PHẦN I 1
HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1
1. Thực chất của vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường. 1
2. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động mang tính sống còn của doanh nghiệp. 1
3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay 2
3.1- Tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng của quá trình sản xuất và tái sản xuất. 2
3.2 - Tiêu thụ sản phẩm là tấm gương phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. 2
3.4 - Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò như một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến vị trí của nó trên thị trường. 3
3.5 - Vai trò của tiêu thụ sản phẩm với nền kinh tế - xã hội. 3
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP. 3
1. Nghiên cứu thị trường - tìm kiếm các nhóm khách hàng. 3
1.1 - Mục tiêu của nghiên cứu thị trường. 3
1.2 - Nội dung của nghiên cứu thị trường 4
1.3 - Phương pháp nghiên cứu thị trường 4
1.4 - Kết quả của nghiên cứu thị trường. 5
2. Thiết lập kế hoach tiêu thụ sản phẩm. 6
2.1 - Chính sách sản phẩm 6
2.1.1 - Chính sách chủng loại sản phẩm: 6
2.2 - Chính sách giá cả. 9
2.3 - Chính sách phân phối 11
2.4 - Chính sách giao tiếp khuếch trương 13
3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 15
3.1 - Phân công nhiệm vụ, chức năng cho các bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch tiêu tụ sản phẩm. 15
3.2 - Tổ chức bán hàng. 16
3.3 - Áp dụng các hoạt động hỗ trợ bán hàng. 17
4. Tổ chức thực hiện hoạt động sau bán hàng. 18
5. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 18
78 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng sản xuất.
Nguồn nhập khẩu: Hầu hết nguyên liệu quan trọng hiện đều phải nhập khẩu. Nguồn chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, úc. Tanh chủ yếu từ Hàn Quốc và vải mành từ Trung Quốc. Phần lớn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp có uy tín ở Châu á nên thời gian vận chuyển nhanh, chi phí và giá cả vừa phải tạo điều kiện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguyên liệu cho sản xuất.
Do đặc điểm nguyên vật liệu nhập khẩu nhiều nên công ty khó tránh khỏi khó khăn do phụ thuộc vào nhà cung ứng kéo theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhiều khi bị ảnh hưởng. Cùng với đó là sự biến động của tỷ giá hối đoái, khó khăn trong nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời về giá cả nguyên vật liệu mà công ty cần trên thị trường thế giới. Tuy vật, công ty cũng đã cố gắng khắc phục chủ động lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu tuỳ vào tính quan trọng để vừa đảm bảo đầy đủ cho sản xuất vừa tránh ứ đọng không cần thiết. Việc nắm bắt và xử lý thông tin cũng đã được quan tâm kịp thời. Riêng năm 1994, do đối ứng kịp thời với thị trường đã đem về cho công ty khoản lợi hơn 3 tỷ đồng.
Biểu 4: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu vài năm qua
Nguyên vật liệu
1996
1997
1998
1999
Số lượng thực tế
Số lượng thực tế
Số lượng thực tế
Kế hoạch
a. Giá trị nhập khẩu
USD
3.311.150
4.100.000
4.102.500
3.507.000
b. Số lượng hàng NK
1. Cao su tổng hợp
Tấn
650
800
805
1.000
2. Vài mành
Tấn
450
540
525
625
3. Than đen
Tấn
150
395
1.062
1.850
4. Dây thép tanh
Tấn
120
256
498
650
5. Axit Steanic
Tấn
20
30
109
125
6. Silicon
Tấn
5
4
6
6
7. Silicat
Tấn
16
16
17
19
8. Van Ô tô
Chiếc
50.000
100.000
120.000
120.000
9. Van xe máy
Chiếc
620.000
800.000
1.230.000
1.300.000
10. Lưu huỳnh
Tấn
20
30
55
60
2.3 - Đặc điểm về thiết bị, công nghệ sản xuất.
