tiền lương cấp bậc công việc hợp lý tương ứng với thành phần của mức lao động tổng hợp. Mức tiền lương cũng bao gồm chi phí tiền lương của cán bộ, nhân viên gián tiếp tính cho đơn vị sản phẩm.
Phương pháp tính: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. Mà VINAPCO là một trường hợp thuộc loại này.
Công thức: Lđb = Lgc + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó: Lđb : Lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người.
Lgc : Là định biên lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Lpv : Định biên lao động phục vụ và phụ trợ.
Lbs : Định biên lao động bổ xung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ.
Lql : Định biên lao động quản lý.
* Xác định tiền lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương (TLmin đ/c)
Công thức:
TLmin đ/c =TLmin x (1 + Kđc)
Trong đó: TLmin đ/c : Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp được phép áp dụng.
TLmin : Mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định, cũng là giới hạn dưới của lương tối thiểu.
Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của Công ty từ quỹ lương kế hoạch trên kết hợp với doanh thu kế hoạch để tính đơn giá tiền lương cho năm.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm Kđc tính như sau:
Kđc = K1 + K2
Trong đó: K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng. Hệ số điều chỉnh theo vùng K1 được xác định như sau:
+ K1 = 0,3 đối với các đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ K1 = 0,2 đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8516.doc