Do sản phẩm cao su được làm từ nhiều loại nguyên liệu, trải qua nhiều bước công nghệ nên máy móc thiết bị ở công ty có số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, kiểu cách. Điều này đặt ra yêu cầu về sự đồng bộ của các thiết bị thì mới đảm bảo chất lượng mẫu mã quy cách sản phẩm ảnh hưởng đến tiêu thụ và cũng đòi hỏi việc quản lý sử dụng chúng phải hợp lý, đúng quy định.
Trước đây, toàn bộ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất do Trung Quốc tài trợ, trải qua mấy chục năm sử dụng nên hầu hết đã lạc hâu, không đạt yêu cầu ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ năm 1990 trở lại đây, công ty đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn đầu tư thay thế các máy móc cũ bằng các máy móc hiện đại của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Nga... và một số máy móc tự sản xuất trong nước. Những khâu nào quan trọng thì công ty nhập hẳn loại máy móc mới nhất từ các nước tiên tiến đồng thời vẫn tận dụng những thiết bị cũ còn khả năng khai thác. Các loại máy móc thiết bị mới này được đưa vào sản xuất đã và đang cho ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty vẫn còn một số lượng máy móc thiết bị cũ, sử dụng có hiệu quả không cao, cần được đổi mới, thay thế.
Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là một quy trình khép kín, liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn, do đó quy trình thường nằm gọn trong một xưởng. Công nghệ sản xuất săm lốp nhìn chung là giống nhau nhưng tuỳ vào thời gian sản xuất và ghép nối giữa các bộ phận. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất và cũng đòi hỏi sự đồng đều giữa các bước công nghệ nếu muốn đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Việc đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất đã đẩy mạnh mức tiêu thụ sản phẩm trong 2 năm 1997 và 1998 vượt mức kế hoạch đề ra khá lớn.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, nhất là mục tiêu tăng cường xuất khẩu thì công ty phải tiếp tục hiện đại hoá thiết bị, công nghệ sản xuất của mình.
Biểu 5: Một số máy móc thiết bị chủ yếu.
Số TT
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá (VND)
1
Máy luyện các loại
TQ, VN, LX
1960, 1975, 1992
886.719.711
2
Máy cán các loại
TQ
1971, 1976, 1993
615.861.929
3
Máy định hình
Tự sản xuất
1989
7.196.125
4
Máy lưu hoá các loại
TQ, VN, LX
1965, 1987, 1993
2.152.425.656
5
Máy thành hình lốp
VN, TQ
1975, 1994, 1995, 1996
1.208.729.810
6
Máy cắt vải
VN, TQ, Đức
1973, 1977, 1990
127.139.494
7
Máy đột dập tanh
VN
1976, 1979, 1993
5.190.640
8
Các loại bơm
TQ, Nhật
1987, 1996
251.132.443
9
Máy cuộn vải
TQ
1961, 1975, 1983
6.901.440
10
Các loại máy nén khí
VN, Mỹ
1992, 1993, 1996
191.655.000
11
Máy ép + Máy nối dầu
TQ
1961, 1985, 1993
1.270.000.000
12
Các loại khuôn
Đài Loan
1971, 1988, 1995
595.106.400
13
Máy xé vải mành
VN
1978
815.767
14
Máy đảo tanh
VN
1977
623.076
15
Máy bọc xốp
TQ
1996
13.200.000
2.4 - Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, quy cách, có khối lượng lớn (hiện đã có gần 180 mặt hàng). Điều này cho phép công ty có thể thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, giảm rủi ro trong kinh doanh và cũng đòi hỏi công ty phải thường xuyên cải tiến đổi mới mẫu mã, kích thước, chủng loại thì mới có thể giữ vững và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của mình.
Một số sản phẩm chủ yếu của công ty:
Săm lốp xe đạp, xe máy, săm lốp và yếm ô tô, săm lốp máy bay, băng tải các loại, joăng các loại, ống cao su các loại, đồ cao su, ủng bảo hộ lao động.v.v... Các sản phẩm của công ty phần lớn là tư liệu tiêu dùng thiết yếu - nhất là ở Việt Nam hiện nay, nên có thuận lợi trong tiêu thụ do có nhu cầu thường xuyên.
2.5 - Đặc điểm về thị trường và khách hàng:
* Thị trường trong nước: Với khả năng của một doanh nghiệp lớn có quá trình kinh doanh lâu dài nên công ty đã có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước với 5 chi nhánh và hơn 200 đại lý, hiện chiếm khoảng 60% thị phần toàn quốc về ngành hàng cao su, đặc biệt là săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô. Mặt khác, công ty có một khả năng tài chính khá vững mạnh cùng uy tín về chất lượng sản phẩm mang nhãn "Sao Vàng" nên tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh, mở rộng thị phần. Với một mạng lưới rộng khắp đã giúp cho các sản phẩm của công ty được phân phối và tiêu thụ thuận lợi trên toàn quốc. Nhiều cơ sở ở xa công ty nên nhiều khi không có được sự chỉ đạo kịp thời có thể dẫn đến làm không đúng hoặc tự ý làm trai ý đồ của công ty, kinh doanh phân tan, có lúc bị tư thương lấn át.
Một đặc điểm nổi bật là thị trường sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, mùa nóng thường lượng tiêu thụ săm lốp nhiều hơn mùa mưa. Ngoài ra, thị trường sản phẩm của công ty còn phụ thuộc vào sự phân chia địa lý, ở thị trường đồng bằng ven biển, nông thôn sản phẩm chủ yếu là săm lốp xe đạp và phải có độ bền, dày, ở thành phố có điều kiện giao thông thuận lợi nên lốp xe đạp có thể mỏng hơn, săm lốp ô tô, xe máy tiêu thụ nhiều hơn. Từ đây, công ty sẽ có những cách thức tiêu thụ với từng loại thị trường.
Từ trước đến nay, thị trường trọng điểm của công ty vẫn là thị trường miền Bắc, trong đó lớn nhất là Hà Nội. Thị trường miền Trung và miền Nam đầy tiềm năng, mặc dù đã được mở rộng, những vẫn còn chưa được khai thác tương xứng. Hơn nữa, ở đây còn có các đối thủ cạnh tranh mạnh. Hiện trạng mày cũng tạo thuận lợi cho công ty đẩy mạnh tiêu thụ thông qua việc củng cố thị trường truyền thống và khai thác thị trường tiềm năng.
Khách hàng của công ty thuộc mọi đối tượng: tập thể, cơ quan, cá nhân, đại lý với khối lượng hiện tại và tương lai rất lớn, nếu đi vào xuất khẩu tốt thì con số này tưong lai là vô cùng lớn.
* Thị trường nước ngoài: Trước năm 1988, sản phẩm của công ty có xuất khẩu sang một số nước như: Mông Cổ, An-ba-ni, Cu Ba và một số nước thuộc Liên Xô và Đông Âu. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tình hình Liên Xô, Đông Âu biến động mạnh, các hiệp định ký kết bị phá vỡ nên hoạt động xuất khẩu trên không còn tiếp tục nữa. Những năm gần đây, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu hạn chế sang một số nước ở Châu á và Châu Âu. Thị trường thế giới rất rộng lớn mà với việc xuất khẩu như hiện tại là một hạn chế lớn với hoạt động tiêu thụ của công ty. Một nguyên nhân căn bản là sản phẩm chưa đáp ứng được chất lượng và thẩm mỹ theo yêu cầu xuất khẩu. Phương hướng của công ty là tiếp tục đầu tư chiều sâu để tăng cường khả năng cạnh tranh đem lại vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường khu vực và thế giới trong một tương lai gần.
2.6 - Đặc điểm về vốn kinh doanh
Công ty cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, thường xuyên tiến hành các hoạt động mua bán với khối lượng lớn nên lượng vốn của công ty cũng khá lớn gồm vốn cố định và vốn lưu động. Một phần số này do Nhà nước cấp, còn lại được huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình kinh doanh của công ty.
Biểu 6: Tình hình vốn kinh doanh của công ty vài năm qua
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Tổng số vốn
37.737.913
100
55.126.501
100
75.180.500
100
78.456.200
100
Vốn cố định
23.879.712
72
41.078.205
74
60.108.000
80
61.418.260
78
Vốn lưu động
13.858.201
28
14.448.296
26
15.080.000
20
17.008.200
22
Biểu 7: Sự biến động của nguồn vốn 1995 - 1998
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
96/95
97/96
98/97
Số tuyệt đối
Số TĐ
Số tuyệt đối
Số TĐ
Số tuyệt đối
Số TĐ
Tổng số vốn
17.688.588
45,5%
19.727.509
37,0%
3.276.100
4,6%
Vốn cố định
18.098.493
80,0%
19.300.000
49,3%
1.340.200
2,1%
Vốn lưu động
1.413.207
11,0%
631.704.000
4,8%
2.000.000
14,0%
Qua hai biểu trên ta thấy:
Công ty có số vốn kinh doanh khá lớn với tốc độ tăng trong những năm gần đây là cao. Đây là một thế mạnh trong cơ chế thị trường. Nó giúp công ty duy trì và tăng trưởng trong sản xuất, linh hoạt trong kinh doanh nói chung nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng.
Vốn cố định của công ty cũng khá lớn thường chiếm trên 70% so với tổng số vốn và cũng đang gia tăng do công ty đang từng bước cải tiến, đổi mới máy móc, công nghệ và xây dựng nhà xưởng. Điểm này thể hiện năng lực sản xuất mạnh mẽ của công ty có khả năng cung ứng kịp thời sản phẩm về số lượng và chất lượng. Đồng thời chi phí quản lý, khấu hao cũng tăng đòi hỏi công ty phải tính toán, sử dụng hợp lý sao cho không ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành và hoạt động tiêu thụ.
Hiện nay, công ty đã và đang có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy vậy, vốn nợ còn nhiều.
2.7 - Đặc điểm về lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của công ty chính là uy tín của sản phẩm mang nhãn hiệu "Sao Vàng". Trải qua 40 năm hoạt động, các sản phẩm của công ty đã từng phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và cho đến tận ngày nay, nhãn hiệu "Sao Vàng" đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng mà chỉ cần nghĩ đến người ta đã biết đấy là các sản phẩm có chất lượng cao. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay có được một lợi thế cạnh tranh là có được một vũ khí rất đáng giá. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn với những sản phẩm đã có uy tín. Lợi thế này đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tiêu thụ của công ty, đưa sản phẩm của công ty ngày càng đến tay nhiều người tiêu dùng.
II. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua.
1. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty thời gian qua.
1.1 - Kết quả hoạt động tiêu thụ toàn công ty.
Trong những năm gần đây, công ty cao su Sao Vàng đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong cơ chế thị trường bằng sự nỗ lực của toàn CBCNV công ty với truyền thống vẻ vang của mình. Dưới đây là kết quả đạt được của công ty trong vài năm qua.
Biểu 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Sao Vàng thời kỳ 1995 - 1998
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
Thực hiện
Thực hiện
% 95/96
Thực hiện
% 96/97
Thực hiện
% 97/98
1. GTTSL
115.246.000.000
137.725.000.000
119,55
191.085.000.000
138,7
241.138.000.000
126
2. D.thu
134.805.422.000
167.221.000.000
124
232.027.000.000
138,7
286.742.000
23,2
3. Lợi nhuận
1.850.000.000
4.800.000.000
167
6.959.000.000
140
12.000.000.000
172
4. Nộp NS
7.392.000.000
9.130.000.000
123,5
137.474.475.000
149,4
17.368.106
143,1
5. Lương BQ
679.550
725.183
106,6
950.000
131
1.236.000
130
Qua các chỉ tiêu chính trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm qua diễn ra theo chiều hướng tích cực. Giá trị tổng sản lượng tăng lên hàng năm từ 112.246 triệu đồng năm 1995 lên 241.138 triệu đồng năm 1998, nghĩa là tăng gấp đôi trong 4 năm. Trong 2 năm 97, 98 GTTSL đã tăng mạnh ở mức trên 30% so với năm trước. Năm 1997 tăng lên 38,7% so với năm 1996. Điều đó cho thấy quy mô sản xuất của công ty đã được gia tăng, thu hút được nhiều khách hàng.
Doanh thu tiêu thụ cũng tăng đều cùng với giá trị tổng sản lượng và cũng tăng hơn gấp đôi từ năm 1995 đến 1998. Năm 1995 doanh thu tiêu thụ đạt 134.805 triệu đồng, tăng 9,8% so với năm 1994. Năm 1998 doanh thu tiêu thụ đạt 286.742 triệu đồng, tăng so với năm 1997. Riêng năm 1997, doanh thu tiêu thụ đạt 232.027 triệu đồng tăng tới 38,7% so với năm 1996. Đây là năm có tỷ lệ tăng doanh thu rất lớn, mang tính đột biến. Qua đây cho thấy công tác tiêu thụ của công ty đang tiến hành thuận lợi.
Lợi nhuận để lại của công ty cũng tăng gần 4,2 lần từ năm 1995 đến 1998. Trong 2 năm 1997, 1998 lợi nhuận tăng ở mức cao với trên 1,5 tỷ đồng nhiều hơn của năm 1997 so với 1996 và 2,5 tỷ đồng của năm 1998 so với năm 1997. Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất của một doanh nghiệp. Những con số khả quan trên đã có sức thúc đẩy mạnh mẽ với sản xuất của công ty.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã đưa công ty cao su Sao Vàng vào danh sách những đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Hoá chất Việt nam có mức nộp ngân sách cao, đầy đủ hàng năm. Liên tục trong các năm trở lại đây, công ty đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Năm 1998 đã nộp ngân sách trên 17 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 1995.
Với kết quả sản xuất kinh doanh như vậy, đời sống CBCNV đã được cải thiện, lương bình quân tăng qua các năm từ 680.000 đồng/người/tháng năm 1995 lên 1.236.000 đồng/người/tháng năm 1998. Đây là một số rất đáng kể ở một công ty Nhà nước trong thời buổi làm ăn khó khăn hiện nay.
Có được những kết quả như vậy là nhờ công ty đã tích cực, chủ động tiến hành các biện pháp về tổ chức quản lý, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hoạt động tiêu thụ đã có tác dụng với các chính sách giá cả, phân phối, sản phẩm... được áp dụng hợp lý.
Tuy vậy, vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện như: hoạt động của mạng lưới bán hàng, công tác nghiên cứu thị trường... cần được tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.
1.2 - Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng.
Các sản phẩm từ cao su vốn là những sản phẩm thiết yếu phục vụ mọi đối tượng, tiêu dùng và nhu cầu về chúng vẫn ngày càng tăng. Hoạt động trong một ngành có thuận lợi như vậy, trong những năm gần đây, công ty cao su Sao Vàng đã từng bước áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ, trong đó có chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như săm lốp xe đạp, xe máy công ty đã đi vào sản xuất săm lốp máy bay và các sản phẩm cao su kỹ thuật. Hiện những mặt hàng truyền thống vẫn là những mặt hàng quyết định đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Biểu 9: Tình hình sản xuất một số mặt hàng chính
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Lốp xe đạp các loại
chiếc
3.200.000
3.406.203
3.700.000
5.071.726
6.000.000
6.644.014
Săm xe đạp các loại
chiếc
4.980.347
4.879.513
4.710.000
6.052.943
7.000.000
7.785.590
Lốp xe máy các loại
chiếc
368.762
300.538
350.000
370.541
420.000
463.000
Săm xe máy các loại
chiếc
600.000
573.824
600.000
929.961
950.000
1.071.283
Lốp ô tô các loại
chiếc
49.860
49.454
65.000
72.613
100.000
104.546
Biểu 10: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng chính
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
Tiêu thụ
Tồn
Tiêu thụ
Tồn
Tiêu thụ
Tồn
Lốp xe đạp các loại
chiếc
3.382.573
23.630
4.963.714
8.012
6.596.800
47.814
Săm xe đạp các loại
chiếc
4.768.536
110.977
5.950.943
102.000
7.774.400
11.190
Lốp xe máy các loại
chiếc
288.710
11.828
356.410
14.131
436.685
26.315
Săm xe máy các loại
chiếc
553.824
20.000
889.160
40.801
1.038.880
32.403
Lốp ô tô các loại
chiếc
48.240
1.304
69.600
3.013
97.898
6.648
Với đặc điểm của nước ta, cho nên xe đạp vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu. Sản lượng săm lốp xe đạp sản xuất và tiêu thụ của công ty vẫn tăng khá nhanh trong những năm qua. Lốp xe đạp sản xuất năm 1996 là 3.406.203 chiếc, có phần giảm so với năm 1995, nhưng lại tăng mạnh vào năm 1997 và 1998 với sản lượng c ủa năm 1997 là 5.071.726 chiếc già năm 1998 là 6.644.014 chiếc. Việc tiêu thụ này cũng rất khả quan với lượng tồn kho chỉ ở khoảng 2% so với sản lượng sản xuất vào năm 96, 97 và dưới 1% năm 1998. Săm xe đạp cũng tương tự như thế, có phần tăng mạnh hơn. Năm 1998 đã tiêu thụ được gần 7,8 triệu chiếc, tăng khoảng 2 triệu chiếc so với năm 1997. Lượng tồn kho chỉ là 11.190 chiếc, giảm mạnh so với 162.000 chiếc năm 1997 và 110.464 chiếc năm 1996. Trong khi đó, mặt hàng săm lốp xe máy và lốp ô tô còn có tốc độ sản xuất và tiêu thụ tăng nhanh hơn. Lốp xe máy sản xuất gần 574 nghìn chiếc năm 1996 tăng lên hơn 463 nghìn chiếc năm 1998. Săm xe máy sản xuất gần 574 nghìn chiếc năm 96 tăng gần gấp đôi lên 1.071.283 chiếc năm 98. Về tiêu thụ, tốc độ tiêu thụ lốp xe máy năm 1996 tăng 23,5% so với năm 1995, đạt 288.710 chiếc, năm 97 đạt 356.410 chiếc, tăng 24% so với năm 96 và năm 98 đạt 436.685 chiếc, tăng khoảng 23% so với năm 97. Săm xe máy đã đạt một tốc độ tăng chóng mặt vào năm 97 với 889.160 chiếc tăng hơn 60% so với năm 96. Năm 98 tiếp tục tiêu thụ được hơn 1 triệu chiếc. Lốp ô tô đã tiêu thụ gần đạt đến con số 100.000 chiếc năm 1998 sau khi đã đạt 69.200 chiếc năm 97, tăng gần 45%, và 48.240 chiếc năm 96. Việc sản xuất so với kế hoạch đề ra luôn đạt ở mức cao. Trừ năm 96 không đạt tới 100% đối với hầu hết các sản phẩm chủ yếu, còn 2 năm 97 và 98 đều vượt mức kế hoạch. Trong đó năm 97, các sản phẩm này đã sản xuất vượt xa so với kế hoạch, nổi bật là săm, lốp xe đạp vượt hơn 1,3 triệu chiếc, và năm 1998 cũng săm lốp xe đạp vượt hơn 1,7 triệu chiếc. Lượng tồn kho cũng ở mức hợp lý và có xu hướng giảm.
Có thể thấy, lượng săm lốp xe đạp vẫn tăng nhưng tốc độ có phần chậm lại và không bằng săm lốp xe máy và lốp ô tô. Điều này được giải thích, một phần là do mức sống đang tăng lên thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các phương tiện giao thông đắt tiền như xe máy, một phần do lượng săm lốp xe đạp nhập từ Trung Quốc quá nhiều với giá khá rẻ. Tuy vậy, sức mạnh của công ty ở mặt hàng này vẫn rất lớn với sự gia tăng về số lượng, chất lượng, chủng loại phong phú. Săm lốp xe máy có tốc độ tiêu thụ tăng cao và đang là mặt hàng chiến lược của công ty. Bởi vì ở Việt Nam hiện này và trong thời gian khá lâu nữa, xe máy là phương tiện thích hợp với mức sống và điều kiện của nền kinh tế, không quá cao và cũng không thấp. Chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm này đang được cải tiến rõ rệt, không thua gì hàng ngoại, giá lại rẻ hơn. Trong khi đó, thị trường lốp ô tô cũng là một thị trường đầy tiềm năng của công ty, khi mà cơ sở vật chất - kỹ thuật và mức sống trong nước ngày càng cải thiện, đặc biệt là tiềm năng xuất khẩu rộng lớn, bởi vì ô tô là phương tiện giao thông được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Riêng mặt hàng này, thị phần của công ty chưa nhiều, các công ty có thế mạnh về lốp ô tô như cao su Đà Nẵng, cao su Miền Nam... và các sản phẩm nhập ngoại đang cạnh tranh găy gắt. Tuy vậy, công ty lại có thể mạnh về giá. Trong khi các loại lốp ô tô nhập ngoại rất đắt thì sản phẩm cùng loại của công ty rẻ hơn khá nhiều. Chẳng hạn, lốp ô tô quy chuẩn 900-20 của công ty bán 1.350.000 đồng/bộ thì của Malaixia bán 2.000.000 đồng/bộ. Ngoài các mặt hàng trên, các sản phẩm khác cũng tăng khác nhau và đều rất khả quan.
Những kết quả trên là rất tốt đẹp, phản ánh hướng đi đúng đắn và vững chắc của công ty trong việc củng cố và tăng cường các mặt hàng truyền thống. Để giữ vững và phát huy những kết quả đó, công ty cần tiếp tục áp dụng và tìm kiếm các giải pháp đồng bộ có hiệu quả mà công ty đã và đang làm.
1.3 - Kết quả tiêu thụ theo khu vực.
Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp 3 miền đất nước, trên mọi tỉnh, thành phố. Khu vực tiêu thụ mạnh nhất là ở miền Bắc với các địa bàn trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định... Tại khu vực này, chỉ có công ty là nhà sản xuất các sản phẩm từ cao su lớn nhất và có uy tín lâu năm nhất. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tại miền Bắc vẫn gia tăng mạnh trong những năm qua. Với săm lốp xe đạp, miền Bắc luôn chiếm hơn 50% và trong năm 1998 đã chiếm trên dưới 70%. Săm lốp xe máy cũng tương tự. Năm 1998, miền Bắc chiếm 55% lượng lốp xe máy tiêu thụ và 65% đối với săm xe máy. Lốp ô tô chuẩn đã tiêu thụ 48% tại miền Bắc trong năm 98 so với 40% năm 95. Pin R2O tiêu thụ tại miền Bắc giảm dần trong mấy năm qua. Điều này cũng dễ hiểu bởi miền Bắc là "cứ điểm" của công ty. Trong khi đó, tại miền trung và nam, các sản phẩm này của công ty phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm của các đơn vị cao su tại đây vốn gần địa bàn tiêu thụ và truyền thống, uy tín, chất lượng cũng không kém. Do vậy, tình hình tiêu thụ tại 2 miền này của công ty còn dao động trong những năm qua. Nhiệm vụ của công ty thời gian tới là tiếp tục củng cố và tăng cường thị trường miền Bắc, tìm cách thâm nhập, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường miền Trung và Nam đầy tiềm năng không chỉ bằng các sản phẩm truyền thống mà bằng cả các chủng loại sản phẩm đa dạng của công ty như phụ tùng máy, sản phẩm nghiền, đồ cao su, Cuaroa thang.v.v...
1.4 - Kết quả tiêu thụ theo thị trường.
Với 5 chi nhánh và hơn 200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc, sản phẩm của cao su Sao Vàng, nhất là săm lốp các loại, đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Tuỳ từng đặc điểm của từng thị trường về địa hình, dân số, thu nhập... mà ở đó sản phẩm Sao Vàng được tiêu thụ nhiều hay ít và các chính sách của công ty được áp dụng thích hợp. Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là Hà Nội, thờng xuyên chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ. Năm 1998, tỷ trọng đã lên đến trên 60%. Tiếp sau đó là Thành phố Hồ Chí Minh cũng luôn chiếm từ 9 đến 10% doanh số bán ra của công ty trong vài năm qua. Các thị trường miền Trung và Nam như Nghệ An, Quy Nhơn, Quảng Bình chiếm tỷ trọng từ 4 đến 8% trong 4 năm qua. Các thị trường này có tỷ trọng dao động và đều giảm chút ít trong năm 98. Tại đây và các thị trường phía Nam có tiềm năng lớn nhưng luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm cùng loại. Ngoài ra, các thị trường khác, nhất là thị trường nông thôn đầy triển vọng, cũng có sự chuyển biến tích cực thể hiện qua sản lượng tiêu thụ tại đây gia tăng hàng năm.
2. Những nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua.
2.1 - Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Công tác điều tra nghiên cứu thị trờng của công ty thời gian qua được triển khai với những hình thức chủ yếu sau:
Công ty đã cử các nhân viên thị trường của mình đi điều tra, nắm bắt các thông tin về sự biến động cung cầu và giá cả về các sản phẩm cao su cũng như về nguyên liên thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, các quan sát, những tài liệu chuyên ngành... Bên cạnh đó, việc kết hợp hoạt động tiêu thụ sản phẩm với việc điều tra, nghiên cứu thị trường tại các chi nhanh, đại lý cũng đem lại cho công ty nhiều thông tin hữu ích mà lại tiết kiệm chi phí. Qua các báo cáo mà các chi nhánh, đại lý gửi về, các quan hệ kinh tế và hợp đồng kinh tế được thiết lập mà phần nào giúp công ty nắm được diễn biến trên thị trường. Ngoài ra, để nắm sát tình hình thực tế, nhất là với ban lãnh đạo công ty, các giám đốc xí nghiệp, các trưởng phòng kinh doanh và các cán bộ quản lý thường trực tiếp đến các địa bàn, các chi nhánh, đại lý để nắm bắt tình hình. Tuy vậy, kết quả từ những hoạt động này vẫn còn hạn chế, do thị trường của công ty trải rộng và quy mô lớn mà đội ngũ nhân viên thì lại chưa đủ rộng cả về số lượng lẫn năng lực.
Công ty cũng thường tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm để tham khảo ý kiến đóng góp của họ với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giải thích trao đổi với họ, qua đó nắm được các phản hồi từ khách hàng, thắt chặt thêm quan hệ và nâng cao uy tín của công ty. Hình thức này không phức tạp, ít tốn kém mà nếu ổ chức tốt thì hiệu quả mang lại không nhỏ. Thực tế, việc tổ chức hội nghị khách hàng của công ty còn ít (mỗi năm 1 lần), nội cung còn sơ sài. Khách hàng nhiều khi chưa được mời đủ, đúng, các vấn đề bàn luận chưa được chuẩn bị kỹ, do vậy chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng, hiệu quả chưa cao.
Công ty cũng đã tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc thi bình chọn TOPTEN: 10 sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất. Qua đó, cũng giúp cho công ty đánh giá chính xác hơn sự tín nhiệm của khách hàng và năng lực sản xuất của bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1476.doc